K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 1 2022

Đặc trưng truyền thuyết:

- Đặc trưng về đề tài: đề tài, chủ đề, nội dung chính của các truyền thuyết thường bắt nguồn từ những sự kiện, câu chuyện có trong lịch sử và mang ý nghĩa to lớn, quan trọng.

- Đặc trưng về nghệ thuật: sử dụng nhiều các yếu tố tưởng tượng, kì ảo, hư cấu.

- Đặc trưng về nhân vật: các nhân vật trong truyền thuyết thường:

Được xây dựng rất đơn giản, không miêu tả quá cầu kỳ về tiểu sử hay ngoại hình.Được hòa trộn giữa những tính chất, đặc điểm của con người bình thường với những đặc điểm mang tính phi thường, thần thánh, kì ảo.

- Đặc trưng về cốt truyện: thường rất đơn giản, không có nhiều cao trào, biến động, các sự kiện, tình tiết khá ít ỏi.

12 tháng 11 2021

Bạn đang thi à, có điểm kìa

    Tham khảo:👇🏻
Văn bản Bàn về nhân vật Thánh Gióng đã thể hiện góc nhìn của tác giả về nhân vật Thánh Gióng. Đây là một tác phẩm văn học dân gian lớn viết về đề tài giữ nước, chống giặc ngoại xâm. Tác phẩm đã xây dựng được hình tượng người anh hùng phi thường với vẻ đẹp lí tưởng và vẻ đẹp bình dị. Thánh gióng hội tụ những đặc điểm phi thường, thể hiện lí tưởng của nhân dân qua sự kiện ra đời, lớn lên và đi đánh giặc. Thánh Gióng đồng thời mang vẻ đẹp của con người trần thế qua thời đại, lai lịch, nguồn gốc xuất thân. Gióng chính là đại diện của những anh hùng, đồng thời thể hiện sức mạnh của nhân dân, lòng nồng nàn yêu nước trong công cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc Việt Nam ta.

21 tháng 12 2023

    Hùng Linh Công sinh ra và hóa ở vùng đất Hiệp Hòa, Bắc Giang, hiện ông được thờ phụng ở Đền IA (Yên Sơn linh tích) đến nay khoảng 3700 năm. Đời Hùng Vương thứ VI, quan xứ Kinh Bắc là Hùng Nhạc hơn 60 tuổi, vợ ngoài 40 tuổi, vẫn chưa có con trai. Ngày đầu xuân, ông bà đi vãn cảnh trên dòng sông Như Nguyệt (sông Cầu), qua vùng núi thì trời tối. Họ vào đền Y Sơn nghỉ, lễ phật cầu phúc. Đêm ấy xảy ra thần mộng, từ đó, phu nhân có thai. 12 tháng sau, nhằm vào ngày 12/10 năm Đinh Hợi, bà sinh ra con trai "tay chân mập mạp, hình dong tựa lân hổ, cốt cách tựa bách tùng". Ông bà đặt tên là Hùng Linh Công. Hùng Linh Công khôi ngô tuấn tú, văn võ song toàn, 15 tuổi cao 9 thước, hàm én, mắt phượng, mày ngài. Đôi vai có thể đỡ trăm cân đá rắn, lại tỏ ra là thiên tư hiểu biết, đức độ hơn người. Một hôm, muốn trực tiếp xem sự thật của tin đồn, vua Hùng truyền chỉ gọi Linh Công vào triều để thử tài. Linh Công đối đáp trôi chảy về quản quân, trị nước, an dân, được vua xuống chỉ giao làm Bồ Thống. Tương truyền, lúc bấy giờ, nhiều nơi thường có hổ dữ hại dân. Vua bèn sai Linh Công đem 500 binh mã vào nơi núi cao, rừng sâu để trừ diệt. Chỉ sau 5 tháng, tất cả hổ dữ đều bị bắt sống. Từ đó, nhà nhà được yên ổn. Vua phong cho Hùng Linh Công làm Thống quốc quân giám tả phụ, trông coi xứ Kinh Bắc. Lúc bấy giờ, giặc Ân từ phương Bắc kéo sang xâm lược nước ta. Trước tình thế nguy nan, vua cho triệu Hùng Linh Công về triều. Linh Công tâu rằng "vua sai tới đó không dám từ nan. Đất này đánh thì khó, giữ thì dễ do dựa vào mép sông, có thế ỷ dốc". Vua liền ban cho Hùng Linh Công một thanh kim đao và 3 vạn binh mã đi tiên phong cự chiến. Hùng Linh Công vâng mệnh, bái tạ trước thềm rồng, lĩnh chỉ điều quân đánh giặc. Khi đến đất Hiệp Hòa, danh tướng còn chiêu mộ thêm hàng trăm dân khỏe mạnh. Linh Công trú quân tại đây, kiên trì giữ vững để bồi dưỡng binh sĩ trước khi xuất quân đánh giặc. Sau khi Linh Công xuất binh, vua cho lập đàn tế trời đất. Ba ngày sau, gió mưa bỗng nổi đùng đùng, trời đất tối tăm, một ông già cao 9 thước xuất hiện. Vua cẩn mời vào nội điện hỏi việc dẹp giặc ngoại xâm, ông lão nói "nếu cầu được bậc hiền tài thì giặc Ân sẽ bình được".

