K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 9 2021

vì vị trí địa lý tốt sẽ giúp các công vc trở nên thuận lợi hơn và sẽ giúp năng xuất trồng trọt nâng cao

9 tháng 8 2018

 Giải thích : Con người là nguồn lực bên trong (nội lực), con người là nguồn lực có vai trò quyết định nhất, quan trọng nhất đến sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Con người có trình độ, chất lượng lao động tốt, chuyên môn kĩ thuật cao, sáng tạo,… thì sẽ giúp đất nước phát triển và ngược lại

14 tháng 7 2017

Đáp án là A

Sự phân chia thành các nguồn lực vị trí địa lí, nguồn lực tự nhiên, nguồn lực kinh tế – xã hội là dựa vào nguồn gốc

17 tháng 7 2018

Đáp án D

NG
29 tháng 10 2023

- Nguồn lực trong kinh tế là các yếu tố đầu vào được sử dụng trong quá trình sản xuất và phân phối hàng hóa và dịch vụ. Các nguồn lực này thường được phân loại thành bốn loại cơ bản: đất, lao động, vốn và doanh nghiệp (hoặc khả năng quản lý).
+ Đất: Bao gồm tất cả các nguồn tài nguyên thiên nhiên như đất đai, khoáng sản, nước, và rừng.

+ Lao động: Là tổng số người có khả năng và sẵn lòng tham gia vào quá trình sản xuất. Khả năng và kỹ năng của lực lượng lao động cũng rất quan trọng.

+ Vốn: Bao gồm các yếu tố sản xuất đã qua tạo tác như máy móc, thiết bị, và các công trình xây dựng, cũng như vốn tài chính.

+ Doanh Nghiệp/ Khả Năng Quản Lý: Đây là khả năng tổ chức, quản lý và vận hành một doanh nghiệp hoặc một dự án kinh tế.

Nguồn lực nào quan trọng?
Mỗi nguồn lực có vai trò riêng trong sự phát triển kinh tế, và quan trọng của chúng có thể thay đổi tùy thuộc vào ngữ cảnh kinh tế và địa lý của một quốc gia.

Nguồn lực nào quyết định sự phát triển kinh tế?
Không có nguồn lực cụ thể nào có thể được coi là "quyết định" sự phát triển kinh tế một cách tuyệt đối. Tuy nhiên, trong thời đại hiện đại, vốn và lao động thường được coi là những yếu tố quan trọng nhất. Lao động có kỹ năng và vốn đủ lớn có thể kích thích sự đổi mới và tăng trưởng. Đồng thời, khả năng quản lý và tổ chức cũng rất quan trọng trong việc điều phối và tối ưu hóa việc sử dụng các nguồn lực khác.

NG
29 tháng 10 2023

- Nguồn lực trong kinh tế là các yếu tố đầu vào được sử dụng trong quá trình sản xuất và phân phối hàng hóa và dịch vụ. Các nguồn lực này thường được phân loại thành bốn loại cơ bản: đất, lao động, vốn và doanh nghiệp (hoặc khả năng quản lý).
+ Đất: Bao gồm tất cả các nguồn tài nguyên thiên nhiên như đất đai, khoáng sản, nước, và rừng.

+ Lao động: Là tổng số người có khả năng và sẵn lòng tham gia vào quá trình sản xuất. Khả năng và kỹ năng của lực lượng lao động cũng rất quan trọng.

+ Vốn: Bao gồm các yếu tố sản xuất đã qua tạo tác như máy móc, thiết bị, và các công trình xây dựng, cũng như vốn tài chính.

+ Doanh Nghiệp/ Khả Năng Quản Lý: Đây là khả năng tổ chức, quản lý và vận hành một doanh nghiệp hoặc một dự án kinh tế.

Nguồn lực nào quan trọng?
Mỗi nguồn lực có vai trò riêng trong sự phát triển kinh tế, và quan trọng của chúng có thể thay đổi tùy thuộc vào ngữ cảnh kinh tế và địa lý của một quốc gia.

Nguồn lực nào quyết định sự phát triển kinh tế?
Không có nguồn lực cụ thể nào có thể được coi là "quyết định" sự phát triển kinh tế một cách tuyệt đối. Tuy nhiên, trong thời đại hiện đại, vốn và lao động thường được coi là những yếu tố quan trọng nhất. Lao động có kỹ năng và vốn đủ lớn có thể kích thích sự đổi mới và tăng trưởng. Đồng thời, khả năng quản lý và tổ chức cũng rất quan trọng trong việc điều phối và tối ưu hóa việc sử dụng các nguồn lực khác.

12 tháng 12 2019

Đáp án D

14 tháng 12 2017

 Giải thích : Mục I, SGK/100 địa lí 10 cơ bản

3 tháng 2 2023

Ví dụ về tác động của một trong các nhân tố đến phát triển kinh tế (Em chọn 1 trong 4 ví dụ bên dưới để ghi vào vở, không cần ghi tất cả):

- Vị trí địa lí: Trung Quốc có vị trí giáp 14 quốc gia, phía đông giáp biển, gần các quốc gia phát triển (Nhật Bản, Hàn Quốc) và khu vực có nền kinh tế sôi động (Đông Nam Á) => Thuận lợi giao lưu, hợp tác phát triển kinh tế với các nước trên thế giới.

- Tài nguyên khoáng sản: Trung Đông là khu vực có nguồn tài nguyên dầu mỏ lớn nhất thế giới (chiếm khoảng ½ trữ lượng dầu mỏ của thế giới) => Phát triển ngành công nghiệp khai thác và chế biến dầu mỏ, đem lại nguồn thu ngoại tệ lớn.

(Nguồn tài nguyên dầu mỏ lớn cũng là nguyên nhân dẫn đến những xung đột, chanh chấp xảy ra thường xuyên ở khu vực Trung Đông)

- Nguồn lao động: Việt Nam có dân số đông 98,6 triệu người (2021) => Nguồn lao động dồi dào và là thị trường tiêu thụ rộng lớn.

- Vốn đầu tư nước ngoài: Ở Việt Nam, vốn đầu tư nước ngoài chiếm khoảng ¼ vốn đầu tư toàn xã hội và đóng góp 20,35% GDP (2019). Việc tăng vốn đầu tư nước ngoài giúp mở rộng quy mô sản xuất của các ngành kinh tế => thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.