K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 11 2017

a. 75

b. 0,8s

12 tháng 11 2017
a. 75 b.0.8s
1- Khi con tu hú:Câu 1:Hoàn cảnh sáng tác bài thơ là gì?Câu 2: Cảnh đất trời vào hè trong tâm tưởng người tù cách mạng được thể hiện  qua những câu thơ nào? Cảm nhận của em về những câu thơ đó.Câu 3: Phân tích tâm trạng của người tù cách mạng.2- Chùm thơ của Hồ Chí Minh:Câu 1: Tình yêu thiên nhiên của Bác trong các bài thơ đã học ở chương trình NV 8.Câu 2: Cái “sang” của cuộc đời cách mạng trong bài thơ “Tức cảnh Pác...
Đọc tiếp

1- Khi con tu hú:

Câu 1:Hoàn cảnh sáng tác bài thơ là gì?

Câu 2: Cảnh đất trời vào hè trong tâm tưởng người tù cách mạng được thể hiện  qua những câu thơ nào? Cảm nhận của em về những câu thơ đó.

Câu 3: Phân tích tâm trạng của người tù cách mạng.

2- Chùm thơ của Hồ Chí Minh:

Câu 1: Tình yêu thiên nhiên của Bác trong các bài thơ đã học ở chương trình NV 8.

Câu 2: Cái “sang” của cuộc đời cách mạng trong bài thơ “Tức cảnh Pác Bó”.

Câu 3: Bài học của em từ bài thơ “Đi đường” của Hồ Chí Minh.

3- Chiếu dời đô:

Câu 1: Hãy nêu đặc điểm của thể Chiếu

Câu 2:  Vì sao nói văn bản "Chiếu dời đô"  phản ánh ý chí tự cường và sự phát triển lớn mạnh của dân tộc?

4- Hịch tướng sỹ:

Câu 1: Hãy nêu đặc điểm của thể Hịch

Câu 2: Nỗi lòng của người chủ tướng được thể hiện đoạn văn nào? Em hãy phân tích đoạn văn đó.

5- Nước Đại Việt ta:

Câu 1: Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi được thể hiện như thế nào trong đoạn trích?

Câu 2: Vì sao nói đây là bản tuyên ngôn độc lập lần thứ hai của dân tộc?

0
18 tháng 11 2019

a, Đoạn 1 và 4: cảnh vườn bách thú nơi con hổ bị nhốt và tâm trạng ngao ngán, căm hờn của con hổ.

    + Uất hận khi rơi vào tù hãm.

    + Bị nhốt cùng bọn gấu dở hơi, cặp báo vô tư lự.

    + Khinh loài người nhỏ bé ngạo mạn.

    + Những cảnh sửa sang tầm thường, giả dối.

    + Nhớ về cảnh đại ngàn cao cả, âm u.

   → Căm hờn sự tù túng, khinh ghét kẻ tầm thường. Muốn vượt thoát tù hãm bằng nỗi nhớ thời đại ngàn.

  Đoạn 2 và 3 miêu tả vẻ đẹp của núi rừng làm bật lên vẻ oai phong, lẫm liệt của vị chúa tể.

    + Con hổ đầy quyền uy, sức mạnh, tham vọng trước đại ngàn.

    + Nỗi nhớ về thời oanh liệt, huy hoàng.

   → Sự tiếc nuối những ngày huy hoàng trong quá khứ của vị chúa tể.

  b, Đoạn 2 và 3: đặc sắc về hình ảnh, từ ngữ, giọng điệu.

  - Về từ ngữ:

    + Diễn tả vẻ đẹp, tầm vóc của đại ngàn bằng những từ: bóng cả, cây già, giang sơn.

    + Sử dụng những động từ mạnh thể hiện sự oai hùng của chúa tể: thét, quắc, hét, ghét.

    + Sử dụng từ cảm thán (than ôi), câu hỏi tu từ: gợi nhắc lại quá khứ oai hùng, sự tiếc nuối những ngày tự do.