CM
Cô Mỹ Linh
Manager VIP
23 tháng 12 2022

Em tham khảo nhé!

   Ngày xửa ngày xưa, bản mường phía Bắc bị giặc ngoại xâm tràn xuống cướp bóc. Giặc rất hung hăng, tàn ác khiến cho dân chúng vô cùng lo lắng. Một hôm bỗng xuất hiện một chàng trai trẻ khôi ngô tuấn tú đến bản kêu gọi thanh niên chống giặc cứu bản mường. Chàng huấn luyện cho họ biết sử dụng cung nỏ, gươm giáo cũng như cách xông pha trận mạc giáp mặt. Tất cả đều bầu chàng trai làm tướng và gọi chàng là anh tướng. Anh tướng xông vào chém giết bọn giặc, bọn giặc thua chạy tan tác. Sau khi thắng trận, anh tướng dẫn quân về tập trung ở bãi cát, lệnh cho mọi người xuống sông Nậm Na tắm rửa sạch sẽ. Thế nhưng, anh tướng lại đột ngột biến mất, không ai tìm được, chỉ thấy quần áo, đồ đạc bỏ lại ở bờ sông, họ vô cùng ngạc nhiên khi thấy quần áo lót của tướng quân là đồ của con gái. Thì ra anh tướng là người con gái xinh đẹp, giả trai để chiêu mộ binh sĩ và cầm quân đánh giặc, họ đặt tên cho anh tướng là Nàng Han. Có người cho rằng Nàng Han là thuồng luồng dưới sông, có người cho rằng nàng là Tiên trên trời. Các tù trưởng đã thông báo cho các bản, mường người Thái ở gần bờ sông lập đền thờ cúng Nàng Han,cầu khấn Nàng phù hộ.

3 tháng 10 2018

“Âm... ầm...ầm”. Từng đợt sóng biển đập vào vách đá gợi cho em nhớ đến cuộc giao tranh ác liệt giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh. Đây là một truyện rất hay mà em luôn nhớ từ thuở ấu thơ. Câu chuyện này đã được bà ngoại em kể vào những đêm trăng sáng khi mọi người ngồi xúm xít trước sân nhà.

Bà ke rằng vào thuở xa xưa, thời vua Hùng Vương thứ mười tám, vua có một người con gái tên là Mị Nương sắc đẹp như tiên giáng trần. Nhà vua rấtl thương con nên muốn tìm gả cho nàng một người chồng tài ba, tuấn tú

Lệnh vua vừa ban ra, các chàng trai từ khắp nơi đều đổ về cầu hôn. Trong số đó, nổi bật nhất là hai chàng trai Sơn Tinh và Thủy Tinh. Sơn Tinh dời núi Ba Vì. Chàng vừa tuấn tú lại vừa tài giỏi khác thường: chỉ tay về phía đông, phía đông biến thành đồng lúa xanh; chỉ tay về phía tây, phía tây mọc lên hàng dãy núi. Còn Thủy Tinh ở tận miền biển Đông, tài giỏi cũng không kém: gọi gió, gió đến; hô mưa, mưa về. Cả hai cùng ngang sức ngang tài và đều xứng đáng với Mị Nương.

Vua Hùng rất băn khoăn không biết chọn ai, bỏ ai. Vua liền triệu tập các quan vào bàn bạc nhưng cũng chẳng có ai nghĩ ra một kế gì hay. Cuối cùng, vua nghĩ ra được một cách và cho vời hai chàng trai vào mà phán rằng:

- Ta đều vừa ý cả hai người nhưng ta chỉ có một người con gái. Vậy vào rạng sáng ngày mai ai mang lễ vật đến trước thì ta gả con gái cho. Lễ cưới phải có đủ: một trăm ván cơm nếp, hai trăm tệp bánh chưng voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao.

