K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 9 2018

* Trả lời:

\(-\) Diện tích nước Lào là \(237,955km^2=23795,5ha\)

23 tháng 9 2018

WOW

batngo batngo batngo

17 tháng 10 2016

Ăng co vát ở CPC , Thạt Luổng ở Lào 

11 tháng 11 2018

1, Thạt Luổng được xây dựng vào năm 1566 dưới triều vua Xệt-thả-thi-lạt
theo hình một nậm rượu, trên một phế tích của một ngôi đền Ấn Độ thế kỷ 13. Bên ngoài ngôi chùa được dát vàng. Thạt Luổng đã bị phá hủy trong cuộc xâm lược của người Thái vào thế kỷ 19 nhưng sau đó đã được khôi phục nguyên trạng. Kiến trúc ngôi chùa tháp mang phong cách văn hóa và bản sắc Lào và đã trở thành một biểu tượng quốc gia của Lào, được in trên tiền giấy và quốc huy của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.Theo truyền thuyết, trong tháp có lưu giữ xá lợi của Đức Phật là một sợi tóc và rất nhiều châu báu. Thạt Luông gồm tháp chính cao 45 thước, bao quanh là các tháp phụ, sơn thếp vàng.Thạt Luổng là kiến trúc trung tâm của chùa Thạt Luổng và là một trong những tháp Phật lớn nhất ở Lào (chân rộng 90m x 90m và cao 45m). Trung tâm của tháp là một khối lớn uy nghi, trang nhà vươn lên cao như một mũi tên. Đế của khối trung tâm là một đài sen hình vuông đang nở tung những cánh vàng ra bốn phía. Trên đài sen là bệ cao có hình vuông và có cấu trúc khá phức tạp. Chân bệ là những nấc vuông càng lên cao càng nhỏ lại để rồi phình ra ở trên thành một gờ nổi lớn hơi ngả ra ngoài làm chỗ đứng vững chãi cho hình quả bầu thon thả phía trên.
Tháp có bệ hình vuông, phía Bắc và Nam mỗi bề rộng 68m, phía Đông và Tây mỗi bề rộng 69m, xung quanh được trang trí bởi 332 hình lá bồ đề cách điệu. Ngoài tháp chính cao 45m, còn có 30 tháp nhỏ biểu tượng cho Đức Phật Thích ca với 30 năm tu hành gian khổ của người để trở thành Phật. Trên các tháp nhỏ này có đắp những hàng chữ Bali nổi ghi các lời răn của đức Phật. Lễ hội Thạt Luổng diễn ra vào những ngày sát rằm tháng 12 Phật lịch, kéo dài một tuần và kết thúc vào đúng ngày rằm của tháng.

11 tháng 11 2018

3,
Các vị vua của Việt Nam là:
- An Dương Vương
- Trưng Vương( Trưng Trắc)
- Lý Nam Đế
- Mai Hắc Đế
- Phùng Hưng
- Dương Chính Công( Dương Đình Nghệ)
- Ngô Quyền
- Đinh Tiên Hoàng( Đinh Bộ Lĩnh)
- Lê Đại Hành(Lê Hoàn)
- Lý Thái Tổ( Lý Công Uẩn)
- Trần Thái Tông
- Hồ Quý Ly
- Lê Thái Tổ( Lê Lợi)
- Quang Trung( Nguyễn Huệ)

22 tháng 12 2017

* Văn hóa Cam-pu-chia:

– Nghệ thuật kiến trúc Cam-pu-chia gắn chặt với những tôn giáo đã truyền bá ở đây. Thời kì đầu, Cam-pu-chia tiếp thu văn hóa Hinđu giáo. Thế kỉ XII, đạo Phật Đại thừa có ánh hưởng lớn ở Cam pu chia. Những công trình kiến trúc Phật giáo đã xuất hiện. Nổi tiếng nhất là quần thể kiến trúc Ăng-co Vát và Ăng-co Thom.

b) Những thành tựu văn hóa tiêu biểu của Lào:

