K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 3 2023

– Giống nhau:

+ Viết theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật

+ Cảnh trí đơn giản gần gũi, quen thuộc với làng quê Viêt, không rườm rà, lòe loẹt mà cũng không gò bó, khuôn sáo

+ Đều thể hiện: Tâm sự nước non đầy vơi của nhà thơ; tài năng nghệ thuật bậc thầy của Nguyễn Khuyến: Hình tượng và ngôn ngữ đạt đến sự điêu luyện, là đỉnh cao của sự giản dị mà đầy chất thơ. Sử dụng nhiều bút pháp nghệ thuật đặc sắc (đối ngắn rất chỉnh, gieo vần độc đáo), kết hợp nhạc điệu và âm thanh tinh tế

– Khác nhau:

+ Mùa thu làm thơ: phác họa khái quát những đặc điểm nổi bật về mùa thu

+ Câu cá mùa thu: Dừng lại ở một không gian, thờ gian cụ thể: trên 1 ao thu, vào 1 buổi chiều thu, 1 ông già ngồi trên chiếc thuyền bé tảo teo

+ Uống rượu mùa thu: quan sát cảnh thu trong nhiều thời điểm khác nhau để thâu tóm những nét nên thơ nhất

22 tháng 6 2018

- Về từ ngữ:

+ Thu vịnh: nhóm các từ ngữ dùng để xây dựng hình tượng mùa thu: trời thu xanh ngắt, cần trúc lơ phơ gió hắt hiu, nước biển, khói phủ, bóng trăng…

→ Các từ ngữ có tính chất ước lệ, quen thuộc mang những dấu ấn của thi pháp văn học trung đại

+ Tiếng thu: lá thu rơi, nai vàng, lá vàng khô → Hình ảnh quen thuộc, mang hơi hướng tả thực

+ Đất nước: núi đồi, gió thổi, rừng tre, trời thu, trong biếc → Những hình ảnh gần gũi, thân thiết, tả thực

- Về nhịp điệu:

+ Thu vịnh: 4/3 hoặc 2/2/3

+ Đất nước: 3/2; 3/ 4; 2/2/2; 2/3 → Thể thơ tự do, cách ngắt nhịp linh hoạt và đa dạng

- Mỗi tác giả lại xây dựng hình tượng mùa thu một cách riêng biệt, tạo dấu ấn phong cách riêng

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
24 tháng 11 2023

- Chỉ ra nét độc đáo trong cách cảm nhận và miêu tả thiên nhiên mùa thu của Xuân Diệu qua bài Thơ duyên (có thể so sánh với một vài bài thơ khác để làm rõ nét độc đáo ấy).

- Quan sát các câu thơ có miêu tả khung cảnh thiên nhiên mùa thu.

- Phân tích một vài hình ảnh thiên nhiên mà mình có ấn tượng sâu sắc nhất, từ đó nêu lên nét độc đáo của Xuân Diệu khi miêu tả thiên nhiên.

- Có thể lấy đoạn thơ

“Con đường nho nhỏ gió xiêu xiêu

La lả cành hoang nắng trở chiều

Mây biếc về đâu bay gấp gấp

Con cò trên ruộng cánh phân vân”

+ Khung cảnh chiều thu vui tươi, trong sáng, hữu tình huyền diệu

+ Con đường thu được tác giả miêu tả nho nhỏ, cây lá lả lơi, yểu điệu trong gió… mời gọi những bước chân đôi lứa

+ Sang khổ thơ thứ tư chiều thu sương lạnh xuống dần, chòm mây cô đơn, cánh chim cô độc, đều tìm về nơi chốn của mình.

+ Các từ láy xiêu xiêu, nho nhỏ, gấp gấp, phân vân làm cho nhịp điệu bài thơ uyển chuyển, bay bổng.

NG
24 tháng 11 2023

Phân tích cụ thể một vài hình ảnh thiên nhiên mà bạn có ấn tượng rõ rệt nhất, từ đó nêu lên nét độc đáo của Xuân Diệu khi miêu tả thiên nhiên. Có thể lấy một vài câu thơ tiêu biểu như:

“Con đường nhỏ nhỏ gió xiêu xiêu

Lả lả cành hoang nắng trở chiều";

“Mây biếc về đâu bay gấp gấp Con cò trên ruộng cánh phân vân”

Xuân Diệu có biệt tài sử dụng từ láy. HS phân tích sức gợi cảm và hiệu quả tạo hình của các từ láy trong những dòng thơ trên.

Bạn có thể so sánh cách miêu tả mùa thu trong bài Thơ duyên với cách miêu tả mùa thu trong bài Tiếng thu của Lưu Trọng Lư hoặc bài Sang thu của Hữu Thỉnh để khẳng định nét độc đáo của Xuân Diệu.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
20 tháng 12 2023

Qua chùm thơ thu của Nguyễn Khuyến, ta thấy ông là một con người tài năng, có tâm hồn tinh tế, nhạy cảm và tình yêu thiên nhiên tha thiết. Với cách dùng từ độc đáo, Nguyễn Khuyến đã thành công tái hiện khung cảnh đất trời thanh bình, yên ả khi ngồi câu cá trong “Thu điếu”. Nhà thơ cũng vẽ nên một bức tranh thu cao rộng, trong trẻo, gửi gắm tình cảm của bản thân với thế thái nhân tình trong “Thu vịnh”. Qua đó, ta cảm nhận được tâm hồn gắn bó khăng khít của Nguyễn Khuyến với thiên nhiên, cuộc sống.

