K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

NG
21 tháng 9 2023

- Khi viết đoạn văn tưởng tượng dựa trên một câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe, người viết cần phát huy trí tưởng tượng để thay đổi, bổ sung chi tiết cho câu chuyện.

- Có nhiều cách viết đoạn văn tưởng tượng như: bổ sung chi tiết (lời kể, tả,...), bổ sung lời thoại của nhân vật, thay hoặc viết tiếp đoạn kết,...

NG
21 tháng 9 2023

Nếu viết đoạn văn tưởng tượng dựa trên câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe, em thích viết thêm lời thoại của nhân vật cho câu chuyện. 

NG
26 tháng 11 2023

1.
Trong các câu chuyện đã được nghe, em thích nhất là câu chuyện Sự tích cây vú sữa.

Chuyện kể rằng, ngày xưa, có một cậu bé được mẹ cưng chiều nên rất nghịch và ham chơi. Một lần, bị mẹ mắng, cậu vùng vằng bỏ đi. Cậu la cà khắp nơi, mẹ cậu ở nhà không biết cậu ở đâu nên buồn lắm. Ngày ngày mẹ ngồi trên bậc cửa ngóng cậu về. Một thời gian trôi qua mà cậu vẫn không về. Ví quá đau buồn và kiệt sức, mẹ cậu gục xuống. Không biết cậu đã đi bao lâu. Một hôm, vừa đói vừa rét, lại bị trẻ lớn hơn đánh, cậu mới nhớ đến mẹ.

- “Phải rồi, khi mình đói, mẹ vẫn cho mình ăn, khi mình bị đứa khác bắt nạt, mẹ vẫn bênh mình, về với mẹ thôi”.

Cậu liền tìm đường về nhà. Ở nhà, cảnh vật vẫn như xưa, nhưng không thấy mẹ đâu. Cậu khản tiếng gọi mẹ:

- Mẹ ơi, mẹ đi đâu rồi, con đói quá ! – Cậu bé gục xuống, rồi ôm một cây xanh trong vườn mà khóc.

Kỳ lạ thay, cây xanh bỗng run rẩy. Từ các cành lá, những đài hoa bé tí trổ ra, nở trắng như mây. Hoa tàn, quả xuất hiện, lớn nhanh, da căng mịn, xanh óng ánh. Cây nghiêng cành, một quả to rơi vào tay cậu bé.

Cậu bé cắn một miếng thật to. Chát quá

Quả thứ hai rơi xuống. Cậu lột vỏ, cắn vào hạt quả. Cứng quá.

Quả thứ ba rơi xuống. Cậu khẽ bóp quanh quanh quả, lớp vỏ mềm dần rồi khẽ nứt ra một kẽ nhỏ. Một dòng sữa trắng sóng sánh trào ra, ngọt thơm như sữa mẹ.

Cậu bé ghé môi hứng lấy dòng sữa ngọt ngào, thơm ngon như sữa mẹ.

Cây rung rinh cành lá, thì thào :

“Ăn trái ba lần mới biết trái ngon. Con có lớn khôn mới hay lòng mẹ”.

Cậu oà lên khóc. Mẹ đã không còn nữa. Cậu nhìn lên tán lá, lá một mặt xanh bóng, mặt kia đỏ hoe như mắt mẹ khóc chờ con. Cậu ôm lấy thân cây mà khóc, thân cây xù xì, thô ráp như đôi bàn tay làm lụng của mẹ. Cậu luôn miệng nói lời xin lỗi mẹ, cầu mong mẹ tha thứ cho sự bướng bỉnh của mình. Cây xanh ôm chặt lấy cậu, từ thân cây toát ra hơi ấm và tiếp đập của trái tim người mẹ. Bỗng chốc, cây xanh biến thành người mẹ hiền, xoa đầu cậu và cảm động nói:

- Từ nay, con nhớ phải vâng lời mẹ, không được ham chơi nữa, con nhớ không?

Cậu bé vừa sung sướng, những giọt nước mắt cứ thế tuôn ra vì hạnh phúc. Cậu trả lời mẹ thật to:

- Con xin lỗi mẹ. Con hứa từ nay sẽ không bao giờ khiến mẹ buồn nữa.

