K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 6 2019

1. Nội dung chính : Sức tàn phá của thời gian
và những điều có sức sống mãnh liệt, trường tồn với thời gian

2. Từ còn xanh : Sự tồn tại mãi mãi với thời gian

3. Thời gian xóa nhòa tất cả, thời gian tàn phá cuộc đời con người. Duy chỉ có văn học nghệ thuật và kỉ niệm về tình yêu là có sức sống lâu dài, không bị thời gian hủy hoại.

28 tháng 6 2019

3.

Có bao giờ chúng ta thử đặt câu hỏi trên đời này cái gì quý nhất, có vô vàn suy nghĩ khác nhau, chắc hẳn một khía cạnh chúng ta dễ dàng kể đến đó là thời gian. Suy nghĩ sâu sắc nó vô hạn giữa đời người hữu hạn, nó luôn vận động không ngừng nhằm kiến tạo lên được vô vàn sự đổi thay và thời gian luôn được gọi là quà tặng kì diệu của cuộc sống, những gì đã trôi qua theo thời gian chúng ta sẽ không thể lấy lại. Vậy đấy, nếu ý thức được ý nghĩa của thời gian càng sớm, ta sẽ ý thức nhiều điều phải, biết gìn giữ, dang tay đón nhận nó bằng cả tấm lòng mình.

Thời gian là thứ gì đó chúng ta không thể định nghĩa được cụ thể, chỉ có thể hiểu là thứ vô hình, chầm chậm trôi qua từng ngày, có thể làm thay đổi vạn vật chúng ta không thể kiểm soát được. Đặc trưng của nó để chúng ta phải xuýt xoa, tâm đắc chính là nó đã đi qua thì không bao giờ có thể lấy lại được, và đó là điểu hiển nhiên, vô cùng quan trọng của nó. Nó chẳng khác nào một kì diệu, một sự độc đáo của tạo hóa, không thể nào có thể thấy nó có sự trùng lặp, trở lại của khoảnh khắc thời gian cũ, không thể nào lưu trữ như của riêng, cũng không thể để dành “cất vào trong hòm khóa lại”…Và với mỗi người tự cảm nhận thời gian theo những cách khác nhau, làm cho tính thiết thực, quan trọng của nó ngày càng phong phú.

Thời gian cũng là liệu pháp trị liệu cho tinh thần, xóa bỏ dần những nỗi đau, hiềm khích trong các mối quan hệ, trong con người ta. Nó là sự đại diện của sự thay đổi diệu kì, thay đổi cả tính tình con người, nó làm xóa nhòa tất cả, làm tất cả rơi vào lãng quên, kể cả tình yêu, thay đổi to lớn, rõ rệt cả trên chính khuôn mặt của chúng ta, làm chúng ta trưởng thành hơn về mọi mặt. Trái đất, thiên nhiên vẫn thay đổi theo thời gian từng phút, từng giây, nhưng con người bị hữu hạn thời gian vì độ tuổi trung bình của một người 60-90 năm tuổi, quá ít so với sự tồn tại phát triển của vạn vật. Thời gian còn quý hơn cả vàng bạc, bởi vì đây là một trong những thứ tiền bạc không bao giờ mua được, tiền bạc có thể mất đi rồi kiếm lại được nhờ sức lực của con người, thời gian thì dù có lao động cũng chẳng thể nào lấy lại. Khuyên câu “hãy sống trọn từng khoảnh khắc hiện tại để không phải hối hận sau này”.

Vậy chúng ta đã làm gì để giúp tối ưu hóa thời gian của mình, khi ai, dù bất cứ địa vị nào cũng đều được giống như nhau có trọn vẹn 24h trong một ngày không thừa cũng chả thiếu. Phần lớn, mọi người đều biết quý trọng thời gian để học tập, nghiên cứu, làm việc tạo ra những giá trị vật chất và giá trị tinh thần. Những ai biết gìn giữ, đón nhận và trân trọng nó, thì ta làm được nhiều điều có ý nghĩa trong đời. Biểu hiện của một người thành công là họ biết làm chủ thời gian, họ luôn tự nhủ phải sống như chưa từng được sống, tận dụng từng phút giây học tập, lao động, cống hiến để rồi tạo nên nhiều thành quả tốt đẹp và cả là cảm giác hài lòng, vui sướng khi chạy đua cùng thời gian. Là học sinh thì biết tranh thủ thời gian trau dồi kiến thức, là người lao động cũng vận động quỹ thời gian của mình để cố gắng tạo ra thật nhiều của cải, làm nên những thứ quan trọng cho xã hội..

