K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

NG
3 tháng 12 2023

Tranh minh họa nhắc em nhớ tới câu tục ngữ về sự đoàn kết:

      Một cây làm chẳng nên non,

   Ba cây chụm lại nên hòn núi cao

13 tháng 12 2017

"Nhớ nguồn" về nghĩa đen là phải nhớ đến công lao của những người đã khổ nhọc khơi nguồn nước, tìm nguồn nước và làm thuỷ lợi để người Việt xưa có nước sạch dùng. Nghĩa bóng của "nhớ nguồn" muốn người đọc phải biết tri ơn những người đã tạo ra những thứ mà hiện tại mình đang được hưởng.

Tóm lại, "uống nước nhớ nguồn" là câu tục ngữ ca ngợi đức tính sống có trước, có sau, luôn luôn biết ơn người đi trước. Trong dân gian cũng có câu ca dao sau với ý nghĩa tương tự:

"Cày đồng đang buổi ban trưa

Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày.

Ai ơi, bưng bát cơm đầy

Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần”

12 tháng 12 2017

Nhớ tick cho mình nha~

Uống nước nhớ nguồn được hiểu ngắn gọn là thừa hưởng thành quả mà người đi trước, thế hệ trước để lại.

30 tháng 11 2023

Tranh minh hoạ nhân vật Dế Mèn, nhân vật này đang hối hận và tiếc thương thay cái chết của Dế Choắt

16 tháng 10 2018

- Đường mòn ân nghĩa không mòn.
-Bền người hơn bền của.
- Ăn tám lạng trả nửa cân.
-Ăn quả phải vun cây.
- Ăn ở như bát nước đầy.
- Công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy.
- Ơn ai một chút chớ quên, oán ai một chút để bên dạ này.
-Nhờ phèn nước mới trong.
- Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
- Muốn ăn quả chín, nhớ ơn người trồng.
- Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng.
- Ăn nắm xôi dẻo, nhớ nẻo nhà hàng.
- Ăn bát cơm dẻo, nhớ nẻo đường đi.
- Uống nước nhớ nguồn.
- Uống nước, nhớ kẻ đào giếng.
- Sống tết, chết giỗ.
- Một ngày nên nghĩa, chuyến đò nên quen.
- Một chữ nên thầy, một ngày nên nghĩa.
- Uống nước chớ quên người đào mạch.
- Tiền là gạch, ngãi là vàng.
- Chanh chua chớ phụ, ngọt bòng chớ ham.

16 tháng 10 2018

mk nêu hơn cho bn tham khảo k mình nhé

22 tháng 11 2016

Bẻ đũa chẳng bẻ được cả nắm. - Cả bè hơn cây nứa. - Chết cả đống còn hơn sống một người. - Chung lưng đấu cật. - Khi đói cùng chung một dạ, khi chết cùng chung một lòng. - Lá lành đùm lá rách. - Miếng khi đói bằng gói khi no. - Rậm ngưới hơn rậm của. - Nhiều áo thì ấm, nhiều ngươi thì vui. - Đông tay hơn hay làm. - Khôn độc sao bằng ngốc đàn. - Trâu có đàn, bò có lũ. - Trống hết hơi, mõ chẳng còn cốc. - Anh em bốn bể một nhà. - Tứ hải giai huynh đệ. - Buôn có bạn, bán có phường. - Đi buôn có bạn, đi bán có phường. - Dựng nhà cần nhiều người, đánh giặc cần nhiều sức.

23 tháng 6 2016

         Một cây làm chẳng nên non

     Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.

8 tháng 11 2018

ech ngoi day gieng

cau 2 mink chua nghi ra

24 tháng 3 2020

Dân tộc Việt Nam ta là một dân tộc có lịch sử lâu đời, giàu truyền thống văn hóa và đạo lý tốt đẹp, đại diện cho truyền thống đó là kho tàng các câu ca dao, thành ngữ, tục ngữ về đạo lý làm người. Một trong những câu tục ngữ nói về đạo lý ơn nghĩa của nhân dân ta từ xưa đến nay luôn được lưu truyền đó là câu "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây".

Các câu tục ngữ của nhân dân ta thường mang đặc điểm ngắn gọn, xúc tích, dễ hiểu, sử dụng hình ảnh gần gũi, quen thuộc. Và trong câu "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" cũng vậy, hình ảnh "ăn quả", "trồng cây" rất giản dị và mộc mạc. Nghĩa đen của câu tục ngữ chính là nhắc nhở con người ta khi ăn quả phải nhớ đến kẻ đã có công trồng cây, không có kẻ trồng cây làm sao có cây, có quả mà ăn, ví dụ như ăn xoài nhớ kẻ đã trồng xoài cho ta ăn. Mở rộng ra, "quả" ở đây chính là thành quả, thành tựu, "ăn quả" chính là hưởng thụ thành quả ấy, khi đó ta phải nhớ đến công lao của những "kẻ trồng cây" - những người đã bỏ ra công sức, mồ hôi nước mắt thậm chí cả xương máu để có được thành quả đó. Đó chính là đạo lý ơn nghĩa tốt đẹp, phải ghi nhớ và biết ơn những người đã giúp đỡ ta trong lúc khó khăn, người mang lại cho ta những điều quý giá trong cuộc sống.

