K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 10 2021

 Nguyên nhân từ bản thân mỗi người:

       + Có thể  những người vô cảm do họ bị ngoại cảnh tác động, hoặc bị cái xấu hãm hại nên mất niềm tin vào cuộc sống.

       + Do lối sống ích kỷ thực dụng, hưởng thụ người ta thấy cuộc sống đơn điệu, vô nghĩa dẫn đến những cảm xúc đạo đức bị hạn chế thậm chí bị triệt tiêu.

       + Một số người sống thiếu bản lĩnh, sống khép mình, sợ va chạm, không muốn những mất mát, khổ đau của người khác đụng chạm vào sự bình an thanh thản trong lòng mình và cuộc sống của mình.

       -  Nguyên nhân từ gia đình:

       + Một số gia đình chưa coi trọng việc giáo dục con cái về sự đồng cảm, yêu thương giúp đỡ nhau và biết bao dung, tha thứ cho người khác.

       + Có nhiều bậc cha mẹ, phụ huynh thiếu gương mẫu về lối sống và giao tiếp.

      + Cha mẹ quá cưng chiều con nên sẵn sàng đáp ứng những nhu cầu vô lối của con một cách vô điều kiện, nên tạo cho con lối sống chỉ biết nhận, không biết cho, sống nghèo nàn cảm xúc,vô tâm trước tình người, làm ngơ trước nỗi đau của người khác.

       - Nguyên nhân từ nhà trường:

     + Giáo dục phiến diện không đầy đủ, chỉ chủ yếu chạy đua theo thành tích về văn hoá, ít quan tâm hoặc chưa đầy đủ về giáo dục đạo đức (môn công dân chỉ dạy qua loa chiếu lệ vì là môn phụ, không rèn luyện kỹ năng sống) thiên về dạy chữ, nhẹ về dạy người.

     + Hiện nay, một bộ phận giáo viên ít quan tâm đến số phận, hoàn cảnh khó khăn, tâm sự vui buồn của học sinh, có xu hướng phai nhạt tình yêu thương. Đi dạy là trách nhiệm, là nghĩa vụ nên ít gần gũi và xây dựng tình yêu thương gắn bó với học sinh.

      + Môi trường giáo dục bị ảnh hưởng xã hội cũng gây nhiều bất ổn cho giáo dục đạo đức lối sống, giữa lý thuyết và thực tế chênh nhau khá lớn.

       -  Nguyên nhân từ xã hội:

      + Cuộc cách mạng về khoa học và công nghệ đã làm thay đổi cách thức làm việc, tư duy, sự giao tiếp làm cho giới trẻ không quan tâm những việc xung quanh, khi thế giới mạng xã hội, những blog xuất hiện, lớp trẻ tự do thể hiện mình - khi giam mình quá lâu trong thế giới ảo sẽ trở nên trầm cảm và vô cảm.

      + Nền kinh tế thị trường một mặt phát huy được một số giá trị đạo đức truyền thống và sản sinh ra những giá trị mới, nhưng mặt khác nó lại tạo điều kiện cho cái tôi phát triển cực đoan, đề cao giá trị vật chất nảy sinh cách sống ích kỷ, lãng quên trách nhiệm cộng đồng.

      + Những tiêu cực của lối sống phương tây qua sách báo, phim ảnh, mạng … làm cho giá trị đạo đức truyền thống bị mai một, con người ít quan tâm lẫn nhau, sống co mình trong thế giới riêng theo kiểu “đèn nhà ai , nhà nấy rạng ”.

       5. Biện pháp khắc phục

       - Đối với bản thân mỗi người:

      + Hãy sống đúng với chuẩn mực đạo đức của con người trong xã hội, biết yêu thương đùm bọc và chia sẻ lẫn nhau (nhà thơ Li Băng: cám ơn đời mỗi sớm mai thức dậy. Ta có thêm ngày nữa để yêu thương).

      + Biết học tập noi gương những con người giàu lòng nhân ái, biết sống vì mọi người.

      + Nên tránh xa những tệ nạn xã hội, cảnh giác với lối sống vô cảm.

      + Có nhận thức đúng đắn có niềm tin vào con người vào lòng tốt, biết sửa đổi bản thân mình khi có lỗi lầm trong lối sống dẫn đên tình trạng vô cảm.

      - Đối với gia đình:

      + Trước hết, các thế hệ trong gia đình phải biết quan tâm lẫn nhau, từ đó giáo dục, xây dựng lối sống yêu thương đùm bọc giúp đỡ lẫn nhau.