Thời gian của một ngày dù nhỏ bé trong quỹ thời gian của một đời người, nhưng tích tiểu thành đại, thời gian ngắn sẽ trở thành thời gian dài sau vài tháng, vài năm. Nói lên rằng nếu chúng ta không trân trọng những giây phút trong một ngày, để một ngày trôi đi hoài phí không giúp được ai, không tạo nên được giá trị cho bản thân, không thu thập được thông tin nhân loại, thì chúng ta sẽ vĩnh viễn mất đi sự cảm nhận về điều diệu kì của sự thay đổi bởi thời gian.

Ngày nay, có thể nói vẫn còn không ít những người chưa biết quý trọng thời gian. Họ cứ để thời gian đi qua hết ngày này sang ngày khác, tháng này qua tháng khác, phá hoại tuổi trẻ, sức khỏe, làm băng hoại phẩm chất của mình. Nhiều học sinh lười biếng, “nghiện” internet đã cướp đi quá nhiều thời gian của họ. Người thanh niên thì ăn chơi.. Vì vậy, kết quả học tập, làm việc sa sút, nhiều khi tốn kém sức khỏe, tiền bạc, không khí gia đình trở nên căng thẳng. Lãng phí thời gian, họ sẽ từng bước rơi vào sự lạc lõng và chán nản – trở thành đời sống thừa thãi. Và không ngoại lệ với những người chỉ biết vùi đầu vào học hoặc làm việc, không biết gì đến mọi thứ xung quanh, không biết cân bằng với thời gian của họ với xã hội và bản thân. Những con người ấy đáng nể nhưng cũng đáng thương.

Và cũng đã có những lời khuyên thiết thực của những người đi trước về cách quản lí thời gian thông minh, là chúng ta phải biết lên kế hoạch ngắn hạn, rồi dài hạn, rồi cả cuộc đời, tuân thủ, kiên trì thực hiện nó luôn và ngay. Ngày nay, trong một xã hội văn minh, phát triển việc lập thời gian biểu thường xuyên lại càng giúp cho con người biết cân bằng trong cuộc sống, tránh xa đà quá, giữa học tập, vui chơi, tán gẫu, hỏi thăm bạn bè, ngủ nghỉ, tập thể dục, người thân, làm việc nhà, thực hiện đam mê, thực hiện những điều tốt cho xã hội… Hiểu rằng việc nào cần làm trước đặt trước, thực hiện trước, không phải việc của mình, hay không thích làm có thể nhờ người khác hoặc có thể quan tâm ít đi một chút…

Con người chúng ta sẽ được sinh ra, lớn lên, già và chết đi. Thời gian sẽ cứ thế chạy đi, bước qua những tâm hồn lười biếng, thiếu sức sống, thiếu kỉ luật, ý chí làm chúng ta nếu không sớm suy ngẫm hành động của mình, không biết hòa hợp, cứ đợi chờ một điều gì đó như cơ hội mà không bao giờ hành động thì sẽ mãi chậm tiến, mất dần niềm tin, nghị lực trước sức mạnh của thời gian. Vì vậy, bây giờ hãy tỏ ra trân trọng thời gian của chúng ta, trân trọng món quà của tạo hóa, hành động, dù biết không thể thay đổi một sớm một chiều, nhưng cứ nỗ lực, cứ kiên trì, cứ biết làm chủ thời gian của bản thân thì sớm muộn bạn cũng sẽ tốt hơn hiện tại trông thấy.

Vì vậy, đối với em là một học sinh đang còn ngồi trên ghế nhà trường, em ý thức được việc quý trọng thời gian, tránh trở thành người thờ ơ, lãng phí thời gian trôi qua vô ích, phải biết làm gì thật đúng đắn và có ích cho mọi người, xã hội với khoảng thời gian mà mình có. Chúng ta hãy tận dụng từng giây từng phút ,để ta sẽ không bao giờ hối hận, nuối tiếc vì đã lãng phí, đã để thời gian chi phối ta.