Từ đó hai mẹ con sống hạnh phúc bên nhau

Câu chuyện trên đã để lại cho chúng ta một bài học sâu sắc về sự biết ơn công lao sinh thành của cha mẹ. Là một người con, chúng ta nên thấu hiểu sự yêu thương, hy sinh của cha mẹ. Vì thế hãy cố gắng trở thành một người con ngoan các bạn nhé!

NG
26 tháng 11 2023

2. Em sửa lỗi đoạn văn nếu có. 

NG
21 tháng 9 2023

1.

a. Lựa chọn câu chuyện em thích: Sự tích cây vú sữa.

b. Lựa chọn một phương án viết đoạn văn tưởng tượng: Phương án 2: Viết tiếp đoạn kết.

Cách 1: Mẹ cậu trở về sau nhiều ngày đi tìm con, hai mẹ con được gặp nhau trong hạnh phúc.

NG
21 tháng 9 2023

2

Mở bài: Trong các câu chuyện đã được nghe, em thích nhất là câu chuyện Sự tích cây vú sữa.

Thân bài: 

Ngày xưa, có một cậu bé được mẹ cưng chiều nên rất nghịch và ham chơi. Một lần, bị mẹ mắng, cậu vùng vằng bỏ đi. Cậu la cà khắp nơi, mẹ cậu ở nhà không biết cậu ở đâu nên buồn lắm. Ngày ngày mẹ ngồi trên bậc cửa ngóng cậu về. Một thời gian trôi qua mà cậu vẫn không về. Ví quá đau buồn và kiệt sức, mẹ cậu gục xuống. Không biết cậu đã đi bao lâu. Một hôm, vừa đói vừa rét, lại bị trẻ lớn hơn đánh, cậu mới nhớ đến mẹ.

- “Phải rồi, khi mình đói, mẹ vẫn cho mình ăn, khi mình bị đứa khác bắt nạt, mẹ vẫn bênh mình, về với mẹ thôi”.

Cậu liền tìm đường về nhà. Ở nhà, cảnh vật vẫn như xưa, nhưng không thấy mẹ đâu. Cậu khản tiếng gọi mẹ:

– Mẹ ơi, mẹ đi đâu rồi, con đói quá ! – Cậu bé gục xuống, rồi ôm một cây xanh trong vườn mà khóc.

Kỳ lạ thay, cây xanh bỗng run rẩy. Từ các cành lá, những đài hoa bé tí trổ ra, nở trắng như mây. Hoa tàn, quả xuất hiện, lớn nhanh, da căng mịn, xanh óng ánh. Cây nghiêng cành, một quả to rơi vào tay cậu bé.

Cậu bé cắn một miếng thật to. Chát quá

Quả thứ hai rơi xuống. Cậu lột vỏ, cắn vào hạt quả. Cứng quá.

Quả thứ ba rơi xuống. Cậu khẽ bóp quanh quanh quả, lớp vỏ mềm dần rồi khẽ nứt ra một kẽ nhỏ. Một dòng sữa trắng sóng sánh trào ra, ngọt thơm như sữa mẹ.

Cậu bé ghé môi hứng lấy dòng sữa ngọt ngào, thơm ngon như sữa mẹ.

Cây rung rinh cành lá, thì thào :

“Ăn trái ba lần mới biết trái ngon. Con có lớn khôn mới hay lòng mẹ”.

Cậu oà lên khóc. Mẹ đã không còn nữa. Cậu nhìn lên tán lá, lá một mặt xanh bóng, mặt kia đỏ hoe như mắt mẹ khóc chờ con. Cậu ôm lấy thân cây mà khóc, thân cây xù xì, thô ráp như đôi bàn tay làm lụng của mẹ. Cậu luôn miệng nói lời xin lỗi mẹ, cầu mong mẹ tha thứ cho sự bướng bỉnh của mình. Cây xanh ôm chặt lấy cậu, từ thân cây toát ra hơi ấm và tiếp đập của trái tim người mẹ. Bỗng chốc, cây xanh biến thành người mẹ hiền, xoa đầu cậu và cảm động nói:

- Từ nay, con nhớ phải vâng lời mẹ, không được ham chơi nữa, con nhớ không?