     + Cha mẹ trong gia đình khi dạy bảo con cái cũng cần phải lắng nghe, thấu hiểu cảm xúc của con cái, không chỉ dạy con nhận biết cảm xúc của người khác mà còn hướng dẫn trẻ hiểu biết nguồn gốc của cảm xúc đó. Giáo dục dạy bảo con cháu lối sống đẹp, biết nhận và cũng biết cho, đó vừa là trách nhiệm vừa là tình cảm.

      -  Đối với nhà trường:

     +  Nhà trường không chỉ dạy chữ mà từ dạy chữ để dạy cách làm người có nhân cách, có đạo đức, có xúc cảm và sự sẻ chia bằng nhiều hình thức dạy lồng ghép qua bộ môn Công dân, qua môn Văn và những sinh hoạt tập thể.

     + Mỗi thầy, cô luôn quan tâm đến đồng nghiệp, chia sẻ với đồng nghiệp những vui buồn và quan tâm thương yêu học sinh bằng tình cảm chân thành nhất.

      + Nhà trường cần giáo dục học sinh lòng tin vào cái tốt, cái thiện, biết tránh xa và phát hiện cái xấu để cảnh giác và đấu tranh với nó.

      + Có kế hoạch và tích cực giáo dục kỹ năng sống, kỹ năng ứng xử, kỹ năng sinh hoạt tập thể bằng mọi hình thức có sức hấp dẫn lôi cuốn các em tạo ra mối  liên hệ mật thiết để các em có điều kiện tiếp xúc cảm thông với nhau.

      + Tổ chức tốt các phong trào đền ơn đáp nghĩa, làm việc từ thiện … học tập noi theo các gương sống tốt, xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, lành mạnh để học sinh học tập tu dưỡng và rèn luyện ...

      - Đối với xã hội:

      + Các cấp có thẩm quyền có kế hoạch xây dựng một lối sống đẹp văn minh thân thiện trong toàn xã hội để tạo dựng niềm tin cho thế hệ trẻ.

      + Tích cực tuyên truyền giáo dục trên các phương tiện thông tin đại chúng bằng nhiều hình thức và những gương người tốt việc tốt.

     + Xây dựng hệ thống pháp luật, các chế tài đủ mạnh để trừng phạt những kẻ phạm tội, những kẻ xấu đi ngược lại lối sống, đạo lý tốt đẹp của dân tộc.

      + Tạo điều kiện cho lớp trẻ sống rèn luyện theo chuẩn mực của xã hội, luôn luôn quan tâm giúp đỡ họ để họ sống tốt hơn, thân ái trong xã hội mới.

29 tháng 9 2018

vd: đi đường , thấy ô tô còn ở khá xa mình , lao qua đường\(\Rightarrow\) dead

9 tháng 10 2018

die nghĩa đúng hơn là dead đó bạn

24 tháng 9 2021

chúng ta phải tuyên chuyền và chấp hành luật phát

 

20 tháng 4 2022

I. 1. Quyền sống

Trẻ em có quyền được bảo vệ tính mạng, được bảo đảm tốt nhất các điều kiện sống và phát triển.

2. Quyền được khai sinh và có quốc tịch

Trẻ em có quyền được khai sinh, khai tử, có họ, tên, có quốc tịch; được xác định cha, mẹ, dân tộc, giới tính theo quy định của pháp luật.

3. Quyền được chăm sóc sức khỏe

Trẻ em có quyền được chăm sóc tốt nhất về sức khỏe, được ưu tiên tiếp cận, sử dụng dịch vụ phòng bệnh và khám bệnh, chữa bệnh.

4. Quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng

Trẻ em có quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng để phát triển toàn diện.

5. Quyền được giáo dục, học tập và phát triển năng khiếu

1. Trẻ em có quyền được giáo dục, học tập để phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng của bản thân.

2. Trẻ em được bình đẳng về cơ hội học tập và giáo dục; được phát triển tài năng, năng khiếu, sáng tạo, phát minh.

6. Quyền vui chơi, giải trí

Trẻ em có quyền vui chơi, giải trí; được bình đẳng về cơ hội tham gia các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao, du lịch phù hợp với độ tuổi.

7. Quyền giữ gìn, phát huy bản sắc

1. Trẻ em có quyền được tôn trọng đặc điểm và giá trị riêng của bản thân phù hợp với độ tuổi và văn hóa dân tộc; được thừa nhận các quan hệ gia đình.

2. Trẻ em có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc, phát huy truyền thống văn hóa, phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc mình.

8. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo

Trẻ em có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào và phải được bảo đảm an toàn, vì lợi ích tốt nhất của trẻ em.

9. Quyền về tài sản

Trẻ em có quyền sở hữu, thừa kế và các quyền khác đối với tài sản theo quy định của pháp luật.

10. Quyền bí mật đời sống riêng tư

1. Trẻ em có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình vì lợi ích tốt nhất của trẻ em.

2. Trẻ em được pháp luật bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín, bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác; được bảo vệ và chống lại sự can thiệp trái pháp luật đối với thông tin riêng tư.

11. Quyền được sống chung với cha, mẹ

Trẻ em có quyền được sống chung với cha, mẹ; được cả cha và mẹ bảo vệ, chăm sóc và giáo dục, trừ trường hợp cách ly cha, mẹ theo quy định của pháp luật hoặc vì lợi ích tốt nhất của trẻ em.

Khi phải cách ly cha, mẹ, trẻ em được trợ giúp để duy trì mối liên hệ và tiếp xúc với cha, mẹ, gia đình, trừ trường hợp không vì lợi ích tốt nhất của trẻ em.

12. Quyền được đoàn tụ, liên hệ và tiếp xúc với cha, mẹ

Trẻ em có quyền được biết cha đẻ, mẹ đẻ, trừ trường hợp ảnh hưởng đến lợi ích tốt nhất của trẻ em; được duy trì mối liên hệ hoặc tiếp xúc với cả cha và mẹ khi trẻ em, cha, mẹ cư trú ở các quốc gia khác nhau hoặc khi bị giam giữ, trục xuất; được tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất cảnh, nhập cảnh để đoàn tụ với cha, mẹ; được bảo vệ không bị đưa ra nước ngoài trái quy định của pháp luật; được cung cấp thông tin khi cha, mẹ bị mất tích.

13. Quyền được chăm sóc thay thế và nhận làm con nuôi

1. Trẻ em được chăm sóc thay thế khi không còn cha mẹ; không được hoặc không thể sống cùng cha đẻ, mẹ đẻ; bị ảnh hưởng bởi thiên tai, thảm họa, xung đột vũ trang vì sự an toàn và lợi ích tốt nhất của trẻ em.

2. Trẻ em được nhận làm con nuôi theo quy định của pháp luật về nuôi con nuôi.

14. Quyền được bảo vệ để không bị xâm hại tình dục

Trẻ em có quyền được bảo vệ dưới mọi hình thức để không bị xâm hại tình dục.

15. Quyền được bảo vệ để không bị bóc lột sức lao động

Trẻ em có quyền được bảo vệ dưới mọi hình thức để không bị bóc lột sức lao động; không phải lao động trước tuổi, quá thời gian hoặc làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo quy định của pháp luật; không bị bố trí công việc hoặc nơi làm việc có ảnh hưởng xấu đến nhân cách và sự phát triển toàn diện của trẻ em.

16. Quyền được bảo vệ để không bị bạo lực, bỏ rơi, bỏ mặc

Trẻ em có quyền được bảo vệ dưới mọi hình thức để không bị bạo lực, bỏ rơi, bỏ mặc làm tổn hại đến sự phát triển toàn diện của trẻ em.

17. Quyền được bảo vệ để không bị mua bán, bắt cóc, đánh tráo, chiếm đoạt

Trẻ em có quyền được bảo vệ dưới mọi hình thức để không bị mua bán, bắt cóc, đánh tráo, chiếm đoạt.

18. Quyền được bảo vệ khỏi chất ma túy

Trẻ em có quyền được bảo vệ khỏi mọi hình thức sử dụng, sản xuất, vận chuyển, mua, bán, tàng trữ trái phép chất ma túy.

19. Quyền được bảo vệ trong tố tụng và xử lý vi phạm hành chính

Trẻ em có quyền được bảo vệ trong quá trình tố tụng và xử lý vi phạm hành chính; bảo đảm quyền được bào chữa và tự bào chữa, được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp; được trợ giúp pháp lý, được trình bày ý kiến, không bị tước quyền tự do trái pháp luật; không bị tra tấn, truy bức, nhục hình, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể, gây áp lực về tâm lý và các hình thức xâm hại khác.

20. Quyền được bảo vệ khi gặp thiên tai, thảm họa, ô nhiễm môi trường, xung đột vũ trang

Trẻ em có quyền được ưu tiên bảo vệ, trợ giúp dưới mọi hình thức để thoát khỏi tác động của thiên tai, thảm họa, ô nhiễm môi trường, xung đột vũ trang.