Câu tục ngữ nhắc nhở con người chúng ta sống phải đề cao ơn nghĩa, phải biết đến cội nguồn, nguồn gốc của mình. Ai cũng có cha có mẹ, nhờ có cha mẹ sinh ta ra mà mới có ta trên cuộc đời, không có cha mẹ mãi mãi không có sự tồn tại của ta. Sống làm người mà không biết đến ơn nghĩa mẹ cha thì thực không đáng sống! Thời xưa, ông cha ta đã luôn coi trọng, gìn giữ và bảo vệ truyền thống này qua các nghi lễ, tập tục thờ cúng, ví dụ như tục thờ cúng ông bà tổ tiên, cha mẹ đã mất, điển hình như truyền thống giỗ Tổ Hùng Vương vào ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch hàng năm để nhớ về công lao dựng nước của các vua Hùng. Bên cạnh đó còn có các nghi lễ cúng cảm tạ thần linh, tạ ơn trời đất một năm mưa thuận gió hòa cho người dân một vụ mùa bội thu...

Ngày nay, truyền thống "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" đã ngày càng được phát huy trên nhiều phương diện và mọi mặt đời sống, ví dụ như chúng ta có các ngày lễ kỷ niệm như: ngày Nhà giáo Việt Nam 20 tháng 11 để nhớ về công ơn giáo dục của các thầy cô, ngày Thương binh liệt sĩ 27 tháng 7 để nhớ về những người anh hùng chiến đấu hi sinh mang lại nền độc lập cho dân tộc... Gắn liền với các ngày nghỉ lễ là những hoạt động đền ơn đáp nghĩa được diễn ra, như tổ chức đi thăm hỏi thầy cô, thăm hỏi và trao quà cho bà mẹ Việt Nam anh hùng, gia đình có liệt sĩ, thương binh.

Như vậy, câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" đã không chỉ nhắc nhở chúng ta về một truyền thống tốt đẹp của dân tộc mà còn là bài học làm người, bài học về sự biết ơn, nhắc nhở mỗi con người đều phải ghi nhớ, rèn luyện lòng biết ơn của mình. Bởi biết ơn chính là một trong những tiêu chí đầu tiên trong thước đo đánh giá phẩm chất và đạo đức con người.

24 tháng 3 2020

 Lòng biết ơn đối với người khác từ xưa đẽn nav vốn là truyền thống của dân tộc ta. Ông cha ta luôn nhắc nhở, dạy bảo con cháu phải sống ân nghĩa thủy chung, đã nhận ơn của ai thì không bao giờ quên. Truvền thống đạo đức đó được thể hiện rõ nét qua câu tục ngữ “Ăn quá nhớ kẻ trồng cây”. Có lòng biết ơn, sổng ân nghĩa thủy chung là đạo lí làm người, đó cũng là bổn phận, là nhiệm vụ của chúng ta đối với đời. Tuy nhiên, lòng biết ơn không phải là lời nói suông mà phái thể hiện bằng hành động cụ thể. Nhà nưức ta đã có những phong trào đền ơn đáp nghĩa, xây dựng những ngôi nhà tình nghĩa cho các bà mẹ anh hùng, các gia đình thương binh liệt sĩ. Việc đền ơn đáp nghĩa này đã trở thành phong trào, là chính sách lan rộng ưên cả nước. Đây không chỉ là sự đền đáp công ơn đơn thuần mà nó trở thành bài học giáo dục thiết thực về đạo lí làm người của chúng ta. Cho nên mỗi người ai ai cũng cần phải có ý thức bảo vệ và phát huy những thành

Tham khảo nha bn

Học tốt

10 tháng 8 2016

-  Anh em như thể tay chân

Rách lành đùm bọc,dở hay đỡ đần.

- Con người có tổ, có tông

Như cây có cội, như sông có nguồn.

- Đi khắp thế gian, không ai tốt bằng mẹ

Gánh nặng cuộc đời, không ai khổ bằng cha.

Nước biển mênh mông không đong đầy tình mẹ

Mây trời lồng lộng không phủ kín công cha

- Chỗ ướt mẹ nằm , chỗ ráo con lăn .

-Mẹ còn là cả trời hoa
Cha còn là cả một tòa kim cương.

10 tháng 8 2016

- Ân cha nặng lắm cha ơi
Nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang.

- Chị em một ruột cắt ra
Chị không em có cũng là như không.

- Anh em nào phải người xa
Cùng chung bác mẹ một nhà cùng thân
Yêu nhau như thể tay chân
Anh em hoà thuận hai thân vui vầy.

- Vợ chồng là ruột là rà 
Anh em có cửa có nhà anh em
Sao cho trong ấm ngoài êm
Như thuyền có bến như chim có bầy.

- Ngó lên nuộc lạt mái nhà
Bao nhiêu nuộc lạt thương bà bấy nhiêu.