K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Bạn tham khảo :

Những năm 1989 - 1990 của thế kỷ trước, vùng đất ngọc Lục Yên (Yên Bái) từng là thủ phủ của dân tứ xứ về khai thác đá quý. Sau thời hoàng kim, giờ đây đá quý khan hiếm dần, nên người dân địa phương đã tận dụng những viên đá màu còn sót lại để làm tranh đá. Nhờ vào đôi bàn tay khéo léo, tài hoa, kết hợp với trí tưởng tượng phong phú, họ đã biến những viên đá vô tri vô giác trở thành những tác phẩm nghệ thuật có giá trị.

Hiện nay, Lục Yên có gần 50 cơ sở sản xuất tranh đá, tập trung chủ yếu ở thị trấn Yên Thế. Nguyên liệu làm tranh đá phần lớn là đá ruby “mắt tôm” tự nhiên, có màu sắc đẹp, được nhiều khách hàng ưa thích. Dù mới thịnh hành khoảng mấy năm nay, nhưng tranh đá quý Lục Yên đã trở thành một trong những sản phẩm có thương hiệu lớn trên thị trường trong nước và thế giới.

Được biết, người dân trong vùng học được nghề làm tranh đá quý nhờ một người có tên là “Cường bạc” thường xuyên tiếp xúc với những ông chủ cỡ “bự” người Thái mò đến đất Lục Yên để tìm kiếm những viên đá đỏ làm giầu. Những cơ sở chế tác tranh đá quý của người Thái thường giấu nghề. Qua nhiều lần mua bán đá lẻ, ông đã học mót được bí kíp, kinh nghiệm làm tranh đá của người Thái để về truyền dạy lại cho người dân nơi đây.

Bây giờ đến Lục Yên, khác hẳn với sự tĩnh lặng của cảnh mua bán ở chợ đá quý Yên Thế, mà xen vào đó là những âm thanh quen thuộc của cánh giã đá làm nguyên liệu cho tranh đá quý. Công việc chính của họ là cho đá vào cối, rồi dùng chày để giã liên hồi cho nhỏ, nhưng không được để những viên đá đó tan thành bột.

Trong một cơ sở sản xuất tranh đá quý, mỗi người làm một công việc khác nhau. Họ chia thành từng phân xưởng nhỏ như: Phân xưởng rửa đá bằng axít, phân loại đá, giã đá và ghép tranh. Chị Nguyễn Thị Hằng, một người giã đá tâm huyết với nghề gần 20 năm làm tranh đá, chia sẻ: Giã đá phải theo một quy trình. Khâu đầu tiên là rửa đá, tiếp đó là cho đá vào cối giã. Giã xong dùng sàng nhỏ để lọc ra những viên còn to, chưa đạt yêu cầu thì tiếp tục giã lại. Nhìn đôi bàn tay chai sạn của những người đập đá mới hiểu hết công việc của họ vất vả biết nhường nào. Trung bình mỗi ngày, một người thợ lành nghề chỉ giã được 1 kg đá.

Sau khi giã đá là công đoạn chế tác tranh. Đây là công việc đòi hỏi kỹ thuật hết sức công phu. Sau khi họa sĩ vẽ mẫu bằng bút chì hay phấn mầu trên tấm gỗ phoócmica xong, những công nhân tỷ mỉ rắc đá và bột đá với độ mầu chuẩn để tạo hình, rồi nhỏ keo 502 cho chúng kết dính. Phía dưới đá mầu luôn có một lớp bột đá cẩm thạch làm nền để cho tranh vừa bền chắc vừa khỏa lấp những khiếm khuyết. Cái khó nhất là biến những viên đá mầu nhỏ li ti thành những hình ảnh sinh động, có thần thái riêng biệt. 

 Chị Bùi Thanh Ngoan, thị trấn Yên Thế, Lục Yên (Yên Bái) chủ cửa hàng tranh đá quý cho biết: “Công việc làm tranh đá đòi hỏi phải tỉ mỉ, từ việc sơ chế đá, chọn đá màu đến vẽ tranh, chốt đá, ghép đá... đều thể hiện sự tài hoa, khéo léo. Chọn nguyên liệu là khâu quan trọng nhất. Những viên chuẩn, đẹp mới tạo thành những bức tranh có giá trị. Những viên đá quý được ngâm qua axít sẽ làm dậy màu đặc trưng, long lanh, sắc sảo hơn”

Chị Nguyễn Thị Hạnh, một nghệ nhân ghép tranh đá quý lành nghề ở thị trấn Yên Thế cho hay: “Trải qua nhiều năm kinh nghiệm trong nghề, mỗi bức tranh thành công là sự kết hợp hài hòa giữa ý tưởng và đôi bàn tay tỉ mẩn, tinh tế, chăm chút công phu từng họa tiết do người họa sĩ đã vẽ sẵn. Những người làm tranh phải có sự am hiểu về nghệ thuật điện ảnh như cận cảnh, viễn cảnh, sự phối cảnh. 

 Làm tranh chân dung khó nhất là việc cân đối tỉ lệ của các bộ phận cơ thể, độ đậm, nhạt của da, sự pha trộn gam màu sáng tối. Vì thế chỉ những nghệ nhân cao tay mới rải được những viên đá vô tri vô giác ghép lên bức tranh thành người có hồn”. Những người làm tranh còn cho biết thêm, để có những loại đá quí như đá lông công (đá xanh) để làm lá phải mua tận bên Lào, hay đá opan cũng phải cất công mua ở Gia Lai, Đắk Lắk. Để có màu đen, người làm tranh phải dùng đá téttits (đá cút sao, đá nham thạch), màu vàng là chất liệu đá opan mua từ miền Nam... Theo những người thợ làm tranh đá quý thì khi những bức tranh đá bị bẩn hoặc muốn làm mới chỉ cần lấy dầu bóng tóc, màu sơn xoa trực tiếp lên bề mặt tranh để rửa, bức tranh đá quý sẽ sạch, bóng trở lại.

Ông Nguyễn Ngọc Sơn, Trưởng phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Lục Yên cho biết: Hiện tại, nguyên liệu làm tranh đá tại Lục Yên đang dần khan hiếm do cơn lốc khai thác đá quý những năm gần đây. Vì thế các xưởng tranh đá quý đã nhập nguyên liệu đá quý từ Quỳ Hợp, Đắk Nông, thậm chí từ xứ sở đá quý xa xôi như Mianma. Dù mới hình thành được vài năm gần đây, nhưng làng tranh đá quý Lục Yên đã đem lại nguồn thu nhập ổn định cho rất nhiều người dân trong vùng. Hiện nay, một số cơ sở tranh đá quý Lục Yên vẫn sử dụng những mẫu vẽ sẵn từ một số mẫu tranh dân gian đơn giản như tranh Đông Hồ (Bắc Ninh) hay Hàng Trống (Hà Nội), những chiếc đĩa, quạt có chữ thư pháp… Do thị hiếu của người chơi tranh mà ngày càng xuất hiện những bức tranh khổ lớn, làm theo đơn đặt hàng của khách phỏng theo các tác phẩm nổi tiếng thế giới.

Trong cái khó đã “ló” cái khôn, người dân Lục Yên bằng bàn tay tài hoa, cần cù lao động, đã biết vận dụng sáng tạo nguồn tài nguyên quý giá từ thiên nhiên, kể cả những thứ tưởng chừng đã bỏ đi, để làm nên những sản phẩm độc đáo. 

Những năm 1989 - 1990 của thế kỷ trước, vùng đất ngọc Lục Yên (Yên Bái) từng là thủ phủ của dân tứ xứ về khai thác đá quý. Sau thời hoàng kim, giờ đây đá quý khan hiếm dần, nên người dân địa phương đã tận dụng những viên đá màu còn sót lại để làm tranh đá. Nhờ vào đôi bàn tay khéo léo, tài hoa, kết hợp với trí tưởng tượng phong phú, họ đã biến những viên đá vô tri vô giác trở thành những tác phẩm nghệ thuật có giá trị.

Hiện nay, Lục Yên có gần 50 cơ sở sản xuất tranh đá, tập trung chủ yếu ở thị trấn Yên Thế. Nguyên liệu làm tranh đá phần lớn là đá ruby “mắt tôm” tự nhiên, có màu sắc đẹp, được nhiều khách hàng ưa thích. Dù mới thịnh hành khoảng mấy năm nay, nhưng tranh đá quý Lục Yên đã trở thành một trong những sản phẩm có thương hiệu lớn trên thị trường trong nước và thế giới.

Được biết, người dân trong vùng học được nghề làm tranh đá quý nhờ một người có tên là “Cường bạc” thường xuyên tiếp xúc với những ông chủ cỡ “bự” người Thái mò đến đất Lục Yên để tìm kiếm những viên đá đỏ làm giầu. Những cơ sở chế tác tranh đá quý của người Thái thường giấu nghề. Qua nhiều lần mua bán đá lẻ, ông đã học mót được bí kíp, kinh nghiệm làm tranh đá của người Thái để về truyền dạy lại cho người dân nơi đây.

Bây giờ đến Lục Yên, khác hẳn với sự tĩnh lặng của cảnh mua bán ở chợ đá quý Yên Thế, mà xen vào đó là những âm thanh quen thuộc của cánh giã đá làm nguyên liệu cho tranh đá quý. Công việc chính của họ là cho đá vào cối, rồi dùng chày để giã liên hồi cho nhỏ, nhưng không được để những viên đá đó tan thành bột.

