K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Tham khảo

Sau bao nhiêu cố gắng phấn đấu và hóa hức mong chờ , em cũng được đứng trong hàng ngũ của Đội Thiếu  niên Tiền phong Hồ Chí Minh. Cảm giác của em khi được đeo chiếc khăn đỏ trên vai thật là khó tả.Phút giây ấy thật thiêng liêng vì chiếc khăn quàng đỏ là một phần của lá cờ tổ quốc – màu cờ em yêu.Thật tự hào khi được đứng trong hàng ngũ của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. Khi được kết nạp Đội , em thấy mình đã lớn hơn và trưởng thành hơn. Chiếc khăn quàng đỏ nhắc nhở em phải nỗ lực phấn đấu hơn nữa để là một đội viên ưu tú. Em hứa sẽ quyết tâm học tập và rèn luyện thật tốt để trở thành con ngoan , trò giỏi , cháu ngoan Bác Hồ, xứng đáng là chủ nhân Thăng Long – Hà Nội.

 

7 tháng 7 2021

Bn tham khảo nè:

     Thế là chỉ còn ngày mai nữa thôi em sẽ được kết nạp vào Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh. Em vô cùng hồi hộp, đêm qua em thao thức không sao ngủ được. Trong lòng em lâng lâng niềm vui sướng khi mình có tên trong danh sách được kết nạp Đội. 

     Sáng nay, em dậy thật sớm, quần áo chỉnh tề cùng các bạn đến trường. Chúng em nhanh chóng xếp hàng và lên xe để đến lăng Bác. Ngồi trên xe, lòng em vừa hồi hộp vừa lo lắng. Quãng đường đến lăng Bác dường như ngắn lại vì tiếng nói chuyện và cười đùa ríu rít của các bạn em. 

Đến nơi, chúng em nhanh chóng xếp hàng trước Quảng trường Ba Đình lịch sử. Sau nghi lễ chào cờ vô cùng trang nghiêm, chúng em được nghe lời căn dặn của Bác Hồ. Giây phút hồi hộp mà chúng em mong chờ bấy lâu đã đến, thầy Tổng phụ trách đọc danh sách học sinh được kết nạp Đội. Khi nghe đến tên mình, cổ họng em như nghẹn lại, nỗi xúc động và niềm vui sướng trào dâng trong lòng em. Cô giáo chủ nhiệm dịu dàng đặt lên vai em chiếc khăn quàng đỏ thắm. Giây phút đó thật thiêng liêng vì em như được mang trên vai mình một phần của lá cờ Tổ Quốc. Em cảm thấy mình như đã lớn thêm và trưởng thành hơn. Chiếc khăn quàng đỏ như nhắc nhở em phải học tập thật tốt, tu dưỡng đạo đức để xứng đáng là Đội viên gương mẫu của Đội.

Hc tốt!?

6 tháng 7 2021

a. Mở bài

  • Giới thiệu hoàn cảnh khiến em phải xa rời mái trường tiểu học của mình.

b. Thân bài

- Cảm xúc của em trước giờ phút chia xa:

  • Những vui vẻ khi sắp được đến một ngôi trường mới, nhiều điều mới lạ, hấp dẫn
  • Nỗi buồn khi sắp chia xa thầy cô, bạn bè, mái trường quen thuộc

- Những kỉ niệm đáng nhớ với ngôi trường cũ:

  • Những tiết học lí thú, những giờ kiểm tra căng thẳng
  • Những lần đi học muộn, chạy vội vàng
  • Những hôm cùng bạn ăn quà vặt trong giờ học
  • Những lần bị cô giáo phạt vì quên bài tập ở nhà

- Những hoạt động trước khi tạm biệt ngôi trường cũ:

  • Ôm, trò chuyện tạm biệt thầy cô, bạn bè
  • Ghé thăm những địa điểm thân thương: căn tin, sân thể dục, bàn học cũ…

c. Kết bài

  • Tình cảm, cảm xúc của em dành cho ngôi trường trước giờ phút chia xa
6 tháng 7 2021

Suốt mấy hôm nay, em đang sống trong những ngày cuối cùng với tư cách là một học sinh của ngôi trường tiểu học Kim Đồng yêu dấu. Bởi chỉ ít ngày nữa thôi, em sẽ phải rời xa nơi đây, để đến với một ngôi trường mới.

