K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 4 2021

* Tình hình kinh tế nông nghiệp VN thế kỉ XVI-XVIII
  - Từ cuối thế kỉ XV đến nửa đầu thế kỉ XVII, nông nghiệp sa sút, mất mùa đói kém liên miên, bị chiến tranh tàn phá
  - Từ nửa sau thế kỉ XVII, tình hình chính trị ổn định, nông nghiệp ở Đàng Trong và Đàng Ngoài phát triển:
   + Ruộng đất ở cả 2 đàng mở rộng, đặc biệt là ở Đàng Trong.

   + Thủy lợi đc củng cố

   + Giống cây trồng ngày càng phong phú

   + Kinh nghiệm sản xuất đc đúc kết
* Nguyên nhân dẫn đến nông nghiệp Đàng Ngoài ko phát triển:

  - Do những cuộc xung đột giữa các tập đoàn phong kiến -> làm cho sản xuất nông nghiệp bị phá hoại nghiêm trọng

  - Chính quyền Lê - Trịnh ít quan tâm đến thủy lợi và tổ chức khai khoáng

  => Ruộng đất bỏ hoang, mất mùa đói kém xảy ra dồn dập, nghiêm trọng nhất là vùng Sơn Nam và vùng Thanh - Nghệ nông dân phải bỏ làng phiêu bạt

 => Nông nghiệp kém phát triển

Chúc bạn học tốt ^^


 

10 tháng 12 2021

Câu 1 "Qua đó" là qua việc gì đây bn?

18 tháng 10 2016

1. ý nghĩa

- Góp phần thúc đẩy thương nghiệp phát triển phát triển, đem lại nguồn lợi khổng lồ cho giai cấp tư sản châu Âu

2. Tác động

-  Mở ra các thị trường mới, các con đường thương mại và tuyến giao lưu hàng hoá mới, đưa đến hiếu biết về các châu lục, các đại dương... và giúp người châu Âu bước vào thời kì phát triển kinh tế trọng thương.

-  Góp phần thúc đẩy sự khủng hoảng và tan rã của chế độ phong kiến châu Âu.

-  Đưa lại hệ quả tiêu cực : chủ nghĩa thực dân, nạn buôn bán nô lệ da đen.

3. 

Cam pu chia:

-      Tộc người Khơ me (thuộc nhóm Môn c ),sống ở phía bắc Cam- pu -chia, giỏi săn bắn, đào ao, đắp hồ trữ nước,  biết khắc chữ Phạn  ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ.

-       VI  đến  VIII   lập nước Chân Lạp.

-       Thế kỷ IX  đến  XV  là thời kỳ phát triển của  vương quốc Cam pu chia (Ăng co huy hoàng):

+         Nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp, thủ công nghiệp  phát triển.

+      Mở rộng lãnh thổ về phía đông: tiến đánh Cham pa, trung và  hạ lưu  sông Mê nam (Thái Lan), trung lưu sông Mê Công (Lào), tiến đến bắc bán đảo Mã Lai

+         Kinh đô Ăng co với đền tháp đồ xộ như Angcovát, AngcoThom.

-       Cuối thế kỷ XIII  suy yếu, sau 5 lần bị người Thái xâm, năm 1432 người Khơ me bỏ kinh đô Ang co, lui về phía  cư trú nam Biển Hồ (Phnôm Pênh).

-       Năm 1863  bị Pháp xâm lược.

Lào:

- Từ thế kỉ XIV, các bộ tộc Lào Thowng và Lào Lùm thống nhất thành 1 nước riêng gọi là Lạng Xạng (Triệu Voi)

- Nước Triệu Voi đã đạt được sự thịnh vượng trong các thế kỉ XV-XVII

- Thế kỉ XVIII, Lạng Xạng suy yếu, bị Vương quốc Xiêm xâm chiếm

- Cuối thế kỉ XVIII, bị tực dân Pháp đô hộ

4.

- Nguyên nhân: Sự thống trị tư tưởng giáo lí của chế độ phong kiến là lực cản đối với giai cấp tư sản

5.