1) giới thiệu tập thơ" nhật ký trong tù" của chủ tịch HCM2) em hãy so sánh đối chiếu giữa nguyên tác với bản dịch nghĩa và bản dịch thơ của bài thơ " đi đường"3) tìm và phân tích giá trị của phép điệp ngữ đc sử dụng nhiều lần trong bài thơ " đi đường" khoảng 12-15 câu4) trong tập thơ " nhật ký trong tù" có những câu thơ- sống ở trên đời người cũng vậygian nan rèn luyện mới thành...
Đọc tiếp

1) giới thiệu tập thơ" nhật ký trong tù" của chủ tịch HCM

2) em hãy so sánh đối chiếu giữa nguyên tác với bản dịch nghĩa và bản dịch thơ của bài thơ " đi đường"

3) tìm và phân tích giá trị của phép điệp ngữ đc sử dụng nhiều lần trong bài thơ " đi đường" khoảng 12-15 câu

4) trong tập thơ " nhật ký trong tù" có những câu thơ

- sống ở trên đời người cũng vậy

gian nan rèn luyện mới thành công

- nghĩ mình trong bước gian truân

tai ương rèn luyện tinh thần thêm hăng 

a) những ý thơ trên giống với Ý thơ nào trong bài thơ " đi đường"

b) có thể rút ra bài học gì từ những câu thơ này

c) từ các câu thơ trên hãy viết thành một đoạn văn. Trong đoạn văn có sử dụng câu trần thuật để bộc lộ cảm xúc, câu trần thuật để thể hiện nghi vấn

0
Thời gian một đi không trở lại. Những ngày vô tư những suy nghĩ thơ dại đã chìm đắm trong quá khứ. Dĩ vãng hiển nhiên mang tên một thời con trẻ đã đi xa mãi mãi. Còn lại đây , cái tôi trong cuộc sống dần dà là những bon chen, ích kỉ .Tôi lại ngồi đây- giữa phố phường nhộn nhịp cùng cái gió lạnh giá khi trời Đông. Thực là đã quá Đông , cơ hồ như cảm giá tê buốt ấy bây giờ vẫn...
Đọc tiếp

Thời gian một đi không trở lại. Những ngày vô tư những suy nghĩ thơ dại đã chìm đắm trong quá khứ. Dĩ vãng hiển nhiên mang tên một thời con trẻ đã đi xa mãi mãi. Còn lại đây , cái tôi trong cuộc sống dần dà là những bon chen, ích kỉ .Tôi lại ngồi đây- giữa phố phường nhộn nhịp cùng cái gió lạnh giá khi trời Đông. Thực là đã quá Đông , cơ hồ như cảm giá tê buốt ấy bây giờ vẫn còn vẩn hiện. Lắng nghe những dòng âm thanh huyên náo của đường phố, lắng nghe nhịp thở từng tiếng chim, tiếng lá sào sạc xô bồ bên hè phố muộn. Cạnh bên tôi là đầy dẫy những âu lo, suy nghĩ về cuộc sống. Vật lộn với quãng đời đầy dẫy nhữn gian nan, thử thách. Tôi đứng giữa thành phố của tôi, đừng giữa đất trời linh thiêng mà tôi từng có. Từ sân thượng hướng ra, cảnh phố phường nhộn nhịp làm sao. Tôi thấy xa xa kia những ánh đèn mờ ảo muôn sắc màu, thấy những cột điện cao và dòng xe lạ mắt. Quê hương đã thay đổi. Thời gian đã quá nhanh mà tôi không hề hay biết. Những cảnh nhà cao ốc vượt lên hàng dàn, cảnh những kiến trúc cổ đại , những nhà máy , công ty vượt lên đến cả chục tầng. Bắc Giang quê tôi- đnag đổi mới . Một chút cafe với sữa đặc nóng hổi trên tay, tôi lạng lẽ nhấm ngụm. Cafe đậm đà nhưng tình yêu quê hương, mịn trong dòng máu nóng. Tôi thấy có gì đó bỗng khiến trái tim loạn nhịp, hơi thở lồng ngực vội gấp gáp. Có điều gì đó lạ lẫm mà thân quen.Quê tôi đã đi lên và phát triển, tự hào truyền thống hiếu học Bắc Giang. Quê hương tôi đích thực những nhân tài. Vẻ vang và hào hùng lịch sử.Ngửa mặt lên bầu trời đen kìn kịt kia, những ngôi sao xa đnag lấp lánh, sáng lung linh . Ngôi sao xanh- những trái tim đồng mình với cuộc sống.Trăng khuya trăng đã tòn vành vạch. Tôi lặng lẽ mỉm cười trong sự mãn nguyện và nhanh tay gõ gấp gáp những dòng chứ khô khộc trên chiếc lat top. Tạm biệt nhé! Bắc Giang của tôi!!!

