K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 11 2016

Ý chính của bài thơ hay ý chính về thông tin tác giả?

6 tháng 11 2016

chắc là thông tin của tác giả đấy bạn ak

15 tháng 11 2016

Hồ Xuân Hương là một trong những nhà thơ nữ xuất sắc của dân tộc ta, được mệnh danh là Bà Chúa Thơ Nôm.Bài thơ Bánh trôi nước của bà đã để lại trong em niềm xúc động sâu sắc.Với ngôn ngữ bình dị,gần gũi và thể thơ thất ngôn tứ tuyệt ngắn gọn,hàm súc,giàu hình tượng, bài thơ đã mượn hình ảnh chiếc bánh trôi nước-một món ăn bình dị,quen thuộc của dân tộc để nói lên thân phận,cuộc đời của người phụ nữ trong xã hội cũ.Họ thật đẹp”vừa trắng lại vừa tròn” nhưng số phận lại hẩm hiu,lận đận“bảy nổi ba chìm” và phải sống cuộc đời phụ thuộc,không có quyền tự quyết số phận của mình thật đáng thương . Nhưng vượt lên trên số phận hẩm hiu,người phụ nữ luôn giữ vững phẩm hạnh sắt son,chung thủy của mình”Mà em vẫn giữ tấm lòng son”.Họ như những đóa hoa sen thơm ngát vươn lên tỏa hương giữa chốn bùn lầy.Bài thơ cho em cảm nhận sự thương cảm,trân trọng sâu sắc của Hồ Xuân Hươngg đối với người phụ nữ thời bấy giờ.Đồng thời giúp em hiểu hơn về số phận,cuộc đời người phụ nữ trong xã hội cũ.Em thật hạnh phúc được sống trong xã hội bình đẳng ,công bằng,văn minh.

15 tháng 11 2016

Bác Hồ được nhân dân trên toàn thế giới biết đến không chỉ là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam mà còn là một nhà thơ lớn.Trong những bài thơ Bác viết ở chiến khu Việt Bắc,em rất thích bài thơ Cảnh khuya.Với thể thơ thất ngôn tứ tuyệt ngắn gọn,hàm súc nhưng bài thơ đã chứa đựng tình yêu thiên nhiên,tình yêu nước sâu đậm của Bác.Hai câu thơ đầu gợi ra trước mắt em bức tranh thiên nhiên thật đẹp và gần gũi.Có âm thanh tiếng suối chảy như tiếng ai đang hát ngọt ngào,sâu lắng,có ánh trăng sáng lung linh trên bầu trời soi sáng mọi vật,làm cho cây cỏ,hoa lá như đang lồng vào nhau tạo nên bức tranh tuyệt đẹp.Em nghĩ với tâm hồn nghệ sĩ, yêu thiên nhiên đặc biệt là trăng nên Bác mới viết những câu thơ hay đến thế.Đọc hai câu cuối khiến em cảm động vô cùng !Bác thức khuya,chưa ngủ không phải vì ngắm cảnh đẹp mà Bác chưa ngủ vì Bác lo nỗi nước nhà, làm sao cho dân ta được tự do,độc lập.Bài thơ giúp em hiểu hơn về cuộc đời và sự nghiệp của Bác.

23 tháng 11 2017

Giống nhau: Đều kết thúc bằng cụm từ ta với ta, đều trực tiếp thể hiện cảm xúc, tâm trạng của chủ thể trữ tình
Khác nhau:
- Trong bài bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến:
+ Ta: Tác giả (Nguyễn Khuyến)
+ Ta: Khách (bạn)
=> Quan hệ gắn bó hòa hợp. Chỉ 2 người, nhưng thể hiện sự đồng nhất trọn vẹn giữa chủ và khách.
- trong bài qua đèo ngang của bà huyệt thanh quan:
+ Ta: Đều chỉ tác giả (Bà Huyện Thanh Quan)
=> Tâm trạng buồn, cô đơn. Chỉ 1 người, 1 tâm trạng
Cụm từ ta với ta:
+ Bà Huyện Thanh Quan: Một mình đối diện với chính mình biểu lộ sâu sắc và thấm thía sự cô đơn của tác giả trước khung cảnh thiên nhiên trời đất mênh mông hoang vắng nơi xứ lạ
+ Nguyễn Khuyến: Tôi với bác là chúng ta với nhau, thể hiện một tình bạn gắn bó keo sơn vừa kín đáo bộc lộ một chút tự hào chân chính về tình bạn ấy. Ta với ta trong thơ Nguyễn Khuyến là sự gặp gỡ giao lưu của một đôi bạn tri âm tri kỉ.
Giống: Cụm từ ta với ta đều được đặt ở vị trí cuối bài
Khác:
* Qua Đèo Ngang:
- Tuy hai mà một (tác giả đối diện với chính mình)
- Thể hiện sự nhỏ bé, thưa thớt của con người trc thiên nhiên rộng lớn, hoang sơ, heo hút chốn Đèo Ngang
* Bạn đến chơi nhà:
- Tuy một mà hai (Chủ và khách)
- Thể hiện tình bạn đậm đà thắm thiết. Đó như một tiếng cười xòa và tiếng reo vui khi bạn đến nhà chơi