Trong một cơ sở sản xuất tranh đá quý, mỗi người làm một công việc khác nhau. Họ chia thành từng phân xưởng nhỏ như: Phân xưởng rửa đá bằng axít, phân loại đá, giã đá và ghép tranh. Chị Nguyễn Thị Hằng, một người giã đá tâm huyết với nghề gần 20 năm làm tranh đá, chia sẻ: Giã đá phải theo một quy trình. Khâu đầu tiên là rửa đá, tiếp đó là cho đá vào cối giã. Giã xong dùng sàng nhỏ để lọc ra những viên còn to, chưa đạt yêu cầu thì tiếp tục giã lại. Nhìn đôi bàn tay chai sạn của những người đập đá mới hiểu hết công việc của họ vất vả biết nhường nào. Trung bình mỗi ngày, một người thợ lành nghề chỉ giã được 1 kg đá.

Sau khi giã đá là công đoạn chế tác tranh. Đây là công việc đòi hỏi kỹ thuật hết sức công phu. Sau khi họa sĩ vẽ mẫu bằng bút chì hay phấn mầu trên tấm gỗ phoócmica xong, những công nhân tỷ mỉ rắc đá và bột đá với độ mầu chuẩn để tạo hình, rồi nhỏ keo 502 cho chúng kết dính. Phía dưới đá mầu luôn có một lớp bột đá cẩm thạch làm nền để cho tranh vừa bền chắc vừa khỏa lấp những khiếm khuyết. Cái khó nhất là biến những viên đá mầu nhỏ li ti thành những hình ảnh sinh động, có thần thái riêng biệt. 

 Chị Bùi Thanh Ngoan, thị trấn Yên Thế, Lục Yên (Yên Bái) chủ cửa hàng tranh đá quý cho biết: “Công việc làm tranh đá đòi hỏi phải tỉ mỉ, từ việc sơ chế đá, chọn đá màu đến vẽ tranh, chốt đá, ghép đá... đều thể hiện sự tài hoa, khéo léo. Chọn nguyên liệu là khâu quan trọng nhất. Những viên chuẩn, đẹp mới tạo thành những bức tranh có giá trị. Những viên đá quý được ngâm qua axít sẽ làm dậy màu đặc trưng, long lanh, sắc sảo hơn”

Chị Nguyễn Thị Hạnh, một nghệ nhân ghép tranh đá quý lành nghề ở thị trấn Yên Thế cho hay: “Trải qua nhiều năm kinh nghiệm trong nghề, mỗi bức tranh thành công là sự kết hợp hài hòa giữa ý tưởng và đôi bàn tay tỉ mẩn, tinh tế, chăm chút công phu từng họa tiết do người họa sĩ đã vẽ sẵn. Những người làm tranh phải có sự am hiểu về nghệ thuật điện ảnh như cận cảnh, viễn cảnh, sự phối cảnh. 

 Làm tranh chân dung khó nhất là việc cân đối tỉ lệ của các bộ phận cơ thể, độ đậm, nhạt của da, sự pha trộn gam màu sáng tối. Vì thế chỉ những nghệ nhân cao tay mới rải được những viên đá vô tri vô giác ghép lên bức tranh thành người có hồn”. Những người làm tranh còn cho biết thêm, để có những loại đá quí như đá lông công (đá xanh) để làm lá phải mua tận bên Lào, hay đá opan cũng phải cất công mua ở Gia Lai, Đắk Lắk. Để có màu đen, người làm tranh phải dùng đá téttits (đá cút sao, đá nham thạch), màu vàng là chất liệu đá opan mua từ miền Nam... Theo những người thợ làm tranh đá quý thì khi những bức tranh đá bị bẩn hoặc muốn làm mới chỉ cần lấy dầu bóng tóc, màu sơn xoa trực tiếp lên bề mặt tranh để rửa, bức tranh đá quý sẽ sạch, bóng trở lại.

Ông Nguyễn Ngọc Sơn, Trưởng phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Lục Yên cho biết: Hiện tại, nguyên liệu làm tranh đá tại Lục Yên đang dần khan hiếm do cơn lốc khai thác đá quý những năm gần đây. Vì thế các xưởng tranh đá quý đã nhập nguyên liệu đá quý từ Quỳ Hợp, Đắk Nông, thậm chí từ xứ sở đá quý xa xôi như Mianma. Dù mới hình thành được vài năm gần đây, nhưng làng tranh đá quý Lục Yên đã đem lại nguồn thu nhập ổn định cho rất nhiều người dân trong vùng. Hiện nay, một số cơ sở tranh đá quý Lục Yên vẫn sử dụng những mẫu vẽ sẵn từ một số mẫu tranh dân gian đơn giản như tranh Đông Hồ (Bắc Ninh) hay Hàng Trống (Hà Nội), những chiếc đĩa, quạt có chữ thư pháp… Do thị hiếu của người chơi tranh mà ngày càng xuất hiện những bức tranh khổ lớn, làm theo đơn đặt hàng của khách phỏng theo các tác phẩm nổi tiếng thế giới.

Trong cái khó đã “ló” cái khôn, người dân Lục Yên bằng bàn tay tài hoa, cần cù lao động, đã biết vận dụng sáng tạo nguồn tài nguyên quý giá từ thiên nhiên, kể cả những thứ tưởng chừng đã bỏ đi, để làm nên những sản phẩm độc đáo. 

16 tháng 12 2020

may thế, cảm ơn bn nha

12 tháng 12 2018

Thuyết minh về thơ lục bát 

Lục bát là một trong hai thể loại thơ chính của Việt Nam (lục bát và song thất lục bát). Thơ lục bát ở Việt Nam được truyền bá và phát triển hàng trăm năm nay. Thơ lục bát đã thấm đẫm tâm hồn người Việt chúng ta vì đó là thể thơ trong ca dao, đồng dao và các bài ru con. Ngày nay thơ lục bát vẫn được các nhà thơ hiện đại tiếp thu, hoàn chỉnh và giữ một vị trí quan trọng trong nền văn học Việt Nam hiện đại. Thơ lục bát rất giản dị về quy luật, dễ làm thường dùng để diễn tả những cung bậc cảm xúc khác nhau trong tâm hồn con người.

Thơ lục bát có nguồn gốc lâu đời, là một thể thơ dân tộc ta, thơ lục bát bao gồm có thể từ hai câu trở lên. Trong đó thì cứ hai câu ghép lại thành một cặp câu. Các cặp câu gồm có một câu 6 tiếng (câu lục) và một câu 8 tiếng (câu bát), và xen kẽ cứ câu lục là câu bát rồi đến cặp câu khác, số câu trong bài không giới hạn. Thông thường thì bắt đầu bằng câu sáu chữ và chấm dứt ớ câu tám chữ. Nhưng cũng có khi kết thúc bằng câu sáu để đạt tính cách lơ lửng, thanh và vần, vì vậy tìm hiểu thơ lục bát là tìm hiểu về luật và vần của nó. Luật về thanh giúp cho câu thơ trở nên hài hoà. Các vần chính là hình thức kết dính các câu thơ lại với nhau.

Luật thanh trong thơ lục bát: Thơ lục bát có 2 câu chuẩn là câu lục và câu bát, cũng như thơ Đường luật, nó tuân thủ quy tắc nhất, tam, ngũ bất luận; nhị, tứ, lục phân minh. Nghĩa là các tiếng thứ 1, 3, 5 trong câu có thể tự do về thanh, nhưng các tiếng thứ 2, 4, 6 thì phải theo luật chặt chẽ. Luật như sau:

Câu lục: Theo thứ tự tiếng thứ 2-4-6 là Bằng (B) - Trắc (T) - Bằng

Câu bát: Theo thứ tự tiếng thứ 2-4-6-8 là B-T-B-B

Ví dụ:

Nửa đêm qua huyện Nghi Xuân (B-T-B)

Bâng khuâng nhớ Cụ, thương thân nàng Kiều (B-T-B-B)

(Tố Hữu)

Về phối thanh, chỉ bắt buộc các tiếng thứ tư phải là trắc, các tiếng thứ hai, thứ sáu, thứ tám phải là bằng, nhưng trong câu tám các tiếng thứ sáu thứ tám phải khác dấu, nếu trước là dấu huyền thì sau phải là không dấu hoặc ngược lại:

Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao

Thế nhưng đôi khi có thể tự do về tiếng thứ hai của câu lục hay câu bát, có thể biến nó thành thanh trắc. Hoặc là câu lục giữ nguyên mà câu bát thì lại theo thứ tự T-B-T-B những câu thơ thế này ta gọi là lục bát biến thể.

Ví dụ:

Có xáo thì xáo nước trong T-T-B

Đừng xáo nước đục đau lòng cò con T-T-B-B

Hay:

Con cò lặn lội bờ sông

Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non T-B-T-B

Cách gieo vần trong thơ lục bát: Thơ lục bát có cách gieo vần khác với các thơ khác. Có nhiều vần được gieo trong thơ nhiều câu chứ không phải là một vần, điều này tạo cho thơ lục bát tính linh hoạt về vần. Thể thơ lục bát thường được gieo vần bằng; tiếng cuối của câu lục hiệp với tiếng thứ sáu của câu bát, tiếng thứ sáu của câu bát hiệp với tiếng của câu lục tiếp; cứ như thế đến hết bài lục bát:

Trăm năm trong cõi người ta

Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau

Trải qua một cuộc bể dâu

Những điều trông thấy mà đau đớn lòng.

