K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 2 2018

Hỏi toán mình còn biết chứ văn mình hổng có biết đâu

5 tháng 2 2018

Khi quẹo vào hẻm nhà nội  , từ xa em thấy cây mai vàng . Cây mai rực rỡ hòa cùng ánh nắng ban mai nhưng trông cây mai nổi bật hơn nhiều . Nhìn thấy nó thì trong đầu em chỉ nghĩ đến Tết ngay lập tức và muốn gặp nội ngay thôi!

11 tháng 11 2021

câu 1

a.thơ 5 chữ

b

 - Theo nhà thơ, món quà tình cảm mà chỉ có mẹ mới đem đến được cho trẻ thơ chính là tình yêu của mẹ. Tình yêu ấy thể hiện một cách bình dị mà cảm động qua sự chăm sóc ân cần và lời hát ru của mẹ. Mỗi hình ảnh trong lời hát ru của mẹ đều chứa đựng ý nghĩa sâu xa, gửi gắm những ước mong của me dành cho trẻ thơ

.câu 2  biện páp nghệ thuật nhân hóa kể lại một cách sinh động về sự ra đời của loài người. Mọi thứ từ mặt trời, mẹ, bố, mặt bể, con đường, trường lớp,… đều sinh ra để phục vụ cho những nhu cầu của trẻ con.câu 3 . ko thể ,món quà tình cảm mà chỉ có mẹ mới đem đến được cho trẻ thơ chính là tình yêu của mẹ. Tình yêu ấy thể hiện một cách bình dị mà cảm động qua sự chăm sóc ân cần và lời hát ru của mẹ. Mỗi hình ảnh trong lời hát ru của mẹ đều chứa đựng ý nghĩa sâu xa, gửi gắm những ước mong của me dành cho trẻ thơ. 

11 tháng 11 2021

Xác định và trả lời câu hỏi của văn bản sau Bài thơ Cây Đa

a . Xác định thể loại của văn bản trên.

Thể loại: Thơ ngũ ngôn ( 5 chữ )

b .Nêu các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích.

PTBĐ: Tự sự, biểu cảm

c.Trong khổ thơ đầu, hình ảnh “làng em” hiện lên như thế nào

Hình ảnh "làng em" đã hiện lên với: cây đa , mương nước giữa đồng , lá xanh , biển lúa vàng

d.Chỉ ra các từ láy được tác giả sử dụng trong đoạn trích trên.

Các từ láy được tác giả sử dụng trong đoạn trích trên: mênh mông , thong thả , đủng đỉnh , rì rào 

e.Hãy giải thích nghĩa của từ “thong thả” trong văn bản.

"thong thả" : chậm rãi, từ tốn, không tỏ ra vội vàng, gấp gáp.

f.Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu thơ “Lông hồng như đốm lửa”

Biện pháp tu từ được sử dụng là: So sánh

g.Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong hai câu thơ “Cây đa gọi gió đến Cây đa vẫy chim về”

Biện pháp tu từ: Nhân hóa

Tác dụng: Khiến cho mọi hoạt động của Cây đa trở nên sinh động, dịu dàng, chúng được sử dụng nhằm tăng tính hình tượng, diễn đạt của Cây đa.

h.Hình ảnh cây đa trong bài thơ khơi gợi cho em những suy nghĩ, cảm xúc gì

Tham khảo (Mình đưa ra gợi ý, bạn tự làm nhé) :

+ Gợi cho em cảm xúc thân thuộc, yêu thương

+ Cây đa làm cho quê hương mình thêm sự giản dị, mộc mạc, gần gũi khiến cho ai đi hay về đều nhớ tới nó

+ Dù có nắng mưa, trải qua bao thế hệ, cây đa vẫn ở đó, vẫn sừng sững nơi cửa làng

+ ....