18 tháng 10 2018

- Ba tiếng ''Ta vs ta'' gợi nhớ đén kết bài '' QUA ĐÈO NGANG ''của bà HTQ : mỘT MẢNH TÌNH RIÊNG , TA VS TA. nhưng ta vs ta trong bài qua đèo ngang của bà huyện thanh quan là một mình vs chính mình. , biểu lộ sâu sắc và thắm thía cô đơn của tác giả trước cảnh thiên nhiên , trời đất bao la, mênh mông, xa lạ , rộng lớn                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                               - còn ta vs ta trong bài là tôi và bác , là chúng ta với nhau , từ ta đc lặp lại hai lần thể hiện tình bạn bè gắn bó , keo sơn, vừa kín đáo vừa bộc lộ chút niềm tự hào về tình bạn. ta vs ta trong bài bạn đến chơi nhà của nguyễn khuyến là sự gặp gỡ , giao lưu của một đôi bạn tri âm tri kỉ                                                                                                                                                                                             p/s: có tên riêng tớ k viết hoa vì k có nhiều thời gian , mong bạn thông cảm. 

11 tháng 11 2021

Em tham khảo:

Trong bài “Qua Đèo Ngang” cụm từ “ta với ta” biểu hiện nổi cô đơn sâu sắc của nhà thơ, mang một nỗi niềm riêng, “Một mảnh tình riêng” giữa cảnh trời cao đất rộng, trước thiên nhiên hoang sơ, vắng vẻ. “Ta” ở đây chỉ cùng một người, chỉ chủ thể. Còn ”ta với ta” trong câu thơ của Nguyễn Khuyến là sự đồng cảm, đồng điệu của hai người bạn. “Ta” trong câu thơ này là mình cũng là bạn. 

11 tháng 11 2021

Tham khảo!

Ta với ta - đó là sự đối diện với chính mình, giữa không gian bao la rộng lớn nơi đất khách quê người, nhân vật trữ tình như tự mình đối diện với nỗi buồn, hiu quạnh, những tâm sự không biết chia sẻ cùng ai. Câu thơ kết thúc nhưng vẫn gợi ra những âm hưởng buồn man mác của con người trong nỗi cô đơn.

Cả hai bài thơ như có sự trùng hợp ngẫu nhiên rằng cụm từ " ta với ta " đều ở cuối bài thơ:

Dừng chân đứng lại trời non nước,

Một mảnh tình riêng ta với ta

Đầu trò tiếp khách trầu không có,

Bác đến chơi dây ta với ta

“Qua Đèo Ngang” tả cảnh con đèo lúc chiều tà và nói lên nỗi buồn của khách li hương; Bạn đến chơi nhà thể hiện một tình bạn tri kỉ, chân thành, quý mến. Do đó, về mặt ngôn ngữ tuy giống nhau, nhưng ý nghĩa và sắc thái biểu cảm hoàn toàn khác nhau. 

Trời tối dần, người lữ khách đứng trên đỉnh Đèo Ngang vô cùng xúc động “dừng chân đứng lại”, bồn chồn trông xa, trông gần chỉ thấy “trời non nước” vũ trụ bao la mênh mông. Nỗi buồn thương nhớ gia đình quê hương dương tan nát cả tấm lòng (một mảnh tình riêng) càng cảm thấy lẻ loi cô đơn. Ba chữ “ta với ta” là tiếng thở dài, tiếng than cực tả nỗi buồn cô đơn của khách li hương khi một mình đứng trên đỉnh Đèo Ngang trong khoảnh khắc hoàng hôn. Bài thơ còn thể hiện a với ta - đó là sự đối diện với chính mình, giữa không gian bao la rộng lớn nơi đất khách quê người, nhân vật trữ tình như tự mình đối diện với nỗi buồn, hiu quạnh, những tâm sự không biết chia sẻ cùng ai. Câu thơ kết thúc nhưng vẫn gợi ra những âm hưởng buồn man mác của con người trong nỗi cô đơn.

