K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 4 2019

I. Mở bài

- Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Ái Quốc (những nét chính về tiểu sử, sự nghiệp sáng tác…)

- Giới thiệu về văn bản “Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu” (hoàn cảnh ra đời, khái quát giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật…)

II. Thân bài

1. Lời hứa của Va-ren với Phan Bội Châu

- Lời hứa của Va-ren: Va-ren nửa chính thức hứa sẽ chăm sóc vụ Phan Bội Châu

⇒ Lời hứa mập mờ, chứa đựng sự hài hước, lố bịch

- Thực chất của lời hứa: ngài chỉ muốn chăm sóc đến khi nào ngài yên vị thật xong xuôi bên ấy đã

⇒ Coi lời hứa không quan trọng bằng việc ổn định công việc, địa vị của mình

- Lời bình của tác giả: liệu quan Toàn quyền Pháp Va-ren sẽ “chăm sóc” vụ ấy vào lúc nào và ra làm sao

⇒ Sử dụng hàng loạt các từ nghi vấn, qua đó cho thấy thái độ mỉa mai, giễu cợt của tác giả

2. Cuộc gặp gỡ giữa Va-ren và Phan Bội Châu

- Cách giới thiệu về hai nhân vật của tác giả có sự tương phản, đối lập rõ rết, qua đó làm nổi bật tính cách của mối nhân vật:

+ Va-ren: người phản bội giai cấp vô sản Pháp, kẻ đã ruồng bỏ quá khứ, ruồng bỏ lòng tin, rường bỏ giai cấp mình

⇒ Kẻ đê hèn, phản bội

+ Phan Bội Châu: hi sinh cả gia đình và của cải để không nhìn thấy bọn cướp nước mình, sống xa lìa quê hương, bị bọn thực dân nhử vào muôn cạm bẫy, bị kết án tử hình vắng mặt…

⇒ Một người tù, một nhà cách mạng vĩ đại

- Cuộc gặp gỡ giữa Va-ren và Phan Bội Châu:

+ Va-ren: độc thoại một mình: tuyên bố thả Phan Bội Châu với điều kiện phải trung thánh, hợp lực cộng tác với Pháp, khuyên Phan Bội Châu từ bỏ lí tưởng chung, bắt tay với Va-ren

⇒ Va-ren là kẻ bịp bợm, xảo trá

+ Phan Bội Châu: im lặng

3. Thái độ của Phan Bội Châu

- Im lặng, dửng dưng trước những lời nói của Va-ren

- Đôi ngọn râu mép nhếch lên một chút rồi hạ xuống ngay và điều này chỉ diễn ra một lần

- Mỉm cười kín đáo, vô hình và im lặng, như cánh ruối lướt qua

⇒ Thái độ ngạc nhiên, coi thường và nhân cách cứng cỏi, bản lính, không chịu khuất phục của người tù

III. Kết bài

- Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm

+ Nội dung: “Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu” đã khắc họa được hai nhân vật có tính cách đại diện cho hai lực lượng xã hội hoàn toàn đối lập nhau ở nước ta thời Pháp thuộc

+ Nghệ thuật: biện pháp tương phản, đối lập, giọng văn sâu sắc, hóm hỉnh, khả năng tưởng tượng, hư cấu…

26 tháng 7 2019

Trong văn bản “Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu” của Nguyễn Ái Quốc, bằng những tưởng tượng độc đáo của tác giả, nhân vật Phan Bội Châu để lại trong lòng người đọc nhiều yêu mến, cảm phục và thích thú. Ngược lại với sự ba hoa, khoác lác của Va-ren, từ đầu đến cuối Phan Bội Châu chỉ im lặng. Ông phớt lờ, coi như không có Va-ren trước mặt. Sự im lặng, dửng dưng của Phan Bội Châu thể hiện một thái độ khinh bỉ cực độ, đồng thời cũng cho thấy bản lĩnh kiên cường của nhà cách mạng trước kẻ thù, cho dù đó là Toàn quyền Đông Dương đi chăng nữa. Không chỉ vậy, nhà văn còn để nhân vật hiện lên qua lời kể của hai nhân vật khác: anh lính dõng An Nam và một nhân chứng mà tác giả “xin chẳng dám nêu tên”. Theo lời anh lính dõng, anh ta có thấy “đôi ngọn râu mép người tù nhếch lên một chút rồi lại hạ xuống ngay, và cái đó chỉ diễn ra có một lần thôi”. Với chi tiết này, trong con mắt của Phan Bội Châu, Va-ren cũng chỉ là một đứa trẻ. Dường như thế vẫn chưa diễn tả hết được thái độ khinh miệt của Phan Bội Châu đối với Va-ren, theo lời của nhân chứng tưởng tượng khác thì: Phan Bội Châu đã nhổ vào mặt Va-ren. Và Người lại còn chua thêm: “cái đó thì có thể”.

