K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 4 2021

Sau khi mất, nhiều giai thoại về Phan Đình Phùng được lưu truyền trong dân gian. Năm 1936, khi Mặt trận Bình dân lên nắm quyền ở Pháp đã nới lỏng quyền tự do báo chí ở thuộc địa Đông Dương, nhà báo Đào Trinh Nhất đã sưu tầm và viết thành nhiều bài báo truyền kỳ về Phan Đình Phùng, về sau được tập hợp trong tác phẩm "Phan Đình Phùng, một vị anh hùng có quan hệ đến lịch sử hiện thời". Tuy nhiên, theo các nhà nghiên cứu, nhiều giai thoại trong tác phẩm này là hư cấu hoặc không thể xác định được tính chân thực. Mặc dù vậy, các giai thoại này vẫn lưu truyền và phổ biến trong nhiều tài liệu cho đến tận ngày nay.

26 tháng 2 2022

tk

câu 1:

 Hiệp ước Nhâm Tuất (5/6/1862)

- Hiệp ước Giáp Tuất (15/3/1874)

- Hiệp ước Hácmăng (Qúy Mùi) (25/8/1883)

- Hiệp ước Patơnôt (6/6/1884)

=> thái độ nhu nhược , bán nước hại dân chỉ lo cho bản thân mình 

câu 2:

Cuộc kháng chiến ở Bắc Kì lần thứ nhất có những điểm đáng chú ý:

- Về lãnh đạo: triều đình phong kiến, đại diện là Nguyễn Tri Phương.

- Về lực lượng tham gia: toàn thể quần chúng nhân dân Bắc Kì.

 

- Về quy mô: phong trào diễn ra mạnh mẽ, rộng khắp, giành được thắng lợi lớn (trận Cầu Giấy), nhưng diễn ra còn phân tán, thiếu thống nhất.

- Về tính chất: Cuộc kháng chiến mang tính dân tộc, thuộc phạm trù phong kiến. 

⟹ Nhận xét:

- Triều đình, đại diện là Nguyễn Tri Phương đã kiên quyết chống giặc. Sau đó, triều đình chuyển sang thương thuyết với giặc, không quyết tâm kháng Pháp (mặc dù vẫn còn một số quan quân triều đình kiên quyết chỉ huy nhân dân chống Pháp như Nguyễn Tri Phương, Hoàng Tá Viêm, Trương Quang Đản,…).

- Ban đầu là giai đoạn kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của triều đình. Sau chuyển sang giai đoạn mới: nhân dân vừa chống Pháp vừa chống triều đình phong kiến đầu hàng.


 

26 tháng 2 2022

hoàn cảnh dẫn đến phong trào Cần vương . Vì sao nói cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào cần vương ?

 

Câu 1: Trình bày nguyên nhân thực dân Pháp xâm lược nước ta ? Tóm tắt diễn biến chính Chiến sự ở Đà Nẵng 1858 và Chiến sự ở Gia Định 1859 ? Câu 2:Tóm tắt cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta từ năm 1858 đến 1873 ?Câu 3: Trình bày âm mưu của Pháp và quá trình Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất 1873?Câu 4: Trình bày quá trình kháng chiến chống Pháp ở Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Kì (1873 - 1874) ?Câu...
Đọc tiếp

Câu 1: Trình bày nguyên nhân thực dân Pháp xâm lược nước ta ? Tóm tắt diễn biến chính Chiến sự ở Đà Nẵng 1858 và Chiến sự ở Gia Định 1859 ?

Câu 2:Tóm tắt cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta từ năm 1858 đến 1873 ?

Câu 3: Trình bày âm mưu của Pháp và quá trình Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất 1873?

Câu 4: Trình bày quá trình kháng chiến chống Pháp ở Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Kì (1873 - 1874) ?

Câu 5:Trình bày âm mưu của Pháp và quá trình Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ hai (1882) ?

Câu 6: Nhân dân Bắc Kì tiếp tục kháng Pháp lần thứ hai như thế nào ?