21. Quyền được bảo đảm an sinh xã hội

Trẻ em là công dân Việt Nam được bảo đảm an sinh xã hội theo quy định của pháp luật phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội nơi trẻ em sinh sống và điều kiện của cha, mẹ hoặc người chăm sóc trẻ em.

22. Quyền được tiếp cận thông tin và tham gia hoạt động xã hội

Trẻ em có quyền được tiếp cận thông tin đầy đủ, kịp thời, phù hợp; có quyền tìm kiếm, thu nhận các thông tin dưới mọi hình thức theo quy định của pháp luật và được tham gia hoạt động xã hội phù hợp với độ tuổi, mức độ trưởng thành, nhu cầu, năng lực của trẻ em.

23. Quyền được bày tỏ ý kiến và hội họp

Trẻ em có quyền được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng về các vấn đề liên quan đến trẻ em; được tự do hội họp theo quy định của pháp luật phù hợp với độ tuổi, mức độ trưởng thành và sự phát triển của trẻ em; được cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân lắng nghe, tiếp thu, phản hồi ý kiến, nguyện vọng chính đáng.

24. Quyền của trẻ em khuyết tật

Trẻ em khuyết tật được hưởng đầy đủ các quyền của trẻ em và quyền của người khuyết tật theo quy định của pháp luật; được hỗ trợ, chăm sóc, giáo dục đặc biệt để phục hồi chức năng, phát triển khả năng tự lực và hòa nhập xã hội.

25. Quyền của trẻ em không quốc tịch, trẻ em lánh nạn, tị nạn

Trẻ em không quốc tịch cư trú tại Việt Nam, trẻ em lánh nạn, tị nạn được bảo vệ và hỗ trợ nhân đạo, được tìm kiếm cha, mẹ, gia đình theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

II

Chích ngừa và tiêm vắc-xin COVID-19 đầy đủ, đúng hạnVắc-xin COVID-19 có tác dụng bảo vệ quý vị khỏi mắc bệnh. Các vắc-xin ngừa COVID-19 có hiệu quả cao trong việc phòng ngừa bệnh nghiêm trọng, nhập viện và tử vong.Tiêm chủng là cách tốt nhất để làm chậm sự lây lan của SARS-CoV-2, loại vi-rút gây bệnh COVID-19.CDC khuyến nghị rằng tất cả mọi người đủ điều kiện cần tiêm vắc-xin ngừa COVID-19 đầy đủ, đúng hạn, bao gồm cả người bị suy giảm miễn dịch.Đeo khẩu trangMọi người trong độ tuổi từ 2 tuổi trở lên nên đeo khẩu trang ôm khít mặt đúng cách ở trong nhà tại nơi công cộng nơi có Mức Độ COVID-19 Trong Cộng Đồng cao, bất kể tình trạng tiêm chủng như thế nào.Đeo khẩu trang ôm khít, có khả năng bảo vệ và tạo cảm giác thoải mái cho quý vị.Nếu quý vị đang ở khu vực có Mức Độ COVID-19 Trong Cộng Đồng ở mức cao và trong độ tuổi từ 2 trở lên, hãy đeo khẩu trang trong nhà tại nơi công cộng.Nếu quý vị bị bệnh hoặc cần ở cạnh người khác, hoặc đang chăm sóc người bị COVID-19, hãy đeo khẩu trang.Nếu quý vị có nguy cơ cao bị bệnh nghiêm trọng, hoặc đang sống cùng hoặc ở cùng người có nguy cơ cao hơn, hãy trao đổi với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của quý vị về việc đeo khẩu trang ở Mức Độ COVID-19 Trong Cộng Đồng là trung bình.Những người đang có bệnh hoặc đang dùng thuốc làm suy yếu hệ miễn dịch thì có thể không được bảo vệ hoàn toàn ngay cả khi đã được tiêm chủng đầy đủ vắc-xin ngừa COVID-19. Họ nên trao đổi với các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe về các biện pháp phòng ngừa bổ sung cần thiết.Để biết thêm thông tin, tham khảo nội dung Vắc-xin ngừa COVID-19 cho người bị suy giảm miễn dịch từ trung bình đến nghiêm trọng.

Bắt buộc phải đeo khẩu trang che mũi và miệng trên máy bay, xe buýt, tàu hỏa và các phương tiện giao thông công cộng khác khi nhập cảnh vào, đi trong nội địa hoặc ra khỏi Hoa Kỳ cũng như tại các khu vực trong nhà của các trung tâm vận chuyển như sân bay và nhà ga. Du khách không bắt buộc phải đeo khẩu trang ở các khu vực ngoài trời khi đang di chuyển (như trên khu vực boong ngoài trời của phà hoặc tầng trên cùng không có mái che của xe buýt).