Như thế ngoài vần chân có ở hai câu 6 8, lại có cả vần lưng trong câu tám.Tiểu đối trong thơ lục bát: Đó là đôi thanh trong hai tiếng thứ 6 (hoặc thứ 4) của câu bát với tiếng thứ 8 câu đó. Nếu tiếng này mang thanh huyền thì tiếng kia bắt buộc là thanh ngang và ngược lại.

Ví dụ:

Đau đớn thay phận đàn bà

Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung

Ngoài đối thanh còn có đối ý:

Dù mặt lạ, đã lòng quen

(Bích câu kì ngộ)

Cách ngắt nhịp trong thơ lục bát: Thơ lục bát thông thường ngắt nhịp chẵn, là nhịp 2/2/2, hoặc 4/4 để diễn tả những tình cảm thương yêu, buồn đau…

Người thương/ơi hỡi/ người thương

Đi đâu /mà để /buồng hương/ lạnh lùng

Đôi khi để nhấn mạnh nên người ta đổi thành nhịp lẻ đó là nhịp 3/3: Chồng gì anh/ vợ gì tôi Chẳng qua là cái nợ đòi chi đây. Khi cần diễn đạt những điều trắc trở, khúc mắc, mạnh mẽ, đột ngột hay tâm trạng bất thường, bất định thì có thể chuyển sang nhịp lẻ 3/3, 1/5, 3/5... Thể thơ lục bát với cách gieo vần, phối thanh và ngắt nhịp giản dị mà biến hóa vô cùng linh hoạt, phong phú và đa dạng, nó rất dồi dào khả năng diễn tả. Đa số ca dao được sáng tác theo thể lục bát. Theo thống kê của các nhà nghiên cứu có hơn 90% lời thơ trong ca dao được sáng tác bằng thể thơ này.

Từ những đặc trưng cấu trúc ngữ nghĩa trên có thể thấy về cơ bản thể thơ lục bát vẫn là thể thơ nền nã, chỉnh chu với những quy định rõ ràng về vần nhịp, về số tiếng mỗi dòng thơ, về chức năng đảm trách của mồi câu trong thể. Tuy vậy cũng có lúc câu lục tràn sang câu bát, câu lục và câu bát dài quá khổ, có khi xê dịch phối thanh, hiệp vần... đó là dạng lục bát biến thể. Sự biến đổi đó là do nhu cầu biểu đạt tình cảm ngày càng phong phú, đa dạng phá vỡ khuôn hình 6/8 thông thường. Tuy nhiên dù phá khuôn hình, âm luật, cách gieo vần của thể thơ lục bát cơ bản vẫn giữ nguyên. Đó là dấu hiệu đặc trưng cho ta nhận biết nó vẫn là thể lục bát.

Bên cạnh lục bát truyền thống còn có lục bát biến thể là những câu có hình thức lục bát nhưng không phải trên sáu dưới tám mà có sự co giãn nhất định về âm tiết về vị trí hiệp vần... Hiện tượng lục bát biến thể là vàn đề đáng chú ý trong ca dao, chúng ta có thể xem xét một số trường hợp: Lục bát biến thể tăng, tiếng lục bát biến thể giảm số tiếng.

Xét về mặt nội dung thơ lục bát diễn đạt tâm trạng nhiều chiều của nhân vật trữ tình. Thông thường người bình dân hay mượn thể loại văn vần này để bày tỏ nỗi lòng, tâm trạng của mình trong cuộc sống, sinh hoạt, tình yêu…

Do vậy thể thơ chủ yếu của ca dao vần là thể lục bát vì nó có khả năng diễn đạt tất thảy những cung bậc cảm xúc như: Tình yêu trai gái, tình yêu gia đình, xóm làng, yêu đồng ruộng, đất được, yêu lao động, yêu thiên nhiên.... Dân tộc nào cũng có một thể thơ, một điệu nhạc phù hợp với cách điệu cuộc sống của dân tộc đó. Lục bát là thể thơ hài hoà với nhịp đập của con tim, nếp nghĩ, cách sinh hoạt của người dân Việt Nam. Ca dao, tiếng nói mang đầy âm sắc dân tộc cũng được chuyền tải bằng lục bát. Việc sáng tạo thể thơ độc đáo này thể hiện đời sống tinh thần phong phú của người bình dân, rất nhiều nhà thơ thành công nhờ thể thơ này. Những truyện thơ vĩ đại nhất của Việt Nam như Truyện Kiều, Lục Vân Tiên đều được thể hiện bằng hình thức thơ Lục bát. Sau này các nhà thơ hiện đại cũng đã rất thành công khi vận dụng thể lục bát trong các sáng tác của mình. Nguyễn Bính, Đồng Đức Bốn tiêu biểu cho dòng lục bát dân gian. Dòng lục bát trí tuệ có thể xem Lửa thiêng của Huy Cận trong phong trào Thơ Mới là thành tựu mở đầu. Dòng lục bát hiện đại có Bùi Giáng, Nguyễn Duy, Tố Hữu…

Bởi cái chất duyên dáng, kín đáo, không ồn ào của lối nghĩ phương Đông, lục bát đã giữ cho mình luôn có cái vẻ nên nã. Ngày nay thể lục bát vẫn là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam.

12 tháng 12 2018

1. Mở bài: Giới thiệu khái quát về thể thơ lục bát (do người Việt sáng tạo, dễ bộc lộ cảm xúc).

2. Thân bài.

a. Các đặc điểm của thể thơ lục bát: Lục bát chỉnh thể (tuân đúng những quy định)

* Số câu, số tiếng:

- Số dòng: Một câu gồm hai dòng (một cặp) gồm: Một dòng có sáu tiếng và một dòng có tám tiếng.

- Số câu: Không giới hạn nhưng khi kết thúc phải dừng lại ở câu tám tiếng.

Một bài thơ lục bát: Có thể có một câu, hai câu, ba câu hay có thể có nhiều câu nối dài.

* Cách gieo vần:

- Âm tiết cuối của dòng sáu tiếng hiệp vần với âm tiết thứ sáu cuả dòng tám tiếng theo từng cặp. Âm tiết cuối của dòng tám tiếng lại hiệp vần với âm tiết thứ sáu của dòng sáu tiếng nối tiếp. Cứ thế luân chuyển như vậy cho đến hết bài.

- Vần cuối dòng là vần chân, vần ở giữa dòng là vần lưng.

* Phối thanh:

- Chỉ bắt buộc: Các tiếng thứ tư phải là trắc; các tiếng thứ hai, sáu, thứ tám phải là bằng.

- Nhưng câu tám tiếng thì tiếng thứ sáu và tiếng thứ tám phải khác dấu (nếu tiếng trước là dấu huyền thì tiếng sau phải không có dấu và ngược lại).

- Các tiếng thứ một, ba, năm, bảy của cả hai câu sáu tiếng, tám tiếng và âm tiết thứ hai (của cả hai câu) có thể linh động tuỳ ý về bằng trắc

* Nhịp và đối trong thơ lục bát:

- Cách ngắt nhịp khá uyển chuyển: Nhịp 2 / 4; Nhịp 3/3

* Đối: Thơ lục bát không nhất thiết phải sử dụng phép đối. Nhưng đôi khi để làm nổi bật một ý nào đó, người làm thơ có thể sử dụng tiểu đối trong từng cặp hoặc từng câu thơ.

b. Trường hợp Ngoại lệ:

* Lục bát biến thể:

- Số chữ tăng lên: Vần lưng tất nhiên cũng xê dịch theo.

- Thanh: Tiếng thứ hai có thể là thanh trắc:

- Gieo vần: Có thể gieo vần trắc:

c. Tác dụng của thơ lục bát:

- Phản ánh và cô kết trung thành những phẩm chất thẩm mĩ của Tiếng Việt.

- Cách gieo vần và phối thanh, ngắt nhịp giản dị mà biến hoá vô cùng linh hoạt, phong phú và đa dạng làm cho thơ lục bát dồi dào khả năng diễn tả.

3. Kết bài

- Nêu vị trí của thơ lục bát trong nền văn học Việt Nam.

- Bắt nguồn từ ca dao, dân ca, được phát triển qua các truyện thơ Nôm, các kịch bản ca kịch dân tộc và đạt đến mức hoàn thiện với các thiên tài như Nguyễn Du …

- Được tiếp tục phát huy qua các thế hệ sau như Tố Hữu …

-> Thơ lục bát có sức sống mãnh liệt trong nền thơ ca hiện đại Việt nam.

mk lập dàn ý thui , bài làm dài lắm 

25 tháng 12 2020

1. Mở bài: Giới thiệu khái quát về thể thơ lục bát (do người Việt sáng tạo, dễ bộc lộ cảm xúc).

2. Thân bài.

a. Các đặc điểm của thể thơ lục bát: Lục bát chỉnh thể (tuân đúng những quy định):

* Số câu, số tiếng:

- Số dòng: Một câu gồm hai dòng (một cặp) gồm: Một dòng có sáu tiếng và một dòng có tám tiếng.

