K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
14 tháng 9 2023

Năm 1545, giữa lúc cuộc chiến Nam - Bắc triều đang diễn ra quyết liệt, Nguyễn Kim qua đời, vua Lê đã trao lại toàn bộ binh quyền cho Trịnh Kiểm. Từ đây, mâu thuẫn giữa hai dòng họ Trịnh - Nguyễn dần bộc lộ và ngày càng gay gắt. Năm 1558, Nguyễn Hoàng (người con thứ của Nguyễn Kim) được cử vào trấn thủ vùng Thuận Hóa. Họ Nguyễn từng bước xây dựng thế lực và mở rộng dần đất đai về phương Nam. Năm 1613, Nguyễn Hoàng mất, con là Nguyễn Phúc Nguyên lên thay, đã tỏ rõ thái độ đối lập và chấm dứt việc nộp thuế cho họ Trịnh.

Xung đột Trịnh - Nguyễn bùng nổ vào năm 1627. Sau hơn 50 năm giao tranh, trải qua 7 lần giao chiến không phân thắng bại, năm 1672, hai bên tạm giảng hòa, lấy sông Gianh (Quảng Bình) làm ranh giới phân chia đất nước. Đàng Trong (vùng đất từ sông Gianh trở vào Nam, hay còn gọi là Nam Hà) do con cháu họ Nguyễn nối nhau cầm quyền, nhân dân gọi là “chúa Nguyễn” và Đàng Ngoài (vùng đất từ sông Gianh trở ra Bắc, hay còn gọi là Bắc Hà) do con cháu họ Trịnh thay nhau cai quản.

Cuộc xung đột kéo dài giữa hai tập đoàn phong kiến Trịnh - Nguyễn đã làm suy kiệt sức người, sức của; tàn phá đồng ruộng, xóm làng; giết hại nhiều người dân vô tội; chia cắt đất nước và làm ảnh hưởng đến sự phát triển chung của quốc gia - dân tộc.

14 tháng 9 2023

Giới thiệu di tích Thành Bản Phủ - Đền thờ Hoàng Công Chất

Di tích Thành Bản Phủ thuộc xã Noong Hẹt, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên được xây dựng vào những năm 1758 đến 1762, cách thành phố Điện Biên Phủ 12km về phía Nam. Thành là chứng tích ghi dấu mốc lịch sử về công cuộc đánh đuổi ngoại xâm, giải phóng Mường Thanh do tướng Hoàng Công Chất lãnh đạo vào thế kỷ 18. Sau khi lãnh đạo cuộc khởi nghĩa nông dân chống lại triều định Lê - Trịnh tại vùng đất thuộc Thái Bình ngày nay, ông đã đưa nghĩa quân lên vùng Tây Bắc, liên kết, phối hợp với 2 tướng địa phương là tướng Ngải, tướng Khanh lãnh đạo nhân dân đánh bại cuộc xâm lược của giặc Phẻ, giải phóng hoàn toàn Mường Thanh. Để tưởng nhớ công lao to lớn của ông, tại thành Bản Phủ, người dân đã lập đền thờ vị thủ lĩnh nông dân Hoàng Công Chất, người có công lao to lớn trong cuộc đấu tranh đánh đuổi giặc Phẻ, bảo vệ bản Mường.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
13 tháng 9 2023

(*) Thông tin tham khảo:

- Lá cờ có ba màu đỏ, trắng và xanh dương xuất hiện trong cách mạng Pháp trở thành quốc kì của nước Cộng hòa Pháp (từ năm 1946). Trong đó:

+ Màu xanh dương tượng trưng cho: hòa bình, sự tự do và hy vọng.

+ Màu trắng tượng trưng cho: sự trong sáng, công lý, công bằng.

+ Màu đỏ tượng trưng cho: máu của những người đã ngã xuống để bảo vệ Tổ quốc, cũng đồng thời là biểu trưng cho sự bác ái, yêu thương con người.