6 tháng 4 2016

ai trả lời giúp chi vs 

Tl xong add face hộ nha : Nick face Quỳnh Chi Lê ( Park Chanyeol)

20 tháng 4 2016

“Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu” là một truyện ngắn có tính chất châm biếm sâu cay. Nội dung tư tưởng của câu chuyên được người đọc hình dung trọn vẹn khi chúng ta chứng kiến toàn bộ cuộc chạm trán giữa Va-ren và Phan Bội Châu. Trong cuộc chạm trán ấy, Nguyễn Ái Quốc đã để cho Phan Bội Châu hoàn toàn im lặng. Thế nhưng sự im lặng ấy chẳng những đã thể hiện được bản lĩnh và nhân cách của nhà cách mạng mà còn làm cho Va-ren sửng sốt cả người.

Đọc xong câu chuyện quả thực mới đầu chúng ta cũng cảm thấy ngạc nhiên bởi không hiểu vì sao Nguyễn Ái Quốc lại không để Phan Bội Châu vạch tội hay thét mắng vào mặt kẻ thù mà chỉ im lặng với nụ cười ruồi thoáng qua kín đáo và vô hình trên khuôn mặt. Thế nhưng đọc lại câu chuyện nhiều lần chúng ta mối thấy cách ứng xử kia là hoàn toàn có lý.

Phan Bội Châu im lặng thế nhưng sự im lăng ấy lại là câu trả lời kiên quyết nhất. Câu trả lời ấy chứa đựng tất cả sự coi thường và khinh bỉ của Phan Bội Châu với một tên phản đẳng. Với những người như kiểu Va-ren “con người đã phản bội giai cấp vô sản Pháp, tên chính khách đã bị đồng loại đuổi ra khỏi tập đoàn, kẻ đã ruồng bỏ quá khứ ruồng bỏ lòng tin, ruồng bỏ giai cấp mình” thì chẳng có điều gì cần nói. Cái nhân cách ấy hiện diện trước mặt nhà cách mạng mới xấu xa bỉ ổi làm sao. Bởi trước mặt hắn rõ ràng là một sự khác biệt vô cùng lớn, một con người đã “hy sinh cả gia đình và của cải để xa lánh khỏi thấy mặt bọn cướp nước mình" một nhân cách sáng ngời và cao khiết biết bao.

Như vậy, ở một khía cạnh, sự im lặng của Phan Bội Châu thực sự là một câu trả lời thích đáng khiến Va-ren vừa phải xấu hổ lại vừa phải cảm thấy bực mình, ở trong hoàn cảnh ấy, càng tự đối thoại, càng để lộ ra cái thủ đoạn xảo quyệt, xấu xa. Và như vậy, hóa ra Va-ren lại đang tự phơi bày tất cả cái bản chất của mình.

Sự im lặng và cái nụ cười thoáng qua kín đáo, vô hình của Phan Bội Châu còn thể hiện cái tầm hiểu biết và cái bản lĩnh cứng cỏi của nhà cách mạng. Bởi cuộc đời sóng gió phong ba đã giúp Phan Bội Châu hiểu rằng những lời hứa ngon ngọt của kẻ quyền cao chức trọng đang hiện diện trước mặt ông kia chỉ là những lời hứa phỉnh. Bọn cầm quyền và bọn xâm lược không bao giờ chịu từ bỏ những mục đích xấu xa, tàn ác. Và vì thế cuộc chiến đấu của chúng ta không bao giờ được phép ảo tưởng ngây thơ.

Truyện ngắn của Nguyễn Ái Quốc thường rất giàu trí tuệ. Vì thế mà ý nghĩa của nó cũng thường rất thâm thuý, sâu xa. ở truyện ngắn này, với một tình huống độc đáo và sắc sảo, với một giọng văn đả kích châm biếm đầy khinh bỉ và với một lối viết ngắn gọn, tài hoa, Nguyễn Ái Quốc đã biến những trang văn của mình thành một lời gươm sắc sảo chống thực dân. Đồng thời những trang văn ấy cũng ngợi ca phẩm chất, nhân cách và bản lĩnh cao đẹp của Phan Bội Châu – nhà cách mạng ưu tú của dân tộc những năm đầu thế kỷ.