Cậu bé vừa sung sướng, những giọt nước mắt cứ thế tuôn ra vì hạnh phúc. Cậu trả lời mẹ thật to:

- Con xin lỗi mẹ. Con hứa từ nay sẽ không bao giờ khiến mẹ buồn nữa.

Từ đó hai mẹ con sống hạnh phúc bên nhau

Kết bài: Câu chuyện trên đã để lại cho chúng ta một bài học sâu sắc về sự biết ơn công lao sinh thành của cha mẹ. Là một người con, chúng ta nên thấu hiểu sự yêu thương, hy sinh của cha mẹ. Vì thế hãy cố gắng trở thành một người con ngoan các bạn nhé!

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
26 tháng 11 2023

Đề 1:

Bài tham khảo 1:

Con trâu là loài vật nuôi gắn liền với ruộng đồng và những người nông dân Việt Nam. Tuy nhiên, vì sinh ra và lớn lên ở thành phố nên chỉ biết đến con trâu qua sách báo, ti vi. Thứ bảy tuần vừa qua, khi cùng bố lên thăm người bạn cũ ở Hà Nam, em đã tình cờ trông thấy con trâu đang ăn cỏ, lần đầu tiên nhìn thấy con trâu ngoài đời thực khiến em vô cùng háo hức.

Con trâu đang ăn cỏ bên bờ ruộng có thân hình to lớn hơn rất nhiều so với tưởng tượng của em. Trâu có bộ lông đen bóng, trên đầu là cặp sừng to, cứng cáp và cong như vầng trăng bị khuyết. Mắt trâu to tròn, đen nhánh,  điều khiến em ấn tượng hơn cả ở đôi mắt của trâu là cặp lông mi đen, dài hơi rũ xuống làm cho ánh nhìn của con trâu trở nên hiền lành, dễ mến. Mũi trâu to, hơi hếch lên trên và được các bác nông dân buộc vào một sợi dây thừng để dắt đi.

Tai của trâu to như hai chiếc lá bàng, đuôi của trâu dài thường xuyên phe phẩy để đuổi ruồi bọ, côn trùng. Chân của con trâu to lớn, vững chãi với những bước đi chậm dãi, thong dong trên bãi cỏ. Con trâu ăn những đám cỏ non bên bờ ruộng, em nghe được âm thanh nhai cỏ “sực sực”, có lẽ con trâu đang ăn ngon miệng lắm.

Qua lần gặp mặt tình cờ, em cảm thấy yêu quý con trâu hơn bởi đây là loài động vật chăm chỉ, hiền lành, không những thế con trâu còn là người bạn thân thiết của người nông dân Việt Nam.

 

Bài tham khảo 2:

Để nói về một loài vật nuôi có mặt ở đa số các gia đình Việt Nam thì chắc hẳn phải là con chó. Bởi chó là một loài rất thông minh lại có ích, giúp canh giữ nhà cửa cho con người.

Nhà em cũng nuôi một con chó, em đặt tên cho nó là Ki. Con Ki là giống chó lai, khác với mẹ nó là chó cỏ, chó ta, chắc hẳn vì bố của nó là chó lai nên giờ nó mới to bệ vệ như thế. Màu lông của con Ki cũng rất đặc biệt, phần lông ở đầu đều là màu vàng cỏ úa, nhưng xuống đến lưng lại có những đám lông màu nâu, rồi màu nâu đậm và đến phần đuôi là lông màu đen. Sự pha trộn màu sắc trên bộ lông của nó thật bắt mắt và thú vị.

Con chó Ki nhà em cao to, chiếc mõm to dài, đôi tai vểnh lên to như chiếc tai của thỏ, đôi mắt đen to tròn lộ rõ vẻ tinh anh. Chân của nó to hơn hẳn so với những con chó nhà hàng xóm, to hơn cả cánh tay của em, chiếc đuôi ít lông, thon dài quẫy vòng tròn mỗi khi thấy em đi học về. Con Ki tuy có thân hình to lớn nhưng lại khá nhút nhát, hễ có người lạ vào nhà là nó sủa lên rất to nhưng lại không dám chạy ra ngoài mà chỉ đứng gọn ở góc sân, vừa sủa vừa lùi dần vào bên trong, ra vẻ hung dữ nhưng vẫn rất sợ sệt. Cả ngày nó chỉ nằm im trong chuồng, chỉ khi nào muốn uống nước, đòi ăn hay muốn đi vệ sinh nó sẽ kêu âm ỉ “Ư ử! Ư ử!”. Khi được thả ra là nó nhảy chồm lên người tỏ vẻ rất vui sướng.