- Bài ca Mác-xây-e xuất hiện trong cách mạng Pháp cũng trở thành Quốc ca của nước Cộng hòa Pháp (từ năm 1879)

14 tháng 9 2023

Quang Trung - Nguyễn Huệ là người anh hùng áo vải đã đánh đổ cả hai tập đoàn thống trị phản động ở Đàng Trong và Đàng Ngoài, người đã lập nên những chiến công hiển hách chống quân xâm lược Xiêm và Mãn Thanh, thực hiện được khát vọng thống nhất đất nước của dân tộc vào cuối thế kỷ thứ 18.  Sự tài tình của Vua Quang Trung được thể hiện rất rõ qua các cuộc chiến, trong đó tiêu biểu là cuộc kháng chiến chống quân Thanh xâm lược, ông đã chỉ huy quân dân tấn công vào đêm 30 tết,tạo yếu tố bất ngờ, làm cho quân giặc không kịp trở tay, nhanh chóng thất bại. Hiện nay, để tưởng nhớ công lao của vua Quang Trung – Nguyễn Huệ, đã có rất nhiều con đường, ngôi trường, di tích lịch sử mang tên ông như Trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ (Hà Đông, Hà Nội), trường THPT Nguyễn Huệ (Hoàng Quốc Việt, Hà Nội), trường THPT Quang Trung (Hà Đông, Hà Nội), trường THPT Nguyễn Huệ (Quảng Nam),….hay đường Quang Trung (Hà Đông, Hà Nội), phố Quang Trung (Hoàn Kiếm, Hà Nội),….Bảo tàng Quang Trung (Bình Định),….

Cuộc xung đột Nam-Bắc triều, Trịnh Nguyễn trong khoảng nửa cuối thế kỷ XVI đã làm đất nước chúng ta bị chia cắt trong hơn 2 thế kỷ. Bên cạnh đó, nó còn làm cho đời sống nhân dân bị đảo lộn hoàn toàn. Đây là điều đáng lẽ không xảy ra nếu không có sự ham muốn quyền lực, muốn tranh giành quyền lãnh đạo đất nước của nhiều phe phái khác nhau trong chính quyền nhà Hậu Lê. Nó đã để lại những hậu quả nặng nề và những vết nhơ khó rọt rửa trong lịch sử dân tộc.

13 tháng 8 2023

Từ bài học trên và những thông tin tìm hiểu được em có thể thấy cuộc xung đột Nam - Bắc triều, Trịnh - Nguyễn để lại rất nhiều hậu quả tiêu cực không chỉ về người mà đất nước rơi vào hoàn cảnh chia cắt đau thương. Nhiều gia đình vì cuộc xung đột này đã xơ tán mỗi người một nơi, mỗi người một Đàng khó lòng gặp mặt tưởng chừng ở trong một đất nước mà xa cách như nghìn cây khó lòng tương phùng. Chúng ta cùng điểm qua các hệ quả tiêu cực của cuộc xung đột này nhé:

- Đất nước Đại Việt bị chia cắt thành 2 đàng, lấy sông Gianh làm giới tuyến:

+ Đàng Ngoài: từ sông Gianh trở ra Bắc, do con cháu họ Trịnh thay nhau cai quản.

+ Đàng Trong: từ sông Gianh trở vào Nam, do con cháu họ Nguyễn truyền nối nhau cầm quyền.

- Hình thành nên cục diện “một cung vua - hai phủ chúa” (do cả hai chính quyền Trịnh, Nguyễn đều dùng niên hiệu vua Lê, đều thừa nhận quốc hiệu Đại Việt).

+ Ở Đàng Ngoài: trên danh nghĩa, vua Lê vẫn là người đứng đầu đất nước, nhưng thực tế, họ Trịnh nắm toàn quyền thống trị.

+ Ở Đàng Trong: con cháu họ Nguyễn cũng nối nhau cầm quyền, gọi là “chúa Nguyễn".

- Cuộc xung đột kéo dài giữa hai tập đoàn phong kiến Trịnh - Nguyễn đã làm suy kiệt sức người, sức của; tàn phá đồng ruộng, xóm làng; giết hại nhiều người dân vô tội; chia cắt đất nước và làm ảnh hưởng đến sự phát triển chung của quốc gia - dân tộc.

