K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 3 2022

Refer

Nhờ vào đặc tính oxy hóa, thuốc tím có thể tiêu diệt được một số mầm bệnh là vi khuẩn, nấm. Khả năng sát trùng này đã được ứng dụng rộng rãi trong y tế để: Điều trị các bệnh nhiễm trùng về da như eczema, mụn trứng cá, viêm da, nấm tay chân. Sát trùng vết thương, thậm chí là vết thương có mủ, rỉ nước, phồng rộp.

12 tháng 3 2022

Tham khảo :

Nhờ vào đặc tính oxy hóa, thuốc tím có thể tiêu diệt được một số mầm bệnh là vi khuẩn, nấm. Khả năng sát trùng này đã được ứng dụng rộng rãi trong y tế để: Điều trị các bệnh nhiễm trùng về da như eczema, mụn trứng cá, viêm da, nấm tay chân. Sát trùng vết thương, thậm chí là vết thương có mủ, rỉ nước, phồng rộp.

17 tháng 12 2016

bởi vì trong một số rau cỏ quả có enzim cắt pro của thịt bò làm thịt bò mềm hơn

 

28 tháng 10 2016

vì :

Vi khuẩn chỉ sinh sản vô tính (asexual reproduction), không sinh sản hữu tính (có tái tổ hợp di truyền). Cụ thể hơn, chúng sinh sản bằng cách chia đôi (binary fission), hay trực phân. Trong quá trình này, một tế bào mẹ được phân thành 2 tế bào con bằng cách tạo vách ngăn đôi tế bào mẹ.

Tuy nhiên, mặc dù không có sinh sản hữu tính, những biến đổi di truyền (hay đột biến) vẫn xảy ra trong từng tế bào vi khuẩn thông qua các hoạt động tái tổ hợp di truyền. Do đó, tương tự như ở các sinh vật bậc cao, kết quả cuối cùng là vi khuẩn cũng có được một tổ hợp các tính trạng từ hai tế bào mẹ. Có ba kiểu tái tổ hợp di truyền đã được phát hiện ở vi khuẩn:
1.biến nạp (transformation): chuyển DNA trần từ một tế bào vi khuẩn sang tế bào khác thông qua môi trường lỏng bên ngoài, hiện tượng này gồm cả vi khuẩn chết,
2.tải nạp (transduction): chuyển DNA của virus, vi khuẩn, hay cả virus lẫn vi khuẩn, từ một tế bào sang tế bào khác thông qua thể thực khuẩn (bacteriophage) và,
3.giao nạp (conjugation): chuyển DNA từ vi khuẩn này sang vi khuẩn khác thông qua cấu trúc protein gọi là pilus (lông giới tính).

5 tháng 11 2016

sao dài z nhìn hoa mắt luôn nên ngắn gọn thôibucminh

18 tháng 9 2017

Nước trong tế bào bị đóng băng tạo thành tinh thể nước đá phá vỡ cấu trúc của tế bào làm chết vi khuẩn.

(Lưu ý: Hiện tượng đông đá chỉ diệt được một số ít vi khuẩn. Phần lớn vi khuẩn chỉ bị ngừng hoạt động chứ ko chết)

13 tháng 11 2018

Bn ơi cái này là nước hay là nước cua ạk, xl đã làm phiền nhé.

27 tháng 12 2018

ý là giã nhiễn thịt cua bỏ vào nước => nước cua

1/ nêu khía quát thành phần hóa học của tế bào 2/ tại sao nước lại tồn tại được ở thể lỏng trong điều kiện nhiệt độ, áp suất bình thường? 3/ nêu vai trò của nước ở các trạng thái khác nhau trong tế bào 4/ muối khoáng có những vai trò nào trong tế bào? 5/ tại sao các hợp chất hữu cơ là các hợp chất của nguyên tố cacbon? 6/ nêu tên các dạng đường đơn và...
Đọc tiếp

1/ nêu khía quát thành phần hóa học của tế bào

2/ tại sao nước lại tồn tại được ở thể lỏng trong điều kiện nhiệt độ, áp suất bình thường?

3/ nêu vai trò của nước ở các trạng thái khác nhau trong tế bào

4/ muối khoáng có những vai trò nào trong tế bào?

5/ tại sao các hợp chất hữu cơ là các hợp chất của nguyên tố cacbon?

6/ nêu tên các dạng đường đơn và vai trò của chúng trong tế bào

7/ các đường đôi được cấu tạo từ những đường đơn nào? Nêu vai trò của các đường đôi đối với cơ thể và đời sống con người.
tại sao đường đôi thuộc dạng oligosacarit?

8/ tại sao xenlulozo được xem là 1 hợp chất cấu trúc lí tưởng cho thành tế bào thực vật? nêu sự khác biệt giữa tinh bột với xenlulozo. tại sao nói tinh bột là nguyên liệu dữ trữ lí tưởng trong tế bào?

9/ nêu vai trò của sacarit trong tế bào, cơ thể và các phép thử thông thường để nhận biết chúng?

10/ nêu công thức khái quát và vai trò của triglixerit trong tế bào và cơ thể. Mỡ và dầu khác nhau ở đặc điểm nào?

11/ sự khác biệt về cấu trúc hóa học của photpholipit so với triglixerit là ở điểm nào? Tại sao photpholipit lại được xem là thành phần cấu tạo chủ yếu của hệ thống màng tế bào?