Chúc bạn học tốt!hihi

25 tháng 4 2016

thanks bảo

24 tháng 4 2016

Bài này bạn nên chia TB thành 2 đoạn chính và 1 đoạn nói về nụ cười vĩ đại

Sau đây là 1 bài mẫu mong bạn tham khảo:

Truyện ngắn "Những trò lố hay Va-ren và Phan Bội Châu" ra đời năm 1925 ngay sau khi nhà cách mạng Phan Bội Châu bị bắt cóc ở Trung Quốc và giải về Hỏa Lò để xử án. Đây là một truyện ngắn rất độc đáo và tinh tế của Nguyễn Ái Quốc nhằm vạch trần bộ mặt và bản chất xấu xa, đen tối của viên toàn quyền Đông Dương, đồng thời ca ngợi tinh thần và ý chí hiên ngang, bất khuất của nhà cách mạng lão thành Phan Bội Châu.

Mở đầu truyện, Nguyễn Ái Quốc cho người đọc biết viên toàn quyền Đông Dương "nửa chính thức" hứa sẽ "chăm sóc" Phan Bội Châu. Hắn đang trên đường đến Việt Nam để thực hiện "lời hứa" đó. Nhưng từ lúc hắn hứa đến khi hắn sang Việt Nam mất đến bốn tuần. Có hai câu hỏi được đặt ra ở đây đó là: Tại sao lời hứa của hắn lại "nửa chính thức"? Tại sao lại đến tận bốn tuần trong khi cụ Phan Bội Châu lại đang ở trong tù? Rõ ràng đã có sự mâu thuẫn giữa lời nói và cách hắn thực hiện lời nói của mình. Chỉ bấy nhiêu thôi nhưng dưới ngòi bút tài tình và cách diễn đạt thâm thúy của Nguyễn Ái Quốc, trò lố lăng bẩn thỉu của Va-ren đã sớm bộc lộ. Rõ ràng lời hứa suông của hắn chỉ để trấn an, đối phó với dư luận đang xôn xao cả ở Pháp lần Việt Nam. Hơn nữa, hắn vừa đang mới nhận chức, hắn phải làm một điều gì đó để tỏ rõ sự "hào hiệp", "độ lượng" của mình đối với nhà cách mạng được hàng vạn người kính mến. Cho nên, với cách nói đầy châm biếm của tác giả, bước đầu Va-ren hiện ra chẳng mấy tốt đẹp, chẳng đáng tin tưởng. Tuy nhiên, chỉ đến khi gặp Phan Bội Châu, hắn mới hiện nguyên hình là một con cáo già xấu xa, bẩn thỉu. "Tôi đem tự do đến cho ông đây!" - "tay trái thì nâng cái gông to kệch đang xiết chặt Phan Bội Châu". Đem tự do đến cho người khác mà như thế ư? Đã thế, hắn lại tiếp tục dùng lời lẽ của một kẻ hèn hạ để giả vờ ca tụng, kính trọng Phan Bội Châu. Nhưng những lời nói tiếp theo của hắn để lộ hoàn toàn bản chất xấu xa, dơ bẩn của hắn: "Chúng ta có thể cùng nhau làm cho nước ông trở thành một quốc gia tân tiến lớn, một xứ tự trị...". Những lời nói của hắn nghe mới thật "êm tai", "dễ chịu" làm sao! Một quốc gia tân tiến ư? Bọn chúng đã vơ vét, cướp bóc hết của cải, tài nguyên thiên nhiên và cả sức lực của nhân dân ta. Quốc gia tự trị ư? Chúng đàn áp, đánh đập, hành dạ dã man người Việt. Vậy mà những lời nói ấy vẫn có thể tuôn ra từ miệng một tên quan đứng đầu xứ Đông Dương này. Rõ ràng, đây chỉ là trò bịp bợm, mị dân. Hắn thật quá tầm thường khi nghĩ rằng có thể thuyết phục nhà cách mạng tài ba của chúng ta bằng những lời lẽ đó.