Thông qua những điều trên em hoàn toàn phản đối về cuộc xung đột này đã gây ra nhiều mất mát đau thương khiến nhiều người lầm than, gia đình ly tán đồng thời khiến một đất nước rơi vào tình trạng hỗn loạn kéo theo nhiều người suy kiệt sức lực. Đất nước tàn phá ác liệt, ruộng nương phá bỏ nhân dân đói kém, người dân chết không kể siết tất cả những điều này đã gây ra nhiều mất mát đau thương dẫn tới nhiều người mất cha mất mẹ rơi vào cuộc sống lang thang không nơi nương tựa. Vậy nên em không tán thành và phản đối cuộc xung đột này khi đã gây tổn thương nặng nề tới người dân những con người vô tội, chịu áp bức bóc lột.

15 tháng 8 2023

Tham khảo

Charles Robert Darwin (1809 –  1882) - một nhà nghiên cứu nổi tiếng trong lĩnh vực tự nhiên học người Anh, là “cha đẻ” của thuyết tiến hóa. Ông là người đã phát hiện và chứng minh rằng mọi loài đều tiến hóa theo thời gian từ những tổ tiên chung qua quá trình chọn lọc tự nhiên. Nếu như sự tiến hóa được cộng đồng các nhà khoa học và công chúng chấp nhận ở thời đại Darwin, thì lý thuyết chọn lọc của ông trong những năm 1930 được xem như lời giải thích chính yếu cho quá trình này, và ngày nay đã trở thành nền tảng cho lý thuyết tiến hóa hiện đại. Học thuyết tiến hóa của Đác-uyn đã phát hiện ý nghĩa cảu chọn lọc tự nhiên. Từ đó, chúng ta có thể lí giải các hiện tượng sinh vật thích nghi được với sự thay đổi của môi trường, hiện tượng hình thành loài mới và nguồn gốc của các loài sinh vật.

14 tháng 8 2023

Tham khảo:

Thành Điện Hải trước là đồn Điện Hải, xây dựng năm 1813 (Gia Long thứ 12) gần cửa biển Đà Nẵng. Năm 1823 (Minh Mạng thứ 4) cho dời đồn Điện Hải vào bên trong đất liền, trên một gò đất cao. Đồn được xây bằng gạch. Năm 1835 (Minh Mạng thứ 15) đồn đổi tên là thành Điện Hải. Năm 1840, Tham tri Bộ công Nguyễn Công Trứ vào xem xét hệ thống phòng thủ ở Đà Nẵng, sau đó có đề nghị tăng cường phòng thủ các thành Điện Hải, An Hải.

Năm 1847 (Thiệu Trị thứ 7), thành Điện Hải được mở rộng có chu vi 556m, thành cao hơn 5m, chung quanh là hào sâu 3m. Thành có 2 cửa, một cửa mở về phía Nam (cửa chính), một cửa mở về phía Đông. Trong thành có hành cung, có kỳ đài, các cơ sở chứa lương thực, đạn dược, thuốc súng và được trang bị 30 ụ súng đại bác cỡ lớn. Thành xây bằng gạch theo đề án thiết kế kiểu Vauban, hình vuông.

Hiện nay, di tích thành Điện Hải tọa lạc tại phường Thạch Thang, quận Hải Châu. Tường thành phía Tây, Đông và các góc tương đối còn nguyên vẹn. Cửa thành phía Nam đã mất và phía Bắc đã hư hại. Gần đây, di tích thành Điện Hải được trùng tu, gia cố, phục hồi lại nguyên trạng.

Thành Điện Hải là một dấu ấn ghi nhớ truyền thống đấu tranh chống Pháp của nhân dân Đà Nẵng và nhân dân cả nước, quyết tâm giữ vững nền độc lập dân tộc, bảo vệ lãnh thổ. Đây cũng là đồn lũy quan trọng góp phần đánh bại cuộc tấn công của thực dân Pháp vào Đà Nẵng những năm 1858 - 1860. Một tượng đài uy nghi của Tướng quân Nguyễn Tri Phương đã được dựng tại đây, để ghi nhớ một giai đoạn lịch sử hào hùng của thành phố. Thành Điện Hải đã được Bộ Văn hóa - Thông tin xếp hạng là di tích lịch sử quốc gia ngày 16/11/1988, được gắn bia di tích ngày 25/8/1998. 