Mới sáng sớm tinh mơ, Sơn Tinh đã đem đầy đủ lễ vật đến trước. Vua Hùng giữ đúng lời hứa liền gả Mị Nương cho Sơn Tinh và hai vợ chồng đưa nhau về núi.

Thủy Tinh mang lễ vật đến sau nên không cưới được vợ. Tức giận vô cùng, Thủy Tinh liền đùng đùng mang quân đuổi theo quyết cướp dược Mị Nương. Khi thây vợ chồng Sơn Tinh lên núi, Thủy Tinh hô mưa, gọi gió, làm thành giông bão, sấm sét rung chuyển cả đất trời, dâng nưởc sông lên cuồn cuộn. Nước ngập lúa ngập đồng, ngập nhà, ngập cửa..

Sơn Tinh không nao núng một chút nào. Một mặt, chàng dùng phép bốc cao từng quả đồi, dời từng dẫy núi để ngăn chặn dòng nước lũ. Nước dâng cao bao nhiêu, Sơn Tinh lại làm cho đồi núi mọc cao lên bấy nhiêu. Mặt khác, chàng tung ra đội quân sư tử, voi, cọp báo... để chống lại đoàn quân thuồng luồng, cá, tôm, cua... của Thủy Tinh. Hai bên đánh nhau ác liệt hết ngày này qua ngày khác ròng rã suốt mấy tháng liền. Thiệt hại người và của vô số kể. Cuối cùng, Thủy Tinh cũng đành thua trận rút quân về biển.

Với lòng hận thù triền miên nên từ đó về sau không năm nào Thủy Tinh không làm mưa bão, dâng nước lên để đánh Sơn Tinh, gây nên cảnh lụt lội, phá hoại nhà cửa, mùa màng của nước ta. Song, lần nào cũng vậy, Thủy Tinh lua thua trận và đành phải rút lui.

Kể xong câu chuyện, bà âu yếm xoa đầu em và nói: “Cuộc chiến giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh thật ác liệt phải không các cháu? Hình ảnh này đã giải thích hiện tượng bão lụt xảy ra hằng năm suốt mùa mưa ở khăp vùng đồng bằng Bắc Bộ. Ngoài ra, truyện còn nói lên ước mơ của ngươi dân muốn chiến thắng bão lụt để bảo vệ cuộc sống lao dộng của mình. Các cháu có hiểu không?”

k mk nhé

3 tháng 10 2018

Xưa, có hai vợ chồng già sống nhân hậu mà vẫn chưa có con. Ngọc Hoàng cho Thái tử xuống trần đầu thai làm con hai vợ chồng già ấy. Đó là Thạch Sanh.

   Thạch Sanh mồ côi cha mẹ, sống ở gốc đa và được các thiên tướng dạy cho võ nghệ. Lí Thông dỗ Thạch Sanh kết nghĩa anh em với mình. Năm ấy, Lí Thông phải đi nộp mạng cho Chằn Tinh. Hắn đã lừa Thạch Sanh đi thế mạng với lí do đi canh miếu thờ. Thach Sanh đã giết chết Chằn Tinh, đốt xác nó và được cây cung vàng. Thế nhưng, chàng bị Lí Thông cướp công, lại trở về gốc đa sống. Lí Thông đem đầu chằn tinh vào nộp cho vua để lĩnh thưởng, được vua phong làm Quận công.

Nhà vua có công chúa đến tuổi kén chồng. Trong ngày hội lớn, công chúa bị đại bàng khổng lồ quắp đi. Lí Thông lại nhờ Thạch Sanh giết đại bàng cứu công chúa, Thạch Sanh xuống hang, giao chiến với Đại bàng và cứu được công chúa nhưng sau khi đưa được công chúa lên khỏi hang. Lí Thông đã lấp hang để giết Thạch Sanh. Chàng lại cứu được con vua Thuỷ Tề và được vua Thuỷ Tề tặng cho cây đàn thần.

 Từ khi được cứu về, công chúa không cười không nói. Hồn chằn tinh và đại bàng trả thù, vu vạ cho Thạch Sanh khiến chàng bị nhốt vào ngục. Chàng đánh đàn, công chúa nghe thấy liền khỏi bệnh câm. Thạch Sanh được vua cho gọi lên. Chàng kể lại rõ mọi việc. Vua giao cho chàng xử tội mẹ con Lí Thông. Được chàng tha bổng nhưng hai mẹ con trên đường về đã bị sét đánh chết, hoá kiếp thành bọ hung.