* P/s: Thật sự xin lỗi bạn vì mình chỉ đưa được một vài gợi ý thôi. Học tốt nhé *

24 tháng 1 2019

Mỗi khi mùa xuân về, trăm hoa lại thi nhau khoe sắc thắm. Nếu như mùa xuân phương Bắc không thể thiếu hoa đào với sắc hồng tươi thắm, e ấp như nụ cười thiếu nữ, những cây quất xum xuê sai trĩu quả tượng trưng cho may mắn và sự bội thu thì hoa mai là đại diện tiêu biểu cho mùa xuân phương Nam với khí hậu ôn hòa, ấm áp. Sắc vàng của hoa như ánh mặt trời rực rỡ đã là một nét đặc trưng mỗi khi Tết đến xuân về trên mảnh đất phương Nam.

Mai thường được tuốt lá giữa tháng 12 âm lịch để hoa nở vào đúng dịp Tết. Những chiếc lá già hi sinh để những chiếc lá non mang màu xanh mơn mởn mạnh mẽ vươn lên tô thêm vẻ đẹp cho đời. Khi đã đủ độ, hoa mai bỗng bung xòe đầy bất ngờ và rực rỡ. Hoa mai cũng có 5 cánh như hoa đào, cánh hoa mỏng như cánh bướm và có màu vàng tươi mới. Nhụy hoa dài và cũng có màu vàng, thường thu hút ong bướm đến hút mật. Lá hoa dài nhọn màu xanh, hơi giống lá chè.

Đài hoa màu ngọc bích nâng đỡ lấy bông hoa. Nụ hoa be bé xinh xinh chen vào giữa những bông hoa vàng tươi, chỉ đợi thời điểm thích hợp là bừng nở. Hoa mai mang vẻ đẹp cao quý, trang nhã. Màu vàng của hoa làm cho bức tranh xuân càng thêm rực rỡ và ấm áp. Mỗi khi nhìn thấy sắc hoa lung linh ngập tràn khắp các con phố, người ta biết rằng một mùa xuân nữa lại về, một năm mới nữa lại đến, lòng người chợt thấy bồi hồi, náo nức, lâng lâng.

Sắc mai vàng cùng với những cánh én chao nghiêng trên bầu trời cao rộng đang gọi mùa xuân về thấm đẫm trong từng hơi thở, từng khoảnh khắc. Hoa mai làm đậm đà hơn hương vị ngày Tết trong mỗi gia đình, là biểu tượng cho sự giàu sang, phú quý. Người ta chơi hoa mai vào dịp Tết với hi vọng có một năm mới an khang, thịnh vượng. Người ta còn quan niệm nhà nào có hoa mai nở càng nhiều cánh thì năm sau càng may mắn, sung túc. Cây mai cũng được trang trí thêm bằng những câu đối đỏ, những tấm thiệp nhỏ ghi lời chúc hạnh phúc nên càng thêm ý nghĩa.

Nắng xuân hồng ấm áp len lỏi khắp muôn nơi, chiếu rọi lên từng cành cây, kẽ lá, hoa mai vàng lại càng thu hút hơn, nổi bật cả một góc. Hoa mai kiêu hãnh khoe mình trong nắng đang làm đẹp cho mùa xuân của thiên nhiên, đất nước và đánh thức mùa xuân trong lòng mỗi người. (Hết)

Kết bài :

Em rất thích hình ảnh cành hoa mai bởi nó mang một nét đẹp dịu dàng và chất phác, của vẻ đẹp quê hương, đậm đà bản sắc dân tộc

D
datcoder
CTVVIP
29 tháng 12 2023

- Những trò chơi mà em bé nghĩ ra là những trò chơi sáng tạo và cách em mô tả trò chơi này thể hiện tình cảm yêu mến vô bờ của em dành cho mẹ.

- Điều đó gợi cho em suy nghĩ, rằng không có điều gì thú vị hơn gia đình, không có ai yêu chúng ta bằng cha mẹ và gia đình chính là món quà quý giá nhất của mỗi người.