Giữ khoảng cách 6 feet với người khácTrong nhà: Tránh tiếp xúc gần với người bị bệnh, nếu có thểNếu có thể, hãy duy trì khoảng cách 6 feet hoặc 2 mét giữa người bị bệnh và những người sống cùng nhà. Nếu quý vị đang chăm sóc người bệnh, hãy nhớ đeo khẩu trang ôm khít đúng cách và thực hiện theo các bước khác để bảo vệ bản thân.Ở nơi công cộng trong nhà: Nếu quý vị chưa tiêm vắc-xin ngừa COVID-19 đầy đủ, đúng hạn, hãy giữ khoảng cách tối thiểu 6 feet với người khác, đặc biệt là nếu quý vị có có nguy cơ cao hơn mắc bệnh rất nặng do COVID-19.Tránh các không gian thông khí kém và nơi đông ngườiNếu ở trong nhà, hãy đưa không khí trong lành vào bằng cách mở cửa và cửa sổ, nếu có thể.Nếu quý vị có nguy cơ mắc bệnh rất nặng cao hơn do COVID-19, hãy tránh những nơi đông người và không gian trong nhà mà không có không khí trong lành từ ngoài trời đưa vào.Xét nghiệm để tránh lây truyền sang cho người khácQuý vị có thể chọn từ nhiều loại xét nghiệm khác nhau.Xét nghiệm SARS-CoV-2(loại vi-rút gây bệnh COVID-19) cho biết là quý vị có đang nhiễm bệnh không tại thời điểm làm xét nghiệm. Loại xét nghiệm này được gọi là xét nghiệm vi-rút vì nó phát hiện có nhiễm vi-rút hay không.Bất kể loại xét nghiệm quý vị chọn là gì, kết quả xét nghiệm dương tính có nghĩa là quý vị mắc bệnh và phải cô lập cũng như thông báo cho những người có tiếp xúc gần  của mình để tránh lây truyền bệnh cho người khác.Dụng cụ tự xét nghiệm là loại xét nghiệm vi-rút không cần kê toa có thể được sử dụng tại nhà hoặc ở bất kỳ đâu, dễ sử dụng và cho kết quả nhanh chóng. Bất kỳ người nào cũng có thể sử dụng dụng cụ tự xét nghiệm, bất kể trạng thái chích ngừa hay việc họ có triệu chứng hay không.Bộ dụng cụ tự xét nghiệm COVID-19 là một trong số nhiều biện pháp giảm rủi ro cùng với tiêm chủng, đeo khẩu trang và cách ly giao tiếp xã hội, giúp bảo vệ quý vị và người khác bằng cách giảm khả năng lây lan COVID-19.Rửa tay thường xuyênRửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước trong tối thiểu 20 giây đặc biệt là sau khi đến khu vực công cộng hoặc sau khi xì mũi, ho hoặc hắt hơi.Điều đặc biệt quan trọng là cần rửa tay:Trước khi ăn hoặc chuẩn bị đồ ănTrước khi chạm vào mặt quý vịSau khi dùng toa-létSau khi rời khỏi khu vực công cộngSau khi xì mũi, ho hoặc hắt hơiSau khi cầm khẩu trang của quý vịSau khi thay bỉmSau khi chăm sóc người bệnhSau khi chạm vào động vật hoặc thú nuôiNếu không có xà phòng và nước, sử dụng dung dịch sát trùng tay có chứa ít nhất 60% cồn. Xoa dung dịch đều ra toàn bộ bàn tay và chà hai tay vào nhau cho đến khi khô.Tránh chạm vào mắt, mũi và miệng bằng tay chưa rửa sạch.Che miệng khi ho và hắt hơi Nếu đang đeo khẩu trang: Quý vị có thể ho hoặc hắt hơi vào khẩu trang của mình. Đeo khẩu trang sạch, mới ngay khi có thể và rửa tay.Nếu đang không đeo khẩu trang, hãy:Luôn luôn che miệng và mũi bằng khăn giấy khi quý vị ho hoặc hắt hơi hoặc sử dụng bên trong khuỷu tay và không khạc nhổ.Vứt khăn giấy đã sử dụng vào thùng rác.Rửa tay ngay bằng xà phòng và nước trong ít nhất 20 giây. Nếu không có sẵn nước và xà phòng, hãy vệ sinh tay bằng dung dịch sát trùng tay có chứa ít nhất 60% cồn.Vệ sinh và khử trùngThường xuyên lau sạch bề mặt hay chạm vào hoặc khi cần thiết và sau khi quý vị có khách tới nhà. Bao gồm bàn, tay nắm cửa, công tắc đèn, mặt kệ bếp, tay nắm, bàn làm việc, điện thoại, bàn phím, toa-lét, vòi nước và bồn rửa.Nếu có người mắc bệnh hoặc có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19, hãy khử trùng các bề mặt tiếp xúc thường xuyên.Sử dụng sản phẩm khử trùng gia dụng có trong Danh sách N của EPA: Các chất khử trùng dùng cho Vi-rút Corona (COVID-19)external icon theo chỉ dẫn trên nhãn của nhà sản xuất.Nếu bề mặt bị bẩn, hãy làm sạch bằng chất tẩy rửa hoặc xà phòng và nước trước khi khử trùng.Theo dõi sức khỏe hàng ngàyCảnh giác với các triệu chứng:Theo dõi sốt, ho, hụt hơi hoặc các triệu chứng khác của COVID-19.Đo thân nhiệt nếu thấy các triệu chứng diễn tiến.Không đo thân nhiệt trong vòng 30 phút sau khi tập thể dục hoặc uống thuốc có thể làm hạ thân nhiệt của quý vị như acetaminophen.Làm theo Hướng dẫn của CDC nếu các triệu chứng tiến triển.Theo dõi các triệu chứng là cực kỳ quan trọng nếu quý vị đang đi công chuyện, vào văn phòng hoặc nơi làm việc cũng như ở những nơi có thể khó giữ khoảng cách là 6 feet.Thực hiện theo khuyến cáo cách lyNếu quý vị chẳng may tiếp xúc gần với người mắc COVID-19: hãy thực hiện theo các khuyến cáo cách ly của CDC.Thực hiện theo khuyến cáo cô lậpNếu quý vị có xét nghiệm dương tính với COVID-19 hoặc có triệu chứng: hãy thực hiện theo khuyến cáo cô lập của CDC.Thực hiện các biện pháp phòng ngừa khi đi du lịchThực hiện theo khuyến cáo đối với hành trình nội địa và quốc tế của CDC.Thông Tin Bổ Sung

