K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 8 2023

Tham khảo:

Quảng trường Đỏ là quảng trường nổi tiếng nhất tại Matxcova. Từ Quảng trường Đỏ, các đường phố chính của Matxcova tỏa ra các hướng, và dẫn tới các đường quốc lộ chính bên ngoài thành phố. Do đó, Quảng trường Đỏ được coi là trung tâm của Matxcova và của toàn Nga.
Quảng trường này có chiều dài khoảng 695m và rộng khoảng 130m, xung quanh là các công trình huyền thoại nổi tiếng của Matxcova.
Năm 1991, UNESCO đưa Quảng trường Đỏ vào danh sách Di sản thế giới.
Quảng trường Đỏ được xây dựng vào cuối của thế kỷ 15.
Trước kia, tại khu vực Quảng trường Đỏ hiện nay là các công trình xây dựng bằng gỗ, được gọi đơn giản là Pozhar, tức là “khu vực cháy”. Năm 1493, Đại công tước Ivan III ra sắc lệnh phá bỏ các công trình này để tránh hỏa hoạn.
Khu vực mới tạo ra dần dần chuyền thành nơi diễn ra các hoạt động thương mại chủ yếu của Matxcova, nên được gọi là Torgovaya, nghĩa là Quảng trường Thương mại.
Sau đó, nó được sử dụng cho nhiều lễ nghi công cộng khác nhau. Quảng trường dần dần được xây dựng tiếp và rồi trở thành nơi diễn ra các nghi lễ chính thức của tất cả các chính quyền Nga.
Tên gọi Quảng trường Đỏ không có nguồn gốc từ màu đỏ của gạch bao quanh nó hay từ sự liên hệ giữa màu đỏ và chủ nghĩa cộng sản. Nó bắt nguồn từ tên gọi trong tiếng Nga krasnaya (nghĩa là "đỏ" hay "đẹp"). Nhà thờ thánh Basil, gần đó rất đẹp, nên người dân gọi quảng trường cạnh đó là Quảng trường Đẹp. Từ thế kỷ 19 thì từ này mới mang nghĩa đỏ cho đến ngày nay.

5 tháng 8 2023

Tham khảo:

Vào năm 1987, Vạn Lý Trường Thành trở thành di sản thế giới do UNESCO công nhận. Ngoài ra, nó cũng nằm trong “Bảy kỳ quan thời Trung cổ của Thế Giới”.

Có thể nói Vạn Lý Trường Thành là kỳ quan nhân tạo vĩ đại nhất của Trung Quốc. Nó cũng có ảnh hưởng rất lớn tới văn hóa nơi đây.

Trường thành đi qua 7 điểm chính là: Sơn Hải Quan, Gia Dục Quan, Nương Tử Quan, Ngọc Môn Quan, Biển Đẩu Quan, Nhạn Môn Quan và Cư Dung Quan.
Sơn Hải Quan: Đây là cửa ải đầu tiên. Nằm giáp giữa 2 tỉnh Hà Bắc và Liêu Ninh. Nếu bạn đứng ở nơi đây vừa có thể ngắm được toàn cảnh biển và núi. Nên cái tên Sơn Hải Quan vì thế mà được tạo thành.
Gia Dục Quan: hay còn biết với tên khác là Hòa Bình Quan. Đây là cửa ải nằm phía tây của Trường Thành thuộc thành phố Gia Dục Quan, tỉnh Cam Túc.
Nương Tử Quan: hay Vi Trạch Quan. Nơi đây có địa thế hiểm trở, núi non hùng vĩ, dễ phòng thủ nhưng khó tấn công. Nên nó còn được mệnh danh là “Tam tấn môn hộ”. Cái tên Nương Tử Quan bắt nguồn từ sự tích về cô công chúa Bình Dương – con gái thứ ba của Lý Uyên. Từng dẫn hàng vạn tướng sĩ đứng canh giữ ở cửa ải này. Cô công chúa có võ nghệ cao cường, đạo quân của công chúa có tên “Nương Tử Quân”. Do vậy, cái tên cửa ải này bắt nguồn từ đây. Nương Tử Quan thuộc huyện Bình Định, tỉnh Sơn Tây.
Ngọc Môn Quan: Thuộc huyện Đôn Hoàng, tỉnh Cam Túc. Cái tên Ngọc Môn Quan bắt nguồn do: tất cả đá, ngọc sản xuất tại Tân Cương thời đó đều phải đi qua ải này.
Biển Đầu Quan: Thuộc huyển Biển Đầu, Tỉnh Sơn Tây. Khu vực này đất đồi không bằng phẳng, phía tây thấp – phía đông cao. Do đó, mới có tên là “Biểnn Đầu Quan”.
Nhạn Môn Quan: Nằm trên thung lũng ở huyện Đại, thuộc tỉnh Sơn Tây. Nơi đây có địa hình hùng tráng. Hai bên đều là vách núi dựng đứng. Chỉ có con nhạn (con én) mới bay dọc theo thung lũng mà qua cửa ải được. Do đó, cửa ải này mới có tên là “Nhạn Môn Quan”.
Cư Dung Quan: thuộc Xương Bình, nằm ở ngoại ô Bắc Kinh.