   Thái tử 18 nước chư hầu vì không được vua gả con gái cho, đã kéo quân sang đánh nước ta. Thạch Sanh đem đàn ra gảy và lui được quân các nước chư hầu. Chàng cũng đã hào phóng cho họ ăn cơm đựng trong niêu cơm thần.

9 tháng 5 2022

Năm ấy, giặc Nguyên – Mông xâm lược nước Đại Việt ta. Thế giặc rất mạnh, đi đến đâu chúng đều gây nên biết bao tội ác. Chàng trai Yết Kiêu làm nghề đánh cá ven sông, nổi tiếng về tài bơi lặn, liền xin với cha già cho chàng nhập quân đội để diệt giặc cứu dân. Người cha buồn rầu bảo:

– Mẹ con mất sớm, cha bây giờ tàn tật, không làm gì được. Nay con lại ra đi.

Nghe cha nói vậy, Yết Kiêu rất đau lòng, chàng nghẹn ngào:

– Cha ơi, nhưng nước mất thì nhà tan. Làm trai, con không thể ngồi nhà nhìn quân giặc tàn phá đất nước mình. Con sẽ nhờ cô bác trông nom, chăm sóc cha.

Cha chàng vội nói:

– Cha hiểu chứ. Giờ đây việc đánh giặc cứu nước là cấp bách. Con cứ đi đi! Đừng lo lắng cho cha.

Yết Kiêu từ biệt cha già. Chàng đến kinh đô Thăng Long yết kiến vua Trần Nhân Tông. Được nhà vua tiếp đãi, Yết Kiêu trình bày kế hoạch đánh giặc của mình:

– Hạ thần chỉ xin bệ hạ một chiếc dùi sắt để dùi thủng chiến thuyền của giặc, vì hạ thần có thể lặn hàng giờ dưới nước.

Nhà vua gật đầu đồng ý và mĩm cười hỏi Yết Kiêu:

– Ngươi là dân thường mà phi thường. Ai đã dạy ngươi được như thế?

Yết Kiêu bèn quỳ xuống trước mặt nhà vua và kiêu hãnh trả lời:

– Muôn tâu bệ hạ, người đó là cha của hạ thần! Cha của hạ thần được ông của hạ thần dạy bảo.

Nhà vua hỏi tiếp:

– Ai dạy ông của nhà ngươi?

– Vì căm thù giặc sâu sắc và noi gương người xưa mà ông của hạ thần tự học lấy.
Cảm động trước truyền thống yêu nước của nhân dân, nhà vua liền đỡ Yết Kiêu đứng dậy và truyền lệnh cho binh lính thực hiện như yêu cầu của chàng.

9 tháng 5 2022

Hồi ấy, giặc Nguyên mang 100 thuyền lớn theo đường biển vào cướp nước ta. Chúng làm nhiều điều bạo ngược khiến lòng dân oán hận vô cùng.

Ở một làng chài nọ, có một người tên là Yết Kiêu làm nghề đánh cá. Yết Kiêu có sức khỏe hơn người, không ai địch nổi. Đặc biệt, Yết Kiêu có tài lội nước. Mỗi lần xuống nước bắt cá Yết Kiêu có thể ở dưới nước luôn sáu bảy ngày mới lên. Thấy bọn giặc nghênh ngang, làm nhiều điều tàn ác, Yết Kiêu rất căm thù chúng và quyết định lên kinh đô Thăng Long để yết kiến vua Trần Nhân Tông, xin nhà vua cho đi đánh giặc. Nhà vua mừng lắm bèn bảo Yết Kiêu hãy chọn một loại vũ khí, nhưng Yết Kiêu chỉ xin vua một chiếc dùi sắt. Nhà vua rất đỗi ngạc nhiên. Thấy thế Yết Kiêu liền thưa: "Để thần dùi thủng thuyền của giặc". Nhà vua lại hỏi tiếp: "Ai dạy ngươi được như thế?". Yết Kiêu kính cẩn tâu đó là cha, ông thần. Vua lại gặng hỏi ai dạy ông chàng. Yết Kiêu tâu: "Vì căm thù giặc và noi gương người xưa mà ông của thần tự học lấy".

Trong lúc Yết Kiêu lên yết kiến nhà vua thì ở quê nhà cha của Yết Kiêu đang bùi ngùi nhớ con. ông nhớ lại câu chuyện giữa hai cha con trước lúc Yết Kiêu lên đường. Yết Kiêu nói với cha: "Nước mất nhà tan con không thể ngồi im nhìn cảnh quân giặc tàn sát đồng bào ta. Cha ở nhà nhớ bảo trọng, khi nào hết giặc con sẽ trữ về". Người cha nói với Yết Kiêu: "Con cứ yên tâm mà ra đi giết giặc, cha ở nhà còn có bà con lối xóm giúp đỡ, cha chờ tin thắng trận của con".