12/ nêu cấu trúc hóa học và trò của steroit trong tế bào và cơ thể

3

Câu 2:-vì nước có tính phân cực,do đó phân tử này hút phân tử kia qua liên kết hiđrô,liên kết hiđrô không bền,cứ liền lại đứt nên nước trở nên rất linh động trong điều kiện thường,ở nhiệt độ thấp,liên kết hiđrô trở nên bền vững,nối chặt các phân tử nước lại với nhau nên lúc đó nước bị đóng băng,khi đóng băng,khoảng cách giữa các phân tử nước nở rộng nhờ liên kết hiđrô nên nước đóng băng luôn có thể tích lớn hơn nước ban đầu
-hợp chất hữu cơ là hợp chất của cac bon vì các hợp chất hữu cơ đều cháy và phản ứng cháy đều sản sinh ra CO2 và một lượng nhiệt lớn,chỉ có cac bon khi phản ứng với oxi mới sinh ra một lượng nhiệt lớn như vậy

Câu 3:

Các phân tử nước trong tế bào tồn tại ở dạng tự do hoặc ở dạng liên kết. Vì vậy, nước vừa là thành phần cấu tạo vừa là dung môi hòa tan nhiều chất cần thiết cho các hoạt động sống của tế bào, đồng thời nước còn là môi trường của các phản ứng sinh hóa. Nước chiếm tỉ lệ rất lớn trong tế bào. Nếu không có nước tế bào sẽ không thể tiến hành chuyển hóa vật chất để duy trì sự sống.

30 tháng 4 2023

1 . Nếu một sản phẩm bị nhiễm virus và con người sử dụng sản phẩm đó, thì có nguy cơ con người bị nhiễm bệnh. Virus là các tác nhân gây bệnh rất nhỏ, có thể xâm nhập vào cơ thể con người thông qua đường tiêu hóa, hô hấp, hoặc da. Khi virus xâm nhập vào cơ thể, chúng có thể gây ra các triệu chứng bệnh như sốt, đau đầu, đau họng, ho, viêm phổi, tiêu chảy, v.v.

Việc sử dụng sản phẩm bị nhiễm virus có thể gây ra nguy cơ nhiễm bệnh cho con người. Tuy nhiên, nguy cơ này phụ thuộc vào loại virus và mức độ nhiễm của sản phẩm. Nếu virus có tính chất dễ lây lan và sản phẩm bị nhiễm virus ở mức độ cao, thì nguy cơ nhiễm bệnh sẽ cao hơn.

Do đó, để tránh nguy cơ nhiễm bệnh từ sản phẩm bị nhiễm virus, người tiêu dùng nên chú ý đến nguồn gốc và chất lượng của sản phẩm. Các cơ quan chức năng cũng cần tăng cường kiểm tra và giám sát chất lượng sản phẩm để đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng. Ngoài ra, việc tuân thủ các biện pháp vệ sinh cá nhân và phòng chống dịch bệnh cũng là rất quan trọng để giảm thiểu nguy cơ nhiễm bệnh từ virus.

30 tháng 4 2023

Kháng sinh là một loại thuốc được sử dụng để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn. Tuy nhiên, kháng sinh không được sử dụng để phòng ngừa bệnh nhiễm khuẩn.

Việc sử dụng kháng sinh không cần thiết hoặc không đúng cách có thể gây ra nhiều hậu quả tiêu cực, bao gồm:

Kháng thuốc: Sử dụng kháng sinh không đúng cách có thể gây ra kháng thuốc, khiến vi khuẩn trở nên kháng lại thuốc và khó điều trị hơn.

Ảnh hưởng đến hệ vi sinh vật tự nhiên trong cơ thể: Sử dụng kháng sinh không đúng cách có thể ảnh hưởng đến hệ vi sinh vật tự nhiên trong cơ thể, gây ra các vấn đề sức khỏe như tiêu chảy, đau bụng, v.v.

Tăng chi phí điều trị: Sử dụng kháng sinh không đúng cách có thể tăng chi phí điều trị, do cần sử dụng các loại thuốc khác để điều trị các vấn đề sức khỏe liên quan.

Vì vậy, việc sử dụng kháng sinh chỉ nên được thực hiện khi cần thiết để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn. Để phòng ngừa bệnh nhiễm khuẩn, người ta nên tuân thủ các biện pháp vệ sinh cá nhân, ăn uống và sinh hoạt lành mạnh, và tránh tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh.

8 tháng 4 2016

Ý câu hỏi cảu bạn có phải là: Tại sao quá trình nguyên phân lại tạo ra 2 tế bào con giống hệt nhau và giống như tế bào mẹ ban đầu?

Qua quá trình nguyên phân, 2 tế bào con được tạo ra có bộ NST giống hệt nhau và giống với bộ NST ban đầu, là do:

Ở kì trung gian, bộ NST của tế bào mẹ nhân đôi: mỗi NST tạo ra một NST nữa giống hệt nó (theo nguyên tắc bổ sung, nguyên tắc bán bảo toàn trên cơ sở sự nhân đôi của phân tử ADN), 2 NST đơn này vẫn dính nhau ở tâm động, gọi là NST kép.

Đến kì giữa, các NST kép xếp thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào, mỗi NST kép đính vào một sợi tơ vô sắc.

Kì sau, Mỗi NST kép tách thành 2 NST đơn. Mỗi NST đơn đó đi về một cực của tế bào. 

Kì cuối khi tế bào phân chia xong tế bào chất tạo ra 2 tế bào con, mỗi tế bào con sẽ chứa bộ NST giống hệt nhau và giống tế bào mẹ ban đầu.