Em rất yêu quý con chó của nhà em,  đêm nào con Ki cũng thức suốt đêm để canh giấc ngủ cho cả nhà, đến sáng mới dám đi ngủ. Nó cũng rất biết chơi đùa và nghe lời của chủ.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
26 tháng 11 2023

Đề 2: Viết đoạn văn tưởng tượng dựa vào một câu chuyện thú vị mà em đã đọc hoặc đã nghe.

Bài tham khảo:

Mỗi buổi tối trước khi đi ngủ, em thường đọc một truyện cổ tích trong cuốn truyện mà mẹ tặng nhân dịp sinh nhật. Đêm qua, sau khi đọc truyện Tấm Cám, em đã có một giấc mơ gặp cô Tấm thật đẹp. Cô Tấm có một dáng người nhỏ nhắn và xinh đẹp. Mái tóc dài và mượt được quấn gọn quanh đầu bằng một chiếc mấn màu trắng giản dị. Nước da cô trắng hồng và gương mặt hiền từ đúng như tính cách của cô vậy. Trông cô Tấm thật gầy, hai gò má hiện lên thật rõ. Hai bên, cô có đeo đôi khuyên tai hình chú chim vàng anh thì thật đẹp. Em gặp cô Tấm ở một khu vườn nào đó, cô mặc một chiếc yếm màu đỏ, bên ngoài là chiếc áo choàng màu vàng có đính cườm lấp lánh nhìn rất đẹp. Có lẽ đây là bộ trang phục dành cho hoàng hậu. Cô Tấm nhìn em, mỉm cười thân thiện. Ngồi bên một cây xoan, em được nghe cô Tấm kể rất nhiều chuyện về cuộc đời của mình, những sóng gió cuộc đời mà cô đã phải trải qua để có được hạnh phúc. Nhìn cô Tấm lúc kể chuyện vô cùng ân cần, cô như đang tâm sự với một người bạn, đôi lúc còn như trực trào nước mắt. Cô Tấm có một vẻ đẹp bình dị nhưng vô cùng cuốn hút, vừa hiền từ nhưng cũng có nét rất sắc sảo và thông minh, đôi mắt bồ câu và chiếc mũi cao, nụ cười thì thật nhẹ nhàng. Thỉnh thoảng, cô còn cầm lấy tay em gần gũi, bàn tay cô nhỏ nhắn và mịn màng. Trước khi may mắn gặp được vua, cô đã có một quãng thời gian thực sự mệt mỏi khi bị mẹ con Cám đối xử tệ bạc. Em được biết đến cô Tấm trong truyện với một tính tình chân thật và lương thiện, khi được gặp, dù chỉ là trong giấc mơ, em cũng thấy thật hạnh phúc khi cô Tấm rất hiền lành và gần gũi. Trước khi chia tay, cô Tấm đập nhẹ vào tay em, khuyên rằng: sống ở đời thì vừa lương thiện nhưng cũng vừa phải biết đấu tranh để giành lại công bằng cho chính mình, rồi sẽ có được một cuộc sống hạnh phúc.

NG
16 tháng 9 2023

Tham khảo

Những điểm cần lưu ý khi viết đoạn văn nêu ý kiến về câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe:

- Các ý trong đoạn cần được sắp xếp theo một trình tự nhất định: mở đầu, triển khai…

- Cách nêu lí do câu chuyện nên ngắn gọn, thể hiện được ý kiến cá nhân thích hoặc không thích, bao quát được nội dung sắp triển khai.

- Đoạn văn thường gồm một số câu được viết liên tục, không xuống dòng, trình bày một ý nhất định. Câu đầu tiên được viết lùi đầu dòng. Câu nêu chủ đề thường đặt ở đầu hoặc cuối đoạn văn.