Lu thơ:

- Lên án những hành vi tham lam của giáo hoàng, đòi bãi bỏ những thủ tục, nghi lễ phiền toái

can Vanh

- Chịu ảnh hưởng những cải cách của Lu thơ, hình thành một giáo phái mới gọi là đạo tin lành

7. Nguyên nhân

Nhưng từ cuối thế kỉ XI, do hàng thủ công sản xuất ra ngày càng nhiều, một số thợ thủ công đã đưa hàng hoá của mình đến những nơi có đông người qua lại để bán và lập xưởng sản xuất. Từ đó họ lập ra các thị trấn, sau ưở thành các thành phố lớn, gọi là các thành thị trung đại.
Như thế, trong thành thị, cư dân chủ yếu là những thợ thủ công và thương nhân. Họ lập ra các phường hội, thương hội để cùng nhau sản xuất và buôn bán. Hằng năm, họ còn tổ chức những hội chợ lớn để triển lãm, trao đổi và buôn bán sản phẩm. Do vậy, sự ra đời của thành thị trung đại có một vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của xã hội phong kiến ở châu Âu.

18 tháng 10 2016

cảm  ơn bạn nhiều lắm !

 

3 tháng 10 2016

1.   Nhà thiên văn học Conpenic đã chứng minh : mặt trời là trung tâm của vũ trụ , tái đất quay quanh mặt trời

2. 

1/ Phong trào Vh Phục Hưng là phong trào Vh hoàn toàn mới dựa trên nền tảng KT-XH mới và được chỉ đạo bởi một hệ tư tưởng mới, thực chất đây là cuộc cm văn hóa tư tưởng mang tính chất TS mới ra đời, nhằm chống lại quan điểm lỗi thời, ràng buộc tư tưởng tình cảm của con người, kìm hãm sự phát triển của XH, của chế độ phong kiến, giáo hội thiên chúa.

2/ Điểm tiến bộ của phong trào Vh Phục Hưng.

a/ Phong trào thể hiện nội dung chống giáo hội thiên chúa và chống phong kiến, mang tính chất phản phong khá rõ nét:

– Lê án đã kích châm biếm sự tàn bạo dốt nát dã nhân, dã nghĩa của các giáo sĩ cũng như quý tộc phong kiến.

– Chống lại quan điểm của giáo hội chỉ chú trọng đến thần linh thế giới bên kia, xem nhẹ con người đề xướng CN khổ hạnh, bóp chết tình cảm kìm hãm ý chí con người.

– Chống lại những quan điểm phản khoa học và CN duy tâm của giáo hội và của cả các nhà KH đương thời được giáo hội ủng hộ, về vũ trụ của triết học.

       Dựa trên những thành tựu KH tự nhiên qua đó làm lung lay quyền uy tư tưởng và lý luận của giáo hội triết học kinh viện được.

b/ Phong trào thể hiện ở quan điểm nhận thức g/c vô sản với tự nhiên đề cao giá trị con người và quyền tự do cá nhân, chủ trương con người phải được giáo dục toàn diện, phải được sống thoải mái và được tận hưởng mọi cuộc vui ở đời.

c/ Thể hiện trong việc g/c TS đề cao tinh thần dân tộc tình yêu đối với tổ quốc và tiếng nói đất nước mình góp phần hình thành dân tộc tư sản ở Tây Âu.

       Nhìn chung vẫn chưa triệt để chống giáo hội và chế độ phong kiến.

d/ Đề cao giá trị con người nhưng ủng hộ sự bóc lột sự làm giàu. Con người mà VH phục Hưng đề cao trước hết là con người tư sản chứ chưa phải là mọi người lao động.