7 tháng 5 2023

Xuân Diệu cảm nhận và miêu tả thiên nhiên mùa thu trong Thơ duyên rất độc đáo và gợi cảm. Ví dụ ở câu kết cuối bài “Lòng anh thôi đã cưới lòng em”, tác giả không dùng từ “phải lòng” hay “anh cưới em” mà là “lòng anh cưới em”. Chúng ta vẫn thường nghĩ đến mùa thu là một mùa tuy lãng mạn nhưng cũng buồn bã, cô đơn. Đó là tâm trạng phổ biến trong mỗi bài thơ về mùa thu của các tác giả, như trong Thu điếu của Nguyễn Khuyến. Tuy nhiên, khi đọc Thơ duyên ta lại thấy sự yêu đời, tươi trẻ trong những “duyên tình” qua sự gắn bó, tươi mới của cảnh vật thiên nhiên khi vào thu. Và Thơ duyên là bài thơ duy nhất không buồn trong các bài thơ về mùa thu của Xuân Diệu.

 
8 tháng 7 2018

Tiếng cười bài 2, 3, 4 là tiếng cười đả kích, phê phán, châm biếm thói hư tật xấu của một bộ phận người.

Bài 2: đối tượng là nam nhi yếu đuối, không đáng sức trai

- Sử dụng thủ pháp đối lập, ngoa dụ:

   + Đối lập: sức trai >< khom lưng, uốn gối gánh hai hạt vừng

   + Ngoa dụ: sự khom lưng uốn gối của anh chàng chỉ để “gánh hai hạt vừng”

Bài 3: chế giễu thói lười biếng của đàn ông lười nhác, không có chí lớn

- Sử dụng biện pháp nói quá, đối lập

   + Đối lập: chồng người >< chồng em : người đàn ông “chồng em” vô dụng, bất tài

   + Hình ảnh người đàn ông “ngồi bếp sờ đuôi con mèo” tiêu biểu cho người đàn ông lười nhác, chỉ biết ngồi xó, ăn bám vợ.

Bài 4: chế giễu loại phụ nữ vô duyên, xấu xí

- Sử dụng biện pháp nói quá, gợi lên những liên tưởng phong phú của tác giả dân gian

   + Lỗ mùi mười tám gánh lông

   + Đêm nằm ngáy o o

   + Đi chợ hay ăn quà

   + Trên đầu những rác cùng rơm

- Sau tiếng cười hài hước, giải trí, mua vui, tác giả dân gian muốn châm biếm nhẹ những người phụ nữ vô duyên, đỏng đảnh trong xã hội

5 tháng 3 2023

a) - Phân tích nguyên nhân lỗi: Cụm từ “của Hồ Xuân Hương” đặt không đúng quan hệ ngữ pháp trong câu.

- Cách sửa: Đưa cụm từ “của Hồ Xuân Hương” về sau cụm từ “là một trong những bài thơ” thành câu tường minh về ngữ nghĩa: “Tự tình (bài 2) là một trong những bài thơ của Hồ Xuân Hương cất lên tiếng nói quyết liệt đấu tranh cho nữ quyền.”.

b) - Phân tích nguyên nhân lỗi: Trật tự từ trong câu không lô gích, không chặt chẽ. Định ngữ “nổi tiếng” đặt sai vị trí, làm cho câu trở nên mơ hồ.

- Cách sửa: Đưa từ “nổi tiếng” về sau cụm từ “chùm thơ thu” làm định ngữ trong cụm danh từ “chùm thơ thu nổi tiếng” thành câu tường minh về ngữ nghĩa:

“Câu cá mùa thu, Vịnh mùa thu, Uống rượu mùa thu là chùm thơ thu nổi tiếng

của Nguyễn Khuyến.”.

c)

- Phân tích nguyên nhân lỗi: Cụm từ “như răng, mắt” đặt không đúng trật tự từ trong câu và thiếu quan hệ từ “về” gây mơ hồ cho nghĩa của câu.

- Cách sửa: Đưa cụm từ “như răng, mắt” về sau cụm từ “dụng cụ chuyên khoa” thành câu tường minh về ngữ nghĩa: “Đến năm 2000, phải thanh toán hết các trang thiết bị cũ kĩ, lạc hậu, phải đầu tư một số dụng cụ chuyên khoa cần thiết như về răng, về mắt cho các trạm y tế xã.”.

d)

- Phân tích nguyên nhân lỗi: Trật tự từ trong câu đặt không đúng lô gích của trình tự thông thường, gây mơ hồ cho nghĩa của câu. Trật tự này phi lí ở chỗ hành động “úp nón lên mặt” lại diễn ra trước hành động “nằm xuống ngủ”.

- Cách sửa: Đưa cụm từ “nằm xuống” lên trước cụm từ “úp cái nón lên mặt” thành câu tường minh về ngữ nghĩa: “Họ nằm xuống, úp cái nón lên mặt, ngủ một giấc cho đến chiều.”.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
7 tháng 12 2023

a) Tự tình (bài 2) là một trong những bài thơ cất lên tiếng nói đấu tranh quyết liệt cho nữ quyền của Hồ Xuân Hương.

b) Câu cả mùa thu, Vịnh mùa thu, Uống rượu mùa thu là chùm thơ thu nổi tiếng của Nguyễn Khuyến.

c) Đến năm 2000, phải thanh toán hết các trang thiết bị cũ kĩ, lạc hậu, phải đầu tư một số dụng cụ chuyên khoa cần thiết như răng, mắt cho các trạm y tế xã.

d) Họ năm xuống, úp cái nón lên mặt ngủ một giấc cho đến chiều.