Đã thế, hắn lại còn tự vạch trần bản chất xấu xa, hèn hạ của mình khi tự nhận là kẻ quay lưng, trở mặt phản bội lại Đảng xã hội Pháp. Hắn cho rằng như thế là thông minh, sáng suốt. Hắn lấy dẫn chứng là những kẻ phản bội như hắn để thuyết phục Phan Bội Châu. Đây đúng là một kẻ "mặt dày mày dạn", trơ trẽn, đã không biết nhục về hành động phản bội của mình lại còn vỗ ngực xưng danh. Một kẻ bẩn thỉu, trơ tráo như hắn có đáng để Phan Bội Châu phải lưu tâm. Lời nói của hắn chỉ như "nước đổ lá khoai" đối với Phan Bội Châu. Trong khi tên Va-ren thao thao bất tuyệt ca tụng bản thân, ca tụng những kẻ phản bội, ca tụng những "lí tưởng" đen tối của hắn thì nhà cách mạng của chúng ta chỉ im lặng, dửng dưng như không hề nghe thấy. Thái độ im lặng của cụ thể hiện sự khinh bỉ, coi thường con người đang đứng trước mặt mình. Chính thái độ dửng dưng đã làm cho Va-ren "sửng sốt cả người". Hắn không hiểu tại sao những lời lẽ đường mật của hắn lại không thể làm lay động Phan Bội Châu. Cũng phải thôi, hai con người này với hai lí tưởng đối lập nhau, một bên với lí tưởng cách mạng cao cả, sẵn sàng xả thân, hi sinh vì độc lập tự do cho nhân dân, của đất nước; một bên với "lí tưởng" tầm thường, đen tối, tất cả chỉ vì lợi ích riêng tư của bản thân. Với tư tưởng và suy nghĩ tầm thường, nhỏ bé như vậy, Va-ren sao hiểu được tâm hồn và suy nghĩ của Phan Bội Châu. Hắn không thể nào hiểu được vì sao con người ấy lại sẵn sàng hi sinh cả gia đình và của cải để sống xa lìa quê hương nhằm tìm mọi cách để giành lại tự do cho dân tộc.

Cuối truyện, tác giả đã để cho anh lính An Nam quả quyết rằng có thấy đôi ngọn râu mép của Phan Bội Châu nhếch lên một chút rồi lại hạ xuống ngay. Cái mỉm cười "kín đáo", "vô hình", "như cánh ruồi lướt qua" ấy đã bộc lộ con người hiên ngang, bất khuất và thái độ mỉa mai, ngạo nghễ của Phan Bội Châu.

Bằng ngòi bút tài ba, sinh động và sức kể chuyện cuốn hút, hấp dẫn, thông qua Phan Bội Châu, tác giả đã giúp người đọc vạch trần bộ mặt xấu xa, lố bịch của viên toàn quyền Đông Dương. Đồng thời qua đó, Nguyễn Ái Quốc muốn ca ngợi tinh thần và ý chí sắt đá cùng tính cách hiên ngang, bất khuất của vị chiến sĩ cách mạng lão thành.

24 tháng 4 2016

dàn ý nha bkkk

 

14 tháng 4 2016

Va ren hứa sẽ chăm sóc cụ phan trước khi sang nhậm chức,nhưng đó là lời hứa dối trá,hứa để ve vuốt ,trấn an nhân dân VN đang đấu tranh dồi trả PBC.Vì vậy NAQ dã gọi đó là 1 trò lố.

 

15 tháng 9 2016

Mọi người sinh ra đều bình đẳng, sự khác biệt có chăng là do học vấn. Học tập có vai trò vô cùng quan trọng, nó quyết định sự khác nhau giữa người và người trong cuộc sống. Có lẽ cũng chính vì thế nên có ý kiến cho rằng: “Học vấn là cuốn vở không trang cuối”. 