* Ghi nhớ: Khi viết đoạn văn nêu ý kiến về một câu chuyện, cần nói rõ mình thích hoặc không thích câu chuyện đó và giải thích lí do.

Đề bài: Viết đoạn văn kể lại cuộc trò chuyện của em với bà tiên, ông bụt, trong một câu chuyện đã đọc, đã nghe.1. Tưởng tượng và chia sẻ: Nếu em được gặp bà tiên, ông bụt,... trong một câu chuyện đã đọc, đã nghe, em sẽ nói những gì? Vì sao?Gợi ý:– Em đã đọc, đã nghe câu chuyện nào có bà tiên, ông bụt,...?– Cuộc gặp gỡ của em với bà tiên, ông bụt,... diễn ra như thế nào?• Em gặp bà tiên, ông bụt,......
Đọc tiếp

Đề bài: Viết đoạn văn kể lại cuộc trò chuyện của em với bà tiên, ông bụt, trong một câu chuyện đã đọc, đã nghe.

1. Tưởng tượng và chia sẻ: Nếu em được gặp bà tiên, ông bụt,... trong một câu chuyện đã đọc, đã nghe, em sẽ nói những gì? Vì sao?

Gợi ý:

– Em đã đọc, đã nghe câu chuyện nào có bà tiên, ông bụt,...?

– Cuộc gặp gỡ của em với bà tiên, ông bụt,... diễn ra như thế nào?

• Em gặp bà tiên, ông bụt,... trong hoàn cảnh nào?

• Em sẽ nói những gì?

• Bà tiên, ông bụt,... sẽ trả lời em thế nào?

• Em có suy nghĩ gì về cuộc gặp gỡ đó?

2. Dựa vào bài tập 1, viết đoạn văn kể lại cuộc trò chuyện giữa em và bà tiên, ông bụt,...

– Câu đầu tiên: Giới thiệu cuộc gặp gỡ.

– Các câu tiếp theo: Kể lại cuộc trò chuyện của em với bà tiên, ông bụt,...

– Câu cuối: Nêu suy nghĩ, cảm xúc của em.

3. Đọc lại, rà soát và chữa các lỗi trong bài viết của em.

– Câu đầu tiên có hấp dẫn không?

– Các câu tiếp theo có tạo được sự bất ngờ, thú vị không?

– Câu cuối có ấn tượng không?

– Đoạn văn có mắc lỗi dùng từ, đặt câu, chính tả không?

– ?

4. Bình chọn đoạn văn tưởng tượng thú vị.

1
NG
15 tháng 10 2023

1.

- Em đã đọc nhiều câu chuyện có cô tiên, ông bụt như Sự tích hoa cúc trắng, Chuyện bốn mùa…

- Em gặp ông bụt trong giấc mơ, ông bụt đã ban cho em những bông hoa khi em làm việc tốt thì hoa sẽ tỏa hương và điều ước của em thành sự thật