- Số câu: Không giới hạn nhưng khi kết thúc phải dừng lại ở câu tám tiếng.

Một bài thơ lục bát: Có thể có một câu, hai câu, ba câu hay có thể có nhiều câu nối dài.

* Cách gieo vần:

- Âm tiết cuối của dòng sáu tiếng hiệp vần với âm tiết thứ sáu cuả dòng tám tiếng theo từng cặp. Âm tiết cuối của dòng tám tiếng lại hiệp vần với âm tiết thứ sáu của dòng sáu tiếng nối tiếp. Cứ thế luân chuyển như vậy cho đến hết bài.

- Vần cuối dòng là vần chân, vần ở giữa dòng là vần lưng.

* Phối thanh:

- Chỉ bắt buộc: Các tiếng thứ tư phải là trắc; các tiếng thứ hai, sáu, thứ tám phải là bằng.

- Nhưng câu tám tiếng thì tiếng thứ sáu và tiếng thứ tám phải khác dấu (nếu tiếng trước là dấu huyền thì tiếng sau phải không có dấu và ngược lại).

- Các tiếng thứ một, ba, năm, bảy của cả hai câu sáu tiếng, tám tiếng và âm tiết thứ hai (của cả hai câu) có thể linh động tuỳ ý về bằng trắc.

* Nhịp và đối trong thơ lục bát:

- Cách ngắt nhịp khá uyển chuyển: Nhịp 2 / 4; Nhịp 3/3

* Đối: Thơ lục bát không nhất thiết phải sử dụng phép đối. Nhưng đôi khi để làm nổi bật một ý nào đó, người làm thơ có thể sử dụng tiểu đối trong từng cặp hoặc từng câu thơ.

b. Trường hợp Ngoại lệ:

* Lục bát biến thể:

- Số chữ tăng lên: Vần lưng tất nhiên cũng xê dịch theo.

- Thanh: Tiếng thứ hai có thể là thanh trắc:

- Gieo vần: Có thể gieo vần trắc:

c. Tác dụng của thơ lục bát:

- Phản ánh và cô kết trung thành những phẩm chất thẩm mĩ của Tiếng Việt.

- Cách gieo vần và phối thanh, ngắt nhịp giản dị mà biến hoá vô cùng linh hoạt, phong phú và đa dạng làm cho thơ lục bát dồi dào khả năng diễn tả.

3. Kết bài

- Nêu vị trí của thơ lục bát trong nền văn học Việt Nam.

- Bắt nguồn từ ca dao, dân ca, được phát triển qua các truyện thơ Nôm, các kịch bản ca kịch dân tộc và đạt đến mức hoàn thiện với các thiên tài như Nguyễn Du …

- Được tiếp tục phát huy qua các thế hệ sau như Tố Hữu …

-> Thơ lục bát có sức sống mãnh liệt trong nền thơ ca hiện đại Việt Nam.

Chúc bạn học tốt. Nhớ tick cho mình nha.

26 tháng 11 2017

2. Gợi ý bằng dàn bài:

Mở bài: Giới thiệu về hoa sen: gắn liền với con người VN.

Thân bài:

-Nguồn gốc: Có truyền thống lâu đời, có nguồn gốc từ Châu Á

-Ý nghĩa:

+ Chiếm một vị trí cố xưa trong tất cả nền văn hóa đặc biệt của phật giáo + Là biểu tượng của người con gái VN

+ Là quốc hoa của nước ta

-Cấu tạo: gồm cuống đài cánh và nhụy

+ Cánh và nhụy cấu tạo thành một hoa sen với một vẻ đẹp thanh thoát

+ Hoa sen được đỡ bằng một cuống hoa dài và đưa sen mọc lên trên mặt nước để khoe vẻ đẹp thanh thoát của mình

+ Lá sen rất xanh và lớn. Trên mặt lá có một lớp nhung trắng, khi có ánh nắng chiếu vào làm cho lớp nhung đó óng ánh li ti huyền ảo rất đẹp

-Công dụng: có rất nhiếu công dụng

+ Dùng để trang trí làm cho ngôi nhà thêm đẹp và trang trọng

+ Hạt sen nhỏ màu vàng là loại thuốc rất tốt để chửa bệnh mất ngủ, suy nhược,...

+ Cánh và gạo sen dùng để làm trà ăn với cốm thì rất tuyệt

+ ... ... ...

Kết bài:

- Khẳng định lại giá trị của hoa sen.

- Nêu cảm nghĩ về hoa sen.

26 tháng 11 2017

Em cảm ơn chị nhiều ạ."Cúi đầu"

21 tháng 1 2017

Lục bát là một trong hai thể loại thơ chính của Việt Nam (lục bát và song thất lục bát). Thơ lục bát ở Việt Nam được truyền bá và phát triển hàng trăm năm nay. Thơ lục bát đã thấm đẫm tâm hồn người Việt chúng ta vì đó là thể thơ trong ca dao, đồng dao và các bài ru con. Ngày nay thơ lục bát vẫn được các nhà thơ hiện đại tiếp thu, hoàn chỉnh và giữ một vị trí quan trọng trong nền văn học Việt Nam hiện đại. Thơ lục bát rất giản dị về quy luật, dề làm thưòng dùng để diễn tả những cung bậc cảm xúc khác nhau trong tâm hồn con người.

Thơ lục bát có nguồn gốc lâu đời, là một thể thơ dân tộc ta, thơ lục bát bao gồm có thể từ hai câu trở lên. Trong đó thì cứ hai câu ghép lại thành một cặp câu. Các cặp câu gồm có một câu 6 tiếng (câu lục) và một câu 8 tiếng (câu bát), và xen kẽ cứ câu lục là câu bát rồi đến cặp câu khác, số câu trong bài không giới hạn. Thông thường thì bắt đầu bằng câu sáu chừ và chấm dứt ớ câu tám chữ. Nhưng cũng có khi kết thúc bằng câu sáu để đạt tính cách lơ lừng, thanh và vân, vì vậy tìm hiêu thơ lục bát là tìm hiểu về luật và vần của nó. Luật về thanh giúp cho câu thơ trở nên hài hoà. Các vần chính là hình thức kết dính các câu thơ lại với nhau.

Luật thanh trong thơ lục bát: Thơ lục bát có 2 câu chuẩn là câu lục và câu bát, cũng như thơ Đường luật, nó tuân thủ quy tắc nhất, tam, ngũ bất luận; nhị, tứ, lục phân minh. Nghĩa là các tiếng thứ 1, 3, 5 trong câu có thể tự do vê thanh, nhưng các tiêng thứ 2, 4, 6 thì phải theo luật chặt chẽ. Luật như sau:

Câu lục: theo thứ tự tiếng thứ 2-4-6 là Bằng (B) - Trắc (T) - Bằng

Câu bát: theo thứ tự tiếng thứ 2-4-6-8 là B-T-B-B

Ví dụ:

Nửa đêm qua huyện Nghi Xuân (B-T-B)

Bâng khuâng nhớ Cụ, thương thân nàng Kiều (B-T-B-B)

(Tố Hữu)

Về phối thanh, chỉ bắt buộc các tiếng thứ tư phải là trắc, các tiếng thứ hai, thứ sáu, thứ tám phải là băng, nhưng trong câu tám các tiếng thứ sáu thứ tám phải khác dấu, nếu trước là dấu huyền thì sau phải là không dấu hoặc ngược lại:

Một cây làm chăng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao

Thế nhưng đôi khi có thể tự do về tiếng thứ hai của câu lục hay câu bát, có thê biên nó thành thanh trắc. Hoặc là câu lục giữ nguyên mà câu bát thì lại theo thứ tự T-B-T-B những câu thơ thế này ta gọi là lục bát biến thể.

Ví dụ:

Có xáo thì xáo nước trong T-T-B

Đừng xảo nước đục đau lòng cò con T-T-B-B

Hay:

Con cò lặn lội bờ sông

Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non T-B-T-B

Cách gieo vần trong thơ lục bát: Thơ lục bát có cách gieo vần khác với các thơ khác. Có nhiều vần được gieo trong thơ nhiều câu chứ không phải là một vần, điều này tạo cho thơ lục bát tính linh hoạt về vần. Thể thơ lục bát thường được gieo vần bằng; tiếng cuối của câu lục hiệp với tiếng thứ sáu của câu bát, tiếng thứ sáu của câu bát hiệp với tiếng của câu lục tiếp; cứ như thế đến hết bài lục bát:

Trăm năm trong cõi người ta

Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau

Trải qua một cuộc bể dâu

Những điều trông thay mà đau đớn lòng.

Như thế ngoài vần chân có ở hai câu 6 8, lại có cả vần lưng trong câu tám .Tiểu đối trong thơ lục bát: Đó là đôi thanh trong hai tiêng thứ 6 (hoặc thứ 4) của câu bát với tiếng thứ 8 câu đó. Nếu tiếng này mang thanh huvên thì tiếng kia bắt buộc là thanh ngang và ngược lại.

