K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
2 tháng 10 2023

Bài học: Trong một tập thể, mỗi thành viên không thể sống tách biệt mà phải tôn trọng công sức, nương tựa, gắn bó với nhau để cùng tồn tại.

8 tháng 9 2023

Tham khảo!

- Có thể rút ra những bài học sau:

+ Không được chủ quan, kiêu ngạo, coi thường những đối tượng xung quanh. Sự thiếu hiểu biết kết hợp với thói kiêu ngạo, huênh hoang không chỉ gây rạn nứt những mối quan hệ tốt đẹp mà còn dễ dẫn đến thất bại cho bản thân, thậm chí có thể phải trả bằng cả tính mạng.

+ Nếu không biết tường tận, thấu đáo về một sự vật, hiện tượng hay một vấn đề nào đó thì không nên đưa ra những đánh giá chủ quan, hồ đồ.

+ Thế giới vốn rất rộng lớn, phong phú và có những bí ẩn mà dù cả đời người cũng chưa chắc tìm hiểu, khám phá được hết. Do đó, để mở mang vốn hiểu biết của bản thân, chúng ta cần khiêm tốn, học hỏi không ngừng.

- Bài học chính của câu chuyện là khuyên mọi người không được chủ quan, kiêu ngạo, coi thường người khác, cố chấp, suy nghĩ thiển cận, không chịu mở rông, nâng cao hiểu biết của bản thân.

15 tháng 2 2021

Từ các câu chuyện ngụ ngôn đã học, em rút ra được bài học gì cho bản thân trong cách ứng xử với bạn bè, trong học tập, trong thái độ với mọi người. Chúng ta không nên có những thói hư tật xấu như huênh hoang, khoe khoang, cho là mình tài giỏi. Chúng ta cần tôn trọng người đối diện và cũng như khéo léo trong ăn nói và giao tiếp. Cần có lập trường của bản thân , tránh làm trò cười cho thiên hạ.

15 tháng 2 2021

bài này lớp 6 mà(sách cho em hớt r), mik nhường cho các bn nàvuihehe

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
2 tháng 10 2023
Giống nhau:

Đều mượn các nhân vật là bộ phận trên cơ thể người để truyền tải thông điệp, bài học về tinh thần đoàn kết.

Khác nhau:

- Bản Việt Nam: Được viết dưới dạng văn xuôi.

- Bản của Ê-dốp: Được viết dưới dạng thơ song thất lục bát.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
3 tháng 1

Em có thể học được rất nhiều điều:

- Khi nhìn nhận bất cứ một sự việc, vấn đề gì cần phải nhìn bao quát, toàn diện, tránh phán xét phiến diện, nhìn một chiều.

- Trong cuộc sống cần phải tự biết bảo vệ bản thân mình, sống dũng cảm, tự rèn luyện phẩm chất khiêm tốn, không ngừng tu dưỡng bản thân. 

- Sống phải biết chia sẻ, tôn trọng, yêu thương, giúp đỡ mọi người khi gặp khó khăn, không bỏ rơi người khác trong hoạn nạn.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
3 tháng 1

Các yếu tố cần xem xét

Dấu hiệu nhận biết yếu tố của truyện ngụ ngôn trong Chân, tay, tai, mắt, miệng

Đề tài

Bài học về tinh thần đoàn kết, sống trách nhiệm, biết thấu hiểu.

Sự kiện, tình huống

Sự tị nạnh, so bì, hơn thua của Chân, Tay, Tai, Mắt với lão Miệng.

Cốt truyện

Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai khó chịu với lão Miệng chỉ ăn không làm nên đã bàn nhau đình công để lão Miệng không có gì ăn.

Nhân vật

Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai, lão Miệng

Không gian, thời gian

- Không gian: trên cơ thể con người.

- Thời gian: Không xác định cụ thể.

1. Xác định luận điểm và lập luận của truyện ngụ ngôn Thầy bói xem voi:

Luận điểm: cần phải có một cái nhìn tổng thế khi xem xét các sự vật, hiện tượng. Luận cứ:Nếu chỉ quan sát một cách phiến diện thì con người khó có thể đánh giá được chính xác bản chất của các sự vật, hiện tượng.Nhìn nhận sự vật, hiện tượng một cách tổng thể sẽ giúp ta có thế nắm bắt được thực tế đời sống một cách chủ độngKhi quan sát hay tìm hiểu một vấn đề, không được quan sát các yếu tố riêng lẻ mà cần phải tìm ra mối liên hệ biện chứng giữa các yếu tố với nhau.Lập luận: Không lập luận một cách trực tiếp mà lập luận một cách gián tiếp bằng câu chuyện kế Thầy bói xem voi với những nhân vật là 5 thầy bói bị mù. Với những chi tiết, lời thoại chọn lọc, đầy dụng ý và cuối cùng luận điểm được rút ra một cách thú vị, bất ngờ.
25 tháng 2 2021

Xác định luận điểm và lập luận của truyện ngụ ngôn Thầy bói xem voi:

Luận điểm: cần phải có một cái nhìn tổng thế khi xem xét các sự vật, hiện tượng. 

