K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 11 2017

Những biện pháp làm tăng sinh sản ở động vật như:

+ Sử dụng hoocmôn hoặc chất kích thích tổng hợp.

+ Thay đổi các yếu tố môi trường.

+ Nuôi cấy phôi.

+ Thụ tinh nhân tạo.

Một số biện pháp điều khiển giới tính ở động vật như:

+ Lọc, li tâm, điện đi để tách tinh trùng ra 2 loại: 1 loại có nhiễm sắc thể giới tính X và loại có nhiễm sắc thể Y.

Tuỳ theo yêu cầu về đực hay cái mà chọn ra 1 loại tinh trùng cho thụ tinh với trứng.

+ Nuôi cá rô phi bột (cá nhỏ) bằng 17 mêtytestôstrêrôn (1 loại hoocmôn lestôstêrôn tổng hợp) kèm theo vitamin C sẽ tạo ra 90% cá rô phi đực.

+ Dùng tia tử ngoại chiếu lên tằm sẽ tạo ra nhiều tằm đực hơn. Tằm đực cho nhiều tơ.

+ Xác định giới tính của phôi bằng cách phát hiện thể ba (tế bào của phôi cái có thể ba còn tế bào phôi đực không có thể ba). Tuỳ theo yêu cầu có thể giữ lại hoặc hủy phôi đực hay phôi cái.

- Điều khiển giới tính đàn con có ý nghĩa là tiết kiệm chi phí, tăng năng suất trong chăn nuôi.

- Cấm xác định giới tính của thai nhi người để tránh mất cân bằng sinh học, tránh ảnh hưởng xấu đến đời sống, xã hội.

7 tháng 4 2021

- Tập tính của thỏ: thỏ sống bình thường thì đào hang làm nơi trú ẩn và sinh sản, và dễ dàng nhận biết mùi của chính nó, thỏ sống thành bầy và thông thường số cái nhiều hơn đực, thông thường sự rụng trứng của thỏ cái xảy ra trong lúc phối giống, thỏ cái thường dùng các vật liệu kết hợp với lông ở bụng để làm ổ trước khi đẻ, thỏ ăn và uống bất kỳ thời gian nào trong 24 giờ, chúng không ăn thức ăn đã dơ bẩn, đã rơi xuống đất, v..v..

- Cách nuôi:

+ Điểu kiện nhiệt độ:

Nhiệt độ là yếu tố quan trọng nhất và ảnh hưởng trực tiếp đối với thỏ. Khi nhiệt độ thấp hơn 10ºC thỏ cuộn mình để giảm diện tích chống lạnh, nhưng khi nhiệt độ từ 25 – 30ºC thì chúng sẽ nằm dài soài thân thể ra để thoát nhiệt. Tuyến mồ hôi ở thỏ thường không hoạt động. Tai được xem là bộ phận phát tán nhiệt và nhịp thở cũng được tăng cường thoát nhiệt khi nhiệt độ môi trường nóng. Nếu nhiệt độ môi trường trên 35ºC thỏ sẽ bị stress nhiệt do thân nhiệt tăng cao. Thỏ có ít tuyến mồ hôi dưới da, thải nhiệt chủ yếu qua đường hô hấp, trời nóng quá thì thỏ thở nhanh nếu nhiệt độ lên 45ºC thì thỏ có thể chết nhanh. Thỏ rất nhạy cảm với ẩm độ thấp (40 – 50%), nhưng ẩm độ quá cao cũng không thích hợp. Ẩm độ trong không khí từ 70 – 80% là tương đối thích hợp đối với thỏ.

+ Điều kiện môi trường:

Lồng thỏ ở phải dọn sạch sẽ tránh bụi bặm, cần được vệ sinh lồng chuồng thường xuyên. Hết sức chú ý đến các loại thức ăn rau cỏ còn dư lại trong lồng làm cho bị ẩm mốc và ẩm độ cao trong lồng dễ gây bệnh đường hô hấp cho thỏ. Trường hợp muốn ghép thỏ sơ sinh vào thỏ mẹ khác để nuôi ta nên sử dụng một số chất có mùi thoa trên cả thỏ con của thỏ mẹ và thỏ con ghép vào để thỏ mẹ không phân biệt được, để sau một giờ nhốt chung mà thỏ mẹ không phân biệt được thì coi như là sự ghép thành công.