Câu 7: Phong trào Cần vương nổ ra và phát triển như nào?

Câu 8: Tóm tắt diễn biến chính Khởi nghĩa Hương Khê (1885 - 1895)

Câu 9: Trình bày nguyên nhân, diễn biến, nguyên nhân thất bại và ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Yên Thế (1884 - 1913)?

Câu 10: Trình bày hoàn cảnh lịch sử và các nội dung chính, kết cục và ý nghĩa của các đề nghị cải cách ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX ?

Câu 11: Nêu các chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp và những chuyển biến về kinh tế, xã hội ở Việt Nam ?

Câu 12: Lập bảng niên biểu Phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu thế kỉ XX đến năm 1918?

11
14 tháng 10 2023

Câu 1 :
Nguyên nhân thực dân Pháp xâm lược Việt Nam có nhiều yếu tố, bao gồm:

- Khám phá và tham vọng thuộc địa: Thực dân Pháp đã có mong muốn mở rộng thuộc địa của mình và tìm kiếm các cơ hội kinh doanh mới. Việt Nam, với tài nguyên tự nhiên và vị trí địa lý quan trọng, đã trở thành mục tiêu hấp dẫn cho Pháp.

- Cạnh tranh với các cường quốc châu Âu: Trong thời kỳ này, các cường quốc châu Âu đang cạnh tranh để chia nhỏ và chiếm đóng các khu vực khắp thế giới. Pháp không muốn bị bỏ lại sau Anh, Tây Ban Nha và Hà Lan trong việc mở rộng thuộc địa ở Đông Nam Á.

- Xung đột với triều đình Việt Nam: Trong giai đoạn này, Việt Nam đang trong giai đoạn suy yếu và nội bộ tranh chấp. Pháp đã nhìn thấy điều này là cơ hội để can thiệp và chiếm lợi từ sự xung đột và bất ổn.

Tóm tắt diễn biến chính chiến sự ở Đà Nẵng 1858 và Gia Định 1859:

- Chiến sự ở Đà Nẵng 1858: Trong cuộc xâm lược này, Hải quân Pháp đã tiến hành tấn công Đà Nẵng vào ngày 1 tháng 9 năm 1858. Quân đội Pháp dưới sự chỉ huy của Amiral Charner đã đánh bại quân đội Việt Nam dưới sự chỉ huy của Hoàng Diệu. Đà Nẵng sau đó bị chiếm đóng bởi Pháp.

- Chiến sự ở Gia Định 1859: Sau thành công ở Đà Nẵng, quân đội Pháp tiếp tục tiến về Gia Định (nay là Thành phố Hồ Chí Minh). Với sự hỗ trợ của Hải quân Pháp, quân đội Pháp dưới sự chỉ huy của Jules Gros và Charles Rigault de Genouilly đã tấn công thành phố. Gia Định đã rơi vào tay Pháp sau khi triều đình Việt Nam không thể chống lại được cuộc tấn công mạnh mẽ từ quân đội Pháp.

14 tháng 10 2023

Câu 2 :
- Chiến dịch Kháng Chiến Tây Nguyên (1858-1864): Sau khi Pháp xâm lược Đà Nẵng và Gia Định, nhân dân ta đã tổ chức cuộc kháng chiến quyết liệt để chống lại thực dân Pháp. Trong suốt giai đoạn này, các lực lượng kháng chiến do Trương Công Định, Trần Nhật Duật và người dân Tây Nguyên lãnh đạo đã tiến hành những cuộc trận đánh dũng cảm nhằm giải phóng các vùng miền Tây Nguyên.

- Khởi nghĩa Bắc Sơn (1868): Khởi nghĩa Bắc Sơn là một cuộc kháng chiến lớn tiêu biểu trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa là Lê Văn Khôi và người dân miền Bắc Sơn đã tổ chức kháng chiến chống lại quân đội Pháp, đánh tan nhiều đợt tấn công của Pháp và kéo dài cuộc kháng chiến lên đến một thời gian dài.