Luận cứ:

Nếu chỉ quan sát một cách phiến diện thì con người khó có thể đánh giá được chính xác bản chất của các sự vật, hiện tượng.

Nhìn nhận sự vật, hiện tượng một cách tổng thể sẽ giúp ta có thế nắm bắt được thực tế đời sống một cách chủ động

Khi quan sát hay tìm hiểu một vấn đề, không được quan sát các yếu tố riêng lẻ mà cần phải tìm ra mối liên hệ biện chứng giữa các yếu tố với nhau.

Lập luận: Không lập luận một cách trực tiếp mà lập luận một cách gián tiếp bằng câu chuyện kế Thầy bói xem voi với những nhân vật là 5 thầy bói bị mù. Với những chi tiết, lời thoại chọn lọc, đầy dụng ý và cuối cùng luận điểm được rút ra một cách thú vị, bất ngờ.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
2 tháng 10 2023

Aesop là một nhà văn Hy Lạp. Ông sinh ra là một người nô lệ. Aesop là nô lệ cho một người có tên là Xanthus, sống tại đảo Samos.

Aesop đã để lại cho nhân loại một kho tàng truyện ngụ ngôn đồ sộ cả về mặt số lượng lẫn giá trị. Với đa số nhân vật là những con vật đã được nhân cách hóa, truyện ngụ ngôn Aesop hàm chứa những thông điệp sâu sắc mà giản dị, được chuyển tải đến người đọc bằng giọng văn nhẹ nhàng, hóm hỉnh. Cuối một số chuyện còn là những thông điệp ngắn gọn nhưng đầy ý nghĩa nhằm nhắn nhủ bạn đọc những chân lý giản dị trong cuộc sống.

Câu hỏi:1. Liệt kê những dấu hiệu giúp em nhận biết VB Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng là truyện ngụ ngôn2. Ai là người khơi chuyện? Các nhân vật khác có đồng tình không? Lí do họ đưa ra là gì? Hậu quả mà họ nhận được?3. Họ có nhận ra được sai lầm và tìm cách sửa chữa như thế nào?Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai, lão Miệng từ xưa vẫn sống với nhau rất thân thiết. Bỗng một hôm, cô Mắt đến than thở...
Đọc tiếp

Câu hỏi:

1. Liệt kê những dấu hiệu giúp em nhận biết VB Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng là truyện ngụ ngôn

2. Ai là người khơi chuyện? Các nhân vật khác có đồng tình không? Lí do họ đưa ra là gì? Hậu quả mà họ nhận được?

3. Họ có nhận ra được sai lầm và tìm cách sửa chữa như thế nào?

Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai, lão Miệng từ xưa vẫn sống với nhau rất thân thiết. Bỗng một hôm, cô Mắt đến than thở với cậu Chân, cậu Tay rằng:

          – Bác Tai, hai anh và tôi làm việc mệt nhọc quanh năm, còn lão Miệng chẳng làm gì cả, chỉ ngồi ăn không. Nay chúng ta đừng làm gì nữa, thử xem lão Miệng có sống được hay không?

          Cậu Chân, cậu Tay cũng nói:

          – Phải đấy, chúng ta phải đi nói cho lão Miệng biết để lão tự lo lấy. Chúng ta vất vả nhiều rồi. Nay đã đến lúc lão phải tự mình tìm lấy thức ăn, xem lão có làm nổi không.

          Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay cùng kéo nhau đến lão Miệng. Đi qua nhà bác Tai, họ thấy bác ta đang ngồi im lặng như nghe ngóng điều gì. Cả ba cùng chạy vào cùng nói:

          – Bác tai ơi, bác có đi với chúng cháu đến nhà lão Miệng không? Chúng cháu đến nói cho lão biết từ nay chúng cháu không làm cho lão ăn nữa. Chúng cháu cũng như bác, lâu nay vất vả nhiều rồi, nay phải nghỉ ngơi mới được.

 

          Bác Tai gật đầu lia lịa:

          – Phải, phải… Bác sẽ đi với các cháu!

          Bốn người hăm hở đến nhà lão Miệng. Ðến nơi, họ không chào hỏi gì cả. Cậu Chân, cậu Tay nói thẳng luôn với lão:

          – Chúng tôi hôm nay đến không phải để thăm hỏi, trò chuyện gì với ông, mà để nói cho ông biết: từ nay chúng tôi không làm để nuôi ông nữa. Lâu nay, chúng tôi đã cực khổ, vất vả vì ông nhiều rồi.

