K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
7 tháng 11 2023

- Lúa gạo là cây lương thực truyền thống và quan trọng nhất của khu vực Đông Nam Á. Sản lượng lúa ngày càng tăng, nhờ vậy các quốc gia Đông Nam Á đã cơ bản giải quyết được nhu cầu về lương thực và có xuất khẩu.

- Năm 2020, sản lượng lúa gạo của khu vực Đông Nam Á đạt 190,1 triệu tấn (chiếm khoảng 24,7% sản lượng lúa gạo toàn cầu). Inđônêxia là nước có sản lượng lúa gạo lớn nhất khu vực Đông Nam Á (54,6 triệu tấn, đứng thứ ba thế giới năm 2020).

- Hiện nay, Thái Lan và Việt Nam là hai quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới.

31 tháng 7 2023

(*) Tham khảo: Ứng dụng khoa học - công nghệ trong sản xuất nông nghiệp ở Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất (UAE)

- Công nghệ nông nghiệp (AgTech) và chương trình an ninh lương thực của UAE:

+ AgTech bao gồm các phương pháp nông nghiệp tiên tiến, khác biệt với cách canh tác truyền thống, do đó AgTech được xem là một giải pháp cho các vấn đề an ninh lương thực của UAE nhằm giảm 90% thực phẩm mà nước này hiện đang nhập khẩu.

+ Chính phủ UAE đã thực hiện các chính sách như canh tác nông nghiệp trong môi trường có kiểm soát (controlled-environment agriculture - CEA), sử dụng công nghệ cao đối với sản xuất thực phẩm, quản lý đầu vào nông nghiệp đúng cách và tối đa hóa sản lượng, kết nối các doanh nghiệp nông nghiệp với các cơ quan chính phủ để cung cấp các giải pháp về CEA nhằm thực hiện một môi trường kinh doanh thuận lợi cho sự đổi mới.

+ Phổ biến nhất của AgTech trong lĩnh vực nông nghiệp UAE là sử dụng cảm biến làm tăng năng suất cho các dự án nông nghiệp quy mô lớn và các trang trại hữu cơ nhỏ. Các thiết bị GPS trang bị cảm biến được sử dụng để kiểm soát cây trồng cũng như việc tận dụng tối đa đất và nước, và điều tiết ánh sáng bằng công nghệ cho phù hợp với từng loại cây trồng. Nuôi trồng thủy sản, nông trại thẳng đứng, sử dụng cảm biến và sử dụng máy bay điều khiển từ xa… là một số công nghệ đang được sử dụng ở UAE để tối đa hóa sản xuất cây trồng trong khi vẫn đảm bảo tốt các nguồn lực khác.

- Nông trại thẳng đứng được xác định là giải pháp cho các vấn đề an ninh lương thực của UAE:

+ Nông trại thẳng đứng là hình thức canh tác với việc thực vật được trồng theo chiều dọc nhiều tầng trong môi trường trong nhà, nơi các yếu tố môi trường có thể được kiểm soát chặt chẽ.

+ Các trang trại thẳng đứng thường sử dụng ánh sáng nhân tạo, điều chỉnh độ ẩm, kiểm soát nhiệt độ và hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu, cho phép sản xuất rau với số lượng lớn quanh năm mà không cần đất, ánh sáng mặt trời và hóa chất.

9 tháng 8 2023

Tham khảo:
- Biểu đồ
loading...
 

 Nhận xét

- Về hoạt động xuất khẩu:

+ Xuất khẩu từ Đông Nam Á đã vượt qua mức trước đại dịch khi đà phục hồi kinh tế của Mỹ và Trung Quốc giúp cải thiện nhu cầu đối với các sản phẩm của khu vực. Trị giá xuất khẩu năm 2020 đạt 1676,3 tỉ USD, tăng 170,3 tỉ USD so với trị giá xuất khẩu năm 2015 là 1506 tỉ USD.

+ Thái Lan, Việt Nam và 3 nền kinh tế lớn khác trong khối ASEAN đã báo cáo doanh số xuất khẩu trong tháng 6 này vượt con số vào cùng kỳ của năm 2019. Một trong những động lực lớn nhất của sự cải thiện này là nhu cầu tăng vọt đối với thiết bị bán dẫn được sản xuất ở các nước ASEAN.

+ Các mặt hàng xuất khẩu của Đông Nam Á phải hứng chịu tổn thất lớn vào năm 2020 do đại dịch Covid-19 kìm hãm hoạt động kinh tế và số ca nhiễm bùng phát dữ dội ở các nền kinh tế phát triển. Nhưng bức tranh xuất khẩu của khu vực bắt đầu phục hồi kể từ đầu năm 2021.