- Đây là cuộc gặp gỡ đầy thú vị và thật bất ngờ
2. Kí ức tuổi thơ như dòng thác mạnh mẽ, đã cuốn em về với miền cổ tích. Kỉ niệm tuổi thơ em gắn với lời kể của mẹ, của bà, với những nàng tiên, ông bụt. Tuổi thơ tôi là những lần vấp ngã ngồi khóc rưng rức, mong chờ ông tiên hiện ra, ban cho một điều ước diệu kì. Và bây giờ, trong mơ tôi đang trôi về cái ngày trẻ con ấy để được gặp ông tiên hiền từ của em. Ồ, đẹp chưa kìa! Trước mắt em là cảnh vật chưa bao giờ thấy. Mây trắng như tuyết sà thấp xuống la đà bên những phiến đá. Cạnh đó là vườn hoa đủ sắc màu rực rỡ. Hương thơm theo gió tỏa ra khắp mọi nơi. Những ánh sáng phát ra phiến đá tròn vẫn rực hồng cả khoảng không. Em đi vài bước nữa, một rừng hoa hiện lên cho em một cảm giác thật bất ngờ. Cơn gió thổi nhè nhẹ mang theo hương hoa, cỏ lạ. Chị Hồng, chị Huệ thật xinh xắn đang say sưa ngắm mình trong bầu trong khí yên tĩnh. Một tiếng nổ nhỏ làm em giật mình. Một đám mây nhỏ đang từ từ bay về phía em. Một ông lão phương phi hiện ra. Em chưa kịp cúi chào thì ông đã lên tiếng: "Cô bé đừng sợ! Ta là Bụt đây mà!" Thì ra, đây là vị tiên đã giúp anh Khoai có cây tre trăm đốt. Trông Bụt thật hiền từ. Dáng ông nhẹ nhàng, thanh thoát. Ông khoác lên mình chiếc áo choàng trắng với những đường viền vàng óng. Tay ông cầm chiếc gậy trúc. Mỗi bước ông đi là mỗi cụm mây nhỏ vươn theo gót chân. Mái tóc ông bạc trắng. Chòm râu dài mềm mại. Em thích được nhìn vào mắt ông. Đôi mắt hiền từ mà sáng như sao. Ông đến sát bên em. Cả người ông toát lên một mùi thơm dịu nhẹ. Ông khẽ nói: "Cháu bé ngoan lắm, làm được nhiều việc tốt ta thưởng cho đóa hoa này!". Ông đưa tay vẫy nhẹ. Lạ thật! Đóa hoa từ từ bay đến bên em. Đóa hoa rực rỡ đủ màu. Ông dặn em cất kỹ đóa hoa này. Mỗi lần em làm được việc tốt hoa sẽ tỏa hương và mọi điều ước của em sẽ thành sự thật. Ông đưa tay vuốt nhẹ lên tóc em rồi theo làn mây biến mất. 
3. 

Em chủ động hoàn thành bài tập.  

4. 

Học sinh tự đọc, rà soát lại lỗi và bình chọn đoạn văn.

Đề bài: Viết bài văn kể lại một câu chuyện đã đọc, đã nghe nói về lòng trung thực hoặc lòng nhân hậu.1. Dựa vào dàn ý đã lập ở trang 17 (Tiếng Việt 4, tập một), viết bài văn kể lại câu chuyện đã đọc, đã nghe.Lưu ý:– Em chọn cách viết nào để có đoạn mở bài hấp dẫn?– Em nên kể chuyện thế nào cho sinh động?• Kể câu chuyện bằng lời của mình.• Có thể lược bớt các chi tiết không quan trọng, tập...
Đọc tiếp

Đề bài: Viết bài văn kể lại một câu chuyện đã đọc, đã nghe nói về lòng trung thực hoặc lòng nhân hậu.

1. Dựa vào dàn ý đã lập ở trang 17 (Tiếng Việt 4, tập một), viết bài văn kể lại câu chuyện đã đọc, đã nghe.

Lưu ý:

– Em chọn cách viết nào để có đoạn mở bài hấp dẫn?

– Em nên kể chuyện thế nào cho sinh động?

• Kể câu chuyện bằng lời của mình.

• Có thể lược bớt các chi tiết không quan trọng, tập trung kể cụ thể sự việc chính, làm nổi bật lòng trung thực hoặc lòng nhân hậu của nhân vật.

• Có thể thêm vào sự việc chính lời nói, suy nghĩ, hành động... của nhân vật.

• Cũng có thể bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc của em về sự việc chính.

– Em viết đoạn kết bài thế nào để người đọc ấn tượng?

2. Đọc lại và chỉnh sửa bài viết của em.

Gợi ý:

1
NG
26 tháng 11 2023

1.

Một trong những vẻ đẹp về nhân cách của con người đó là vẻ đẹp của một trái tim nhân hậu. Và có lẽ, sống trong cuộc đời này, trái tim nhân hậu là điều cần thiết trong mỗi con người. Mình từng nghe một câu chuyện cảm động về trái tim nhân hậu của một cậu bé, hôm nay mình sẽ kể lại cho các bạn nghe câu chuyện đó.

Một cậu bé đang đi trên đường thì bất chợt ông lão ăn xin đến ngay trước mặt. Ông lão lọm khọm, đôi mắt đỏ giàn giụa nước, đôi môi xám xịt, quần áo tả tơi thảm hại. Tự nhiên, trong lòng cậu bé dấy lên một tình cảm xót thương vô hạn. Chao ôi! Cảnh nghèo đói đã gặm nát con người đau khổ kia thành xấu xí, kiệt sức.