Trước thời khắc ấy, trong em có biết bao cảm xúc thật khó tả. Đầu tiên chính là vui sướng. Em đã học tập vất vả, trải qua những giờ thi căng thẳng để được đỗ vào trường cấp 2 yêu mến. Giờ đây ước mơ đã thành hiện thực, niềm vui sướng vỡ òa trong trái tim em. Thế nhưng, nhiều phần hơn lại chính là nỗi buồn. Buồn vì phải xa mái trường, xa thầy cô, xa bạn bè đã gắn bó suốt năm năm qua. Từ khi bắt đầu, đã biết sẽ có ngày này, nhưng sao khi nó đang đến thật gần thì lại buồn đến thế.

Rồi đây, em sẽ không được học những giờ Toán với thầy Bình khó tính. Sẽ không được nghe cô Mi kể chuyện mỗi tuần. Và sẽ không được cùng các bạn đến lớp từ sớm để tưới cây, lau bảng. Mỗi chiều tan học, sẽ không được cùng các bạn lê la ở quán ăn vặt trước cổng trường. Tất cả, sẽ chỉ còn là kỉ niệm. Em sẽ nhớ lắm! Nhớ hàng ghế đá, cây cao che mưa chắn gió những giờ ra chơi. Nhớ sân trường rộng với những bồn hoa nhỏ rực rỡ sắc bông mười giờ. Nhờ những lá cờ đỏ sao vàng rực rỡ trên mái nhà. Nhờ mùa hoa phượng đỏ rực mỗi tháng tư. Và nhớ nhất, chính là những thầy cô luôn yêu thương, quan tâm em, cùng những người bạn luôn ở cạnh bên dù vui dù buồn.

Thế nhưng, em chắc chắn sẽ nhớ và giữ mãi những kỉ niệm ấy. Em sẽ dành thời gian để trở về thăm trường, thăm thầy cô, bè bạn. Bởi tuy không còn được học cùng nhau nữa, thì giữa chúng em vẫn còn tình cảm chân thành khó phai mờ.

+ Phần mở bài: Khái quát chung về khung cảnh trường, ngày đầu tiên mà các em đặt chân vào mái trường cấp 2, THCS.

+ Phần thân bài: Nêu lên cảm xúc của buổi khai giảng mà các em được tham dự, miêu tả không khí lớp học đầu tiên.

+ Phần kết bài: Khái quát về tâm trạng, miêu tả không khí buổi học đầu tiên.

Chắc hẳn trong mỗi chúng ta, ai cũng sẽ có riêng cho mình những khoảnh khắc khó quên của cuộc đời. Và đối với tôi cũng vậy, những ngày tháng chia tay với mái trường cũ để bước vào ngôi trường mới – một cánh cửa mới của cuộc đời thật sự là giây phút khó quên.
Chia tay với chiếc khăn quàng đỏ, với ngôi trường THCS, ngưỡng cửa trường THPT đã đến, một cảm giác bồi hồi, mới lạ tràn về trong tôi: Tôi ngỡ như mình được trở về với những ngày đầu bước vào lớp 1, ngỡ như những ngày đầu bước vào cánh cổng trường THCS. Cái cảm giác ấy vẫn khó tả như ngày nào!

Tháng 8 - tháng giao mùa từ cuối hạ đến đầu thu - tháng mà những chùm phượng vĩ chỉ còn thưa thớt vài nhánh nở muộn và cũng là tháng đầu tiên tôi bước vào trường THPT với những bài học đầu tiên.
Cánh cửa THPT đã mở ra sau ba tháng hè ôn luyện. Nơi đây với tôi xa lạ hoàn toàn. Mọi thứ quả thật đều rất mới từ quang cảnh, ngôi trường và cả những con người: trường mới, bạn mới, thày cô mới, cách học mới và cả một môi trường mới, thế nhưng tất cả lại lưu lại cho tôi những kí ức đẹp về buổi đầu. Tôi sẽ phải thích nghi dần, làm quen dần vì ba năm ở đây gần như sẽ quyết định cuộc đời tôi. Đây sẽ là quãng đường thật sự gian nan thử thách.

Ngày đầu tiên đến trường đó là một ngày nắng ấm, khí trời dìu dịu êm ái, theo sự thông báo của nhà trường tôi đã chuẩn bị mọi thứ cần thiết. Nhưng trong lòng tôi vẫn cứ xôn xao một cảm xúc khó tả. Bởi trước mắt tôi lúc này là một khung trời mới. Trong những năm học trước, sau ba tháng hè nghỉ học, chúng tôi lại trở về mái trường thân quen với những hàng cây, ghế đá, … in đậm bao kỉ niệm của những lần nô đùa cùng bè bạn. Còn năm nay, tôi đã bước chân vào ngưỡng cửa trường THPT- một chân trời hoàn toàn mới lạ. Ngôi trường tôi học năm nay rất khang trang với không gian thoáng đãng. Từ cổng trường dẫn vào các dãy nhà ba tầng uy nghi là con đường trải bê tông nhẵn nhụi. Nào là hàng cây, cột cờ, phòng học, … thu vào tầm mắt tôi khiến lòng tôi dấy lên bao cảm xúc ngỡ ngàng và vui sướng.