- Kháng chiến ở Nam Kỳ (1868-1873): Trong giai đoạn này, nhân dân Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu và các vùng lân cận đã tổ chức cuộc kháng chiến tiếp tục chống lại thực dân Pháp. Các lãnh đạo như Trần Huy Liệu, Nguyễn Tri Phương và Trương Định đã lập ra những quân đội kháng chiến và tiến hành các trận đánh để bảo vệ và giành lại độc lập cho đất nước.

8 tháng 5 2017

làm hộ mik đg chép mạng dài lắm

11 tháng 5 2017

Nhà chí sĩ Phan Chu Trinh hiệu Tây Hồ, sinh ngày 9-9-1872 tại làng Tây Lộc, huyện Tiên Phước, nay thuộc xã Tam Lộc, huyện Tam Kỳ, Quảng Nam. Sinh ra trong một gia đình yêu nước, lớn lên trong cảnh nước mất nhà tan, cụ Phan Chu Trinh nổi tiếng là người hay chữ, đậu cử nhân năm 28 tuổi và năm sau đậu Phó bảng, đồng khóa với chí sĩ yêu nước nổi tiếng: Tiến sĩ Ngô Đức Kế và Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc-thân phụ Bác Hồ. Cuộc đời và sự nghiệp của cụ để lại tấm gương sáng về lòng yêu nước trung kiên, gắn liền với cuộc đấu tranh kiên cường của phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX

P/s: Cái này e chép trong sổ tay truyền thống ra đấy ạ, a có thì lật ra xem nha...hihi

4. Triều đình Huế kí Hiệp ước Giáp Tuất vì :
- Triều đình Huế quá đề cao và sợ thực dân Pháp, không tin vào sức mạnh của nhân dân và cho rằng khó có thể thắng được quân Pháp.
- Triều đình Huế muốn hoà với Pháp để bảo vệ quyền lợi của dòng họ và giai cấp.
-Ảo tưởng dựa vào con đường thương thuyết để giành lại những vùng đất đã mất.
 

8 tháng 4 2022

Tham khảo

-Phan Đình Phùng là người lãnh đạo cao nhất cuộc khởi nghĩa Hương Khê

-Phan Đình Phùng; sinh ngày 6 tháng 6 năm 1847 - 28 tháng 12 năm 1895) hiệu: Châu Phong, là nhà thơ và là lãnh tụ cuộc khởi nghĩa Hương Khê (1885-1896) trong phong trào Cần Vương chống Pháp ở cuối thế kỷ 19 trong lịch sử Việt Nam.

-Phan Đình Phùng sinh ra và lớn lên tại làng Đông Thái, huyện La Sơn (nay là xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ), tỉnh Hà Tĩnh, trong một gia đình nho học. Cha ông là Phó bảng Phan Đình Tuyến, các bác ông là chí sĩ Phan Đình Thông và Cử nhân Phan Đình Thuật; chú ông là Phó bảng Phan Đình Vận.

-

Phan Đình Phùng (1847 - 1895) là nhà thơ và là lãnh tụ cuộc khởi nghĩa Hương Khê (1885-1896) trong phong trào Cần Vương chống Pháp ở cuối thế kỷ 19 trong lịch sử Việt Nam.

Năm 1885, vua Hàm Nghi mưu việc kháng Pháp không thành phải chạy ra Tân Sở (Quảng Trị) lẩn tránh. Phan Đình Phùng đã quên nỗi hiềm khích riêng, để cùng với Tôn Thất Thuyết chống Pháp. Hưởng ứng phong trào " Chiếu Cần Vương " của vua, dù đang cư tang mẹ, Phan Đình Phùng vẫn đứng ra chiêu tập lực lượng từ khắp các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, để chống ngoại xâm.