Ví dụ:

Đau đớn thay phận đàn bà

Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung

Ngoài đối thanh còn có đối ý:

Dù mặt lạ, đã lòng quen

(Bích câu kì ngộ)

Cách ngắt nhịp trong thơ lục bát: Thơ lục bát thông thường ngắt nhịp chẵn, là nhịp 2/2/2, hoặc 4/4 để diễn tả những tình cảm thương yêu, buồn đau...

Người thương/ơi hỡi/ người thương

Đi đâu /mà để /buồng hương/ lạnh lùng

Đôi khi để nhấn mạnh nên người ta đổi thành nhịp lẻ đó là nhịp 3/3: Chồng gì anh/ vợ gì tôi Chẳng qua là cái nợ đòi chi đây Khi cần diễn đạt những điều trắc trở, khúc mắc, mạnh mẽ, đột ngột hay tâm trạng bất thường, bất định thì có thể chuyển sang nhịp lẻ 3/3, 1/5, 3/5... Thể thơ lục bát với cách gieo vần, phối thanh và nẹắt nhịp giản dị mà biến hóa vô cùng linh hoạt, phong phú và đa dạng, nó rất dồi dào khả năng diễn tả. Đa số ca dao được sáng tác theo thể lục bát. Theo thống kê của các nhà nghiên cứu có hơn 90% lời thơ trong ca dao được sáng tác bằng thể thơ này.

Từ những đặc trưng cấu trúc ngữ nghĩa trên có thể thấy về cơ bản thể thơ lục bát vẫn là thể thơ nền nã, chỉnh chu với những quy định rõ ràng về vần nhịp, về số tiếng mồi dòng thơ, về chức năng đảm trách của mồi câu trong thể. Tuy vậy cũng có lúc câu lục tràn sang câu bát, câu lục và câu bát dài quá khổ, có khi xê dịch phối thanh, hiệp vần... đó là dạng lục bát biến thể. Sự biến đổi đó là do nhu cầu biểu đạt tình cảm ngày càng phong phú, đa dạne phá vỡ khuôn hình 6/8 thông thường. Tuy nhiên dù phá khuôn hình, âm luật, cách gieo vần của thể thơ lục bát cơ bản vẫn giữ nguyên. Đó là dấu hiệu đặc trưng cho ta nhận biết nó vẫn là thể lục bát.

Bên cạnh lục bát truyền thống còn có lục bát biến thể là những câu có hình thức lục bát nhưng không phải trên sáu dưới tám mà có sự co giãn nhất định về âm tiết về vị trí hiệp vần... Hiện tượng lục bát biến thể là vàn đề đáng chú ý tronẹ ca dao, chúng ta có thể xem xét một số trườne hợp: Lục bát biến thể tăng, tiếng lục bát biến thể giảm số tiếng.

Xét về mặt nội dung thơ lục bát diễn đạt tâm trạng nhiều chiều của nhàn vật trữ tình. Thông thường người bình dân hay mượn thể loại văn vần này đê bày tỏ nôi lòng, tâm trạng của mình trong cuộc sông, sinh hoạt, tình yêu...

do vậy thể thơ chủ yêu của ca dao vần là thể lục bát vì nó có khả năng diễn đạt tât thảy những cung bậc cảm xúc như: tình yêu trai gái, tình yêu gia đình, xóm làng, yêu đông ruộng, đât được, yêu lao động, yêu thiên nhiên.... Dân tộc nào cũng có một thể thơ, một điệu nhạc phù hợp với cách điệu cuộc sống của dân tộc đó. Lục bát là thê thơ hài hoà với nhịp đập của con tim, nếp nghĩ, cách sinh hoạt của người dân Việt Nam. Ca dao, tiếng nói mang đầy âm sắc dân tộc cũng được chuyên tải băng lục bát. Việc sáng tạo thê thơ độc đáo này thể hiện đời sống tinh thần phong phú của người bình dân, rất nhiều nhà thơ thành công nhờ thể thơ này. Những truyện thơ vĩ đại nhất của Việt Nam như Truyện Kiều, Lục Vân Tiên đều được thể hiện bằng hình thức thơ Lục bát. Sau này các nhà thơ hiện đại cũng đã rất thành công khi vận dụng thể lục bát trong các sáng tác của mình. Nguyễn Bính, Đồng Đức Bốn tiêu biểu cho dòng lục bát dân gian. Dòng lục bát trí tuệ có thể xem Lửa thiêng của Huy Cận trong phong trào Thơ Mới là thành tựu mở đầu. Dòng lục bát hiện đại có Bùi Giáng, Nguyễn Duy, Tố Hữu...

Bởi cái chất duyên dáng, kín đáo, không ồn ào của lối nghĩ phương Đông, lục bát đã giữ cho mình luôn có cái vẻ nên nã. Ngày nay thể lục bát vẫn là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam.



22 tháng 1 2017

Trong nền văn học đồ sộ của Việt Nam, để làm nên các tác phẩm thực sự có giá trị không thể kể đến công lao của các hình thức thơ mà các nhà thơ, nhà văn đã lựa chọn làm chất liệu cho tác phẩm của mình. Nếu nói nội dung là phần hồn của bài thơ, bài văn thì hình thức thơ lại được xem là phương tiện truyền tải để những nội dung ấy, quan niệm của tác giả có thể đến được với bạn đọc. Một trong những thể thơ được xem là mang đậm màu sắc của dân tộc Việt Nam có thể kể đến là thể thơ Lục Bát.

So với nền văn học già lâu đời như nền văn học Trung Hoa, nền văn học Việt Nam có thể coi là non trẻ hơn. Nhưng qua bao thế hệ người Việt Nam luôn có ý thức trong việc tiếp thu những tinh hoa văn hóa của nhân loại, sau đó tiếp thu, chọn lọc một cách có sáng tạo vào Việt Nam, sự chọn lọc này hoàn toàn sáng tạo, bởi người Việt Nam ta chỉ tiếp thu những cái phù hợp nhất với quốc gia, dân tộc mình, và sự kế thừa đó không phải sao chép mà là sáng tạo. Nhìn lại quá trình tiếp thu ấy ta có thể thấy được bản lĩnh dân tộc của con người Việt Nam.

Xét về thể loại và các hình thức thơ trong văn học, người Việt Nam bên cạnh tiếp thu của người Trung Hoa như thể thơ Cổ Phong hay thơ Đường Luật. Bên cạnh đó, ông cha ta cũng sáng tạo riêng cho dân tộc mình những thể thơ độc đáo, mang đậm màu sắc, văn hóa của dân tộc Việt Nam, như thể thơ Song thất lục bát hay thể thơ Lục bát đã trở nên vô cùng quen thuộc trong văn học Việt Nam. Trong đó, thể thơ Lục bát được nhiều nhà thơ lựa chọn làm chất liệu để xây dựng nên các tác phẩm văn chương của mình, cũng là xây dựng nên những bài văn mang đậm tinh thần dân tộc nhất.

Thơ lục bát là thể thơ bao gồm có hai phần câu sáu ( câu lục) và câu tám (câu bát) nối tiếp nhau. Thông thường một bài thơ lục bát thường được mở đầu bằng câu lục và kết thúc bằng câu bát. Về số lượng câu trong một bài thơ lục bát không hề bị giới hạn nghiêm ngặt như các bài thơ đường luật hay thể thơ song thất lục bát. Một bài thơ lục bát có thể bao gồm hai hoặc bốn câu như:

“Anh đi anh nhớ quê nhà

Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương

Nhớ ai dãi nắng dầm sương

Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao”

Hoặc cũng có thể kéo dài ra hàng nghìn câu thơ, mà điển hình nhất mà ta có thể kể đến, đó chính là kiệt tác “Đoạn trường tân thanh” (Truyện Kiều) của đại thi hào Nguyễn Du ( gồm 3253 câu, trong đó gồm 1627 câu lục và 1627 câu bát). Số lượng câu thơ hoàn toàn phụ thuộc vào nội dung và ý đồ mà nhà văn muốn truyền tải đến những độc giả.

Về cách gieo vần, thơ Lục bát tuy không bị giới hạn bởi những luật lệ nghiêm ngặt như thể thơ Đường luật nhưng vẫn phải đảm bải những yếu tố cơ bản. Cụ thể là trong một bài thơ Lục bát thì câu thơ cuối của câu lục phải vần với câu thơ thứ sáu của câu bát. Tương tự, câu cuối của câu bát phải hiệp vần với câu cuối của câu lục. Có thể lấy một ví dụ trong bài thơ Việt Bắc của nhà thơ Tố Hữu như:

“Mình về mình có nhớ ta?

Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.

Mình về mình có nhớ không

Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn.

Những câu thơ trên thể hiện được tình cảm thiết tha, gắn bó của nhà thơ Tố Hữu với chiến khu Việt Bắc. Nhưng ở đây ta quan tâm đến cách gieo vần của bốn câu thơ này. Như ta thấy, câu thơ cuối của câu lục kết khúc là chữ “ta” thì trong câu thơ thứ tám của câu bát được hiệp vần bằng từ “tha”. Tương tự, câu bát kết thúc bằng vần “ông” thì câu cuối của câu lục lại được hiệp vần bằng từ “không”. Chính vì đảm bảo những quy tắc trên mà những câu thơ lục bát đọc lên rất dễ nhớ, dễ hiểu, dù đọc một lần thì người đọc cũng có thể có thể đọc lại.