Để biết thêm thông tin, vui lòng xem:

Gia đình có người đã tiêm chủng và chưa được chủng ngừaCải thiện cách khẩu trang bảo vệ quý vịThông tin dành cho các nhóm người cụ thể (liên kết: Thông tin về COVID-19 dành cho các nhóm người cụ thể | CDC)
17 tháng 4 2021

CÂu 2:

Tệ nạn xã hội là một hiện tượng xã hội tiêu cực, biểu hiện bằng những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức xã hội và có dấu hiệu vi phạm pháp luật gây hậu quả xấu đời sống xã hội.


Ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tinh thần và đạo dức con người, làm tan vỡ hạnh phúc gia đình, rối loạn trật tự xã hội, suy thoái giống nòi, dân tộc. Các tệ nạn XH luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Ma túy mại dâm là con đường ngắn nhất làm lây truyền HIV/AIDS, một căn bệnh vô cùng nguy hiểm

 

 

17 tháng 4 2021

Câu 1:

Tệ nạn xã hội là một hiện tượng xã hội tiêu cực, biểu hiện bằng những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức xã hội và có dấu hiệu vi phạm pháp luật gây hậu quả xấu đời sống xã hội.

Tệ nạn xã hội được biểu hiện qua những hành vi sai lệch chuẩn mực đạo đức, chuẩn mực xã hội, như:

+ Thói hư, tật xấu.

+ Phong tục tập quán cổ hủ, lạc hậu.

+ Nếp sống xa đoạ truỵ lạc, mê tín đồng bóng, bói toán… 

Trách nhiệm của công dân trong việc phòng, chống tế nạn xã hội: Sống giản dị, trong sạch và lành mạnh. ... Tuyên truyền để mọi người dân được biết để tránh các tệ nạn xã hội. Tích cực tham gia các hoạt động phòng chống tệ nạn xã hội ở địa phương.

 

23 tháng 3 2022

Tệ nạn xã hội là những việc mà con người này nay thường mắc phải , khi xa vào tệ nạn xã hội thì khó có thể thoát khỏi được .

Tác hại của tệ nạn xã hội : 

- Việc học trở nên khó khăn , số điểm bị giảm dần 

- Kinh tế gia đình thiếu thốn 

- Làm khổ người thân 

- Bản thân sẽ trở nên vô dụng , chỉ biết quậy phá .