Thật vậy! Học tập là một công việc quan trọng theo suốt cuộc đời của mỗi con người. Học tập là quá trình tiếp thu tri thức của nhân loại. Học tập là hạt giống ươm mầm hạnh phúc. Chúng ta có thể học bằng nhiều hình thức, học ở bất cứ đâu, bất cứ lúc nào và ở bất cứ ai. Ai đó đã nói: “Trên đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng”. Điều đó là hoàn toàn đúng đắn. Bởi kiến thức của nhân loại là biển cả mênh mông, còn những gì mà chúng ta biết và tiếp thu được chỉ là những hạt cát. “Học vấn là cuốn vở không trang cuối”là một cách nói ẩn dụ. “Cuốn vở không trang cuối” là hình ảnh tượng trưng cho sự rộng lớn, mênh mông của tri thức. Cuộc sống luôn vận động, mỗi ngày lại có thêm vô số những phát minh mới, kiến thức mới… làm cho chân trời tri thức càng thêm rộng mở. Câu nói “Học vấn là cuốn vở không trang cuối” vừa khẳng định tầm quan trọng của học tập, vừa nhắc nhở mỗi chúng ta cần có ý thức phấn đấu vươn lên, vượt qua những giới hạn để phát triển không ngừng, chạm đến những bậc cao hơn trong quá trình chinh phục đỉnh cao tri thức.Học tập là một công việc phải làm suốt đời không ngừng nghỉ. “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”. Chúng ta không chỉ học từ trường lớp, thầy cô, bạn bè, qua sách báo, tivi, internet… mà còn qua mỗi người mà chúng ta gặp. Học ở họ cách sống và cả tri thức, những vốn sống cần có, quý giá của mỗi con người. Học để tồn tại, để khẳng định chính mình. Trong cuộc sống, chúng ta vẫn không thôi ngưỡng mộ những tấm gương say mê và thành công trên con đường học vấn, nhưng  học chưa bao giờ dừng lại.Chúng ta hãnh diện và tự hào, ngưỡng mộ Ngô Bảo Châu – người Việt Nam được vinh danh thế giới với giải thưởng toán học Fields danh giá, chứng minh bộ đề cơ bản Langland. Không dừng ở đó, ông còn cố gắng học tập, nghiên cứu để vươn cao, vươn xa hơn, cống hiến cho đất nước, cho nhân loại.Chúng ta có thể tự hào về một chàng trai người Việt được vinh danh tại Úc - Nguyễn Trọng Nghĩa. Từ học sinh xuất sắc của trường Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh, Nghĩa đã đạt danh hiệu danh giá “sinh viên quốc tế của năm”. Nhưng không dừng lại ở đó, bạn còn nuôi khát vọng được cống hiến cho nền giáo dục, luôn trau dồi học tập và rèn luyện.“Học tập là cuốn vở không trang cuối”. Lênin cũng đã từng nói: “Học, học nữa, học mãi”. Học tập là một quá trình vận động không ngừng, là một công việc phải làm suốt đời. Thế nhưng “học phải đi đôi với hành” và học phải có chọn lọc. Chúng ta cần phải chủ động tìm kiếm và mở mang tri thức. Đường đến vinh quang không trải đầy hoa hồng, sẽ có lắm khó khăn và thử thách. Ngay từ bây giờ, cần tạo cho mình một động lực phấn đấu, xác định ước mơ và vạch định kế hoạch để phấn đấu không ngừng. Những kẻ sống mà không biết phấn đấu, chỉ nói không làm hay gặp khó khăn mà chùn bước sẽ mãi là những kẻ vô danh, bị thời gian làm cho quên lãng. Nhất là tuổi trẻ: “Đời người chỉ có một, phải sống làm sao để không phải hối tiếc vì những năm tháng sống hoài sống phí”.
“Học vấn là cuốn vở không trang cuối” là một câu nói vô cùng đúng đắn. Như là một chiếc kim chỉ nam cho mọi chúng ta, câu nói đã khẳng định một cách rõ nét vai trò quan trọng của học vấn và nhắc nhở chúng ta phải phấn đấu không ngừng để tiếp thu và vươn lên đến đỉnh cao tri thức nhân loại. Câu nói ấy chẳng khác gì một châm ngôn sống cho mỗi chúng ta, nhất là thế hệ trẻ thời đại @. 
1 tháng 2 2016

         Từ xưa, nhân dân ta đã coi trọng vị trí của người thầy trong xã hội. Có biết bao câu ca dao, tục ngữ thể hiện truyền thống tôn sư trọng đạo, ví dụ như: Nhất tự vi sư, bán tự vi sư; Không thầy đố mày làm nên ; Muốn sang thì bắc cầu kiều, Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy. Theo quan niệm của Nho giáo thì vị trí người thầy được đề cao chỉ sau vua và trên cả cha mẹ (quân, SƯ; phụ). Truyền thống tôn sư trọng đạo ngày nay vẫn được nhân dân ta gìn giữ và phát huy, tuy hình thức đã cổ nhiều thay đổi.