Tham khảo: Thành cổ Batu là một trong những di sản văn hóa thế giới được UNESCO công nhận tại khu vực Tây Nam Á

- Thành phố Baku được xây dựng trên một ngọn đồi cao kiểu nhà hát vòng tròn La Mã với ba lớp tường thành bao quanh, mặt nước biển ở dưới chân và gối đầu lên dãy núi Caucasus.

- Tất cả các công trình xây dựng trong thành cổ này đều có chức năng phòng thủ, là biểu tượng của lòng yêu nước và là niềm tự hào lớn lao của quốc gia. Những chữ viết trên vách đá ở Absheron và Gobustan, những văn bản trên đá của August Guy Octavi nói về các doanh trại mà Hoàng đế Pompeii và Lukul thời La Mã đã cho dựng nên để chiếm đóng vùng Caucasus thế kỷ I trước Công nguyên đã khẳng định Baku có lịch sử hơn 5.500 năm tuổi.

- Baku từng là thủ phủ của nước Shirvanshahs (thế kỷ XII), nước Safavid (thế kỷ XVI), đế chế Ottoman (thế kỷ XVII) và công quốc Baku (thế kỷ XVIII). Hàng loạt công trình độc đáo bao gồm cung điện, pháo đài, đền tháp, những tàn tích của các khu nhà trọ và phòng tắm hơi... tạo nên danh sách dài di sản từ thời trung cổ của Baku.

- Năm 2000, thành cổ Baku, cùng với cung điện Shirvanshahs và tháp Maiden đã trở thành địa điểm đầu tiên ở Azerbaijan được UNESCO xếp hạng Di sản thế giới. Điểm xuyết cho những công trình cổ là những con ngõ cong hẹp cùng những căn nhà có mái bằng hoặc mái vòm, cửa sổ nhỏ khiến du khách như lạc trôi về quá khứ.

- Baku vào thế kỷ XIX và thế kỷ XX là một trong những trung tâm sản xuất dầu chính của thế giới. Dầu mỏ là thế mạnh và cũng là nguồn kinh tế chủ yếu của thành cổ Baku. Nhiều tòa nhà lớn được xây dựng hoành tráng chứng tỏ sự giàu có của thành phố này.

5 tháng 8 2023

Tham khảo:

Nhận xét:

- Trong giai đoạn 2010 - 2020, sản lượng khai thác và xuất khẩu dầu thô của Liên bang Nga có nhiều biến động, nhìn chung có xu hướng giảm

+ Về sản lượng dầu thô khai thác:

▪ Từ năm 2010 - 2018: tăng 698.1 nghìn thùng/ ngày

▪ Từ 2018 - 2020: giảm 923.4 nghìn thùng/ ngày.