Ba chữ “ta với ta” trong bài thơ Nguyễn Khuyến lại có một ý vị riêng. Đã lâu, bạn già tâm giao mới đến chơi nhà. Vợ con đều đi vắng cả, chợ lại xa. Không có cơm gà cá gỏi để đãi bạn. Không có cải, cà, bầu, bí để tiếp khách.

Miếng trầu là đầu câu chuyện cũng không có. Mà chỉ có “ta với ta”. “Ta” là bác, “ta” là tôi, “ta” là cả bác với tôi, chan hòa trong một tình bạn tri âm tri kỉ, chân tình, kính mến và quý trọng. Ba chữ “ta với ta” biểu hiện một tình bạn đẹp của các nhà nho ngày xưa.

Qua đó, ta càng thấy rõ phải đặt ngôn ngữ thi ca vào văn cảnh, ngữ cảnh để cảm thụ. Và ta càng thấy rõ cá tính sáng tạo nghệ thuật của các thi sĩ chân tài.

Câu 1 (3 điểm):Viết một đoạn văn so sánh cụm từ “Ta với ta” trong bài “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến với cụm từ “Ta với ta” trong bài “Qua đèo ngang” của Bà huyện Thanh Quan.Câu 2 (5 điểm):Trình bày cảm nhận về những cái hay của đọan văn sau:“ đấy, cái mùa xuân thần thánh của tôi nó làm cho người ta muốn phát điên lên như thế đấy. Ngồi yên không chịu được. Nhựa...
Đọc tiếp

Câu 1 (3 điểm):
Viết một đoạn văn so sánh cụm từ “Ta với ta” trong bài “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến với cụm từ “Ta với ta” trong bài “Qua đèo ngang” của Bà huyện Thanh Quan.

Câu 2 (5 điểm):
Trình bày cảm nhận về những cái hay của đọan văn sau:
“ đấy, cái mùa xuân thần thánh của tôi nó làm cho người ta muốn phát điên lên như thế đấy. Ngồi yên không chịu được. Nhựa sống ở trong người căng lên như máu căng lên trong lộc của loài nai, như mầm non của cây cối, nằm im mãi không chịu được, phải trồi ra thành những cái lá nhỏ ti ti giơ tay vẫy những cặp uyên ương đứng cạnh”.
(Trích “Mùa xuân của tôi”- Vũ Bằng)

Câu 3 (12 điểm):
Phát biểu cảm nghĩ của em về hình tượng người phụ nữ trong xã hội xưaothong qua các văn bản: “Những câu hát than thân” (Ca dao); “Sau phút chia ly” (Đoàn Thị Điểm); “Bánh trôi nước” (Hồ Xuân Hương)

 

0
14 tháng 10 2016

HXH : đc mệnh danh là bà chúa thơ Nôm, thơ có những nét cách tân, vượt qua khuôn khổ thi pháp thơ trung đại. Về nội dung, chủ yêu nói về thân phận người phụ nữ trong xã hội được gợi nên từ thân phận của cá nhân mình (em chỉ ra các cung bậc cảm xúc trong bài Tự tình), từ đó ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ, lên tiếng bênh vực, đòi quyền hạnh phúc, quyền được sống và gián tiếp phên phán xã hội đa thê, gia trưởng,...
Về nghệ thuật, không tuân theo thi pháp trung đại, đã có những bước cách tân gần với thơ giai đoạn sau: Xuất hiện cái tôi tự ý thức về bản thân, về phẩm giá của mình trong thơ; ngôn ngữ giàu tính khẩu ngữ, dùng những động từ mạnh; hình ảnh tả thực; thiên nhiên hiện lên chỉ là cái nền cho tâm trạng con người,...
- BHTQ: tiêu biểu cho thi pháp thời trung đại.
Về nội dung: mối quan hệ giữa con người với vũ trụ, cảm giác cô đơn của con người trước vũ trụ mênh mông, triết lý về thời thế,...
Về nghệ thuật: Hình ảnh ước lệ tượng trưng, thiên nhiên đặt trong mối quan hệ với con người, bức tranh thường phai nhạt sắc màu nhưu những bức tranh thủy mặc, con người thường tĩnh lặng suy ngẫm, chiêm nghiệm trước vũ trụ,..