- Về hoạt động nhập khẩu:

+ Trong khi lương thực chính của ASEAN là gạo, nhu cầu về lúa mì, đậu tương và ngô đã tăng lên trong thập kỷ qua - mức tăng mà sản lượng ASEAN không thể đáp ứng được. Đậu tương và ngô đã trở nên đặc biệt quan trọng như thức ăn chăn nuôi cần thiết để hỗ trợ nhu cầu chăn nuôi tăng trưởng theo cấp số nhân. Để đáp ứng nhu cầu này đòi hỏi phải nhập khẩu lớn từ bên ngoài ASEAN.

+ Giá trị nhập khẩu của ASEAN năm 2020 đạt 1526,6 tỉ USD, tăng lên rõ rệt so với năm 2015 (1381,5 tỉ USD). Tình trạng mất an ninh lương thực đã làm nổi bật tính dễ bị tổn thương của ASEAN đối với sự gián đoạn trong nhập khẩu thực phẩm. Một số nước hiện đang ưu tiên sản xuất nội địa hóa và chuỗi cung ứng ngắn hơn, đáng tin cậy hơn.

 
26 tháng 10 2023

Indonesia sản xuất lúa gạo lớn nhất ở Đông Nam Á nhưng không đứng đầu về xuất khẩu vì có một sự kết hợp của nhiều yếu tố. Trước hết, Indonesia có một dân số đông đúc và nhu cầu nội địa cao cho lúa gạo, điều này làm giảm khả năng dành sản phẩm cho xuất khẩu. Thêm vào đó, một phần lớn của sản lượng lúa gạo tại đây thuộc loại gạo không phải là loại cao cấp, không đáp ứng các yêu cầu chất lượng cao của thị trường quốc tế. Hạ tầng và công nghệ cũng có thể hạn chế khả năng sản xuất và cung cấp gạo chất lượng cao. Ngoài ra, Indonesia còn phải cạnh tranh với các nước khác trong khu vực như Việt Nam và Thái Lan, những quốc gia có ưu thế cạnh tranh về giá và chất lượng gạo. Tất cả những yếu tố này đã ảnh hưởng đến khả năng xuất khẩu của Indonesia, mặc dù họ có sản lượng lúa gạo lớn nhất trong khu vực Đông Nam Á.

15 tháng 5 2018

Biểu đồ hình 11.9 cho thấy, cán cân thương mại trong giai đoạn 1990 - 2004 của một số nước Đồng Nam Á có sự chênh lệch lớn:

- Xin-ga-po: năm 1990, cán cân thương mại âm (nhập siêu). Năm 2000 và 2004, cán cân thương mại đạt giá trị dương (xuất siêu). Năm 2004, cán cân thương mại lớn hơn năm 2000.

- Thái Lan: năm 1990 cán cân thương, mại âm (nhập siêu). Năm 2000 và 2004, cán cân thương mại dương (xuất siêu), nhưng giá trị xuất siêu không lớn.

- Việt Nam: năm 1990, giá trị xuất nhập, nhập khẩu không đáng kể. Năm 2000 và 2004, giá trị xuất, nhập khẩu có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong nhóm, nhưng cán cân thương mại luôn ở tình trạng xuất siêu, mặc dù năm 2000, xuất và nhập khẩu có xu hướng cân bằng.

- Mi-an-ma: năm 1990 và 2004, cán cân thương mại tuy dương, nhưng tốc độ tăng trưởng chậm, giá trị xuất nhập khẩu quá nhỏ bé.

20 tháng 7 2023

Tham Khảo : 

 

1. Vị trí địa lý tự nhiên

- Nằm ở trung tâm Đông Nam Á, giữa vĩ độ 1° và 7° Bắc bán cầu, trong khoảng 100° đến 119°  kinh tuyến đông, tạo thành hình lưỡi liềm, diện tích khoảng 329.733km² bao gồm 2 vùng:

Bán đảo Mã lai có diện tích 131,573 km², phía Bắc giáp Thái Lan, phía Nam giáp Singapore

Hải đảo, gồm 2 bang Sabah và Sarawak, có diện tích 73,711km² và 124.449 km² nằm ở phía Bắc đảo Borneo, phía Nam giáp Calimantan

- Mã lai có 4.675 km² đường bờ biển trải dài từ Biền Đông sang Ấn Độ dương.

- Thủ đô Kuala Lumpur.

2. Khí hậu

- Khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng và có độ ẩm cao 80%, lượng mưa trung bình trong năm vào khoảng từ 2.032 mm đến 2.540 mm, nhiệt độ trung bình trong ngày từ 21°C – 32°C; vùng núi nhiệt độ cao nhất 26°C, thấp nhấp 20°C, chịu ảnh hưởng qua lại của gió mùa Tây nam bắt đầu từ Ấn Độ Dương và gió mùa Đông Bắc từ Biển Đông (biển Nam Trung Hoa).