+ Về sản lượng dầu thô xuất khẩu:

▪ Từ năm 2010 - 2018: tăng 229.3 nghìn thùng/ ngày

▪ Từ 2018 - 2020: giảm 410.1 nghìn thùng/ ngày.

- Sản lượng khai thác và xuất khẩu khí tự nhiên của Liên bang Nga trong giai đoạn 2010 - 2020, có nhiều biến động, nhìn chung có xu hướng giảm

+ Về sản lượng khí tự nhiên khai thác:

▪ Từ năm 2010 - 2018: tăng 58.2 triệu m3.

▪ Từ 2018 - 2020: giảm 110.6 triệu m3.

+ Về sản lượng khí tự nhiên xuất khẩu:

▪ Từ năm 2010 - 2018: tăng 40.1 triệu m3.

▪ Từ 2018 - 2020: giảm 10.4 triệu m3.

5 tháng 8 2023

Biểu đồ - Tham khảo:

loading...

NG
6 tháng 11 2023

Tham khảo
loading...

- Nhìn chung, ngành công nghiệp khai thác dầu khí của Liên bang Nga vẫn luôn phát triển ổn định với sản lượng khai thác không ngừng tăng lên, chỉ riêng giai đoạn năm 2020 có sự sụt giảm do sự ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.

- Theo thống kê của Liên bang Nga, năm 2018 nước này đã khai thác 556 triệu tấn dầu và 725 tỷ tấn khí đốt, thu về ngân sách khoảng 9 nghìn tỷ rub (tương đương 137 tỷ USD). Sản lượng khai thác dầu của Liên bang Nga chiếm khoảng 11,5% sản lượng khai thác dầu toàn cầu với giá trị xuất khẩu chiếm tới 13% tổng giá trị xuất khẩu dầu mỏ thế giới. Không chỉ sở hữu những con số ấn tượng, vị thế và vai trò của Liên bang Nga trên thị trường năng lượng thế giới cũng không ngừng được khẳng định. Đến năm 2020 nước này đã khai thác 524,4 triệu tấn dầu và 557,6 tỉ m3 khí.

- Theo thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường Liên bang Nga, trữ lượng dầu thô của Liên bang Nga khoảng 9,04 tỷ tấn trong khi trữ lượng khí đốt là khoảng 14,47 tỷ m3 (thống kê của Tập đoàn BP thậm chí còn cao hơn với trữ lượng dầu thô của Liên bang Nga là khoảng 14,5 tỷ và khí đốt là 35 tỷ m3). Bộ Năng lượng Liên bang Nga cho biết, với tốc độ khai thác như hiện nay thì lượng dầu thô của Nga sẽ đủ để khai thác trong vòng 30 năm và lượng khí đốt là trong vòng 100 năm.

- Mặc dù gặp khó khăn do lệnh cấm vận từ các nước phương Tây nhưng các tập đoàn năng lượng Nga đều cố gắng khắc phục khó khăn và đưa vào hoạt động một loạt các dự án trọng điểm như Sila Sibiri, Severnyi Potok 2, Tureskii Potok. Riêng dự án Yamal LNG mới đây nhất đã giúp Liên bang Nga vượt Mỹ để trở thành đối tác cung cấp khí tự nhiên hóa lỏng lớn nhất cho Châu Âu.

- Nhờ không ngừng áp dụng các công nghệ khai thác hiện đại mà trong năm 2018 có đến 2 công ty của Liên bang Nga nằm trong danh sách các công ty có sản lượng khai thác dầu khí lớn nhất thế giới và doanh thu của các công ty dầu khí Liên bang Nga trong năm 2018 đạt gần 57,7 tỷ USD.

6 tháng 8 2023

Biểu đồ - Tham khảo:

loading...