 

          Vậy thế nào là tôn sư trọng đạo? Tôn là tôn vinh, kính trọng; sư là thầy, là người làm nghề dạy học; trọng là coi trọng, đề cao; đạo là đạo học, là đạo đức, lễ nghĩa. Dân tộc Việt Nam nghèo nhưng có tinh thần hiếu học. Tổ tiên chúng ta thuở trước đã có nhận thức rất đúng đắn rằng: Ngọc bất trác bất thành khí; Nhân bất học bất tri lí (Ngọc không mài không sáng, người không học thì không biết thế nào là lí lẽ phải, trái, đúng, sai). Vì thế muốn nên người thì phải học hành chữ nghĩa và đạo lí thánh hiền. Nhiều nhà nghèo không đủ cơm ăn, áo mặc vẫn cố gắng cho con đi học. Những gương sáng về tinh thần hiếu học nhừ Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Hiền, Lương Thế Vinh, Lê Quý Đôn, Nguyễn Khuyến… mãi mãi lưu truyền hậu thế.

 

          Trên khắp đất nước Việt Nam, có những vùng nổi tiếng là đất học với truyền thống học hành, đỗ đạt qua nhiều đời như Kinh Bắc, Thăng Long, Hải Dương, Hà Nam, Nam Định, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Thừa Thiên – Huế… với những dòng họ nổi tiếng đem lại vinh quang cho quê hương, đất nước.

 

          Năm 1070, dưới thời Lý, trung tâm giáo dục lớn nhất đồng thời cũng là trường Đại học đầu tiên của nước ta được thành lập, gọi là Quốc Tử Giám đặt ở kinh đô Thăng Long, là nơi đào tạo ra những nhân tài phục vụ cho các triều đại vua chúa. Đến năm 1236, tức là 10 năm sau khi nhà Trần cầm quyền thay thế nhà Lý, Quốc Tử Giám được đổi tên thành Quốc Tử Viện, không chỉ dạy dỗ con em vua chúa mà còn mở rộng cho con em các quan trong triều vào học.          Đến năm 1253, các Nho sĩ trong nước cũng được theo học tại đây. Dưới thời Trần, trường học được mở ra khắp nơi để đáp ứng nhu cầu học tập của con em nhân dân. Mục tiêu giáo dục thời kì này là nhằm đào tạo những người có đủ tài đức theo quan niệm phong kiến để phục vụ cho chính quyền của nhà vua, có tài kinh bang tế thế và chỉ huy chiến đấu bảo vệ đất nước. Truyền thống tôn sư trọng đạo thấm nhuần trong đời sống tinh thần của dân tộc Việt. Ngay cả các bậc vua chúa cũng vậy. Nhiều bậc quân vương đã tỏ ra rất trọng thị những người thầy tài cao đức lớn, cung kính vời vào trong cung để dạy dỗ các hoàng tử, công chúa.

 

          Chu Văn An (1292 – 1370) không theo con đường khoa cử đỗ đạt làm quan, mà ở nhà mở trường dạy học. Ông nổi tiếng khắp nước về đức độ và kiến thức uyên bác. Một số học trò của Chu Văn An đã đỗ đạt cao, làm quan đầu triều như Phạm Sư Manh, Lê Quát… nhưng vẫn một lòng kính phục thầy; mỗi lần tới thăm đều cung kính chắp tay lạy tạ thầy. Năm 1325, thầy Chu Văn An được triệu vào cung dạy dỗ các hoàng tử, sau đó nhận chức Tế tửu nhà Thái học, tức Hiệu trưởng trường Quốc Tử Giám. Sau khi ông mất, để tỏ lòng kính trọng và biết ơn, vua Trần Nghệ Tông đã tôn vinh Chu Văn An là quốc sư, ban cho ông tên hiệu là Văn Trinh và thờ ở Văn Miếu.