3 tháng 3 2023

– Những trò chơi mà em bé nghĩ ra là những trò chơi sáng tạo và cách em mô tả trò chơi này thể hiện tình cảm yêu mến vô bờ của em dành cho mẹ. (con là mây và mẹ sẽ là trăng/ Hai bàn tay con ôm lấy mẹ…). Mặc dù có rất nhiều cám dỗ, niềm vui ở ngoài kia nhưng cậu bé vẫn từ chối tất cả để chọn mẹ mình.

– Điều đó gợi cho em suy nghĩ, rằng không có điều gì thú vị hơn gia đình, không có ai yêu chúng ta bằng cha mẹ và gia đình chính là món quà quý giá nhất của mỗi người.

giúp mk câu này với mk đang gấp lắm:Cho đoạn văn sau:   Hoa mận vừa tàn thì mùa xuân đến. Bầu trời ngày thêm xanh. Nắng vàng ngày càng rựcrỡ. Vườn cây lại đâm chồi, nảy lộc. Rồi vườn cây ra hoa. Hoa bưởi nồng nàn. Hoa nhãnngọt. Hoa cau thoảng qua. Vườn cây lại đầy tiếng chim và bóng chim bay nhảy. Nhữngthím chích chòe nhanh nhảu. Những chú khướu lắm điều. Những anh chào mào đỏmdáng....
Đọc tiếp

giúp mk câu này với mk đang gấp lắm:

Cho đoạn văn sau:
   Hoa mận vừa tàn thì mùa xuân đến. Bầu trời ngày thêm xanh. Nắng vàng ngày càng rực
rỡ. Vườn cây lại đâm chồi, nảy lộc. Rồi vườn cây ra hoa. Hoa bưởi nồng nàn. Hoa nhãn
ngọt. Hoa cau thoảng qua. Vườn cây lại đầy tiếng chim và bóng chim bay nhảy. Những
thím chích chòe nhanh nhảu. Những chú khướu lắm điều. Những anh chào mào đỏm
dáng. Những bác cu gáy trầm ngâm.
   Chú chim sâu vui cùng vườn cây và các loài chim bạn. Nhưng trong trí thơ ngây của
chú còn mãi sáng ngời hình ảnh một cánh hoa mận trắng, biết nở cuối đông để báo trước
mùa xuân tới.

NGUYỄN KIÊN

1. Xác định phương thức biểu đạt của đoạn văn bản trên.
2. Cảnh mùa xuân được tái hiện qua những hình ảnh nào? Hình ảnh nào được đặc tả?
3. xác định các từ loại
- Số từ:
- lượng từ:
- động từ:
- Tính từ:
- Phó từ trong 2 câu đầu:
4. Giải nghĩa các từ: trầm ngâm, đỏm dáng
5. Nêu các câu văn có sử dụng phép nhân hóa và phân tích tác dụng của chúng
Gợi ý: chỉ ra câu văn hứa phép tu từ, nêu dấu hiệu của phép tu từ và tác dụng gợi tả - gợi
ra hình ảnh nào, mang đến cho em cảm xúc gì…
6. Nêu nội dung và đặt nhan đề cho văn bản:

6
27 tháng 3 2020

 t sẽ giúp vs điều kiện phải k cho t 10 lần oki ko

28 tháng 3 2020

1. PTBĐ : Miêu tả 

2. Tái hiện : Hoa mận vừa tàn thì mùa xuân đến

                    Bầu trời ...............

                    Nắng ...................

                   Vườn cây.............

    Đặc tả : trời , nắng , cây, hoa 

                    

23 tháng 9 2019

- Nhà thơ hình dung chuyến đi công tác cuối cùng của Lượm rất nguy hiểm: đạn bay vèo vèo, nhiệm vụ cấp bách

- Nhiệm vụ của Lượm quan trọng, khẩn cấp: thư đề thượng khẩn

- Tâm thế: Lượm bình tĩnh, gan dạ ( sợ chi hiểm nghèo)

- Hình ảnh Lượm anh dũng hi sinh, ngã xuống như một phần của đất mẹ:

    + Nằm trên lúa

    + Lúa thơm mùi sữa

    + Hồn bay giữa đồng

→ Hình ảnh Lượm ngã xuống khiến ta khâm phục, xúc động.