6 tháng 8 2023

- Nhận xét về sự phát triển công nghiệp khai thác dầu khí của Liên bang Nga: Nhìn chung, công nghiệp khai thác dầu khí của Liên bang Nga phát triển vào loại hàng đầu thế giới.

+ Sản lượng dầu mỏ lớn, đạt 524,4 triệu tấn năm 2020, sản lượng khí tự nhiên đạt 658,5 tỉ m3 năm 2020. Cao điểm năm 2018 nước này đã khai thác 556 triệu tấn dầu và 725 tỷ tấn khí đốt, thu về ngân sách khoảng 9 nghìn tỷ rub (tương đương 137 tỷ USD).

+ Sản lượng khai thác dầu của Liên bang Nga chiếm khoảng 11,5% sản lượng khai thác dầu toàn cầu với giá trị xuất khẩu chiếm tới 13% tổng giá trị xuất khẩu dầu mỏ thế giới.

+ Sản lượng xuất khẩu dầu mỏ, khí tự nhiên của Liên bang Nga ngày càng tăng. Xuất khẩu dầu thô đạt 260 triệu tấn năm 2020, khí tự nhiên đạt 238,1 tỉ m3 năm 2020.

+ Năm 2021, sản lượng dầu thô và khí ngưng tụ của Nga đạt 10,5 triệu thùng/ngày, chiếm 14% tổng nguồn cung của thế giới.

+ Năm 2021, ước tính xuất khẩu dầu thô của Nga đạt khoảng 4,7 triệu thùng/ngày dầu. Trung Quốc là nhà nhập khẩu dầu thô lớn nhất của Nga (1,6 triệu thùng/ngày) nhưng Nga cũng xuất khẩu một khối lượng đáng kể cho các khách hàng ở châu Âu (2,4 triệu thùng/ngày).

+ Nga là nhà sản xuất khí đốt tự nhiên lớn thứ hai thế giới, sau Mỹ và có trữ lượng khí đốt lớn nhất thế giới. Nga cũng là nước xuất khẩu khí đốt lớn nhất thế giới. Năm 2021, quốc gia này sản xuất 762 tỷ mét khối khí tự nhiên và xuất khẩu khoảng 210 tỷ mét khối.

+ Vào cuối năm 2019, Nga đã khởi động một đường ống xuất khẩu khí đốt lớn về phía đông, đường ống Power of Siberia dài khoảng 3.000 km, với công suất 38 tỷ mét khối, có thể vận chuyển khí đốt sang Trung Quốc. Vào năm 2021, Gazprom đã xuất khẩu hơn 10 tỷ mét khối khí tự nhiên thông qua đường ống Power of Siberia-2, và sản lượng xuất khẩu dự kiến sẽ tăng dần lên 38 tỷ mét khối trong những năm tới. Nga đang tìm cách phát triển đường ống Power of Siberia-2, với công suất 50 tỷ mét khối/năm.

21 tháng 7 2023

Tham khảo: Ngô công nghệ sinh học (CNSH) - tiềm năng về nông sản của Cộng hòa Nam Phi

Ngô là cây lương thực chính ở Nam Phi, quốc gia này là nước sản xuất ngô chính trong khối Cộng đồng Phát triển Miền Nam Châu Phi (SADC). Có hơn 9.000 trang trại trồng ngô thương mại, tập trung tại các tỉnh North West, the Free State, the Mpumalanga Highveld và the KwaZulu-Natal Midlands. Diện tích trồng ngô năm 2014 khoảng 2,7 triệu héc-ta, năng suất bình quân 5,04 tấn/héc-ta, sản lượng dự kiến đạt 13,6 triệu tấn. Trong năm 2013, Nam Phi xuất khẩu được 764 triệu USD đối với mặt hàng ngô. Trong đó, Nhật Bản là đối tác lớn nhất với kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này là 196 triệu USD, tiếp theo là Mexico đạt 96 triệu USD, Zimbabwe đạt 79 triệu USD, Việt Nam là 5 triệu USD…