Sau đó, chúng tôi được phân công về các lớp. Tôi thầm ước sao mình có thể học cùng với các bạn cũ. Nhưng trong lớp tôi hoàn toàn là những người bạn xa lạ. “Nhưng dần dần mình cũng sẽ quen với các bạn ấy thôi”- tôi tự an ủi mình như thế. Sau mấy phút bỡ ngỡ, tôi thấy cô giáo chủ nhiệm bước vào lớp. Hình ảnh của cô làm tôi nhớ về cô giáo chủ nhiệm hồi lớp 9. Vẫn dàng người thon thả, đôi mắt hiền từ. Chính hình ảnh đó của cô đã làm cho tôi phần nào bớt đi sự lo lắng. Những lời đầu tiên cô nói là những lời dạy bảo ân cần về ý thức trách nhiềm đối với bản thân, với trường, với lớp trong học tập cũng như rèn luyện trong những năm học THPT. Đó là bài học đầu tiên tôi nhận được ở ngôi trường mới này.

Ấn tượng nhất trong lòng tôi là ngày khai giảng. Trong trang phục áo trắng quần sẫm màu, tôi ra dáng là một nữ sinh THPT thực sự. Tôi cảm thấy mình như người lớn hẳn lên. Tiếng trống trường do thày hiệu trưởng gióng lên như vội vã thúc giục chúng tôi học thật tốt. Tôi biết từ lúc đó tôi đã chính thức hòa nhập vào môi trường mới.
Trước đây khi còn nhỏ, tôi đã từng mơ ước được trở thành học sinh THPT, giờ đây ước mơ ấy đã thành hiện thực. Được mặc đồng phục mới mà trước đây tôi chưa từng mặc, ngồi gần những người bạn mới mà trướcđây tôi chưa từng quen và học những thày cô giáo mà bây giờ tôi mới biết đến. Khi giấc mơ bé nhỏ đã thành hiện thực thì trong tôi lại nhen nhóm, ấp ủ những ước mơ hoài bão lớn hơn (tốt nghiệp THPT, thi đỗ đại học …). Những cảm xúc khó tả lại trào dâng xen lẫn niềm vui nhưng hòa vào đó là nỗi nhớ. Vui vì tôi đã như trưởng thành hơn và biết thêm được nhiều điều mới mẻ từ những bài học mới, thày cô mới, những người bạn mới… Những hình ảnh thày cũ, trường xưa cứ dâng trào trong tôi, và cả những lời khuyên, những lời chúc chân thành của mọi người dành cho tôi vào ngày thi THPT.
Nhưng thời gian có bao giờ dừng lại, nó sẽ lặng lẽ trôi, trôi mãi không bao giờ ngừng. Và tôi sẽ phải cố gắng để nắm giữ từng giây từng phút ấy. Phải biết tận dụng quãng thời gian 3 năm tuy ít ỏi nhưng vô cùng quan trọng để phấn đấu. Được học trong một ngôi trường THPT có bề dày truyền thống và thành tích, bản thân tôi có biết bao niềm vui sướng và tự hào xen lẫn cả nỗi lo lắng. Nhưng điều quan trọng đối với tôi lúc này là tôi hứa sẽ quyết tâm học tập và rèn luyện tốt sao cho xứng đáng với truyền thống của nhà trường.

Ngôi trường này- Trường THPT Trần Hưng Đạo- là nơi tôi chỉ “dừng chân” lại ba năm học- ba năm tuy không phải là quãng thời gian dài nhưng cũng đủ để chúng tôi lưu giữ những kỉ niệm đẹp về ngôi trường này, về những người bạn và thày cô nơi đây. Và có lẽ sẽ không bao giờ tôi quên được những ngày này- những ngày đầu tiên tôi bước vào trường THPT Trần Hưng Đạo- những ngày giữa tháng 8 êm dịu.