14 tháng 10 2016


HXH: đc mệnh danh là bà chúa thơ Nôm, thơ có những nét cách tân, vượt qua khuôn khổ thi pháp thơ trung đại. Về nội dung, chủ yêu nói về thân phận người phụ nữ trong xã hội được gợi nên từ thân phận của cá nhân mình (em chỉ ra các cung bậc cảm xúc trong bài Tự tình), từ đó ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ, lên tiếng bênh vực, đòi quyền hạnh phúc, quyền được sống và gián tiếp phên phán xã hội đa thê, gia trưởng,...
Về nghệ thuật, không tuân theo thi pháp trung đại, đã có những bước cách tân gần với thơ giai đoạn sau: Xuất hiện cái tôi tự ý thức về bản thân, về phẩm giá của mình trong thơ; ngôn ngữ giàu tính khẩu ngữ, dùng những động từ mạnh; hình ảnh tả thực; thiên nhiên hiện lên chỉ là cái nền cho tâm trạng con người,...
- BHTQ: tiêu biểu cho thi pháp thời trung đại.
Về nội dung: mối quan hệ giữa con người với vũ trụ, cảm giác cô đơn của con người trước vũ trụ mênh mông, triết lý về thời thế,...
Về nghệ thuật: Hình ảnh ước lệ tượng trưng, thiên nhiên đặt trong mối quan hệ với con người, bức tranh thường phai nhạt sắc màu nhưu những bức tranh thủy mặc, con người thường tĩnh lặng suy ngẫm, chiêm nghiệm trước vũ trụ,..

30 tháng 10 2016

1)

Đến đây ta không còn thấy giọng thơ than vãn cam chịu: Rắn nát mặc dầu tay kè nặn. Cuộc đời họ, họ không làm chủ được bản thân mà phụ thuộc hoàn toàn vào tay kẻ khác. Thế nhưng: Mà em vẫn giữ tấm lòng son. Không những sự đối lập giữa thái độ người phụ nữ trong câu ba và bốn là đối lập giữa thái độ cam chịu và thái độ bảo vệ phẩm chất trong sáng trong tâm hồn con người. Từ vẫn thể hiện sự khằng định, quả quyết vượt trên số phận để giữ tấm lòng son. Người phụ nữ đã ý thức rất rõ về cuộc sống và phẩm giá của mình. Dẫu cho cuộc đời cay đắng, nhào nặn, xô đẩy thì giá trị đáng kính của họ luôn luôn là điều sống còn đối với họ.Trong xã hội với ý thức hệ nho giáo hà khắc như vậy, quan niệm tam tòng tứ đức, nam tôn nữ ti đã ăn sâu vào ý thức con người. Nói được như Hồ Xuân Hương thật đáng khâm phục, trân trọng.Bài thơ chỉ có bốn câu, đề tài bình dị nhưng dưới ngòi bút thần diệu, Hồ Xuân Hương đã tạo cho viên bánh trôi nước mang vẻ đẹp sáng ngời của viên ngọc lấp lánh nhiều màu. Bài thơ chứa đựng một luồng ánh sáng, ý thức về xã hội bất công vùi dập người phụ nữ và giá trị nhân phẩm của mình.Quả thật bài thơ của Hồ Xuân Hương có giá trị hiện thực và xã hội sâu sắc. Đây là tiếng nói chung của người phụ nữ đối với sự bất công của xă hội xưa và khẳng định phẩm giá của bản thân. Nhà thơ đã đại diện cho những số phận bất hạnh cất lên tiếng nói của chính họ và của thời đại. Bài thơ thể hiện khẩu khí của bà chúa thơ nôm.