 

2
22 tháng 12 2016

bn viết hay quá nhưng tớ chẳng hỉu bn viết j

22 tháng 12 2016

ừm. tâm sự thôi bạn

 

1. Xác định kiểu câu của dòng thơ "Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi" và cho biết tác dụng của kiểu câu vừa tìm được.2. Xác định kiểu câu của dòng thơ "Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!" và cho biết tác dụng của kiểu câu vừa tìm được.3. Tìm những từ ngữ thể hiện nỗi nhớ quê của tác giả trong đoạn thơ sau:...Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớMàu nước xanh, cá bạc,...
Đọc tiếp

1. Xác định kiểu câu của dòng thơ "Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi" và cho biết tác dụng của kiểu câu vừa tìm được.

2. Xác định kiểu câu của dòng thơ "Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!" và cho biết tác dụng của kiểu câu vừa tìm được.

3. Tìm những từ ngữ thể hiện nỗi nhớ quê của tác giả trong đoạn thơ sau:

...Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ

Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi

Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi

Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!

4. Xét về mục đích nói, câu văn: "Đầu mối của thơ có lẽ ta đi tìm bên trong tâm hồn con người chăng?" thuộc kiểu câu gì?

5. Xác định kiểu hành động nói được thực hiện trong câu văn: "Bài thơ là sợi dây truyền tình cảm cho người đọc".

6. Bài thơ Quê hương của nhà thơ tế Hanh đã truyền cho em tình cảm gì? Em hãy chỉ rõ và nêu tác dụng của biện pháp so sánh trong hai dòng thơ sau:

Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng

Rướn thân trắng bao la thâu góp gió...

0
14 tháng 12 2021

Tham khảo!

“Có gì đẹp trên đời hơn thế
Người yêu người sống để yêu nhau”

-Hai câu thơ như nhắc nhở rằng chúng ta cần có lòng yêu thương để cuộc đời trở nên tươi đẹp hơn. Lòng yêu thương sẽ giúp ta thấy cuộc sống này đáng sống, thấy được sự ấm áp của tình người. Có vậy chúng ta thật sự đồng cảm với thông điệp của chương trình.

-Hạnh phúc luôn trong tầm tay mỗi chúng ta! Hãy mang hạnh phúc đến cho người khác và bạn sẽ tìm thấy niềm hạnh phúc của chính mình!

LUYỆN TẬP BÀI NHỚ RỪNGBÀI TẬP SỐ 1Cho câu thơ:“Nay ta ôm niềm uất hận ngàn thâu”Câu 1: Chép chính xác khổ thơ có câu thơ trên. Cho biết tên bài thơ và nêungắn gọn hiểu biết của em về tác giả.Câu 2: Chỉ rõ trình tự mạch cảm xúc của nhân vật trữ tình - con hổ - trong bàithơ.Câu 3: Viết một đoạn văn diễn dịch khoảng 12 câu, phân tích để làm rõ thânphận và tâm trạng của con hổ...
Đọc tiếp

LUYỆN TẬP BÀI NHỚ RỪNG

BÀI TẬP SỐ 1
Cho câu thơ:
“Nay ta ôm niềm uất hận ngàn thâu”
Câu 1: Chép chính xác khổ thơ có câu thơ trên. Cho biết tên bài thơ và nêu
ngắn gọn hiểu biết của em về tác giả.
Câu 2: Chỉ rõ trình tự mạch cảm xúc của nhân vật trữ tình - con hổ - trong bài
thơ.
Câu 3: Viết một đoạn văn diễn dịch khoảng 12 câu, phân tích để làm rõ thân
phận và tâm trạng của con hổ được thể hiện qua khổ thơ nói trên.