Về thanh điệu của bài thơ Lục bát ta có thể thấy, chữ thứu hai và chữu thứ sáu của câu bát thì đều là vần bằng, nhưng yêu cầu đặt ra ở đây là chúng không được cùng một thanh. Nếu thứ thứ sáu là thanh không có dấu , hay còn gọi là phù bình thì chữ thứ tám phải thuộc thanh trầm bình. Ví dụ cụ thể như trong bài ca dao sau:

“Trong đầm gì đẹp bằng sen

Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng

Nhị vàng bông trắng lá xanh

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”

Như vậy, ta có thể thấy một cách khái quát về định nghĩa cũng như những đặc điểm, những luật lệ cơ bản trong một bài thơ lục bát. Qua đó ta cũng phần nào hiểu được cách mà các nhà thơ sáng tạo ra một tác phẩm văn chương, đó là cả một quá trình, vừa thể hiện được tài năng, vừa thể hiện được tư duy nhanh nhạy của các thi sĩ.

25 tháng 12 2016

Bắt nguồn từ ca dao, dân ca, được phát triển qua các truyện thơ Nôm… thơ lục bát đã đạt đến sự hoàn thiện hoàn mĩ với Truyện Kiều của thiên tài Nguyễn Du. Trong thơ ca hiện đại, thơ lục bát vẫn được tiếp tục phát huy qua thơ Nguyễn Bính, Tố Hữu, Xuân Diệu, Nguyễn Duy, Trần Đăng Khoa… và nhiều nhà thơ khác, chứng tỏ sức sống mãnh liệt của nó trong lòng người đọc.

Có thể nói rằng không người Việt Nam nào mà lại không biết đến thơ lục bát, một thể thơ thuần túy dân tộc, xuất hiện đã hàng ngàn năm nay. Từ thuở nằm nôi, nằm võng, theo lời ru ngọt ngào của bà, của mẹ, thơ lục bát đã ngấm vào tim óc, làm nên đời sống tâm hồn phong phú của mỗi con người.
Nghiên cứu về đặc điểm của các thể thơ nói chung và thơ lục bát nói riêng, chúng ta cần lưu ý đến các mặt như: số tiếng, số câu, cách gieo vần, phối thanh và ngắt nhịp.

 

Đơn vị cơ bản của thơ lục bát gồm một cặp câu: câu lục (sáu tiếng) và câu bát (tám tiếng). Số câu trong bài không hạn định, ít nhất là hai, nhiều có thể lên tới hàng ngàn, vài ngàn câu như các truyện thơ Nôm mà tiêu biểu nhất là Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du. Trong ca dao, có những bài chỉ vẻn vẹn hai câu mà đủ sức thể hiện, khái quát một nội dung, một vấn đề nào đó của xã hội, hay một trạng thái tình cảm của con người. Bên cạnh đó là những truyện thơ lục bát trường thiên kể về bao biến cố trong suốt cuộc đời dài dằng dặc của nhân vật. Điều đó chứng tỏ độ dài ngắn của thơ lục bát là hoàn toàn phụ thuộc vào chủ định của người sáng tác.

Vần trong thơ lục bát có hai loại: vần lưng và vần chân. Hai dòng lục bát hiệp theo vần lưng có nghĩa là tiếng thứ sáu của câu lục vần với tiếng thứ sáu của câu bát. Nếu tiếp tục kéo dài thì tiếng thứ tám của câu bát lại vần với tiếng thứ sáu của câu lục bên dưới. Đó là vần chân. Ví dụ:

Ta về mình có nhớ ta
Ta về, ta nhớ những hoa cùng người.
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.
(Việt Bắc – Tố Hữu)

Ngoài dạng lục bát nguyên thể như trên, còn có dạng lục bát biến thể đôi chút bằng cách thêm bớt một số tiếng hoặc xê dịch về cách hiệp vần hay phối thanh.

Ví dụ:

Cơm ăn mỗi bữa lưng lưng,
Uống nước cầm chừng, để dạ thương em.
(Ca dao)

Tiếng thứ sáu của câu lục lại vần với tiếng thứ tư của câu bát, tuy vậy đọc lên vẫn thấy du dương. Trường hợp thêm chữ như câu ca dao sau đây:

Gió đưa gió đẩy về rẫy ăn còng,
Về sông ăn cá, về đồng ăn cua.
(Ca dao)

Câu lục đã được thêm vào hai tiếng (gió đẩy). Nếu bớt đi hai tiếng này thì hai câu lục bát trên sẽ trở lại dạng nguyên thể về vần, nó vẫn tuân thủ theo cách hiệp vần lưng.

Quy luật phối thanh của thơ lục bát khá linh hoạt, uyển chuyển. Thường thường thì các tiếng ở vị trí thứ hai, bốn, sáu, tám là thanh bằng, vị trí thứ tư là thanh trắc. Còn các tiếng ở vị trí lẻ một, ba, năm, bảy thì có thể là bằng hay trắc đều được cả.

Ví dụ:

Bần thần hương huệ thơm đêm
b t b
Khói nhang vẽ nẻo đường lên Niết Bàn
B t b b
Chân nhang lấm láp tro tàn
b t b
Xăm xăm bóng mẹ trần gian thuở nào.
b t b b
(Mẹ và em – Nguyễn Duy)

Nếu ở câu lục có hiện tượng tiểu đối thì luật bằng trắc có thể thay đổi.

Ví dụ:

Khi tựa gối, khi cúi đầu,
t b b
Khi vò chín khúc, khi chau đôi mày.
(Truyện Kiều – Nguyễn Du)

Tiếng thứ hai thanh trắc, tiếng thứ tư thanh bằng, khác với cách phối thanh của câu lục bình thường.

Nhịp trong thơ lục bát phần lớn là nhịp chẵn, tạo nên âm điệu êm đềm, thong thả, thích hợp làm lời hát ru, hát ngâm.

Ví dụ:

Vì mây / cho núi / lên trời,
Vì chưng / gió thổi / hoa cười/ với trăng.

Hay:

Gió sao / gió mát / sau lưng
Dạ sao / dạ nhớ / người dưng / thế này ?
(Ca dao)

Nhưng khi cần biểu đạt một nội dung tư tưởng, tình cảm nhất định nào đó, người ta có thể biến đổi nhịp thơ cho thích hợp. Ví dụ như lời Thúy Kiều nói với Hoạn Thư trong cảnh Kiều báo ân báo oán:

Dễ dàng / là thói / hồng nhan,
Càng / cay nghiệt lắm / càng / oan trái nhiều Ị

Rõ ràng là giọng đay nghiến, chì chiết khi Thúy Kiều nhắc tới máu ghen đáo để có một không hai của tiểu thư họ Hoạn.

 Thơ lục bát đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu của người dân Việt Nam. Cái hay, cái đẹp của nó là kết tinh tinh hoa ngôn ngữ tiếng Việt. Với những ưu điểm trong cách gieo vần, phối thanh, ngắt nhịp… biến hóa linh hoạt, uyển chuyển, thơ lục bát dễ nhớ, dễ đi sâu vào tâm hồn. Điều quan trọng là thơ lục bát đủ khả năng diễn tả đời sống tình cảm phong phú, đa dạng của người Việt. Cho đến nay, giữa rất nhiều thể thơ khác nhau, thì thơ lục bát vẫn có vị trí xứng đáng và vẫn được đông đảo bạn đọc yêu mến. Sau kiệt tác Truyện Kiều của thi hào Nguyễn Du đã tôn vinh thơ lục bát lên tới đỉnh cao của nghệ thuật thi ca, các bài thơ lục bát của Nguyễn Bính, Tố Hữu, Xuân Diệu, Nguyễn Duy, Trần Đăng Khoa và một số nhà thơ khác vẫn kế tục và phát huy thế mạnh của thể thơ thuần túy dân tộc, để thơ lục bát mãi mãi là niềm tự hào – là sản phẩm tinh thần vô giá của non sông, đất nước. 
26 tháng 12 2016

Lục bát là một trong hai thể loại thơ chính của Việt Nam (lục bát và song thất lục bát). Thơ lục bát ởViệt Nam được truyền bá và phát triển hàng trăm năm nay. Thơ lục bát đã thấm đẫm tâm hồn người Việt chúng ta vì đó là thể thơ trong ca dao, đồng dao và các bài ru con. Ngày nay thơ lục bát vẫn được các nhà thơ hiện đại tiếp thu, hoàn chỉnh và giữ một vị trí quan trọng trong nền văn học Việt Nam hiện đại. Thơ lục bát rất giản dị về quy luật, dễ làm, thường dùng để diễn tả những cung bậc cảm xúc khác nhau trong tâm hồn con người.

Thơ lục bát có nguồn gốc lâu đời, là một thể thơ dân tộc ta, thơ lục bát bao gồm có thể từ hai câu trở lên. Trong đó thì cứ hai câu ghép lại thành một cặp câu. Các cặp câu gồm có một câu 6 tiếng (câu lục) và một câu 8 tiếng (câu bát), và xen kẽ cứ câu lục là câu bát rồi đến cặp câu khác, số câu trong bài không giới hạn. Thông thường thì bắt đầu bằng câu sáu chữ và chấm dứt ở câu tám. Nhưng cũng có khi kết thúc bằng câu sáu để đạt tính cách lơ lửng, hiểu ngầm, hay diễn đạt sự đột ngột. Thơ lục bát cũng cần tuân thủ luật về thanh và vần, vì vậy tìm hiểu thơ lục bát là tìm hiểu về luật và vần của nó. Luật về thanh giúp cho câu thơ trở nên hài hoà. Các vần chính là hình thức kết dính các câu thơ lại với nhau.