Ông lão chìa bàn tay sưng húp, bẩn thỉu trước mặt cậu bé và rên rỉ cầu xin cứu giúp. Cậu bé lúng túng lục tìm hết túi nọ đến túi kia nhưng tiền không có, đồng hồ không có, thậm chí không có cả chiếc khăn tay. Trong khi đó, bàn tay kia vẫn chìa ra, chờ đợi.

Không biết làm cách nào, cậu bé đành nắm chặt lấy bàn tay run rẩy ấy và nghẹn ngào:

-  Ông đừng giận cháu, cháu không có gì để cho ông cả.

Người ăn xin nhìn cậu bé chằm chằm bằng đôi mắt giàn giụa nước; đôi môi tái nhợt nở nụ cười và tay ông xiết chặt bàn tay cậu bé, ông lão thì thào bằng giọng khản đặc:

-  Cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho ông nhiều lắm rồi đấy!

Cậu bé thấy sống mũi cay cay và chợt hiểu ra rằng mình cũng vừa nhận được một chút gì đó từ ông lão khốn khổ kia.

Mỗi câu chuyện đẹp qua đi đều để lại trong ta những bài học, những ý nghĩa sâu sắc. Và quả thực, tấm lòng nhân hậu của cậu bé đã thắp nên trong ta niềm tin về cuộc sống với vô vàn ý nghĩa, giá trị đẹp. Lòng nhân hậu vẫn sẽ sáng mãi khi chúng ta dùng yêu thương để lan tỏa yêu thương
2.

Em chủ động hoàn thành bài tập.  

NG
4 tháng 10 2023

Tình làng nghĩa xóm trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ được thể hiện qua chi tiết bà cụ hàng xóm đã sang thăm và cho gia đình nhà chị Dậu mấy bơ gạo để nấu cháo. Chi tiết này thể hiện tình làng nghĩa xóm vô cùng sâu sắc bởi trong hoàn cảnh đói kém là vậy. Mọi người lo cho thân mình còn khó khăn cùng cực. Vậy mà bà cụ sẵn sàng đem bơ gạo (khi ấy bơ gạo còn quý hơn vàng) cho nhà chị Dậu và khuyên chị bằng những lời lẽ hết sức chân tình: "Bảo anh ấy có chạy trốn đi đâu thì chạy chứ cứ nằm đây chốc nữa sai nha đến thúc sưu họ lại đánh cho thì khổ." Lời lẽ ấy và hành động ấy là nghĩa cử cao đẹp thể hiện tình làng nghĩa xóm và truyền thống đạo lí tự ngàn đời của người Việt Nam "Lá lành đùm lá rách".

NG
4 tháng 10 2023

Gợi ý 

     Được sự giúp đỡ của bà tiên, Tin-tin và Mi-tin đến thăm Vương quốc tương lai. Trước tiên hai bạn đến thăm Công xưởng xanh. Ở đây sản xuất các loại máy móc, thuốc men cho thế giới tương lai do các em bé sắp ra đời sáng chế. Tin-tin trông thấy một cái máy như đôi cánh xanh, cậu lấy làm thắc mắc thì được em bé thứ nhất cho biết em dùng máy đó để chế tạo một vật làm cho con người hạnh phúc. Mi-tin chỉ cảm nhận hạnh phúc khi ăn. Cái tính háu ăn làm cậu ta hỏi liền xem vật đó ăn có ngon không, có ồn ào không? Em bé thứ nhất mời hai bạn xem vật đó và cho biết nó không ồn ào gì cả. Tin-tin háo hức đòi xem nhưng chưa kịp xem thì em bé thứ hai chen vào. Em bé ấy muốn cho hai bạn xem sáng chế của mình: đó là ba mươi vị thuốc trường sinh đặt ở những cái lọ xanh. Đặc biệt là em bé thứ ba mang theo một thứ ánh sáng lạ thường chưa ai biết cả. Em bé thứ tư kéo tay Tin-tin khoe một thứ máy biết bay như một con chim. Liền lúc ấy, em bé thứ năm cho hai bạn xem một thứ máy biết dò tìm các kho báu còn giấu kín trên Mặt Trăng.