K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 11 2021

Đều nằm trong sgk hết bạn nhé!

Câu 1 là bài TQ

Câu 2 là bài LX và các nước Đông Âu từ năm 1945 - giữa những năm 70 của thế kỉ XX.

13 tháng 10 2021

Gì vậy Sương :))

17 tháng 11 2016

Tiến trình cách mạng

a) Giai đoạn 1 (1642 - 1648)
Năm 1640, Quốc hội (được thành lập từ thế kỉ XIII) - gồm phần lớn là quý tộc mới, được triệu tập. Các đại biểu đã tố cáo chính sách cai trị độc đoán của vua Sác-lơ I và đề ra một số yêu cầu : vua không được tự tiện đặt thuế mới, không được bắt người mà không đưa ra tòa án xét xử.
Nhân dân ủng hộ Quốc hội, lên án nhà vua. Sác-lơ I chạy lên phía bắc Luân Đôn, chuẩn bị lực lượng chống lại Quốc hội và nhân dân.
Tháng 8 - 1642, cuộc nội chiến bùng nổ. Quân đội của Quốc hội, do Ô-li-vơ Crôm-oen (1599 - 1658) chỉ huy. đánh bại quân đội nhà vua. Giai đoạn 1 của cuộc nội chiến chấm dứt vào năm 1648.

b) Giai đoạn 2 (1649 - 1688)
Trước sức ép của quân đội và nhân dân, Crôm-oen đưa vua ra xét xử.
Ngày 30 - 1 - 1649. Sác-lơ I bị xử tử trước sự chứng kiến của đông đảo quần chúng. Nước Anh trở thành nước cộng hòa. Mọi quyền hành thuộc về quý tộc mới và tư sản. Nông dân, binh lính không được hưởng một chút quyền lợi gì. Vì vậy, họ tiếp tục nổi dậy đấu tranh. Crôm- oen thiết lập chế độ đôc tài quân sự.

Sự bất mãn của quần chúng ngày càng tăng. Vì vậy, quý tộc mới và tư sản khôi phục lại chế độ quân chủ nhưng vẫn giữ những thành quả của cách mạng. Tháng 12-1688, Quốc hội tiến hành một cuộc đảo chính, phế truất vua Giêm II)lên làm vua. Chế độ quân chủ lập hiến ra đời. Nhà vua không nắm thực quyền, mọi quyền lực quốc gia thuộc về tư sản và quý tộc mới

Ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tư sản Anh thế kl XVII
Cuộc Cách mạng tư sản Anh đã thành công, chủ yếu vì được quần chúng ủng hộ và tham gia đấu tranh. Cách mạng mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh mẽ hơn. đem lại thắng lợi cho giai cấp tư sản và quý tộc mới. Nhưng quyền lợi của nhân dân lao động lại không được đáp ứng.
Về ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII, Các Mác viết "thắng lợi của giai cấp tư sản có nghĩa là thắng lợi của chế độ xã hội mở thắng lợi của chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa đối với chế độ phong kiến".



 

3 tháng 12 2016

thank

 

10 tháng 3 2022

thi ?

12 tháng 10 2017

* Thành tựu:

a. Công cuộc khôi phục kinh tế ( 1945- 1950)

- Hậu quả của chiến tranh rất nặng nề ( khoảng 27 triệu người chết, gần 2000 tp bị phá hủy)

- LX hoàn thành kế hoạch 5 năm khôi phục kinh tế (1946-1950) trong 4 năm 3 tháng, trước thời hạn 9 tháng.

- Năm 1950, sản lượng CN tăng 73%, sản lượng nông nghiệp đạt mức trước chiến tranh.

- Năm 1949 Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử, phá vỡ thế độc quyền vũ khí hạt nhân của Mĩ.

b. LX xây dựng CNXH từ 1950 đến nửa đầu những năm 70.

+ Công nghiệp: LX trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới sau Mĩ, đi đầu trong công nghiệp vũ trụ, công nghiệp điện hạt nhân và đã chiếm lĩnh nhiều đỉnh cao trong nhiều lĩnh vực KH-KT

+ Nông nghiệp: Sản lượng nông phẩm tăng trung bình 16% .

+ Khoa học – Kĩ thuật:

- 1957 LX là nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo .

- 1961 LX đã phóng con tàu vũ trụ đưa nhà du hành Gagarin bay vòng quanh Trái đất, mở đầu kỷ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người.

+chính trị: ổn định

+Xã hội có nhiều biến đổi: Công nhân chiếm 55% lao động cả nước, 3/4 dân số có trình độ trung học và đại học.

c. Chính sách đối ngoại :

- Thực hiện chích sách bảo vệ hòa bình thế giới.

- Ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc và giúp đỡ các nước XHCN

12 tháng 10 2017

Câu 1:

* Hoàn cảnh: - Liên Xô xây dựng cơ sở vật chất của CNXH trong hoàn cảnh các nước đế quốc luôn có âm mưu và hành động bao vây chống phá Liên Xô cả kinh tế lẫn chính trị.

- Liên Xô phải trả chi phí cho quốc phòng, an ninh để bảo vệ cho thành quả của công cuộc xây dựng CNXH. Tuy nhiên, trong thời kì này, phong trào giải phóng dân tộc phông trào giải phóng dân tộc trên thế giới phát triển mãnh mẽ, đây cũng là yếu tố quan trọng để giúp đỡ nhân dân Liên Xô tiến hành xây dựng cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội thuận lợi.

* Thành tựu:

+ Công nghiệp: - trong hai thập niên 50-60 của thế kỉ XX, công nghiệp của Liên Xô tang bình quân 9,6%. Đến đầu những năm 70, Liên Xô trở thành nước công nghiệp đứng thứ hai thế giới (sau Mĩ), chiếm 20% sản lượng công nghiệp thế giới.

- Năm 1970, điện lực của Liên Xô đạt 740kW (gấp 352 lân năm 1913, bằng tổng điện lực của 4 nước: Anh, pháp, Tây Đức, Italia cộng lại)

- Năm 1971, thép đạt 121 triệu tấn (vượt Mĩ)

- Dầu mỏ đạt 353 triệu tấn

- Than đạt 642 triệu tấn.

+ Nông nghiệp: Năm 1970, sản lượng nông nghiệp đạt 186 triệu tấn, năng suất trung bình 15.6 tạ/ha.

+ Về khoa học kĩ thuật: - Năm 1957, Liên xô là nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo lên khoảng không vũ trụ, mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người.

- Năm 1961, Liên xô đã đưa con tàu "Phương Đông" chở nhà du hành vũ trụ Ga-ga-lin bay vòng quanh trái đất, dẫn đầu thế giới về những chuyến bay dài ngày trong vũ trụ.

+ Về đối ngoại: - Liên xô thực hiệu chính sách đối ngoại hòa bình, quan hệ hữu nghị với tất cả các nước. Liên Xô trở thành trụ cột của phong trào cách mạng và hòa bình thế giới.

- Ủng hộ các phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới...

* Bài học:: Muốn xây dựng một đất nước phát triển, trước hết phải có sự thống nhất về tư tưởng, chính trị và xã hội; nhân dân của đatrs nước phải tự cường, tự lục, lao động quên mình.

27 tháng 10 2021

: Nguyên nhân nào quan trọng nhất giúp nhân dân các nước Đông Âu giành độc lập trong CTTGII ?

A. Được sự giúp đỡ của Đồng minh.

B. Được sự giúp đỡ của Mỹ.

C. Được sự giúp đỡ của Tây Âu.

D. Được sự giúp đỡ của Liên Xô.

8 tháng 10 2023

Trước đây, Việt Nam và Trung Quốc là hai đất nước có nền văn hóa, lịch sử và truyền thống tương đồng, thường xuyên tiếp xúc, giao lưu, thương mại và kết hôn qua các triều đại. Tuy nhiên, sự đổi thay của lực lượng chính trị, kinh tế và quân sự trong khu vực đã dẫn đến nhiều khác biệt và mâu thuẫn giữa hai nước. Trong lịch sử gần đây, quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc đã có nhiều biến động. Trung Quốc đã tấn công biên giới Việt Nam vào năm 1979 và còn có những tranh chấp lãnh thổ và tài nguyên ở Biển Đông giữa hai quốc gia. Tuy nhiên, sau đó hai nước đã tìm đường thoả hiệp và tăng cường quan hệ kinh tế hơn, đặc biệt sau khi ký kết Hiệp định Thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc vào năm 2010.
Hiện nay, quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc vẫn còn nhiều thách thức và tranh cãi. Việt Nam đang phải đối mặt với tình trạng Trung Quốc chiếm đóng các vùng biển và đảo ở Biển Đông, đồng thời cả hai bên còn có những định kiến và mâu thuẫn về chính trị và văn hóa. Tuy nhiên, hai bên đều cần nhau về mặt kinh tế và thương mại, và hiện đang cố gắng giải quyết các mâu thuẫn và tăng cường hợp tác để ổn định quan hệ trong tương lai.