3. Nhà Đường tiếp tục tăng cường bộ máy cai trị, Hoàng đế có uy quyền vô biên. Cùng với việc củng cố bộ máy triều đình, các hoàng đế nhà Đường đã thi hành hai việc đáng chú ý: một là cử người thân tín cai quản các địa phương, đặc biệt là cử những người thân tộc và các công thần giữ chức Tiết độ sứ, cai trị các vùng biên cương (đây là chức quan chỉ huy, cai quản cả dân sự và quân sự); hai là đặt các khoa thi để tuyển chọn người làm quan. Không phải chỉ có dòng dõi quý tộc, mà con em địa chủ, nếu học giỏi có tài, thi đỗ cũng có thể ra làm quan, được phong tước vị. Như thế, chế độ phong kiến đã tạo điều kiện cho các tầng lớp phong kiến được tham gia bộ máy cai trị từ trung ương đến địa phương. Chính quyền phong kiến đến thời Đường đã được tăng cường nhằm nâng cao quyền lực tuyệt đối của Hoàng đế. 
Dưới thời Đường, kinh tế phát triển tương đối toàn diện. Nhà Đường thực hiện việc lấy đất công và ruộng bỏ hoang đem chia cho nông dân, được gọi là chế độ quân điền. 

Nội dung chính của chế độ quân điền là: 
- Nhà nước đem ruộng đất do mình trực tiếp quản lý chia cho nông dân cày cấy. 
- Các quan lại, tuỳ theo chức vụ cao thấp, được cấp ruộng đất làm bổng lộc 
- Ruộng trồng lúa, người làm thuê đến 60 tuổi phải trả lại cho nhà nước; ruộng trồng dâu được cha truyền con nối. 

Khi nhận ruộng, nông dân phải thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước theo chế độ tô, dung, điệu (tô: thuế ruộng - bằng lúa; dung: thuế thân – bằng lao dịch; điệu: thuế hộ khẩu - bằng vải lụa). 

Ruộng tư nhân cũng phát triển. Do việc ban cấp ruộng đất cho các cận thần nên nhiều người tập trung trong tay rất nhiều ruộng đất. Có người được mệnh danh là “ông nhiều ruộng” (Lư Tùng Nguyên), “kẻ nghiện đất” (Lý Bành Niên)… 
Thời Đường đã sản xuất được lụa in hoa và thêu kim tuyến, đã xuất hiện các trung tâm dệt nổi tiếng như Hàng Châu. Nghề làm đồ gốm sứ xuất hiện từ thời Hán, đến thời Đường đồ sứ đã đạt tới trình độ cao, có loại sứ xanh như ngọc bích

 
26 tháng 4 2021

Các bạn nhanh giúp mình tại mình đang cần gấp, tks!

26 tháng 4 2021

1 – Nguồn gốc chung của anh em Tây Sơn

Năm 1655, lần đầu tiên và cũng là lần duy nhất trong cuộc Trịnh – Nguyễn phân tranh, chúa Nguyễn đã chủ dộng cho quân vượt biên giới sông Gianh, tấn công vào lãnh địa của chúa Trịnh. Quân Nguyễn đã chiếm được một vùng đất rộng lớn, gồm từ Nghệ An trở vào Nam, nhưng sau gần 5 năm, xét thấy không thể giữ được, chúa Nguyễn lại cho rút quân về. Cùng với cuộc rút lui này, chúa Nguyễn đã cưỡng ép rất nhiều dân cư Đàng Ngoài di cư vào Đàng Trong.

Tổ tiên của anh em Tây Sơn vốn người họ Hồ ở Hưng Nguyên (Nghệ An) là một trong những nạn nhân của cuộc cưỡng ép di cư. Nay ở xã Hưng Thái, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An, vẫn còn một khu đất bằng phẳng, tương truyền đó chính là khu mộ tổ của anh em Tây Sơn.

Vào Nam, tổ tiên của anh em Tây Sơn bị đưa về khu vực phía trên đèo An Khê. Sau một thời gian khai hoang, họ đã góp phần tạo ra ấp Tây Sơn, gồm có ấp Nhất, và ấp Nhì (hai đều thuộc huyện An Khê).

Vào khoảng giữa thế kỉ XVIII, một người của họ Hồ là Hồ Phi Phúc đã di cư về quê vợ của ông là thôn Phú Lạc, ấp Kiên Thành (nay thuộc xã Bình Thành, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định). Khu Gò Lăng ở xã này, tương truyền, chính là nền nhà cũ của Hồ Phi Phúc. Sau một thời gian cư ngụ tại quê vợ, Hồ Phi Phúc lại chuyển đến ở thôn Kiên Mĩ (một địa điểm cách thôn Phú Lạc không xa).