Phòng tránh :

- Khokng nghe lời dụ dỗ , lôi kéo 

- Chỉ chú tâm vào việc học 

- Chỉ nghe những lời tốt đẹp 

- Giúpd sỡ những người bị lôi kéo hay dụ dỗ vào con đường tệ nạn 

23 tháng 3 2022

Tệ nạn xã hội là hiện tượng có tính tiêu cực, biểu hiện thông qua các hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức, pháp luật hiện hành, phá vỡ thuần phong mỹ tục, lối sống lành mạnh, tiến bộ trong xã hội, có thể gây những hậu quả nghiêm trọng cho các cá nhân, gia đình và xã hội.

Tệ nạn xã hội được biểu hiện qua những hành vi sai lệch chuẩn mực đạo đức, chuẩn mực xã hội, như:

Thói hư, tật xấu.

Phong tục tập quán cổ hủ, lạc hậu.

Nếp sống xa đoạ truỵ lạc, mê tín đồng bóng, bói toán…

22 tháng 3 2021

Phải hiểu biết đầy đủ về HIV/ AIDS.
_ Không phân biệt đối xử với người bị nhiễm HIV/AIDS và gia đình của họ.
_ Tích cực tham gia các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS.
Ngày thế giới phòng, chống AIDS là ngày nào? 
Ngày Thế giới Phòng chống AIDS, được cử hành vào ngày 1 tháng 12 hàng năm, nhằm nâng cao nhận thức về nạn dịch AIDS do việc lây nhiễm HIV, và để tưởng nhớ các nạn nhân đã chết vì HIV.
ARV
( Thuốc kháng ARV)

22 tháng 3 2021
Trước hết để mình không sa vào tệ nạn xã hội, em sẽ cố gắng sống lành mạnh, phấn đấu học tập, rèn luyện tốt, biết làm chủ bản thân để không bị sự lôi kéo, rủ rê, cám dỗ từ bạn bè và xã hội…

Bên cạnh đó, em cũng cố gắng để góp một phần nhỏ công sức của mình trong phòng chống tệ nạn như:

Tham gia các hoạt động về phòng chống tệ nạn xã hội: như tuyên truyền, vẽ tranh cổ động, áp phích...Tham gia học tập dưới hình thức ngoại khoá đố vui để học về phòng chống các tệ nạn xã hội do trường tổ chức;Không tàng trữ hoặc che dấu những người tàng trữ ma tuýCó thái độ kiên quyết trước những hành vi phạm tội của bạnGiúp đỡ cơ quan chức năng phát hiện tội phạm 
6 tháng 3 2023

Ngày nay con người phải đối mặt với tai nạn vũ khí cháy nổ và các chất đọc hại như thế nào ?

- Ngày nay, con người vẫn luôn phải đối mặt với những thảm họa do vũ khí, cháy, nổ và các chất đọc hại gây ra. Các tai nạn do vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại đã gây tổn thất to lớn cả về người và tài sản cho cá nhân, gia đình và xã hội.

Pháp luật nước ta quay định như thế nào ?

- Để phòng ngừa, hạn chế các tai nạn đó, Nhà nước đã bạn hành Luật Phòng cháy và chữa cháy, Bộ luật Hình sự và một số văn bản quy phạm phấp luật khác. 

- Trong đó:

 + Cấm tàng trữ, vận chuyển, buôn bán, sử dụng trái phép các loại vũ khí, các chất nổ, chất cháy, chất phóng xạ và chất độc hại.

 + Chỉ những cơ quan, tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao nhiệm vụ và cho phép mới được giữ, chuyên chở và sử dụng vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất phóng xạ và chất độc hại.

 + Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo quản, chuyên chở, và sử dụng vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất phóng xạ, chất độc hại phải được huấn luyện về chuyên môn, có đủ phương tiện cần thiết và luôn tuân thủ quy định về an toàn.

Mỗi chúng ta cần phải làm gì để phòng ngừa tai nạn vũ khí cháy nổ và các chất đọc hại ?

- Là công dân, học sinh cần phải:

 + Tìm hiểu & thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.

 + Tuyên truyền, vận động gia đình, bạn bè và mọi người xung quanh thực hiện tốt các quy định trên.

 + Tố cáo những hành vi vi phạm hoặc xúi giục người khác vi phạm các quy định trên.