Phan Đình Phùng được nhà vua phong chức tán lý quân vụ, lãnh đạo nghĩa quân xây dựng căn cứ tại hai huyện Hương Sơn (đồn Hà Tân), Hương Khê, thuộc Hà Tĩnh. Theo giúp sức ông có các trí thức như Tiến sĩ Phan Trọng Mưu, Cử nhân Phan Quảng...và nhiều võ tướng xuất thân từ nông dân và nhiều thành phần khác như Cao Thắng, Cao Nữu, Lê Ninh, Nguyễn Chanh, Nguyễn Trạch, Lê Văn Tạc, Phan Đình Phong, Phan Đình Can...

Suốt mười năm (1885-1896), bất chấp mọi hiểm nguy, gian khổ, cuộc khởi nghĩa do Phan Đình Phùng lãnh đạo đã giao chiến với Pháp nhiều trận, và đã gây cho đối phương nhiều tổn thất nặng nề, tiêu biểu nhất là trận Vụ Quang vào năm 1894.

Thấy không thể dùng sức mạnh quân sự để tiêu diệt được cuộc khởi nghĩa, người Pháp dùng mọi cách dụ dỗ, mua chuộc Phan Đình Phùng. Người Pháp còn lợi dụng các cộng sự như Lê Kinh Hạp, Phan Trọng Mưu, Võ Khoa, Hoàng Cao Khải viết thư lấy "tình xưa nghĩa cũ" để khuyên hàng, nhưng trước sau ông vẫn một lòng cự tuyệt. Người Pháp lại dùng Nguyễn Thânvà những cộng sự khác ra sức đàn áp, bắt thân nhân và khai quật mồ mả tồ tiên ông, vẫn không làm ông sờn lòng.

Năm 1893, Cao Thắng tử trận khiến Phan Đình Phùng bị mất đi một cộng sự đắc lực. Năm 1895, Pháp điều Nguyễn Thânđến phối hợp với công sứ Nghệ An là Duvillier đem 3.000 lính đi đàn áp cuộc khởi nghĩa Hương Khê. Quân chủ lực của Phan Đình Phùng bị đối phương bít đường tiếp vận, nên vũ khí, lương thực, quân số thảy đều thiếu thốn, khó bù đấp. Mỗi lần đối phương tấn công, nghĩa quân chỉ có thể chạy quanh từ núi Quạt rồi trở về núi Vụ Quang, và không thể ở đâu lâu quá 3 ngày.

Ngày 17 tháng 10 năm 1894, Phan Đình Phùng đã tập hợp lực lượng, đánh thắng một trận lớn, đối phương mất nhiều vũ khí và bị giết chết rất nhiều. Ban đầu, ông cho quân lên tận nguồn sông chặt cây đóng kè chặn nước lại, đồng thời chuẩn bị sẵn nhiều khúc gỗ lớn. Khi quân Pháp và quân triều thân Pháp đến giữa dòng sông, thì ông cho phá kè trên nguồn, và tuôn cây xuống. Đối phương phần bị nước cuốn, phần bị cây lao vào người, lại bị nghĩa quân ở hai bên bờ xông ra đánh nên bị thương vong rất nhiều. Theo Phạm Văn Sơn thì sau trận này, phía Pháp ngoài số quân trang và đạn dược bị mất mát, còn có ba sĩ quan và trên trăm lính bị tiêu diệt.

8 tháng 4 2022

cái j .-.