          Lão Miệng nghe nói, rất lấy làm ngạc nhiên. Lão nói:

          – Có chuyện gì muốn bàn với nhau thì hãy vào nhà đã. Làm gì mà nóng nảy thế?

          Bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay đều lắc đầu mà rằng:

          – Không, không phải bàn bạc gì nữa. Từ nay trở đi, ông phải lo lấy mà sống. Còn chúng tôi, chúng tôi sẽ không làm gì cả. Xưa nay, chúng tôi có biết cái gì ngọt bùi ngon lành mà làm cho cực!

          Nói rồi cả bọn kéo nhau về.

          Từ hôm đó, bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay không làm gì nữa. Một ngày, hai ngày, rồi ba ngày, cả bọn thấy mệt mỏi, rã rời. Cậu Chân, cậu Tay không còn muốn cất mình lên để chạy nhảy vui đùa như trước nữa; cô Mắt thì ngày cũng như đêm lúc nào cũng lờ đờ, thấy hai mi nặng trĩu như buồn ngủ mà ngủ không được. Bác Tai trước kia hay đi nghe hò nghe hát, nghe tiếng gì cũng rõ, nay bỗng thấy lúc nào cũng ù như xay lúa ở trong. Cả bọn lừ đừ mệt mỏi như thế, cho đến ngày thứ bảy thì không chịu được nữa, đành họp nhau lại để bàn.

 

          Bác Tai nói với cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay:

          – Chúng ta lầm rồi các cháu ạ. Chúng ta nếu không làm cho lão Miệng có cái ăn thì chúng ta sẽ bị tê liệt tất cả. Lão Miệng không đi làm, nhưng lão có công việc là nhai. Như vậy cũng là làm việc chứ không phải ăn không ngồi rồi. Trước kia sống với nhau thân thiết như thế, nay tự dưng chúng ta gây nên chuyện. Lão Miệng có ăn thì chúng ta mới khỏe khoắn được. Chúng ta nên đến nói lại với lão, các cháu có đi không?

          Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay cố gượng dậy đi theo bác Tai đến nhà lão Miệng. Ðến nơi, họ thấy lão Miệng cũng nhợt nhạt cả hai môi, hàm răng thì khô như rang, không buồn nhếch mép. Bác Tai, cô Mắt vực lão Miệng dậy. Còn cậu Chân, cậu Tay thì đi tìm thức ăn. Lão Miệng ăn xong dần dần tỉnh lại. Bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay tự nhiên thấy đỡ mệt nhọc, rồi thấy trong mình khoan khoái như trước. Từ đó lão Miệng, bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay lại thân mật sống với nhau, mỗi người một việc, không ai tị ai cả.

 

1

1. Dấu hiệu nhận biết là: 

Đề tài truyện là về tinh thần đoàn kết  được thể hiện qua sự kiện, tình huống: Sự so bì hơn thua xem ai quan trọng nhất của các bộ phận trên cơ thể. 

Cô mắt khơi mào kích động cậu Tay, Chân và 3 người Tay, Chân, Tai đều ủng hộ. Lí do là vì thấy cậu Miệng chỉ ăn không ngồi rồi còn bọn họ phải làm việc mệt nhọc. Hậu quả khi không cho miệng ăn là cả Mắt, Tay, Chân, Tai đều bị tê liệt, không còn sức sống. 

3. Họ nhận ra sai lầm và tìm cách sửa chữa bằng cách đi tìm thức ăn cho lão Miệng. Nhờ vậy mà mọi người đều đỡ nhọc và khoan khoái như trước.

 

18 tháng 10 2023
1. Bài học rút ra từ truyện "Ếch Ngồi Đáy Giếng" là sự quan trọng của sự kiên nhẫn và kiên trì. Truyện nhắc nhở chúng ta không nên bỏ cuộc dễ dàng khi gặp khó khăn, mà hãy kiên nhẫn và kiên trì để vượt qua mọi thử thách 2. Đặc điểm của truyện ngụ ngôn trong văn bản "Ếch Đáy Giếng" là việc sử dụng nhân vật và tình huống hư cấu để truyền đạt một thông điệp hay một bài học. Truyện ngụ ngôn thường sử dụng các hình ảnh, biểu tượng và tình tiết tượng trưng để truyền đạt ý nghĩa sâu sắc 3. Một ví dụ về văn bản khác thể loại trong bài 2 có thể là một bài viết khoa học về quá trình hình thành và phát triển của ếch trong môi trường sống của chúng 4. Công dụng của đấu chấm lửng là tạo ra một dấu chấm ngắn hơn dấu chấm câu thông thường, nhưng vẫn giữ lại một sự liên kết giữa các ý trong câu. Đấu chấm lửng thường được sử dụng để tạo ra sự gián đoạn, sự nghi ngờ hoặc để tạo ra một hiệu ứng câu chuyện dài dòng
bạn tham khảo nha