BÀI TẬP SỐ 2
Cho câu thơ:
“ Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối”
Câu 1: Chép 9 câu tiếp theo để hoàn thành đoạn thơ.
Câu 2: Trong đoạn thơ em vừa chép kiểu câu (phân theo mục đích nói) nào
được sử dụng chủ yếu? Chúng được dùng trực tiếp hay gián tiếp? Nêu ngắn gọn
hiệu quả của việc sử dụng kiểu câu ấy trong việc biểu đạt nội dung đoạn thơ.
Câu 3: Câu thơ:"Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?" xét theo mục đích nói
thuộc những kiểu câu gì?
Câu 4: Viết đoạn văn 15 câu trình bày theo cách diễn dịch làm rõ ý của câu chủ
đề sau “Đoạn thơ là bộ tranh tứ bình lộng lẫy hiện ra giữa nỗi nhớ tiếc khôn
nguôi và tâm trạng uất hận của con hổ khi sa cơ, thất thế. ”

2
15 tháng 4 2020

Nay ta ôm niềm uất hận ngàn thâu,
Ghét những cảnh không đời nào thay đổi,
Những cảnh sửa sang, tầm thường, giả dối:
Hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng;
Dải nước đen giả suối, chẳng thông dòng
Len dưới nách những mô gò thấp kém;
Dăm vừng lá hiền lành, không bí hiểm,
Cũng học đòi bắt chước vẻ hoang vu
Của chốn ngàn năm cao cả, âm u.

Thế Lữ - Nhớ rừng

Mạch cảm xúc: hiện tại - quá khứ - hiện tại

15 tháng 4 2020

Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối,
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn,
Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới?
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng.
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,
Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?
Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?

Câu nghi vấn

9 tháng 5 2022

a. ..............

   Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi

    Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi

     Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!

b. Khổ thơ nằm trong bài thơ "Quê hương", tác giả là Tế Hanh.

c. -Câu cảm thán:" Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi/Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!". Tác dụng: Dùng để bộc lộ cảm xúc, tình yêu quê hương tha thiết của nhà thơ.

 1. Đọc khổ thơ trích từ bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ và thực hiện yêu cầu:.....Nào đâu những đêm vàng bên bờ suốiTa say mồi đứng uống ánh trăng tan?Đâu những chiều mưa chuyển bốn phương ngànTa lặng ngắm giang sơn ta đổi mới?Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?Đâu những chiều lênh láng máu sau rừngTa đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,Để ta...
Đọc tiếp

 1. Đọc khổ thơ trích từ bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ và thực hiện yêu cầu:

.....Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối

Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?

Đâu những chiều mưa chuyển bốn phương ngàn

Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới?

Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,

Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?

Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng

Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,

Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?

- Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?

 

1. Nêu nội dung chính của đoạn thơ? Diễn đạt nội dung ấy thành một câu văn hoàn

chỉnh?

2. Nếu thay từ “chết” bằng từ “tắt” trong câu thơ “Ta đợi chết mảnh mặt trời gay

gắt” thì câu thơ sẽ thay đổi như thế nào? Có nên thay đổi không? Vì sao?

3. Tìm những câu nghi vấn có trong đoạn thơ trên. Nêu tác dụng của những câu nghi

vấn đó?

4. Người xưa nói “Thi trung hữu hoạ”(trong thơ có tranh), em cảm nhận điều đó như

thế nào qua đoạn thơ trên. Hãy trình bày bằng một đoạn văn Tổng Phân Hợp khoảng

12 câu. Trong đoạn văn có sử dụng một câu ghép và một phép nối (gạch chân và chú

thích).

1
19 tháng 2 2020

1. Nội dung chính của đoạn thơ là: Nỗi nhớ của chúa tể sơn lâm về quá khứ huy hoàng.

Câu văn: Đoạn 3 của bài thơ Nhớ rừng đã thể hiện nỗi nhớ của chúa tể sơn lâm về quá khứ huy hoàng.

2. Nếu thay từ "chết" bằng từ "tắt" trong câu thơ "Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt" thì câu thơ sẽ thay đổi về nghĩa. Không nên thay đổi như vậy vì "Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt" thì có sự chế ngự thiên nhiên, tác động lên mặt trời, khẳng định sức mạnh làm chủ núi rừng còn "Ta đợi tắt mảnh mặt trời gay gắt" thiên về sự chủ động của mặt trời.

3. Những từ nghi vấn Nào đâu, Đâu, còn đâu có tác dụng: thể hiện sự đối lập giữa quá khứ và hiện tại của chúa tể sơn lâm, cho thấy tâm trạng nhức nhối không giải thoát được.

4. Yêu cầu:

- Hình thức: đoạn văn 12 câu, cách lập luận tổng phân hợp

- Nội dung: Chứng minh trong đoạn thơ có hình ảnh đặc sắc, có họa.