  - Về hình ảnh:

    + Sức mạnh của con hổ được diễn tả bằng hình ảnh: mắt thần đã quắc, lượn tấm thân như sóng cuốn nhịp nhàng, uống ánh trăng tan, ngắm giang sơn, giấc ngủ tưng bừng.

    + Hình ảnh núi rừng từ đêm, mưa,nắng, hoàng hôn, bình minh đẹp lộng lẫy, bí hiểm.

    + Về giọng điệu: đanh thép, hào sảng tái hiện lại thời oanh liệt, tráng ca của chúa sơn lâm khi còn tự do.

  c, Sự đối lập sâu sắc cảnh tượng núi rừng với cảnh vườn bách thú.

    + Vườn bách thú tù đọng, chật hẹp, tầm thường, giả dối >< đại ngàn tự do, phóng khoáng, hoành tráng, bí hiểm.

    + Tâm trạng chán chường, căm phẫn, khinh ghét của con hổ ( ở vườn bách thú) >< tâm trạng vui vẻ, sự oai hùng, lẫm liệt của con hổ khi ở đại ngàn.

   → Tâm sự của con hổ ẩn dụ cho tâm trạng của người dân mất nước luôn cảm thấy căm hờn, tủi nhục, chán ngán với hiện tại, họ nhớ tiếc thời oanh liệt, vàng son của cha ông.

Nhớ rừng là một bài thơ nổi tiếng của phong trào Thơ mới. Nó cũng là một bài in được dấu ấn đậm và bền trong nhiều thế hệ bạn đọc . Tác giả của nó - thi sĩ Thế Lữ, là một nhà thơ tài năng, người có công đầu trong phong trào Thơ mới. Có thể nói ông đã nhập thân hoàn toàn vào hình tượng con hổ trong bài, mượn con hổ để bộc lộ tâm sự của một thanh niên trí thức trước cuộc đời tù túng, nô lệ.

Một khía cạnh rõ nét của tâm sự ấy, là nỗi "tủi nhục" vì hiện trạng của thân phận:

Nay sa cơ, bị nhục nhằn tù hãm,

Để làm trò lạ mắt, thứ đồ chơi,

Chịu chung bầy cùng bọn gấu dở hơi,

Với cặp báo chuồng bên vô tư lự.

Nỗi tủi nhục đến cao độ, chuyển thành phẫn uất, căm hờn. Bị mất tự do trong "cũi sắt", đành bất lực "nằm dài trông ngày tháng dần qua", lại còn bị "lũ người kia", tác giả muốn ám chỉ ai đây? Phải chăng bọn thực dân người nước ngoài xa lạ nhào cợt, khinh thường:

Giương mắt bé giễu oai linh rừng thẳm

Xưa kia ta từng là "chúa tể của muôn loài", "oai linh" ta ngự trị cả núi cao rừng sâu. Nay bị nhốt cũi, cùng thân phận "làm trò lạ mắt, thứ đồ chơi" bị coi cá mè một lứa với bầy gấu dở hơi, cặp báo nông nổi! Nhục nhã, uất hận biết bao.

Cùng với "niềm uất hận ngàn thâu" ấy, là thái độ khinh ghét. Và khinh cũng đến cao độ như căm hờn, con hổ này không có gì lưng chừng, nửa vời cả. Nó ghét tất cả những cảnh tượng môi trường xung quanh, từ:

Những cảnh sửa sang, tầm thường, giả dối.

Cho đến:

Dải nước đen giả suối, chẳng thông dòng

Len dưới nách những mô gò thấp kém.

Nó khinh ghét tất cả cái môi trường áp đặt giả tạo mà "lũ người kia" đã thiết kế bày đặt ra. Nó nhận ra tất cả chỉ là trò nhái lại, là lối "học đòi" cái môi trường sống đích thực của nó xưa kia, cái "cảnh sơn lâm bóng cả, cây già - với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi" mà nó không thể nào quên được, mà nó mãi mãi nhớ thương. Phải chăng tâm sự của con hổ ở đây, một lần nữa lại phản chiếu tâm sự của chàng thanh niên Nguyễn Thế Lữ - người từng có thời hoạt động trong một "hội kín" yêu nước? Cái tâm sự bất bình, phủ định thứ văn minh "Tây Tàu nhố nhăng" đang thay thế cho những "vẻ hoang vu" của "bóng cả cây già" "những đêm vàng bên bờ suối", "những bình minh cây xanh nắng gội"... một cách hình dung, gợi nhớ đến những giá trị văn hoá cổ truyền của Tổ quốc?