Khổ thơ đặc biệt: “Ra thế/ Lượm ơi!...” diễn tả niềm thương xót, ngậm ngùi trước sự hi sinh đột ngột của Lượm.

NG
19 tháng 12 2023

Tình yêu quê hương đất nước là một trong những tình cảm đẹp, thiêng liêng, cao quý của mỗi người dân Việt Nam. Tình cảm ấy đã từng được gửi gắm trong rất nhiều những áng văn, áng thơ. Và “Chuyện cổ nước mình” của Lâm Thị Mỹ Dạ là một trong những bài thơ như thế. Bài thơ được viết bằng thể lục bát, âm điệu nhẹ nhàng, mang màu sắc ca dao, dân ca. Qua bài thơ tác giả ca ngợi chuyện cổ của nước mình mang nhiều ý nghĩa sâu xa, chứa đựng bao bài học quý báu của ông cha truyền lại cho con cháu đời sau. Tình thương người bao la mênh mông và triết lí về niềm tin “ở hiền gặp lành” là ý nghĩa sâu xa, là sự tuyệt vời của “Chuyện cổ nước mình” khiến cho nhà thơ phải “yêu” và quý trọng. “Ở hiền gặp lành, ác giả ác báo” là triết lí, là niềm tin của nhân dân ta gửi gắm trong chuyện cổ. Câu thơ của Lâm Thị Mỹ Dạ gợi nhớ trong lòng ta bao chuyện cổ, bao hình ảnh, bao nhân vật. Anh trai cày hiền lành được bụt trao cho câu thần chú: “Khắc nhập! Khắc xuất” mà lấy được vợ đẹp con nhà giàu (Cây tre trăm đốt). Người em cần cù, trung hậu được con chim phượng hoàng đền đáp “ăn một quả trả cục vàng” mà trở nên giàu có hạnh phúc; trái lại người anh tham lam mà chết chìm xuống đáy biển (Cây khế). Thạch Sanh được Tiên “độ trì” mà trở nên võ nghệ cao cường, có lắm phép thần thông biến hóa, đã giết chết trăn tinh, bắn chết đại bàng cứu người, có đàn thần để lui giặc, được làm phò mã, rồi được làm vua; trái lại Lí Thông gian tham, độc ác, quỷ quyệt bị sét đánh rồi hóa thành bọ hung...Đúng như Lâm Thị Mỹ Dạ đã viết:

        “Ở hiền thì lại gặp hiền

Người ngay thì được phật tiên độ trì.”

“Chuyện cổ nước mình” đã trở thành hành trang tinh thần, đem đến cho nhà thơ nhiều sức mạnh để vượt qua mọi thử thách “nắng mưa” trong cuộc đời, để đi tới mọi miền quê, mọi chân trời xa xôi đẹp đẽ. Đọc “Chuyện cổ nước mình” như được “nhận mặt”, như được gặp ông cha, khám phá được bao phẩm chất tốt đẹp của tổ tiên mình. “Chuyện cổ nước mình” còn hàm chứa bao bài học quý báu, đó là bài học về đạo lí làm người: sống phải chân thật, phải chăm làm siêng năng, phải có trí tuệ đừng a dua. Tác giả gợi lên thật khéo truyện “Tấm Cám”,  “Đẽo cày giữa đường”, ...để nói về những bài học do ông cha gửi lại “đời sau” qua chuyện cổ. “Chuyện cổ nước mình” là một bài thơ hay, giản dị mà đậm đà. Bài thơ đã giúp mỗi tuổi thơ chúng ta yêu thêm chuyện cổ của đất nước mình, dân tộc mình hơn. Đọc bài thơ của Lâm Thị Mỹ Dạ, chúng ta mới hiểu rõ vì sao nhân dân ta từ người trẻ đến người già, ai cũng yêu thích chuyện cổ nước mình.