– Thế kỉ XIII, đạo Phật Tiểu thừa được truyền bá vào Lào. Ở Lào đã xuất hiện một số công trình kiến trúc Phật giáo, điển hình nhất là Thạt Luổng ở VIêng Chăn. Thạt Luổng là một công trình kiến trúc Phật giáo chịu ảnh hưởng của các thấp Ấn Độ, đồng thời cũng có dáng vẻ riêng của Lào. Hình tượng quá bầu trên đỉnh Thạt Luổng không chỉ tạo nên một dáng vẻ riêng biệt về kiến trúc mà còn mang theo cá một ý niệm thầm kín và cũng rất Lào.

c) Điểm tương đồng giữa hai nền văn hóa Cam-pu-chia và Lào:

– Cam-pu-chia và Lào đều chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ trên các lĩnh vực chữ Viết, tôn giáo, văn học, kiến trúc và điêu khắc.

– Khi tiếp thu ánh hưởng của văn hóa bên ngoài, nhất là văn hóa Ấn Độ, mỗi nước đều có sự sáng tạo riêng độc đảo của mình để xây dựng nên một nền văn hóa mang đậm đà bản sắc dân tộc. Chính bản sắc văn hóa đó đã trở thành sợi dây liên kết dân tộc trong các cuộc đầu trÁnh chông ngoại xâm, báo vệ nền độc lập, chủ quyền dân tộc.

23 tháng 9 2018

1. Thạt Luổng

Thạt Luổng được xây dựng vào năm 1566 dưới triều vua Xệt Tha Thi Lạt, trên một ngôi đền cũ, cách Viêng Chăn 2km, diện tích đáy là 90m x 90m, cao 45m. Cấu trúc mô hình Thạt Luổng được chia làm ba phần: Phần dưới cùng là bệ tháp, mỗi cạnh dài 69m ( phía Tây, Đông) và 68m (phía Bắc Nam). Tầng thứ hai, mỗi cạnh dài 48m. Tiếp giáp giữa tầng hai và tầng ba có 30 tháp nhỏ bao quanh. Tầng trên cùng là khối trung tâm thạt, có hình quả bầu, được đặt trên một khối bán cầu . Toàn bộ khối trung tâm được phủ màu vàng.

2. Ăng-co-vát

Angkor Wat là một quần thể đền đài tại Campuchia và là di tích tôn giáo lớn nhất thế giới, rộng 162.6 hecta. Ban đầu nó được xây dựng làm đền thờ Ấn Độ giáo của Đế quốc Khmer, và dần chuyển thành đền thờ Phật giáo vào cuối thế kỷ XII.

Angkor Wat là sự kết hợp của hai nét cơ bản của kiến trúc Khmer: kiến trúc đền-núi cùng với những dãy hành lang dài và nhỏ hẹp. Kiến trúc này tượng trưng cho Núi Meru, quê hương của các vị thần trong truyền thuyết Ấn Độ giáo: nằm giữa một con hào và lớp tường bao dài 3.6 km là khu chính điện ba tầng với kiến trúc hình chữ nhật, kết nối với nhau bởi những dãy hành lang sâu thẳm. Trung tâm của ngôi đền là tổ hợp 5 tháp với một tháp trung tâm và bốn tháp tại bốn góc hình vuông.

(Mình chép trên mạng đấy, rút ngắn hết cỡ rồi! :))) )

23 tháng 9 2018

ko sao mk cx đọc trên mạng nhưng dài quá mk ko rút gọn đc nên thanks bn nhìu nhahehe

24 tháng 9 2019

Hãy nêu điểm giống nhau của 3 nước Việt Nam ,lào Campuchia về điều kiện tự nhiên,lịch sử chống giặc ngoại xâm?

14 tháng 10 2018

Miêu tả tháp THẠT LUỔNG

Nằm ở phía Đông của thủ đô Viêng Chăn, Thạt Luổng là công trình tiêu biểu cho nghệ thuật tạo hình của Lào, nó mang một kiến trúc riêng khá đặc biệt ở vùng Đông Nam Á. Thạt Luổng được đánh giá như một công trình văn hóa mang tính tôn giáo sâu sắc, biểu tượng cho trí tuệ, óc sáng tạo, tinh thần đoàn kết... và là biểu tượng của quốc gia Lào.

