K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 11 2019

    * Sinh quyển là một hệ sinh thái khổng lồ, bao gồm toàn bộ các sinh vật sống trong lớp đất, nước và không khí của Trái Đất.

    Sinh quyển dày khoảng 20km, bao gồm lớp đất dày khoảng vài chục mét (thuộc địa quyển), lớp không khí cao 6 - 7 km (thuộc khí quyển) và lớp nước đại dương có độ sâu tới 10-11 km (thuộc thuỷ quyển).

    * Sinh quyển gồm nhiều khu sinh học:

     - Khu sinh học trên cạn. Ví dụ: Vườn Quốc gia Cúc Phương, Tam Đảo, Nam Cát Tiên…

     - Khu sinh học nước ngọt. Ví dụ: đầm, hồ, ao, sông, suối…

     - Khu sinh học biển: Biển, vịnh…

26 tháng 4 2017

Trả lời:

- Sinh quyển là một hệ sinh thái khổng lồ, bao gồm toàn bộ các cơ thể sống tồn tại trong các lớp đất, nước và không khí của Trái Đất.

Sinh quyển dày khoảng 20 km, bao gồm lớp đất dày khoảng vài chục mét (thuộc địa quyển), lớp không khí cao 6-7 km (thuộc khí quyển) và lớp nước đại dương có độ sâu tới 10-11 km (thuộc thuỷ quyển).

- Sinh quyển được chia thành nhiều vùng sinh thái khác nhau, tuỳ theo các đặc điểm địa lí. khí hậu và sinh vật sống trên đó. Mỗi vùng là một khu sinh học lớn (biôm). Các khu sinh học được phân ra thành khu trên cạn, nước ngọt và khu sinh học biển.

Ví dụ, về các khu sinh học trên cạn, nước ngọt và biển: các khu rừng bảo vệ Vườn Quốc gia như Vườn Quốc gia Cúc Phương, Tam Đảo, Nam Cát Tiên,... Khu sinh học dưới nước của nước ta: khu bảo vệ Hòn Mun, Khánh Hoà.

- Sắp xếp các khu sinh học trên cạn, theo thứ tự từ Cực Bắc về xích đạo cùa Trái Đất: Đồng rêu đới lạnh, rừng lá kim phương Bắc (rừng Taiga), rừng rụng lá ôn đới. thảo nguyên, rừng Địa Trung Hải, rừng rậm nhiệt đới, hoang mạc và savan.

26 tháng 4 2017

- Sinh quyển là một hệ sinh thái khổng lồ, bao gồm toàn bộ các cơ thể sống tồn tại trong các lớp đất, nước và không khí của Trái Đất.

Sinh quyển dày khoảng 20 km, bao gồm lớp đất dày khoảng vài chục mét (thuộc địa quyển), lớp không khí cao 6-7 km (thuộc khí quyển) và lớp nước đại dương có độ sâu tới 10-11 km (thuộc thuỷ quyển).

- Sinh quyển được chia thành nhiều vùng sinh thái khác nhau, tuỳ theo các đặc điểm địa lí. khí hậu và sinh vật sống trên đó. Mỗi vùng là một khu sinh học lớn (biôm). Các khu sinh học được phân ra thành khu trên cạn, nước ngọt và khu sinh học biển.

Ví dụ, về các khu sinh học trên cạn, nước ngọt và biển: các khu rừng bảo vệ Vườn Quốc gia như Vườn Quốc gia Cúc Phương, Tam Đảo, Nam Cát Tiên,... Khu sinh học dưới nước của nước ta: khu bảo vệ Hòn Mun, Khánh Hoà.

- Sắp xếp các khu sinh học trên cạn, theo thứ tự từ Cực Bắc về xích đạo cùa Trái Đất: Đồng rêu đới lạnh, rừng lá kim phương Bắc (rừng Taiga), rừng rụng lá ôn đới. thảo nguyên, rừng Địa Trung Hải, rừng rậm nhiệt đới, hoang mạc và savan.


27 tháng 9 2019

Đáp án:

Các khu sinh học trên cạn được sắp xếp theo vĩ độ tăng dần lần lượt là:

Rừng mưa nhiệt đới, thảo nguyên, rừng Taiga, đồng rêu hàn đới

Đáp án cần chọn là: C

1 tháng 10 2017

D

Các khu sinh học trên cạn được sắp xếp theo vĩ độ tăng dần lần lượt là rừng mưa nhiệt đới, thảo nguyên, rừng Taiga, đồng rêu hàn đới.