NG
28 tháng 9 2023

Tham khảo
Ngày xửa có một chàng trai nghèo sống bằng nghề kiếm củi,làm nhưng chẳng đủ ăn người ta gọi là chàng cóc. Ở vùng đáy sông có một quan lang giàu có ông có 1 cô con gái xinh đẹp ai cũng biết đến người tai gọi là nàng công.Chàng cóc đến làm thuê với tính hiền lành tốt bụng,chăm chỉ những lúc buồn chàng chỉ biết dựa vào cây sáo trúc,tiếng sáo đã làm nàng công súc động tìm đến với chàng. Biết chuyện quan vô cùng tức giậnvà sai chàng đi lấy ngà voi,sừng tê giác,gạc nai về làm lễ vật đám cưới.chàng biết khu rùng bên kia lắm thú ăn thịt nên nhờ tiếng sáo nhắn lời hẹn hò với nàng.nghe thấy tiếng sáo nàng lấy ngựa hồng đi tìm chàng,thấy nàng chàng cóc với nàng công phi vút nhu bay.ko thấy con gái với ngụa hồng ông sai quân lang đi tìm. Quân lang tới gần chàng láy răng lược mặt đất bỗng chốc nứt ra một vệt nứt dài và sâu. Vừa lúc đó quan lang tới bắt nàng Công về. Thương nhớ chàng Cốc, nàng Công khóc ngày khóc đêm. Cho đến một ngày kia cả tấm thân nàng cũng hóa thành nước mắt. Nước mắt yêu thương chung thuỷ qua bao năm tháng thấm sâu vào đất, chảy thành dòng theo vết nứt tìm về núi Cốc.

19 tháng 9 2023

a) Truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy 

An Dương Vương là vua nước Âu Lạc, ông xây thành nhưng xây đến đâu đổ đến đó, sau đó nhờ sự giúp đỡ của Rùa Vàng thì đã xây xong. Khi trở về, Rùa Vàng còn cho vua một cái móng vuốt để làm nỏ thần. Khi Triệu Dà đến xâm lược, thì đã bị nỏ thần của An Dương Vương tiêu diệt. Sau đó, Triệu đà xin cầu hòa và đã sang cầu hôn con gái của An Dương Vương là Mị Châu cho con trai của ông ta là Trọng Thủy. An Dương Vương đồng ý và đã cho Trọng Thủy ở rể. Trong thời gian ở rể thì Trọng Thuỷ đã lừa Mị Châu để lấy nỏ thần và trở về nước. Sau đó, Triệu Đà đem quân sang xâm lược Âu Lạc lần thứ hai, An Dương Vương ỷ có nỏ thần vẫn ngang nhiên ngồi đánh cờ, và kết quả là bị mất nước, An Dương Vương đem Mị Châu chạy ra biển, ra đến biển thì Rùa Vàng hiện lên nói “kẻ ngồi sau lưng chính là giặc đó”. An Dương Vương nghe vậy liền rút gươm ra đâm chết Mị Châu. Còn ông thì xuống biển. Về sau thì Xác Mị Châu biến thành ngọc, còn Trọng Thủy thương tiếc vợ nên đã nhảy xuống giếng tự tử. Sau này, khi lấy nước giếng đó rửa với ngọc thì sẽ rất sáng.  

b) Truyền thuyết phản ánh các cuộc vũ trang khởi nghĩa chống xâm lược thời kỳ Bắc thuộc là Hai Bà Trưng.

Thuở xưa, nước ta bị giặc ngoại xâm đô hộ, chúng thẳng tay chém giết dân lành, cướp hết ruộng đất, lòng dân lúc bây giờ oán hận ngút trời, chỉ chờ dịp vùng lên đánh đuổi quân xâm lược. Bấy giờ, ở huyện Mê Linh có hai người con gái tài giỏi là Trưng Trắc và Trưng Nhị. hai chị em đều giỏi võ nghệ và nuôi chí lớn giành lại non sông. Sau khi biết tin chồng mình bị giặc giết chết, Trưng Trắc cùng em gái Trưng Nhị kéo quân về thành Luy Lâu hỏi tội kẻ thù. Vơi sự lãnh đạo của Hai Bà Trưng, các thành trì của giặc lần lượt sụp đổ, Tô Định phải ôm đầu chạy về nước.