Nhưng có lẽ luồng tâm sự xuyên suốt, điều canh cánh thường xuyên hơn cả trong lòng con hổ là nỗi nhớ - một nỗi nhớ vừa da diết xót xa, vừa mênh mang hoành tráng. Đó là nỗi "nhớ rừng" cao cả, thiêng liêng, đúng như đầu đề bài thơ xác định. Ta dễ dàng nhận thấy hai đoạn thơ tả nỗi nhớ này lập trung, đậm đặc nhất - đoạn thứ hai và thứ ba trong bài - là hai đoạn có nhiều cảnh sắc huy hoàng hấp dẫn nhất, có nhạc điệu lôi cuốn say mê nhất. Nhớ làm sao bóng dáng xưa kia của ta "bước chân lên, dõng dạc, đường hoàng, lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng" giữa "sơn lâm bóng cả, cây già - với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi", đẹp đẽ, uy nghi, hùng tráng biết bao! Nhớ làm sao.

... những đêm vùng bên bờ suối

Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?

... những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn

Ta lặng ngắm cảnh giang sơn ta đổi mới?

... những bình minh cây xanh nắng gội,

Tiếng chim ca, giấc ngủ ta tưng bừng?

Những kỉ niệm mới lộng lẫy, hùng vĩ, nên thơ nên nhạc biết bao!

Có thể nói Thế Lữ đã chứa chất vào lời con hổ trong vườn này tâm sự của các thế hệ cùng lứa với nhà thơ. Và cũng không riêng gì một thế hệ. Ai là người Việt Nam còn chút lòng yêu nước, còn biết nghĩ, mà chẳng cảm nhận xót xa nỗi hờn mất nước? Ai đã từng đọc qua lịch sử dân tộc, có ít nhiều ý thức về nền "văn hiến" đã lâu "của đất nước, mà chẳng ngán ngẩm với thứ văn minh hào nhoáng pha tạp thời thực dân? Người Việt Nam chưa mất gốc nào mà chẳng ủ ấp hi vọng được "thênh thang (...) vùng vẫy", được "ngự trị" trên "nước non hùng vĩ" của mình, tương tự chú hổ ở vườn thú kia vẫn không nguôi "giấc mộng vàng to lớn" của nó.

29 tháng 1 2021

cảm ơn Đạt Đậu nha =))

12 tháng 3 2019

Tâm trạng của người chiến sĩ khi ở trong nhà tù:

   + Cách ngắt nhịp bất thường: 6/2 ; 3/3

   + Các động từ mạnh: dậy, đạp tan, ngột, chết uất → nhấn mạnh tâm trạng bức bối, ngột ngạt của người chiến sĩ.

   + Các từ cảm thán: ôi, thôi, làm sao → sự tiếc nuối, muốn vượt thoát khỏi thực tại.

  - Mở đầu bài thơ và cuối bài thơ đều có hình ảnh tiếng chim tu hú- âm thanh của sự sống tự do, tươi sáng vọng vào gọi mời người chiến sĩ.

   + Tâm trạng của người chiến sĩ ở đầu và cuối bài thơ khác nhau: mở đầu bài thơ là cuộc sống tự do háo hức, rộn ràng >< cuối bài thơ cảm giác ngột ngạt, u uất lên tới đỉnh điểm.

   + Tiếng chim đầu bài thơ báo hiệu mùa hè tươi mới, rộn ràng đến cuối bài thơ tiếng chim như tô đậm thêm tâm trạng đau khổ vì cảnh giam hãm, mất tự do.