2)

Nhà thơ có tâm sự u hoài, đứng trước không gian vời vợi bao la: trời, non, nước. Khung cảnh càng rộng lớn thì con người càng bé nhỏ cô đơn. Và như vậy chỉ có ta với ta, mình với mình mà thôi. Ta là cá nhân nữ sĩ - con người của vật chất đối diện với ta - con người của tâm hồn.Một mình dối diện với không gian cảnh vật, với cuộc sống và để rồi với chính mình. Trong lòng thi nhân chất chứa bao nỗi niềm biết chia sẻ cùng ai? Một mảnh tình riêng trong một khối tình rộng lớn có chăng mình lại nói chuyện với mình. Nỗi buồn được nhân lên gấp bội. Đây là tâm sự của chính tác giả và cũng là tâm sự của những con người xót xa trước thế sự đổi thay, của những thế hệ từng sống với quá khứ, xót xa với thực tại.Có rất nhiều những nhà thơ mượn cảnh để tả tình,nhưng có lẽ thành công nhất là Bà Huyện Thanh Quan. Hình ảnh thơ gần gũi, giàu sức biểu cảm. Điều đáng nói ở đây là bà đã lựa chọn được những tín hiệu nghệ thuật đắt giá để từ đó diễn tả tâm sự của chính mình. Trong bài thơ đã có đầy đủ cả tâm hồn, tình cảm, nỗi lòng nhà thơ gửi gắm vào đó. Lời thơ nghe xúc động bồi hồi làm cho người đọc cũng băn khoăn day dứt.

 

 


 

30 tháng 10 2016

Mình có bài này đây, bạn đọc thử rồi Thanks mình nhé!!

BÁNH TRÔI NƯỚC

“Thân em vừa trắng lại vừa tròn,

Bảy nổi ba chìm với nước non.

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mà em vẫn giữ tấm lòng son”.

Bài thơ “Bánh trôi nước” là bài thơ đa nghĩa.

Tác giả tả thực cái bánh trôi nước, làm bằng bột nếp, nhân bằng đường phen (lòng son), dạng bánh “tròn”, sắc bánh “trắng”, được luộc trong nồi nước sôi “bảy nổi ba chìm”. Nữ sĩ viết về một món ăn dân tộc, với tất cả lòng yêu mến tự hào bản sắc nền văn hóa Việt Nam. Bài thơ giàu tính nhân dân.

Bài thơ còn mang hàm nghĩa độc đáo.

Câu 1 có 2 tiểu đối: “Thân em vừa trắng” // “lại vừa tròn”, gợi tả chất bánh ngon lành, tinh khiết, chiếc bánh xin xắn, dân đã bình dị đáng yêu, hàm ẩn sự duyên dáng, trinh trắng, vẻ đẹp xinh xắn của người thiếu nữ Việt Nam. Hai tiếng “Thân em” không chỉ nhân hoá chiếc bánh trôi nước, thể hiẹn một cách nói đậm đà màu sắc dân gian (“thân em” như hạt mưa sa…, thân em như tấm lụa đào…) mà còn ngợi ca đức tính khiêm nhường, kín đáo duyên dáng của người con gái làng quê.

Hai câu 2, 3, ngôn ngữ tương phản: “rắn” với “nát”, nghĩa đen là bánh ngon hay bánh không ngon; nghĩa bóng là hạnh phúc hay bất hạnh, đều tuỳ thuộc vào “tay kẻ nặn”, vào người cha, người chồng… vào lễ giáo phong kiến, vào số phận. Thành ngữ “bảy nổi ba chìm” được vận dụng tài tình nhằm gợi tả số phận người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến trọng nam khinh nữ.

Hai câu 3, 4 cấu trúc: “mặc dù… mà … vân …” nhằm khẳng định một tâm thế.

“Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn,

Mà em vẫn giữ tấm lòng son”

“vẫn giữ” biểu thị một thái độ kiên trinh, bền vững. “Tấm lòng son” tượng trưng cho phẩm chất sắt son thuỷ chung, chịu thương chịu khó của người phụ nữ Việt Nam trong cuộc đời. Câu thơ thể hiện niềm tự hào và biểu lộ khá đậm tính cách Xuân Hương. Bài thơ nói về bánh trôi nước, một món ăn dân tộc bằng một thứ ngôn ngữ bình dị, dân gian. Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt đã được Việt hóa hoàn toàn. Thơ hàm súc đa nghĩa giàu bản sắc Xuân Hương. Bài thơ biểu lộ niềm cảm thông và tự hào đối với số phận, thân phận và phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam, nó có giá trị nhân bản đặc sắc.

Chúc bạn làm bài tốt!!!!