 

          Dưới thời Lê sơ, triều đình phong kiến có một bước tiến vượt bậc về mặt khuyến khích, tổ chức học tập, thi cử để phát hiện, đào tạo nhân tài. Đến thời Lê Thánh Tông, việc chọn người có học thành mục tiêu của thi cử. Trong một bài chiếu, nhà vua viết: Muốn có nhân tài, trước hết phải chọn người có học Phải chọn người có học thì thi cử là đầu… Ta nói theo chí tiên đế, muốn cầu được hiền tài để thỏa lòng mong đợi. Trong Bài kí đề danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo thứ ba do tiến sĩ Thân Nhân Trung biên soạn theo sắc dụ của vua Lê Hiển Tông có đoạn khẳng định: Hiền tài là nguyên khí của quốc gia. Nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp. Vì vậy các đấng thánh đế minh vương chẳng ai không lấy việc bồi dưỡng nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí làm việc đầu tiên. Kẻ sĩ quan hệ với quốc gia trọng đại như thế, cho nên quý trọng kẻ sĩ không biết thế nào là cùng. Đã yêu mến cho khoa danh, lại đề cao bằng tước trật. Ban ân rất lớn mà vẫn cho là chưa đủ. Lại nêu tên ở tháp Nhạn, ban danh hiệu Long Hổ, bày tiệc Văn Hỉ. Triều đình mừng được người tài, không có việc gì không làm đến mức cao nhất. Các vị đỗ tiến sĩ của từng khoa thi được trân trọng khắc tên vào bia đá dựng ở nhà bia Văn Miếu để lưu danh muôn thủa. Thân Nhân Trung giải thích rõ việc dựng bia không phải là chuyện chuộng văn suông, ham tiếng hão mà là một phương thức để củng cố mệnh mạch cho nhà nước. Đó cũng là kế sách thu phục và sử dụng hiền tài lâu dài của các bậc minh quân.

 

          Ngày xưa, nội dung giáo dục trong nhà trường kết hợp chặt chẽ đức dục với trí dục. Việc dạy chữ song song với việc dạy lễ nghĩa, tức là các mối quan hệ trong gia đình và ngoài xã hội; cách ăn mặc, đi đứng, cư xử đúng mực, đúng phép tắc, luân lí phong kiến. Tiên học lễ, hậu học văn. Bên cạnh đố, nhà trường phong kiến cũng coi trọng việc khơi dậy tinh thần hiếu học và vẽ ra tương lai tươi sáng để khuyến khích, động viên trò học tập, để mai sau trở nên người hữu ích cho gia đình và xã hội. Thái độ hiếu học đó tạo nên truyền thống tôn sư trọng đạo. Ở làng xã ngày xưa, ông đồ, thầy đồ, giáo học… thường được dân chúng tôn trọng và tin tưởng hỏi ý kiến trong mọi việc lớn nhỏ.

 

          Trong thời đại ngày nay, truyền thống giáo dục và truyền thống tôn sư trọng đạo cổ từ ngàn xưa được coi là nền tảng để xây dựng một nền giáo dục mới xã hội chủ nghĩa, vừa giữ được bản sắc dân tộc,- vừa đáp ứng được yêu cẩu cách mạng. Ngành Giáo dục luôn được nhà nước quan tâm đầu tư, phát triển và vai trò của các thầy cô giáo vẫn được đánh giá cao. Nghề dậy học là nghề trồng người để phục vụ lợi ích lâu dài (vì lợi ích trăm năm) của dân tộc, đất nước. Vai trò của người thầy là vô cùng quan trọng, vì thế mà xã hội tôn vinh nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý. Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 – 11 hàng năm đều được tổ chức trọng thể, đó cũng là biểu hiện của truyền thống tôn sư trọng đạo.

 

          Ở tất cả các cấp học, nhà trường vẫn tuân thủ nguyên tắc giáo dục Tiên học lễ, hậu học văn, không chỉ dạy kiến thức toàn diện cho học sinh mà còn dạy đạo đức, dạy đạo lí làm người. Đối với việc nâng cao trình độ học vấn, hình thành nhân cách và tạo dựng sự nghiệp của học sinh, vai trò của người thầy nhiều khi có tính chất quyết định. Ngành Giáo dục và Đào tạo đã có những đóng góp to lớn cho sự nghiệp phát triển và xây dựng đất nước giàu mạnh, xã hội công bằng, văn minh.

 

          Truyền thống hiếu học, truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc ta cần được tiếp thu có sáng tạo và phát huy hơn nữa trong giai đoạn lịch sử mới hội nhập với thế giới. Trên con đường học vấn đầy gian nan, thử thách, thầy cô giáo vừa là người dẫn đường chỉ lối, vừa là người bạn đồng hành thân thiết của mỗi chúng ta.