24 tháng 6 2021

"Tình mẫu tử là mạch nguồn tình cảm thiên liêng, không bao giờ vơi cạn trong tâm hồn mỗi người ". Đúng vậy, tình mẫu tử là thứ tình cảm thiêng liêng nhất mà thượng đế ban tặng cho mỗi con người. Tình mẫu tử là sức mạnh kì diệu giúp con người vượt lên những khó khăn của cuộc sống. Tình mẫu tử là điểm dựa tinh thần, sẳn sàng tiếp thêm sức mạnh cho ta mỗi lúc khó khăn, là niềm tin là động lực và là mục đích cho sự nỗ lực và khát khao trong mỗi người. Mẹ là người bao dung với ta nhất trong cuộc đời, dù ta có vấp ngã, có mắc sai lầm thì mẹ cũng là người luôn lo lắng, quan tâm đến ta một cách thiết thực nhất, những người mẹ, tình yêu thương của mẹ có sức mạnh vô cùng to lớn, nó có thể giúp ta vượt lên trên tất cả. Tình mẫu tử có thể soi sáng con đường cho mỗi người, giúp con người thức tỉnh khi lầm đường lạc lối, sống tốt hơn và sống có trách nhiệm hơn. Thứ tình cảm bao la, rộng lớn và vĩ đại ấy là bến đỗ bình yên nhất trong cuộc đời mỗi người. Vậy nên mới nói, tình mẫu tử thiêng liêng và cao cả như vậy.

Đọc đoạn văn sau dưới đây:“Âm nhạc là phương tiện chuyển tải cảm xúc tuyệt vời nhất, trọn vẹn nhất, giúp chúng ta cảm nhận được từng ngõ ngách sâu thẳm nhất của tâm hồn […] Âm nhạc là chất xúc tác lãng mạn, thi vị làm khuấy động xúc cảm. Thứ hình dung những thước phim lãng mạn sẽ buồn tẻ, vô hồn đến nhường nào nếu không có giai điệu của những bản tình ca. Có một...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau dưới đây:

“Âm nhạc là phương tiện chuyển tải cảm xúc tuyệt vời nhất, trọn vẹn nhất, giúp chúng ta cảm nhận được từng ngõ ngách sâu thẳm nhất của tâm hồn […] Âm nhạc là chất xúc tác lãng mạn, thi vị làm khuấy động xúc cảm. Thứ hình dung những thước phim lãng mạn sẽ buồn tẻ, vô hồn đến nhường nào nếu không có giai điệu của những bản tình ca. Có một câu nói mà tôi rất tâm đắc: “Từng nốt nhạc chạm vào da thịt tôi, vuốt ve xoa dịu nỗi cô đơn tưởng như đã hóa thạch trong tâm hồn”. Âm nhạc là một người bạn chung thủy, biết chia sẻ. Khi buồn, nó là liều thuốc xoa dịu nỗi sầu, làm tâm hồn nhẹ nhàng, thanh thản… Khi vui, nó lại là chất xúc tác màu hồng tô vẽ cảm xúc giúp ta cảm nhận sâu sắc hơn vẻ đẹp của cuộc sống.”

(Dr Bernie S. Siegel, Qùa tặng cuộc sống, biên dịch Thu Quỳnh – Hạnh Nguyễn, NXBTH TP.HCM, tr.111)

Hãy cho biết đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt nào.

A. Biểu cảm

B. Nghị luận

C. Miêu tả

D. Tự sự

1
11 tháng 6 2018

Chọn đáp án: B

Trong cuộc đối thoại với bà cô và bé Hồng :

bà cô được tác giả miêu tả về là : giọng nói mang những ý nghĩa cay độc, nét mặt khi cười rất kịch, giọng nói ngọt, mắt long lanh, cử chỉ vỗ vai, giọng điệu ngân dài, lộ rõ ác ý, châm chọc nhục mạ cháu

=> Bà cô là người lạnh lùng, độc ác nham hiểu.

bé Hồng thì lại được miêu tả là : khóe mắt cay cay, nước mắt rơi đầm đìa, cười dài trong tiếng khóc, cổ họng nghẹn ứ không ra tiếng khi nghe bà cô kể về sự vất vả của mẹ

=> Bé Hồng là một cậu bé có lòng yêu thương mẹ sâu sắc.

Chúc bạn học tốt ^^

1 tháng 3 2022

bài này kh ổn