NG
14 tháng 8 2023

Tham khảo

Lựa chọn: Tiểu sử của G. Oa-sinh-tơn

G. Oa-sinh-tơn sinh ngày 22 tháng 2 năm 1732 trong một gia đình điển chủ khá giả tại bang Viếc-gi-ni-a. Năm 1759, G. Oa-sinh-tơn được bầu vào Nghị viện bang Viếc-gi-ni-a và ông kiên trì phản đối sự đánh thuế bất công của người Anh. Khi chiến tranh giữa đế quốc Anh và 13 thuộc địa nổ ra, G. Oa-sinh-tơn được bổ nhiệm làm tổng tư lệnh của lực lượng quân đội thuộc địa. Dưới sự lãnh đạo của ông, nhân dân 13 thuộc địa đã lật đổ ách thống trị của thực dân Anh, giành được nền độc lập.

Năm 1789, G. Oa-sinh-tơn được bầu làm tổng thống đầu tiên của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ. Ông phải đối mặt với thách thức gắn kết các bang riêng rẽ thành một quốc gia mới, và thành lập một chính phủ cho quốc gia này. Năm 1792, ông tái đắc cử nhiệm kì Tổng thống lần thứ hai. Trong nhiệm kì này, G. Oa-sinh-tơn đã duy trì được lập trường trung lập của Hoa Kỳ khi chiến tranh giữa Anh và Pháp nổ ra năm 1793. Mỹ cũng bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Anh.

G. Oa-sinh-tơn cuối cùng cũng từ giã chính trường vào năm 1797 và qua đời vào ngày 14 tháng 12 năm 1799.

14 tháng 8 2023

Tham khảo

G. Oa-sinh-tơn sinh ngày 22 tháng 2 năm 1732 trong một gia đình điển chủ khá giả tại bang Viếc-gi-ni-a. Năm 1759, G. Oa-sinh-tơn được bầu vào Nghị viện bang Viếc-gi-ni-a và ông kiên trì phản đối sự đánh thuế bất công của người Anh. Khi chiến tranh giữa đế quốc Anh và 13 thuộc địa nổ ra, G. Oa-sinh-tơn được bổ nhiệm làm tổng tư lệnh của lực lượng quân đội thuộc địa. Dưới sự lãnh đạo của ông, nhân dân 13 thuộc địa đã lật đổ ách thống trị của thực dân Anh, giành được nền độc lập.

Năm 1789, G. Oa-sinh-tơn được bầu làm tổng thống đầu tiên của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ. Ông phải đối mặt với thách thức gắn kết các bang riêng rẽ thành một quốc gia mới, và thành lập một chính phủ cho quốc gia này. Năm 1792, ông tái đắc cử nhiệm kì Tổng thống lần thứ hai. Trong nhiệm kì này, G. Oa-sinh-tơn đã duy trì được lập trường trung lập của Hoa Kỳ khi chiến tranh giữa Anh và Pháp nổ ra năm 1793. Mỹ cũng bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Anh.

G. Oa-sinh-tơn cuối cùng cũng từ giã chính trường vào năm 1797 và qua đời vào ngày 14 tháng 12 năm 1799.

NG
15 tháng 8 2023

Tham khảo: thẻ nhớ về nhân vật Nguyễn Trung Trực
loading...

20 tháng 7 2023

Tham Khảo : 

 Nguyên nhân dẫn đến cuộc xung đột Trịnh - Nguyễn:

- Sau khi Nguyễn Kim chết, con rể là Trịnh Kiểm tiếp tục sự nghiệp “Phù Lê diệt Mạc”. Để thao túng quyền lực vào tay họ Trịnh, Trịnh Kiểm tìm cách loại trừ phe cánh họ Nguyễn. Lo sợ trước tình hình đó Nguyễn Hoàng (con thứ của Nguyễn Kim) xin vào trấn thủ đất Thuận Hóa.

- Tại Thuận Hóa, Nguyễn Hoàng xây dựng cơ nghiệp của họ Nguyễn, trở thành thế lực cát cứ ở Đàng Trong, dần tách khởi sự lệ thuộc với họ Trịnh ở Đàng Ngoài.

⟹ Năm 1627, lo sợ thế lực họ Nguyễn lớn mạnh, chúa Trịnh đem quân đánh vào Thuận Hóa, chiến tranh Trịnh - Nguyễn bùng nổ.