18 tháng 5 2021

Tóm tắt quá trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc từ 1911 - 1920:
- Ngày 5/6/1911, Người ra đi tìm đường cứu nước.
- Từ 1911 đến 1917: Người bôn ba qua nhiều nước trên thế giới. Qua đó, rút ra kết luận: ở đâu bọn đế quốc thực dân cũng tàn bạo, độc ác; ở đâu người lao động cũng bị bóc lột nặng nề.
- Từ cuối năm 1917, dưới ảnh hưởng của Cách mạng Tháng Mười Nga, Nguyễn Ái Quốc về Pháp, gia nhập Đảng Xã hội Pháp, hoạt động trong phong trào yêu nước của Việt kiều và phong trào công nhân Pháp.
-> Những nhận thức và hoạt động của Nguyễn Ái Quốc tuy mới bước đầu nhưng đã là điều kiện cần thiết để Người đến với Chủ nghĩa Mác – Lênin và con đường cách mạng đúng đắn ở giai đoạn sau.
- Năm 1919, Người gửi tới Hội nghị Vec-xai Bản yêu sách của nhân dân An Nam để tố cáo đế quốc.
- Tháng 7-1920, Nguyễn Ái Quốc đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin. Luận cương khẳng định: muốn cứu nước và giải phóng dân tộc phải đi theo con đường cách mạng vô sản.
- Tháng 12-1920, tại Đại hội của Đảng Xã hội Pháp, Người đã bỏ phiếu tán thành Quốc tế thứ ba, trở thành người cộng sản Việt Nam đầu tiên và là một trong những người tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp.
Như vậy đến năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đã khẳng định sự nghiệp giải phóng dân tộc Việt Nam phải theo con đường cách mạng vô sản. Đó là con đường cứu nước đúng đắn, con đường kết hợp độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội, kết hợp tinh thần yêu nước với tinh thần quốc tế vô sản.

18 tháng 5 2021

sự nghiệp thì bạn tự làm nha

21 tháng 12 2023

Tham khảo
- Về tư tưởng, tín ngưỡng, tôn giáo:

+ Nho giáo vẫn được chính quyền phong kiến đề cao trong học tập, thi cử và tuyển chọn quan lại.

+ Phật giáo và Đạo giáo được phục hồi.

+ Năm 1533, Công giáo được truyền bá vào nước ta và dần gây dựng được ảnh hưởng trong quần chúng.

+ Tại các làng, xã, nhân dân vẫn giữ nếp sinh hoạt truyền thống như: thờ Thành hoàng, thờ cúng tổ tiên, tổ chức lễ hội hằng năm,...

- Về chữ viết: trong quá trình truyền Thiên Chúa giáo, các giáo sĩ phương Tây đã dùng chữ cái La-tinh để ghi âm tiếng Việt, tạo ra chữ Quốc ngữ. Loại chữ này dần dần được sử dụng phổ biến vì rất tiện lợi và khoa học.

- Về văn học:

Văn học chữ Hán vẫn chiếm ưu thế.

+ Văn học chữ Nôm đã phát triển mạnh hơn trước.

+ Văn học dân gian tiếp tục phát triển với nhiều thế loại như: truyện tiếu lâm, thể thơ lục bát và song thất lục bát,…

- Về nghệ thuật dân gian:

+ Nghệ thuật điêu khắc rất phát triển với nét chạm khắc mềm mại, tinh tế.

+ Nghệ thuật sân khấu đa dạng với các loại hình như hát chèo, hát ả đào, hát tuồng,... Ngoài ra còn có các điệu múa như: múa trên dây, múa đèn,...

20 tháng 12 2023

Ai giúp vs

 

3 tháng 3 2022

Tham khảo

1. 

Thái độ của Nhân dân:

- Kiên quyết chống xâm lược ngay từ khi Pháp nổ súng xâm lược nước ta.

- Kiên quyết chống trả khi địch tấn công Gia Định và các tỉnh Nam Kỳ.

- Thái độ “bất tuân lệnh” triều đình của nhân dân và sĩ phu yêu nước.

2. 