+ Điều kiện về âm thanh:

Cơ quan thính giác thỏ rất tốt. Thỏ rất nhạy cảm với tiếng động dù là rất nhẹ chúng cũng phát hiện và chúng cũng rất nhát dễ sợ hãi, do vậy trong chăn nuôi tránh tiếng động ồn ào cho thỏ. Trong đêm tối mắt vẫn nhìn thấy mọi vật, do vậy thỏ vẫn có thể ăn uống ban đêm cũng như là ban ngày.

+ Điều kiện về thức ăn:

Manh tràng lớn gấp 5 đến 6 lần dạ dày và nhu động của ruột yếu do đó thức ăn nghèo chất xơ hoặc chứa nhiều nước (thức ăn thô xanh, củ quả) dễ phân huỷ tạo thành các chất khí làm thỏ dễ chướng bụng đầy hơi, ỉa chảy. Thỏ ăn nhiều thức ăn thô xanh (rau, lá, cỏ) điều này phù hợp với yêu cầu sinh lý tiêu hoá, bảo đảm thường xuyên chất chứa trong dạ dày và manh tràng tránh được cảm giác đói và gây rối loạn tiêu hoá. Lượng nước trong cơ thể thỏ chiếm khoảng 60 – 90% thể trọng, nước rất cần thiết cho quá trình trao đổi chất, phát triển thai và sản xuất sữa… Vì vậy cần phải cung cấp nước uống đầy đủ cho thỏ.

 
13 tháng 4 2022

giúp mik với ạ

13 tháng 4 2022

Trâu bò cung cấp sức kéo (cày bừa,...) và để lấy thịt, sữa,...
Chó, mèo là vật nuôi trong nhà: chó giữ nhà và cung cấp thịt, mèo diệt chuột...
Gà, vịt, ngan, ngỗng: cung cấp thịt và trứng...
Cá, tôm là nguồn thực phẩm có giá trị xuất khẩu,...
Ngoài ra, ở một số vùng nhân dân còn nuôi một số động vật khác: dê, hươu, gấu, ba ba, lươn và chim cảnh... với mục đích cung cấp thực phẩm đặc sản có giá trị hoặc để làm cảnh, làm dược liệu,..

12 tháng 5 2021


- Tập tính sinh học, điều kiện sống và một số đặc điểm sinh học

+ Tập tính xã hội: sống thành đàn, có mối quan hệ thứ bậc giữa các cá thể

+ Tập tính khoe mẽ khi đến thời gian sinh sản

+ Nhảy ổ ở gà mái

+ Đòi ấp khi đã đẻ được khá nhiều trứng

- Cách nuôi:

+ Thâm canh với quy mô công nghiệp

+ Thả vườn

- Ý nghĩa kinh tế:

+ Đem lại thu nhập cao, cải thiện cuộc sống

2 tháng 11 2021

 Tham Khảo!

+

Sán lá gan:

- Con đường xâm nhập: Qua ăn uống các loại thực phẩm chưa nấu chín.

- Nơi kí sinh: Gan và đường mật

Sán lá máu:

- Con đường xâm nhập: qua da

- Nơi kí sinh: máu

Sán bã trầu:

- Con đường xâm nhập:  Qua ăn uống các loại thực phẩm chưa nấu chín.

- Nơi kí sinh: ruột

Sán dây

- Con đường xâm nhập: thịt lợn hoặc thịt bò chưa nấu chín kĩ.

- Nơi kí sinh: ruột non

Các biện pháp phòng bệnh giun sán

- Giữ vệ sinh cá nhân, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi đại tiện, không nghịch bẩn, thường xuyên tắm rửa, không đi chân đất, không để trẻ bò lê la dưới đất. Cắt móng tay, đi dép thường xuyên, bảo hộ lao động khi tiếp xúc với đất.

+

(1) phần đầu

(2) tinh dịch

+............

 

 

2 tháng 11 2021

+ ( cuối) mik ko biết!!