Từ lúc phải rời đất tổ là Nghệ An để vào Nam cho đến khi ba anh em Tây Sơn chào đời, họ Hồ đã trải bốn thế hệ khác nhau. Họ đã sống ở bốn địa điểm khác nhau là Hưng Nguyên, Tây Sơn, Phú Lạc và Kiên Mĩ. Đến đời thứ tư, không rõ vì sao anh em Tây Sơn lại lấy theo họ mẹ là họ Nguyễn.

Anh em Tây Sơn có nguồn gốc nông dân, nhưng là nông dân khá giả và có được học hành cả văn chương lẫn võ nghệ.

2 – Thế thứ chính quyền Nguyễn Nhạc Pháp – Nguyễn Nhạc (? – 1793)

- Nguyễn Nhạc là tên thật. Ngoài ra, ông còn có hai tên gọi khác, là ông Hai Trầu. (vì có một thời ông làm nghề buôn trầu) và ông Biện Nhạc (vì có một thời ông làm biện lại là chức dịch của một sở tuần ti, tương tự như nhân viên thu thuế).
- Con trưởng của ông Hồ Phi Phúc và bà Nguyễn Thị Đồng.
- Nguyễn Nhạc sinh năm nào không rõ, chỉ biết ông lớn hơn em là Nguyễn Huệ khoảng mười tuổi. Có người phỏng đoán ông sinh năm 1743.
- Năm 1771, ông là người khởi xướng và lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Tây Sơn.
- Năm 1773, ông xưng là Tây Sơn Đệ Nhất trại chủ.
- Tháng 3 năm 1776, xưng là Tây Sơn Vương, đóng đô ở thành Đồ Bàn (ngày nay thuộc tỉnh Binh Đinh).
- Năm 1778, lên ngôi hoàng đế, dặt niên hiệu là Thái Đức, từ đó, đổi gọi thành Đồ Bàn là thành Hoàng Đế.
- Năm 1786, xưng là Trung ương hoàng đế và dời đô về Quy Nhơn.
- Mất năm 1793 vì bệnh.

b – Nguyễn Bảo
- Con của Nguyễn Nhạc, sinh và mất năm nào không rõ.
- Nối ngôi cha năm 1793.
- Sau, Quang Toản (con của Quang Trung) đánh chiếm hết đất, chỉ phong cho Nguyễn Bảo là Hiếu Công, cho thu thuế huyện Phù Li làm lương ăn.

3 – Thế thứ chính quyền Nguyễn Huệ
a – Nguyễn Huệ (1753 – 1792)

- Con thứ ba của ông Hồ Phi Phúc và bà Nguyễn Thị Đồng. Nguyễn Huệ còn có tên gọi khác là Nguyễn Văn Thơm và Nguyễn Văn Bình. Đương thời, dân địa phương thường gọi là ông Ba Thơm.
- Sinh năm 1753.
- Năm 1771, tham gia khởi xướng và là một trong những lãnh tụ của phong trào Tây Sơn.
- Tháng 3 năm 1776, khi Nguyễn Nhạc xưng là Tây Sơn Vương, ông được phong làm Phụ chính.
- Năm 1778, được phong làm Long nhương tướng quân.
- Cuối năm 1784, đầu năm 1785, ông là tổng chỉ huy quân đội Tây Sơn, đánh trận quyết định với quân Xiêm La xâm lược do Nguyễn Ánh rước về và đã thắng vang dội ở Rạch Gầm – Xoài Mút.
- Năm 1786, khi Nguyễn Nhạc xưng là Trung ương hoàng đế, ông được phong làm Bắc bình vương, cai quản vùng đất từ Bến Ván (Quảng Nam) ra bắc.
- Ngày 25-11 năm Mậu Thân (1788) tức ngày 22-12-1788, khi Lê Chiêu Thống rước quân xâm lược Mãn Thanh về giày xéo đất nước, để quy tụ lực lượng vào sự nghiệp chống xâm lăng, Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế, đặt niên hiệu là Quang Trung.
- Xuân Kỉ Dậu (1789), đại phá quân Mãn Thanh trong trận Ngọc Hồi – Đống Đa lịch sử.
- Từ năm 1787, khi cai quản luôn toàn bộ đất đai Bắc Hà, Nguyễn Huệ đã có ý định xây dựng kinh đô ở Nghệ An, gọi đó là Phượng Hoàng Trung Đô.
- Mất ngày 16 tháng 9 năm 1792, thọ 39 tuổi.
- Con thứ của Quang Trung, mẹ người họ Phạm (mất trước Quang Trung, khi sống được Quang Trung phong là Chánh cung hoàng hậu, khi mất được Quang Trung truy tặng là Nhân Cung Đoan Tĩnh Trinh Thục Nhu Thuần Vũ, Chánh hoàng hậu).
- Sinh năm Quý Mão (1783), lúc nhỏ có tên là Trác, do vậy cũng có tên khác lúc nhỏ là ông hoàng Trác.
- Nối ngôi từ tháng 9 năm 1792, ở ngôi 10 năm, sau bị Gia Long bắt và giết vào ngày 7 tháng 10 năm Nhâm Tuất (1802).