- Khí hậu được chia thành 2 mùa rõ rệt, gió mùa, gió mùa Tây Nam giữa tháng 5 đến tháng 9, gó mùa Đông bắc từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau.

3. Dân số

- Dân số khoảng 26 triệu người, trong đó người Mã laichieems 59%, người Hoa 24%, người Ấn 8%, khoảng 8,2% còn lại là các dân tộc khác người như người Orang Asil ở bán đảo Mã lai, thổ dân vùng Sabah, Sarawak và người Châu Âu.

- Dân cư tập trung tại bờ biển Tây bán đảo Mã lai , nơi có nhiều thành phố lớn và khu công nghiệp. Khoảng 58,8% dân số Mã lai sinh sống tại các khu đô thị.

 

- Dân cư Malaysia phân bố không đều, vùng Sabah và Sarawak chỉ chiếm khoảng 23% tổng số dân, trong khi diện tích vùng này chiếm gần 60%.

Người Hoa sinh sống chủ yếu ở phía Tây, phía Nam bán đảo Mã lai và ở các thành phố.

Cộng đồng người Ấn độ sinh sống ở các vùng nông thôn lẫn thành thị, nhưng tập trung là ở vùng biển phía Tây bán đảo Mã lai, nơi có nhiều đồn điện cao su

- Malaysia là một dân tộc trẻ: 33,9% dân số dưới 14 tuổi, 62,2% trong độ tuổi từ 15 đến 64; 3,9% còn lại trên 65 tuổi; tỷ lệ tăng dân số là 2,4%/ năm. Tuổi thọ trung bình của nam là 69,8 tuổi, của nữ là 74,8 tuổi

- Malaysia đang thu hút 2 triệu lao động nước ngoài (chủ yếu là người Indonexia)

 4. Tôn giáo

- Malaysia là một xã hội đa tôn giáo và Đạo Hồi là tôn giáo chính thức của Malaysia.

- Theo cuộc Điều tra Dân số và Nhà cửa năm 2000, xấp xỉ 60.4% dân số theo Đạo Hồi; 19.2% theo Phật giáo; 9.1% theo Thiên chúa giáo; và 6.3% theo Hindu giáo. 5% còn lại được tính vào các đức tin khác, gồm thuyết duy linh, shaman giáo, Đạo Sikh, Bahá'í, Đạo giáo, Khổng giáo, và các tôn giáo truyền thống Trung Hoa khác

 

5. Ngôn ngữ: Là quốc gia đa dân tộc nên người Mã lai nói nhiều thứ tiếng khác nhau, nhưng tiếng Bahasa Malaisia (tiếng của người thổ dân Mã lai) là ngôn ngữ chính thức.

 6. Kinh tế

- Nền kinh tế phát triển mạnh chủ yếu dựa vào các ngành sản xuất: Cao su, dầu cọ, điện tử, công nghiệp chế tạo, dầu mỏ, nằm trong các nước đứng đầu thế giới về sản xuất gỗ và xuất khẩu dầu cọ, cao su.

- Thiếc và dầu mỏ là hai nguồn tài nguyên khoáng sản có giá trị của kinh tế Malaysia.Malaysia từng là nước sản xuất thiếc hàng đầu thế giới cho tới khi thị trường này sụp đổ đầu thập niên 1980.

- Trữ lượng dầu khí Malaysia ở mức 4.84 tỷ barrels còn trữ lượng khí thiên nhiên trên 89 nghìn tỉ Feet khối (2.500 km³). 

23 tháng 12 2019

Các nước Đông Nam Á đứng hàng đầu thế giới về xuất khẩu gạo là Thái Lan và Việt Nam (sgk Địa lí 11 trang 103)

=> Chọn đáp án D

Vẽ biểu đồ:

loading...

-Nhận xét: Số lượt khách du lịch quốc tế và doanh thu du lịch của khu vực Đông Nam Á tăng liên tục qua các năm.

=> ngành du lịch đã và đang được đầu tư hiện đại hơn, đáp ứng tốt nhu cầu nghỉ dưỡng của khách hàng, đặc biệt là khách nước ngoài.

- Nguyên nhân:

+ Nhờ chính sách mới của các nước trong khu vưc: mở cửa, hội nhập vào nền kinh tế khu vực, thế giới; liên kết với các công ty lữ hành quốc tế,…

+ Các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á có tiềm năng du lịch to lớn và đang được khai thác mạnh mẽ.

+ Chất lượng cuộc sống của người dân ngày càng nâng cao nên nhu cầu nghỉ dưỡng ngày càng cao.