a. Trước khi Pháp xâm lược :
- Trách nhiệm của nhà Nguyễn với tư cách của một triều đại lãnh đạo quản lí đất nước trước nguy cơ xâm lược từ bên ngoài đã không có những biện pháp để nâng cao sức mạnh tự vệ mà còn thi hành những chính sách thiển cận,sai lầm làm cho tiềm lực quốc gia suy kiệt, hao mòn sức dân không còn khả năng phòng thủ đất nước, tạo điều kiện cho Pháp dẩy mạnh xâm lược .
b.Khi Pháp vào xâm lược nhà Nguyễn với tư cách là người đứng ra lãnh đạo, tổ chức cuộc kháng chiến đã tiếp tục mắc phải những sai lầm trong đường lối đánh giặc đưa đến hậu quả nước ta rơi vào tay Pháp :
- Ngay từ đầu trước cuộc xâm lăng của kẻ thù, triều đình đã có ý thức chuẩn bị kháng chiến nhưng sự chuẩn bị này lại chậm trễ, bị động, thiếu tích cực và trong quá trình kháng chiến triều đình có tư tưởng ngại địch, sợ địch không chủ động tấn công nên đã bỏ lỡ nhiều cơ hội đánh giặc (dẫn chứng)
- Triều đình đã sử dụng đường lối thủ để hoà, ảo thưởng về kẻ thù, trông chờ vào lương tâm, hảo ý của địch nên đã đi từ nhượng bộ này đến nhượng bộ khác xuất phát từ những toan tính ích kỉ muốn bảo vệ quyền lợi dòng họ nên từ chỗ kháng cự yếu ớt đến đầu hàng(d/c: lần lượt kí các bản hiệp ước đầu hàng)
- Triều đình đã không biết phát huy cuộc kháng chiến toàn dân không phối hợp với nhân dân đánh giặc đến cùng mà đã từng bước bỏ rơi, ngăn cản cuộc khởi nghĩa của nhân dân chống Pháp.
- Triều đình sai lầm trong chủ trương cầu viện bên ngoài.
- Triều đình tiếp tục duy trì đường lối bảo thủ, khước từ mọi đề nghị canh tân , đổi mới đất nước.

3 tháng 3 2022

tham khảo :
câu 1.
 
Thái độ của nhân dân ta khi triều đình Huế kí các hiệp ước đầu hàng thực dân Pháp:

Nhân dân vẫn tiếp tục đấu tranh chống Pháp và chống triều đình. Phong trào kháng chiến chống Pháp trong nhân dân được đẩy mạnh hơn, nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra.
câu 2.
 
-Đầu tiên,do nhà Nguyễn không chịu thông thương và buôn bán,trao đổi hàng hóa ở các cửa biển dẫn đến việc Pháp tò mò muốn biết Việt Nam có gì mà không cho phép Pháp thông thương cũng là một phần của nguyên nhân vì sao Pháp đánh Việt Nam.

-Thái độ của triều đình Huế rất nhân nhượng với Pháp khi Pháp tấn công giửa lúc nhân dân ta đang cố gắng đấu tranh p,triều đình lại kí hòa ước với chúng,nhiều lần như vậy cho đến khi Pháp hoàn toàn chiếm được Việt Nam,làm cho nhân dân ta phải chịu đau khổ,uất ức,bị bóc lột nặng nề dưới sự tàn ác của chúng.

- Quan lại triều đình ờ các địa phương đã phản đối lệnh bãi binh => Là cơ sở để phái chủ chiến trong triều đình đẩy mạnh hoạt động.
câu 4 : 
 Triều đình nhà Nguyễn kí với Pháp các bản Hiệp ước với mong muốn có thể thương lượng với thực dân Pháp, quay lưng lại phía nhân dân thể hiện sự nhu nhược, hèn nhát của triều đình. Đặc biệt là với bản hiệp ước Pa-tơ-nôt thì đã

- Triều đình Huế chính thức thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì và Trung Kì.

- Triều đình chỉ được cai quản vùng đất Trung Kì nhưng mọi việc đều phải thông quan viên khâm sứ Pháp ở Huế.

- Công sứ Pháp ở các tỉnh Bắc Kì thường xuyên kiểm soát những công việc của quan lại triều đình, nắm quyền trị an và nội vụ.

- Mọi việc giao thiệp với nước ngoài (kể cả với Trung Quốc) đều do Pháp nắm.

- Triều đình Huế phải rút quân đội ở Bắc Kì về Trung Kì.

Như vậy thì cơ bản việc kí các hiệp ước này đã chấm dứt sự tồn tại của triều đại phong kiến nhà Nguyễn với tư cách là một quốc gia độc lập