4 – Chính quyền Nguyễn Lữ (? – 1787)
- Nguyền Lữ là con thứ tư của ông Hồ Phi Phúc và bà Nguyễn Thị Đồng, không rõ sinh năm nào. Trước khi tham gia phát động và lãnh đạo khởi nghĩa Tây Sơn, ông còn có tên gọi khác là thầy Tư Lữ.
- Tháng 3 năm 1776, khi Nguyễn Nhạc xưng là Tây Sơn Vương, ông được phong làm Thiếu phó.
- Năm 1778. ông được phong làm Tiết chế.
- Năm 1786, khi Nguyễn Nhạc xưng là Trung ương hoàng đế, ông được phong làm Đông định vương, cai quản vùng đất Gia Định (Nam Bộ ngày nay) .
- Năm 1787, ông mất vì bệnh ở Quy Nhơn.
Chúc hok tốt

20 tháng 12 2016

lịch sử nha

 

5 tháng 12 2016

sách nào vậy bạn?

5 tháng 12 2016

Sách lịch sử lớp 7 á bạn !!^_^

25 tháng 10 2016

Đất nước được hoà bình động lập. Nhà nước quan tâm phát triển sản xuất:Vua tự cày tịch đền về tế thần nông, chú trọng khai hoang ruộng đất,đào kênh mương, làm thuỷ lợi chia ruộng đất công cho nông dân cày cấy và nộp thuế, tao thuận lợi cho thủ công nghiệp và thương nghiệp phát triển.Nhân dân cần cù chăm chỉ, mùa màng bội thu.

Chúc bạn học tốt banhqua

25 tháng 10 2016

-Ruộng đất: ruộng công của làng được chia đều cho nông dân cày cấy nộp thuế cho Vua.

-Chính sách khuyến nông: lễ cày tịch điền, khuyến khích khai hoang, đào kênh mương, đắp đê, cấm giết mổ trâu .

Nông nghiệp phát triển.
28 tháng 12 2020

Những đóng góp của Trần Quốc Tuấn trong ba lần kháng chiến chống quân Mông - Nguyên :

- Trần Quốc Tuấn là một anh hùng dân tộc, một nhà lý luận quân sự tài giỏi, ông là tác giả của bộ binh thư nổi tiếng : "Binh thư yếu lược, Vạn Kiếp tổng bí truyền thư"

- Trong cuộc kháng chiến lần thứ hai chống quân xâm lược Mông - Nguyen (1285), ông được vua Trần giao cho trọng trách Quốc công tiết chế, chỉ huy cuộc kháng chiến, soạn "Hịch tướng sĩ" để động viên tinh thần chiến đấu của quân đội.

- Tinh thần yêu nước, ý chí quyết tâm, kiên cường của ông được thể hiện qua câu trả lời với vua Trần : "Nếu bệ hạ (vua) muốn hàng thì trước hãy chém đầu thần rồi hẵng hàng"

- Khi quân địch ở Thăng Long gặp khó khăn, lâm vào thế bị động, Trần Quốc Tuấn đã quyết định mở cuộc phản công và tiến hành trận mai phục trên sông Bạch Đằng, tạo nên chiến thắng quyết định số phận quân xâm lược.