Cây ngô CNSH là cây trồng chính ở Nam Phi và được sử dụng cho cả người tiêu dùng (chủ yếu là ngô trắng) và thức ăn chăn nuôi (chủ yếu là ngô vàng). Ngô CNSH được trồng trên 2,16 triệu ha cao hơn 22% so với năm 2015. Diện tích này bao gồm 19,5% (420.000 ha) kháng sâu bệnh, 18,9% (407.000 ha) chịu được thuốc diệt cỏ và 61,7% (1,33 triệu ha) ) của IR/HT. Ngô trắng CNSH được trồng trên 52% (1,123 triệu ha) trong tổng số ngô công nghệ sinh học, ngô vàng ở mức 48%.

Sản xuất ngô ở Nam Phi cho thấy xu hướng sản xuất ngô nhiều hơn ở các vùng ít sử dụng các phương pháp, canh tác hiệu quả hơn. Với công nghệ sinh học, sản lượng ngô tăng gấp đôi trong 20 năm qua ở Nam Phi. Ngô CNSH cũng cho thấy khả năng cải thiện các chiến lược phù hợp nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu, hỗ trợ công tác sản xuất ở cả vùng năng suất cao và thấp, đồng thời tăng cường an ninh lương thực liên quan đến việc tiêu thụ ngô trắng ở Nam Phi.

6 tháng 8 2023

Tham khảo: Robot giúp Nhật Bản giải quyết bài toán nhân công

Robot đang ngày càng phổ biến ở Nhật Bản, nhiều doanh nghiệp tại đây đưa robot vào sử dụng để tiết kiệm nhân công. Như tại các kho hàng, chỉ cần một nhân viên sắp xếp hàng hóa, sau đó ra lệnh trên máy tính thì robot có thể vận chuyển đúng theo mệnh lệnh. Công việc của nhân viên sau đó chỉ là theo dõi qua màn hình giám sát.

Còn tại các nhà hàng, robot chế biến được đưa vào hỗ trợ để làm bếp. Từ nấu mì, trộn với dầu ăn, tất cả đều rất thuần thục vì đã được lập trình, robot này có thể hỗ trợ rất nhiều cho những nhân viên trong quán, giúp nhà hàng tiết kiệm được nhân công. Trước đó, thường thì mỗi khâu như vậy cần tới 1 nhân viên phụ trách.

Robot sử dụng để phục vụ cho đời sống hàng ngày đã không còn xa lạ tại Nhật Bản, xu hướng này còn tăng mạnh hơn trong giai đoạn COVID-19 vừa qua. Các nhà hàng sử dụng robot không chỉ giúp cải thiện năng suất mà còn mang lại sự thích thú cho khách hàng.

NG
8 tháng 8 2023

Tham khảo:
Đồng tiền chung châu Âu (đồng EURO) sẽ chính thức ra mắt vào ngày 1/1/1999. Đây là một sự kiện lịch sử đối với quá trình nhất thể hoá châu Âu và với sự phát triển của hệ thống tiền tệ thế giới.
Tham gia đồng EURO đợt đầu sẽ có 11 nước thành viên của EU : Đức, Pháp, Italia, Tây Ban Nha, Hà Lan, A'o, Bỉ, Luxemburg, Bồ Đào Nha, Phần Lan và Ailen. Ba nước Anh, Thuỵ Điển và Đan Mạch chưa tham gia đợt này, còn Hy Lạp chưa đáp ứng đủ các tiêu chuẩn để trở thành thành viên.
Tại cuộc gặp cấp cao EU họp vào tháng 12-1995 các nhà lãnh đạo của EU quyết định gọi đồng tiền chung châu Âu là EURO vì lý do sau : EURO không trùng tên với bất cứ đồng tiền của quốc gia thành viên nào (ECU trùng tên với đồng tiền vàng của Pháp trước đây), EURO đều có thể viết bằng ngôn ngữ của tất cả các thành viên.
Châu Âu với một đồng tiền chung duy nhất là mục tiêu phấn đấu bền bỉ của EU. Liên minh này được ghi trong chương II của Hiệp ước Maastricht và được triển khai theo 3 giai đoạn :
Giai đoạn 1: Bắt đầu từ 1-7-1990 và kết thúc vào 31-12-1993.
Giai đoạn 2 : Được coi là giai đoạn chuyển tiếp và bắt đầu từ 1-1-1994 đến 31-12-1998.
Giai đoạn 3 : Từ 1-1-1999 bắt đầu đưa đồng EURO vào lưu hành. Sự ra đời đồng tiền chung châu Âu là kết quả của một quá trình phấn đấu đầy gian khổ của chính phủ các nước thuộc EU nhằm thực hiện liên minh kinh tế và tiền tệ. Nếu không có đồng tiền chung thì Thị trường chung châu Âu không thể hoàn thiện và không có ý nghĩa nhiều trên thực tế.