Luật thanh trong thơ lục bát; Thơ lục bát có 2 câu chuẩn là câu lục và câu bát, cũng như thơ Đường luật, nó tuân thủ quy tắc nhất, tam, ngũ bất luận; nhị, tứ, lục phân minh. Nghĩa là các tiếng thứ 1,3,5 trong câu có thể tự do về thanh, nhưng các tiếng thứ 2,4,6 thì phải theo luật chặt chẽ. Luật như sau:

Câu lục: theo thứ tự tiếng thứ 2-4-6 là Bằng (B) - Trắc (T) - Bằng

Câu bát: theo thứ tự tiếng thứ 2-4-6-8 là B-T-B-B

Ví dụ:

Nửa đêm qua huyện Nghi Xuân (B - T - B)

Bâng khuâng nhớ Cụ, thương thân nàng Kiều (B-T-B-B)

(Tố Hữu)

Về phối thanh, chỉbắt buộc các tiếng thứ tư phải là trắc, các tiếng thứ hai, thứ sáu, thứ tám phải là bằng, nhưng trong câu tám các tiếng thứ sáu thứ tám phải khác dấu, nếu trước là dấu huyền thì sau phải là không dấu hoặc ngược lại:

Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao

Thế nhưng đỏi khi có thể tự do về tiếng thứ hai của câu lục hay câu bát, có thể biến nó thành thanh trắc. Hoặc là câu lục giữ nguyên mà câu bát thì lại theo thứ tự T-B-T-B những câu thơ thế này ta gọi là lục bát biến thể.

Ví du:

Có xáo thì xáo nước trong T-T-B

Đừng xáo nước đục đau lòng cò con T-T-B-B

Hay:

Con cò lặn lội bờ sông

Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non T-B-T-B

Cách gieo vần trong thơ lục bát: Thơ lục bát có cách gieo vần khác với các thơ khác. Có nhiều vần được gieo trong thơ nhiều câu chứ không phải là một vần, điều này tạo cho thơ lục bát tính linh hoạt về vần. Thể thơ lục bát thường được gieo vần bằng; tiếng cuối của câu lục hiệp với tiếng thứ sáu của cậu bát, tiếng thứ sáu của câu bát hiệp với tiếng của câu lục tiếp; cứ như thế đến hết bài lục bát:

Trăm năm trong cõi người ta

Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau

Trải qua một cuộc bể dâu

Những điều trông thấy mà đau đớn lòng

Như thế ngoài vần chân có cả ở hai câu 6, 8lại có cả vần lưng trong câu tám. Tiểu đối trong thơ lục bát: Đó là đối thanh trong hai tiếng thứ 6 (hoặc thứ 4) của câu bát với tiếng thứ 8 câu đó. Nếu tiếng này mang thanh huyền thì tiếng kia bắt buộc là thanh ngang và ngược lại.

Ví dụ:

Đau đớn thay phận đàn bà

Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung.

Ngoài đối thanh còn có đối ý:

Dù mặt lạ, đã lòng quen

(Bích câu kì ngộ)

Cách ngắt nhịp trong thơ lục bát: Thơ lục bát thông thường ngắt nhịp chẵn, là nhịp 2/2/2, hoặc 4/4 để diễn tả những tình cảm thương yêu, buồn đau...

Người thương/ ơi hỡi/ người thương

Đi đâu/ mà để/ buồng hương/ lạnh lùng

Đôi khi để nhấn mạnh nên người ta đổi thành nhịp lẻ đó là nhịp 3/3:

Chồng gì anh/ vợ gì tôi

Chẳng qua là cái nợ đời chi đây

Khi cần diễn đạt những điều trắc trở, khúc mắc, mạnh mẽ, đột ngột hay tâm trạng bất thường, bất định thì có thể chuyển sang nhịp lẻ 3/3, 1/5, 3/5...

Thể thơ lục bát với cách gieo vần, phối thanh và ngắt nhịp giản dị mà biến hóa vô cùng linh hoạt, phong phú và đa dạng, nó rất dồi dào khả năng diễn tả. Đa số ca dao được sáng tác theo thể lục bát. Theo thống kê của các nhà nghiên cứu có hơn 90% lời thơ trong ca dao được sáng tác bằng thểthơ này

Từ những đặc trưng cấu trúc ngữ nghĩa trên có thể thấy về cơ bản thểthơ lục bát vẫn là thể thơ nền nã, chỉnh chu với những quy định rõ ràng vềvần nhịp, về số tiếng mỗi dòng thơ, về chức năng đảm trách của mỗi câu trong thể. Tuy vậy cũng có lúc câu lục tràn sang câu bát, câu lục và câu bát dài quá khổ, có khi xê dịch phối thanh, hiệp vần... đó là dạng lục bát biến thể. Sự biến đổi đó là do nhu cầu biểu đạt tình cảm ngày càng phong phú, đa dạng phá vỡ khuôn hình 6/8 thông thường. Tuy nhiên dù phá khuôn hình, âm luật, cách gieo vần của thể thơ lục bát cơ bản vẫn giữ nguyên. Đó là dấu hiệu đặc trưng cho ta nhận biết nó vẫn là thể lục bát.

Bên cạnh lục bát truyền thống còn có lục bát biến thể là những câu có hình thức lục bát nhưng không phải trên sáu dưới tám mả có sự co giãn nhất định về âm tiết về vị trí hiệp vần...Hiện tượng lục bát biến thể là vấn đề đáng chú ý trong ca dao, chúng ta có thể xem xét một số trường hợp: lục bát biến thể tăng, tiếng lục bát biến thể giảm số tiếng.

Xét về mặt nội dung thơ lục bát diễn đạt tâm trạng nhiều chiều của nhân vật trữ tình. Thông thường người bình dân hay mượn thể loại văn vần này để bày tỏ nỗi lòng, tâm trạng của mình trong cuộc sống, sinh hoạt, tình yêu... do vậy thể thơ chủ yếu của ca dao vẫn là thể lục bát vì nó có khảnăng diễn đạt tất thảy những cung bậc cảm xúc như: tình yêu trai gái, tình yêu gia đình, xóm làng, yêu đồng ruộng, đất đai, yêu lao động, yêu thiên nhiên.... Dân tộc nào cũng có một thể thơ, một điệu nhạc phù hợp với cách điệu cuộc sống của dân tộc đó. Lục bát là thể thơ hài hoà với nhịp đập của con tim, nếp nghĩ, cách sinh hoạt của người dân Việt Nam. Ca dao, tiếng nói mang đầy âm sắc dân tộc cũng được chuyển tải bằng lục bát. Việc sáng tạo thể thơ độc đáo này thể hiện đời sống tinh thần phong phú của người bình dân, rất nhiều nhà thơ thành công nhờ thể thơ này. Những truyện thơ vĩ đại nhất của Việt Nam như Truyện Kiều, Lục Vân Tiên đều được thể hiện bằng hình thức thơ Lục bát. Sau này các nhà thơ hiện đại cũng đã rất thành công khi vận dụng thể lục bát trong các sáng tác của mình. Nguyễn Bính, Đồng Đức Bốn tiêu biểu cho dòng lục bát dân gian. Dòng lục bát trí tuệ có thể xem Lửa thiêng của Huy Cận trong phong trào Thơ Mới là thành tựu mở đầu. Dòng lục bát hiện đại có Bùi Giáng, Nguyễn Duy, Tố Hữu...

Bởi cái chất duyên dáng, kín đáo, không ồn ào của lối nghĩ phương Đông, lục bát đã giữ cho mình luôn có cái vẻ nền nã. Ngày nay thể lục bát vẫn là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam.

3 tháng 6 2019

Đáp án

Viết bài văn thuyết minh. Yêu cầu: biết dùng từ, đặt câu, viết văn lưu loát. Về cơ bản, phải nêu được các nội dung sau:

a. Mở bài (0.5đ)

   - Giới thiệu thể thơ lục bát: là sản phẩm riêng, sáng tạo của dân tộc ta.

b. Thân bài (9đ)

   - Nguồn gốc hình thành thể thơ lục bát: Chưa xác định được chính xác thời gian xuất hiện, ra đời của thể thơ này. Bùi Kỷ viết: “Phát nguyên bởi ca dao, phương ngôn, ngạn ngữ đời cổ”... Nhưng những câu lục bát có thời điểm sáng tác được ghi nhận xuất hiện sớm nhất, là bài hát Chúc Làng của Lê Ðức Mao (1462-1529). (Theo Thi Văn Việt Nam của Hoàng Xuân Hãn, 1951). Hoàng Xuân Hãn viết: “Bài thơ này Lê Ðức Mao làm khi còn ở Ðông Ngạc, nghĩa là trước năm 1504”

(Dẫn theo tiểu luận về Thể thơ lục bát của Viên Linh). (2đ)

   - Bố cục thể thơ lục bát:

      + Bao gồm từ hai câu trở lên. Trong đó thì cứ hai câu ghép lại thành một cặp câu. Các cặp câu gồm có một câu 6 tiếng (câu lục) và một câu 8 tiếng (câu bát) và xen kẽ cứ câu lục là câu bát rồi đến cặp câu khác, số câu trong bài không giới hạn.