 

17 tháng 2 2016

a. Mở bài

Giải thích ý kiến: Câu nói nêu lên một chân lí: Tự học giúp người ta làm được những điều có ý nghĩa.

b. Thân bài

- Tự học là thực chất của sự học, là sự học do tự mình chủ động, tích cực đến với kiến thức. Trong nhà trường, có thầy dạy hẳn hoi, mà học sinh không tự học thì cũng chẳng thu nhận được gì nhiều. Muốn “học vẹt” thì cũng tự học mới “thuộc” được.

- Nhưng tự học mà Đác-uyn nói lại là sự tìm kiếm tri thức ngoài phạm vi sách vở do nhà trường dạy cho. Kiến thức trong nhà trường chỉ là cơ sở chung, là mặt bằng chung mà ai cũng biết. Muốn làm cái gì có ý nghĩa hơn thì phải có kiến thức sâu hơn, phải tự học thì mới có được kiến thức ấy.

- Con người biết tự học phải là người có ước mơ, hoài bão, có lí tưởng đóng góp cho cuộc sống:

+ Đác-uyn là nhà bác học vĩ đại. Việc tự học của ông gắn liền với hoài bão khoa học của ông.

+ Có hoài bão, có mục đích người ta mới có động cơ và phương hướng để tự học, tìm tòi, không học theo kiểu được chăng hay chớ, biết học có phương pháp.

+ Có hoài bão, người ta mới biết kiên trì, bền bỉ tự học, có nghị lực vượt qua mọi khó khăn, trở ngại để học tập. Đặc biệt là biết vận dụng kiến thức vào thực tiễn, sáng tạo cái mới.

- Muốn có kiến thức thực sự thì học sinh phải tự học ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường.

+ Xác định hoài bão, mục đích để định hướng tự học

+ Rèn luyện thói quen tự học

+ Chuẩn bị tinh thần để tự học suốt đời

+ Ngày nay điều kiện để tự học (sách, máy vi tính, mạng internet…) tốt hơn bao giờ hết và phải có nghị lực mới tận dụng được các điều kiện ấy.

c. Kết bài

Bài học nhận thức và hành động

- Đác-uyn đã nói một điều chân lí, một kinh nghiệm quý báu của những con người vĩ đại.

- Bản thân ra sức tự học để thành tài lập nghiệp cho mình và đóng góp cho đất nước.

                                                                

 

19 tháng 4 2016

Khi con tu hú gọi bầy, trong hoàn cảnh tách biệt với cuộc sống bên ngoài, người chiến sĩ cách mạng càng cảm thấy ngột ngạt hơn, tù túng hơn, vì vậy mà càng thêm khát khao cháy bỏng hướng đến cuộc sống tự do tươi đẹp bên ngoài Tố Hữu, bằng cảm xúc chân thật của mình, đã cất lên tiếng nói tâm tình tha thiết của người chiến sĩ cộng sản suốt đời chiến đấu cho lí tưởng và tâm hồn khát khao tự do đến cháy bỏng trong bài thơ “Khi con tu hú”.Nhan đề bài thơ là một sự diễn đạt chưa trọn ý một cách kì lạ. Kì lạ bởi chính chỗ chưa trọn vẹn đó đã mở ra bao nhiêu liên tưởng.iờ đây, người ta không còn thấy bóng dáng cô đơn, nặng nề của người tù Tố Hữu mà chỉ nghe tiếng lòng nhà thơ đang rộn ràng, ngân vang khi đón nhận lấy tiếng chim tu hú từ xa rộn về. Tu hú gọi bầy là âm thanh hết sức quen thuộc ở chốn làng quê Việt Nam, báo hiệu cho sự chuyển mình của sự sống - mùa hè về. Mười chín tuổi, còn trẻ trung, bồng bột, người thanh niên Tố Hữu đã tìm thấy cho mình lí tưởng cao đẹp cuộc đời. Những bước đi không mỏi mệt trên chặng đường chông gai, phút chốc phải dừng đột ngột, bị bó buộc tù hãm khiến cho Tố Hữu không khỏi có lúc thốt lên chua xót: “Cô đơn thay là cảnh thân tù”. Nhưng rồi phút giây ấy cũng nhanh chóng đi qua, nhường chỗ cho không gian cảnh vật tràn trề nhựa sống: những bông luá chín, hạt bắp vàng, ánh nắng đào, trời xanh rộng, đôi sáo diều, tiếng ve ngân...