6 tháng 3 2023

Ngày nay con người phải đối mặt với một số thực trạng:

-Nguy hiểm về các vũ khí cháy nổ, chất độc lại luôn rình rập mọi nơi

-Nhiều người chưa có hiểu biết về vấn đề phòng cháy nổ

-Nhiều cơ sở kinh doanh chưa có các dụng cụ cần thiết để đảm bảo an toàn khi xảy ra cháy nổ

-Các dụng cụ phòng cháy chữa cháy như bình cứu hỏa, đường dẫn nước,..đã cũ và nhiều nơi không được thay thế

-Các chất độc hại, chất gây cháy nổ còn được mua bán nhiều trên các chợ đen

....

Pháp luật quy định:

-Cấm buôn bán, tàng trữ các chất độc hại và các vũ khí gây cháy nổ nếu chưa được cấp phép như bom, mìn,..

-Xử phạt thật nặng đối với những cá nhân vi phạm

-Chỉ những cơ quan có thẩm quyền được trao trọng trách vận chuyển, lưu trữ,sử dụng vũ khí mới có quyền giữ và sử dụng

....

Mỗi chúng ta cần:

-Tuân thủ các điều lệ pháp luật đưa ra

-Không dung túng cho hành vi sai trái

-Cần có kiến thức để kịp thời sử lí các tình huống có thể sảy ra

-Khuyên bảo, tuyên truyền đến người thân và những người xung quanh cần có ý thức hơn

-Không vận truyển, tàng trữ trái phép những chất nêu trên

.....

6 tháng 1 2017

+ Toàn xã hội cần phải củng cố, nâng cao chất lượng môi trường xã hội, văn minh tiến bộ. Cần có biện pháp quản lý, ngăn chặn và chế tài hiệu quả những hoạt động có tác hại đến môi trường văn hóa xã hội. Nghiêm cấm các game bạo lực.

+ Quan tâm nâng cao văn hóa gia đình. Trong từng gia đình, người lớn phải làm gương, giao tiếp ứng xử đúng mực, mạnh dạn lên án và loại bỏ bạo lực ra khỏi đời sống gia đình.

+ Xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ ba môi trường giáo dục: gia đình - nhà trường - xã hội. Các cơ quan báo chí phải quan tâm thỏa đáng đối với lĩnh vực văn hóa, đạo đức và chấp hành luật pháp của mọi người dân.

+ Xã hội và ngành giáo dục cần xác định rõ lại vai trò, vị trí của người thầy, quyền hạn và trách nhiệm trong nhiệm vụ giáo dục đạo đức học sinh. Người thầy và nhà trường phải được bảo vệ danh dự và có đủ cơ chế để răn đe học sinh.

Nhà trường cần phát huy trách nhiệm đội ngũ giáo viên chủ nhiệm trong việc kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của từng cá nhân học sinh.

9 tháng 1 2017

Để ngăn chặn tình trạng bạo lực học đường, cần có sự phối hợp chặt chẽ từ 3 phía: gia đình, nhà trường và xã hội. Trước hết, về phía gia đình cần có sự quan tâm đến con em mình, cùng với nhà trường chung tay giáo dục tri thức, nhân cách cho các em đừng nên đổ hết cho trường lớp. Mỗi thầy, cô giáo cũng phải là tấm gương sáng cho các em học tập và noi theo, cần chú trọng đến kỹ năng giao tiếp, ứng xử, thuyết phục được học trò của mình. Sự tận tụy, yêu thương chân thành của thầy, cô sẽ tác động trực tiếp đến nhận thức và hành vi của các em đối với cộng đồng xã hội. Nhà trường cần tăng cường nhiều hoạt động ngoại khóa, rèn luyện kỹ năng sống, tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích. Đối với những cá nhân vi phạm, xã hội cần sự bao dung, giúp đỡ để bản thân các em ấy không bị xa lánh, mặc cảm, ngăn chặn được những luồng tư tưởng xấu, ảnh hưởng đến việc học tập và vui chơi của các em trong độ tuổi còn ngồi trên ghế nhà trường. Có như vậy, tình trạng bạo lực phần nào sẽ được đẩy lùi trong học đường, xây dựng được môi trường giáo dục lành mạnh.

24 tháng 10 2016

Là một học sinh chúng ta cần phải tôn trọng thầy cô giáo qua các hành động cụ thể: Học và làm bài tập đầy đủ trước khi đến lớp, lễ phép với thầy cô giáo,...

24 tháng 10 2016

Là một học sinh chúng ta cần phải tôn trọng thầy cô giáo qua các hành động cụ thể: Học và làm bài tập đầy đủ trước khi đến lớp, lễ phép với thầy cô giáo,...