      + Thường bắt đầu bằng một câu 6 chữ và kết thúc bằng một câu 8 chữ. (3đ)

   - Đặc điểm của thể thơ lục bát (4đ):

      + Thường gieo nhịp điệu chẵn.

      + Gieo vần: Thể thơ lục bát thường được gieo vần bằng; tiếng cuối của câu lục hiệp với tiếng thứ sáu của câu bát, tiếng thứ sáu của câu bát hiệp với tiếng của câu lục tiếp; cứ như thế đến hết bài lục bát.

      + Luật thanh trong thơ lục bát: Thơ lục bát có 2 câu chuẩn là câu lục và câu bát. Tiếng thứ 1, 3, 5 trong câu có thể tự do về thanh, nhưng các tiếng thứ 2, 4, 6 thì phải theo luật chặt chẽ.

      + Ngôn ngữ kết hợp giữa ngôn ngữ bác học và ngôn ngữ đời thường.

      + Ngoài thể lục bát truyền thống như trên, còn có lục bát biến thể (nới lỏng niêm luật, số chữ).

   - Các giai đoạn phát triển của thể thơ lục bát (0.5đ)

   - Giá trị của thể thơ: là sản phẩm riêng sáng tạo độc đáo, thuần túy của dân tộc, làm phong phú kho tàng thơ ca nước nhà. (0.5đ)

(Với các thể thơ khác, HS làm theo gợi ý về dàn ý tương tự)

c. Kết bài (0.5d)

   - Khẳng định lại giá trị của thể thơ với nền thơ ca dân tộc nói chung.

Bạn tham khảo :

Tọa lạc tại đường Bãi Sậy, phường Quang Trung, thành phố Hưng Yên – đền Mẫu (hay còn được gọi là Hoa Dương Linh Từ) là một trong những nơi thờ cúng linh thiêng của tỉnh Hưng Yên, thu hút sự quan tâm của đông đảo du khách thập phương. Đây là ngôi đền độc nhất vô nhị nằm trong quần thể di tích quốc gia đặc biệt phố Hiến, một di tích lịch sử không chỉ đẹp về địa thế, kiến trúc, cảnh quan mà còn chứa đựng những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể độc đáo của Phố Hiến xưa.

Đền Mẫu toạ lạc trên một vùng đất rộng gần 3000m2, phía trước là hồ bán nguyệt, xa hơn một chút là con đê sông Hồng. Đền thờ bà Dương Quý Phi của triều Tống Trung Hoa, đây là điểm khác biệt hiếm thấy trong các ngôi đền cổ của người Việt. Trong cuốn “Đại Nam nhất thống chí” có ghi lại Đền Mẫu được khởi dựng vào thời Trần Nhân Tông, năm 1279. Tuy đã qua các thời kì tu sửa nhưng khi đến Đền Mẫu, du khách vẫn được hưởng trọn vẹn vẻ lâu đời, cổ kính còn vương lại trên từng viên gạch, mái chùa hay những pho tượng.

Bước qua cánh cổng chùa, khách đến chiêm bái như bước vào không gian của cõi Phật - Thánh với khói nhang phảng phất, cảnh sắc thanh bình và tiếng chim muông líu lo. Ngay trước sân Đền là tán cây cổ thụ rủ bóng um tùm quanh Đền, càng tăng thêm vẻ trang nghiêm, u tịch. Hướng dẫn viên Nguyễn Thị Liên giới thiệu: "Tại khoảng sân là sự hội tụ độc đáo của 3 thân cây: cây đa, cây xanh, cây si. 3 thân cây có cách đây khoảng 800 năm tuổi. 3 thân cây này mọc chồng lên nhau. Các nhà khoa học nói rằng cây cổ thụ ở đồng bằng Bắc bộ rất nhiều nhưng cây cổ thụ quý hiếm như ở Đền Mẫu thì không ở đâu có. Các rễ cây mọc ra tạo thành thế kiềng ba chân rất vững chắc như bàn tay của Mẫu giơ tay ra để đón các con về."Nghi môn của Đền được xây dựng khá đẹp, kiến trúc kiểu chồng diêm hai tầng tám mái, cửa xây vòm cuốn, có một cửa chính và hai cửa phụ. Trên vòm cuốn có bức đại tự ghi kiểu chữ Triện: “Dương Thiên Hậu - Tống Triều” và bức đại tự được ghép bằng các mảnh gốm lam, nét điển hình của kiến trúc thời Nguyễn, theo chữ Hán: “Thiên Hạ mẫu nghi” 

Qua sân Đền là tới toà tiền tế với 3 gian, kiến trúc 2 tầng 8 mái; mái uốn cong mềm mại kiểu rồng chầu; lợp ngói vẩy rồng; chính diện đắp lưỡng long chầu nguyệt, mang đậm nét kiến trúc thuần Việt. Hai bên đại bái là điện Lưu Ly và cung Quảng Hàn. Chị Nguyễn Thị Liên cho biết: "Tại trung tâm tòa Tiền tế của Đền Mẫu, bên trên có bức châm viết bằng chữ vàng của Tiến sỹ Chu Mạnh Trinh được viết năm 1896. Bức châm ca ngợi cảnh đẹp của ngôi Đền và tấm lòng trinh tiết của Thánh Mẫu. Cũng tại gian tiền tế có đặt cỗ kiệu bát cống mang nét điêu khắc thời Hậu Lê. Các đường nét chạm khắc trên kiệu rất tinh xảo. Đây là kiệu ngồi, hay còn được gọi là kiệu Rồng. Tại tòa trung từ có cỗ kiệu thất cống, có 7 tay đòn, là kiệu nằm, còn được gọi là kiệu Phượng."

Kiệu võng, long đình, long sàng, long đại có niên đại thế kỷ 18 - 19 và 15 đạo sắc phong từ triều Lê đến triều Nguyễn, cùng nhiều bức hoành phi, câu đối, đại tự ca ngợi sự trinh tiết và lòng trung thành của Dương Quý phi.Đi qua tòa tiền tế là vào tới Hậu cung, nơi đặt tượng thờ Dương Quý Phi với nét mặt đôn hậu, cùng 2 người hầu là Kim Thị và Liễu Thị, có niên đại từ thế kỷ 17-18. Tất cả đều được sơn son thếp vàng. Tại gian thờ này, dưới ánh sáng mờ ảo của điện nến, trong làn khói hương lan toả, khách tới chiêm bái có thể cảm nhận một không khí tĩnh lặng và linh thiêng của chốn thâm cung.

Du khách thập phương truyền tai nhau rằng khi đến Đền Mẫu xin duyên được duyên, xin điều lành thì ai nấy đều bình an, sức khỏe, công việc làm ăn đều thuận lợi. Đến lễ tại Đền Mẫu, ai cũng phải mang theo cái “tâm” trong sáng, hướng thiện, chớ tham lam, vị kỉ. Anh Dương Xuân Hưng, du khách đến từ Hải Phòng, chia sẻ: "Nhiều lần đi qua đây tôi cũng đều ghé thăm để thắp hương lên đức Thánh Mẫu. Sau khi hành lễ cảm thấy tâm trạng rất thoải mái, nhẹ nhàng. Đền có lối kiến trúc đẹp, bố cục và quanh cảnh của đền rất đẹp."

Hàng năm, lễ hội Đền Mẫu ở Hưng Yên được tổ chức từ ngày 10 đến 15 tháng 3 âm lịch, thu hút đông đảo nhân dân trong vùng và du khách thập phương về tham dự, chiêm bái, cầu mong những điều tốt lành, hạnh phúc. Phần tế lễ diễn ra long trọng với phần rước kiệu, còn phần hội có các trò chơi giân dan, hát chầu văn. Bà Đinh Thị Liên, Ban Quản lý Đền Mẫu, cho biết:     "Ngày 10 là khai hội, ngày 12 là ngày rước mẫu từ đền mẫu đi quanh phố và đến đình Hiến và ngược lại. Lễ rước gọi là rước du. Kiệu của Mẫu đi đến đâu thì nhân dân sẽ lập bàn và dâng hoa quả, các đền tổ chức nghênh đón mỗi khi Mẫu đi qua. Ngày 13 là ngày giỗ Mẫu, ngày 15 là ngày lễ tạ, rước Mẫu từ kiệu vào Hậu cung. Ngày 14 tháng 7 âm lịch cũng là ngày trọng đại của Đền. Hôm đó là ngày mộc dục, tức là ngày thay áo cho Mẫu, cũng là ngày tiệc lớn của Đền."

Đền Mẫu hiện là điểm du lịch văn hoá tâm linh, không chỉ của người dân Hưng Yên, mà còn thu hút đông đảo du khách thập phương đến hành hương chiêm bái cầu phúc, cầu lộc, cầu tài... Không chỉ vào chính hội, mà vào những ngày rằm, mồng 1 âm lịch hàng tháng lượng người đến thắp hương lễ bái và tham quan cũng rất đông.

28 tháng 2 2021

bn có bài nào ngắn ngắn hơn ko zị .-.