+ Du lịch thu hút nhiều nhà đầu tư trong và ngoài khu vực;

+ Cơ sở hạ tầng ngày một hoàn thiện, đặc biệt cơ sở vật chất hạ tầng ngành du lịch ngày một hiện đại, đáp ứng nhu cầu khách hàng nước ngoài và tầng lớp.

+ Đội ngũ cán bộ du lịch được đào tạo bài bản, có trình độ chuyên môn tốt.

21 tháng 7 2023

Tham khảo: Ngô công nghệ sinh học (CNSH) - tiềm năng về nông sản của Cộng hòa Nam Phi

Ngô là cây lương thực chính ở Nam Phi, quốc gia này là nước sản xuất ngô chính trong khối Cộng đồng Phát triển Miền Nam Châu Phi (SADC). Có hơn 9.000 trang trại trồng ngô thương mại, tập trung tại các tỉnh North West, the Free State, the Mpumalanga Highveld và the KwaZulu-Natal Midlands. Diện tích trồng ngô năm 2014 khoảng 2,7 triệu héc-ta, năng suất bình quân 5,04 tấn/héc-ta, sản lượng dự kiến đạt 13,6 triệu tấn. Trong năm 2013, Nam Phi xuất khẩu được 764 triệu USD đối với mặt hàng ngô. Trong đó, Nhật Bản là đối tác lớn nhất với kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này là 196 triệu USD, tiếp theo là Mexico đạt 96 triệu USD, Zimbabwe đạt 79 triệu USD, Việt Nam là 5 triệu USD…

Cây ngô CNSH là cây trồng chính ở Nam Phi và được sử dụng cho cả người tiêu dùng (chủ yếu là ngô trắng) và thức ăn chăn nuôi (chủ yếu là ngô vàng). Ngô CNSH được trồng trên 2,16 triệu ha cao hơn 22% so với năm 2015. Diện tích này bao gồm 19,5% (420.000 ha) kháng sâu bệnh, 18,9% (407.000 ha) chịu được thuốc diệt cỏ và 61,7% (1,33 triệu ha) ) của IR/HT. Ngô trắng CNSH được trồng trên 52% (1,123 triệu ha) trong tổng số ngô công nghệ sinh học, ngô vàng ở mức 48%.

Sản xuất ngô ở Nam Phi cho thấy xu hướng sản xuất ngô nhiều hơn ở các vùng ít sử dụng các phương pháp, canh tác hiệu quả hơn. Với công nghệ sinh học, sản lượng ngô tăng gấp đôi trong 20 năm qua ở Nam Phi. Ngô CNSH cũng cho thấy khả năng cải thiện các chiến lược phù hợp nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu, hỗ trợ công tác sản xuất ở cả vùng năng suất cao và thấp, đồng thời tăng cường an ninh lương thực liên quan đến việc tiêu thụ ngô trắng ở Nam Phi.

8 tháng 8 2023

Tham khảo:
- Một số cây trồng, vật nuôi chủ yếu ở khu vực Đông Nam Á:
Cây trồng: lúa, cây ăn quả, cao su, chè, mía đường, cà phê,...
Vật nuôi: trâu, bò, lợn, gia cầm,...
+ Lúa gạo là cây lương thực chính, được trồng nhiều ở các nước: In-đô-nê-xi-a, Thái Lan, Việt Nam.
+ Cao su: được trồng nhiều ở Thái Lan, Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a và Việt Nam
+ Cà phê: được trồng nhiều ở Việt Nam, In-đô-nê-xi-a,...
+ Dừa: được trồng nhiều ở Phi-líp-pin, Thái Lan, Ma-lai-xi-a và Việt Nam
+ Cây ăn quả: được trồng nhiều ở Thái Lan, Việt Nam, Phi-líp-pin, In-đô-nê-xi-a.
+ Vật nuôi chủ yếu ở In-đô-nê-xi-a, Thái Lan, Việt Nam, Phi-líp-pin - Các nhân tố giúp cho Đông Nam Á có ngành lâm nghiệp và thủy sản phát triển:
+ Lâm nghiệp: do điều kiện tự nhiên thuận lợi
+ Thủy sản: Đánh bắt thủy sản: do có sự đầu tư về trang thiết bị, áp dụng khoa học kĩ thuật trong đánh bắt, đẩy mạnh việc đánh bắt xa bờ Nuôi trồng thủy sản: nhờ có lợi thế về diện tích mặt nước như: sông, hồ, vũng, vịnh,...
Trong quá trình phát triển, các quốc gia cũng đặt ra một số vấn đề bảo vệ môi trường, giữ vững diện tích rừng ngập mặn, ứng dụng công nghệ tiên tiến vào nuôi trồng và chế biến, hướng đến phát triển bền vững.