26 tháng 6 2017

Đáp án A

1. Cacbon đi vào chu trình dưới dạng cacbonđiôxit. à đúng

2. Trong tự nhiên, muối nitơ (amôn, nitrit, nitrat) được tổng hợp chủ yếu bằng con đường sinh học. à đúng

3. Trên Trái Đất, nước phân bố không đều ở các lục địa. à đúng

4. Lượng phôtpho ở biển được thu hồi chủ yếu nhờ vào sản lượng cá khai thác và một lượng nhỏ từ phân chim thải ra trên các bờ biển và hải đảo. à đúng

16 tháng 5 2018

Đáp án B

 

Sắp xếp các khu sinh học trên theo thứ tự có sự có độ phức tạp tăng dần của chuỗi và lưới thức ăn là: (1). Đồng rêu hàn đới à (3). Rừng lá kim ôn đới à (2). Rừng lá rộng rụng theo mùa à (4). Rừng nhiệt đới gió mùa 

22 tháng 1 2017

- Theo vĩ độ: từ vĩ độ thấp đến vĩ độ cao, các khu sinh học phân bố lần lượt là: Rừng mưa nhiệt đới, savan, hoang mạc và sa mạc; rừng rụng lá ôn đới, thảo nguyên, rừng Địa Trung Hải; rừng lá kim phương Bắc, đồng rêu hàn đới. Như vật ở vĩ độ 0 có rừng mưa nhiệt đới, savan, hoang mạc và sa mạc nhưng đến vĩ độ 90 thì chỉ có đồng rêu.

→ Từ vĩ độ thấp đến vĩ độ cao sự phân bố các khu sinh học càng ít đa dạng.

- Theo mức độ khô hạn thì sự phân bố của các khu sinh học càng ít đa dạng.

31 tháng 8 2018

Chọn đáp án D

Phân bố theo vĩ độ và mức độ khô hạn từ Bắc Cực đến xích đạo lần lượt có các khu sinh học là:

(4) Đồng rêu hàn đới

(2) Rừng lá kim phương Bắc (Taiga)

(1) Rừng rụng lá ôn đới

(3) Rừng mưa nhiệt đới.

Trong một khu vực sinh cảnh với độ đa dạng sinh học đồng đều người ta chia thành 2 khu thí nghiệm. Khu thứ nhất bón phân NPK và khu thứ hai làm đối chứng, không bón phân. Sau một thời gian, khu vực bón phân NPK có độ đa dạng sinh học suy giảm, trong khi khu không được bón phân vẫn được duy trì. Điều giải thích nào dưới đây là chính xác? A. Sự bón phân NPK làm tiêu diệt các loài không cần...
Đọc tiếp

Trong một khu vực sinh cảnh với độ đa dạng sinh học đồng đều người ta chia thành 2 khu thí nghiệm. Khu thứ nhất bón phân NPK và khu thứ hai làm đối chứng, không bón phân. Sau một thời gian, khu vực bón phân NPK có độ đa dạng sinh học suy giảm, trong khi khu không được bón phân vẫn được duy trì. Điều giải thích nào dưới đây là chính xác?

A. Sự bón phân NPK làm tiêu diệt các loài không cần NPK cho các hoạt động sống của mình, chúng bị tiêu diệt và làm giảm độ đa dạng sinh học

B. Các loại phân NPK chỉ có tác dụng tức thời, sau khi bón 1 thời gian sẽ gây độc cho đất, tiêu diệt sinh vật và làm giảm đa dạng sinh học

C. Bón phân khiến 1 hoặc một số loài đặc biệt trong hệ sinh thái phát triển mạnh trở thành loài ưu thế, điều này dẫn đến cạnh tranh loại trừ đồng thời quá trình diễn thế có thể tiêu diệt chính loài ưu thế đó, thay đổi quần xã và làm giảm độ đa dạng sinh học. 

D. Sự biến đổi thành phần loài có mặt tại khu vực bón phân chỉ là yếu tố ngẫu nhiên và không liên quan đến việc bón phân cho khu vực này

1
9 tháng 7 2019

Đáp án C

 

Trong một khu vực sinh cảnh với độ đa dạng sinh học đồng đều người ta chia thành 2 khu thí nghiệm. Khu thứ nhất bón phân NPK và khu thứ hai làm đối chứng, không bón phân. Sau một thời gian, khu vực bón phân NPK có độ đa dạng sinh học suy giảm, trong khi khu không được bón phân vẫn được duy trì. Giải thích: Bón phân khiến 1 hoặc một số loài đặc biệt trong hệ sinh thái phát triển mạnh trở thành loài ưu thế, điều này dẫn đến cạnh tranh loại trừ đồng thời quá trình diễn thế có thể tiêu diệt chính loài ưu thế đó, thay đổi quần xã và làm giảm độ đa dạng sinh học.