“Tháp ngọc trên thế giới”

Thạt Luổng tiếng Lào có nghĩa là tháp lớn, được xây dựng vào năm 1566 dưới triều vua Xệt Tha Thi Lạt, sau khi nhà vua dời đô từ Luông Pha Băng về Viêng Chăn. Thạt được đặt tên là “Cheđiloka Chulamạni” có nghĩa “Tháp ngọc trên thế giới”, nhưng nhân dân vẫn quen gọi là Phrạ Thạt Luổng để mô tả sự vĩ đại, to lớn của ngôi tháp. Thạt Luổng vốn được xây trên một ngôi đền cũ, cách Viêng Chăn 2km, đây là một trong những tháp Phật lớn nhất ở Lào với diện tích đáy là 90m x 90m, cao 45m. Cấu trúc mô hình Thạt Luổng được chia làm ba phần: Phần dưới cùng là bệ tháp, mỗi cạnh dài 69m (từ phía Tây, Đông) và 68m (từ phía Bắc Nam), cả 4 cạnh được ốp bằng 323 phiến đá. Tầng thứ hai, mỗi cạnh dài 48m, vòng quanh cả 4 cạnh được tạo hình những hoa sen lớn với 120 cánh. Tiếp giáp giữa tầng hai và tầng ba có 30 tháp nhỏ bao quanh. Các tháp nhỏ này có hình dáng tương tự như thạt trung tâm. Tầng trên cùng là khối trung tâm thạt, có hình dáng quả bầu, được đặt trên một khối hình bán cầu trang trí bằng những hình cánh sen đang nở tung ra bốn phía. Toàn bộ khối trung tâm được phủ một màu vàng rực rỡ. Tất cả tạo nên một dáng vẻ uy nghi, gợi cảm, và thanh nhã với hình dáng vút cao như mũi tên của đỉnh Thạt Luổng. Giống như nhiều công trình kiến trúc cổ đại đồ sộ khác ở Đông Nam Á, Thạt Luổng cũng chịu ảnh hưởng khá đậm nét phong cách nghệ thuật kiến trúc Ấn Độ. Nó là hình ảnh tượng trưng cho núi vũ trụ Mêru (theo truyền thuyết của Bà-la-môn giáo Ấn Độ, Mêru là dãy núi thần thoại nơi trung tâm của vũ trụ, nơi cư trú của các thần linh) cùng với cấu trúc ba phần - biểu thị cho quan niệm của Phật giáo tiểu thừa về sự giải thoát con người ra khỏi ba loại khổ gắn liền với ba giới (dục giới, sắc giới và vô sắc giới) nhằm đạt đến trạng thái vô tướng và siêu thế giới. Ba vòng hồi lang của Thạt Luổng là hình ảnh của tam giới và khối trung tâm chính là siêu thế giới. Không chỉ cấu trúc ba phần mà ngay cả khối thân hình bán cầu của Thạt Luổng phần nào gợi lại hình dáng tháp Sanchi (thế kỷ III trước Công nguyên) của Ấn Độ. Ngoài ra, những hình dáng vút cao như mũi tên của Thạt Luổng lại phảng phất bóng dáng của tháp Thái Lan thời Ayutthaya (thế kỷ XV-XVIII). Thế nhưng, thật kỳ lạ, chính những yếu tố ảnh hưởng từ bên ngoài đó cùng với văn hóa bản địa kết hợp lại ở Thạt Luổng đã tạo ra một kiểu kiến trúc tháp độc đáo mang bản sắc Lào và rất đặc biệt ở Đông Nam Á. Sự thống nhất về bố cục, sắp xếp đúng chỗ các tháp nhỏ, các đồ hình mang tính hình học chuẩn xác, rõ ràng cũng như sự hài hòa về tỉ lệ giữa các yếu tố, đường nét và cách xử lý màu sắc tương phảng... sự hòa quyện đó tạo nên những biến tấu, những nét riêng, góp phần làm cho Thạt Luổng có vẻ đẹp duyên dáng, thơ mộng hơn nhiều so với nguyên mẫu mà nó sao chép.

14 tháng 10 2018

thank you

28 tháng 9 2021

camphuchia và lào, đều yếu hơn việt nam. Hằng ngày họ đánh nhau cũng không thắng được việt nam. Rồi họ làm bạn với nước việt. Cùng sống vui vẻ

28 tháng 9 2021

haizzzz