7 tháng 11 2023

Thông tin tham khảo: Cách Nga trở thành nước dẫn đầu thế giới về nông sản

Liên bang Nga vốn là nhà nhập khẩu ròng trong nhiều thập kỷ, nay đã trở thành nhà xuất khẩu ngũ cốc lớn nhất thế giới trong năm 2017, vượt qua cả nước láng giềng và cũng là đối thủ Ukraine. Lúa mì, ngô, lúa mạch, kiều mạch cũng như thịt lợn, gia cầm và các sản phẩm từ sữa..., chế biến thực phẩm của Nga đang trong thời kỳ hoàng kim thực sự.

Làm thế nào mà Nga, với nền nông nghiệp trải qua nhiều năm suy sụp trong thế kỷ XX, từ quá trình tập thể hóa bắt buộc với nông nghiệp thập niên 1930 và sau đó là sự bất lực của Liên Xô trước sự hỗn loạn trong những năm 90 của thế kỷ trước, lại đạt được kỳ tích này? Câu trả lời chính là bước ngoặt trong năm 2014.

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đưa ra lệnh cấm vận nghiêm ngặt đối với các mặt hàng nông sản từ châu Âu. Trái cây, rau, củ, các sản phẩm từ sữa, thịt, ngũ cốc... có nguồn gốc từ châu Âu chỉ trong một đêm đã biến mất khỏi các cửa hàng của Nga. Biện pháp này không chỉ gây thiệt hại cho nông dân châu Âu khi mất đi một thị trường quan trọng mà còn tạo động lực quyết định đối với các nhà sản xuất Nga.

Bên cạnh việc loại trừ hầu hết sự cạnh tranh từ nước ngoài, Chính phủ Nga cũng đầu tư nguồn lực lớn vào phát triển và hiện đại hóa nền nông nghiệp. Trong năm 2021, Nga có kế hoạch đầu tư hơn 77 tỷ rúp (857 triệu euro) vào chương trình phát triển nông nghiệp quốc gia, dưới hình thức các khoản vay ưu đãi, tín dụng thuế và trợ cấp. Nga cũng hỗ trợ xuất khẩu, với các khoản trợ cấp đặc biệt hướng đến logistics.

Các công ty nông sản của Nga đã đầu tư vốn vào máy móc, hạt giống có chất lượng và hiện đang chuyển sang công nghệ mới. Máy thu hoạch tự động, giám sát đồng ruộng và đàn gia súc bằng máy bay không người lái và vệ tinh, tăng cường sử dụng các cảm biến được kết nối... là những công nghệ mới mà các công ty nông sản của Nga đang áp dụng. Và ở đây, Nhà nước cũng đóng vai trò động lực. Năm 2019, thông qua Chương trình “Nông nghiệp kỹ thuật số”, Chính phủ Nga đã hỗ trợ hiện đại hóa ngành nông nghiệp trong nước và tài trợ tới 50% chi phí cho các công nghệ mới này.