24 tháng 11 2018

Tổ chức Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh được thành lập ngày 15 - 5 - 1941 tại Pác Bó, Cao Bằng. Lúc đầu, Đội mang tên: " Đội nhi đồng cứu quốc", tập hợp những thiếu niên có độ tuổi từ 9 đến 14, sinh hoạt trong các chi đội Thiếu niên Tiền phong.

Khi mới thành lập, Đội chỉ có 5 đội viên. Người Đội trưởng là Nông Văn Dền (bí danh là Kim Đồng). Bốn đội viên khác là: Nông Văn Thàn (bí danh là Cao Sơn), Lí Văn Tịnh (bí danh là Thanh Minh), Ló Thị Mì (bí danh là Thúy Tiên) và Lí Thị Xậu (bí danh là Thanh Thủy).

Ngày thành lập, Đội có tên là “Đội Nhi đồng cứu quốc”. Trong dịp kỉ niệm 10 năm ngày thành lập Đội, “Đội Nhi đồng cứu quốc” được đổi tên là “Đội Thiếu nhi tháng Tám” vào ngày 15-5-1951. Năm năm sau, vào tháng 2 - 1956, Đội lại được đổi thành “Đội Thiếu niên Tiền phong. Và ngày 30-1-1970, thể theo nguyện vọng của thế hệ mầm non trong cả nước, Đội được mang tên “Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh".

Dấu hiệu tượng trưng cho tổ chức Đội là Huy hiệu măng non. Huy hiệu vẽ một búp măng màu xanh khỏe mạnh trên nền cờ Tổ Quốc mà mỗi đội viên luôn đeo trên ngực mình cùng với chiếc khăn quàng màu đỏ trên vai mỗi khi đến lớp, đến trường hay trong những ngày lễ hội, coi đó là một niềm vinh dự của tuổi thơ. Bài hát do nhạc sĩ Phong Nhã sáng tác được gọi là “Đội ca” thường mở đầu một cách nghiêm trang và hùng tráng trong dịp kỉ niệm sinh nhật Đội hoặc trong những ngày lễ hội thi tài đua sức của tuổi thơ do nhà trường hay Đoàn thanh niên tổ chức. Từ khi Đội được thành lập đến nay có rất nhiều các phong trào thi đua được phát  động trong cả nước. Tiêu biểu như phong trào: “Công tác Trần Quốc Toản” phát động năm 1947, phong trào '‘Thiếu nhi làm nghìn việc tốt” phát động năm 1981.

24 tháng 11 2018

Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh (gọi ngắn gọn là: Đội) là một tổ chức thiếu niên nhi đồng hoạt động tạiViệt Nam, do chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam sáng lập ngày 15 tháng 5 năm 1941, ở thôn Nà Mạ, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng và được Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phụ trách hướng dẫn. Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh được dựa trên nền tảng hoạt động của Phong trào Thiếu niên Tiền phong tại các quốc gia cộng sản.Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh (gọi ngắn gọn là: Đội) là một tổ chức thiếu niên nhi đồng hoạt động tạiViệt Nam, do chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam sáng lập ngày 15 tháng 5 năm 1941, ở thôn Nà Mạ, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng và được Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phụ trách hướng dẫn. Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh được dựa trên nền tảng hoạt động của Phong trào Thiếu niên Tiền phong tại các quốc gia cộng sản.

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

  • Ngày 15 tháng 5 năm 1941: Hội Nhi đồng Cứu quốc được thành lập bởi Lãnh tụ của Đảng Cộng sản Đông Dương Nguyễn Ái Quốc ở gần hang Pác Bó, xuôi dòng suối Lênin, dưới chân núi Thoong Mạ, ở thôn Nà Mạ.
  • Các thành viên đầu tiên: Nông Văn Dền (đội trưởng), Nông Văn Thàn, Lý Văn Tịnh, Lý Thị Nì, Lý Thị Xậu. Bí danh (lần lượt): Kim Đồng, Cao Sơn, Thanh Minh, Thủy Tiên, Thanh Thủy. Người phụ trách Đội đầu tiên là anh Đức Thanh.
  • Mục đích của Đội: "Đánh Tây, đuổi Nhật, giành độc lập cho nước nhà".
  • Tháng 3, 1951, Hội Nhi đồng Cứu quốc được đổi tên thành Đội thiếu nhi tháng Tám.
  • Tháng 11, 1956, được đổi tên thành Đội Thiếu niên Tiền phong Việt Nam.
  • Năm 1954: các phong trào của Đội phát triển mạnh mẽ với các phong trào "Vì miền Nam ruột thịt", "Đi thăm miền Nam".
  • Ngày 30 tháng 1 năm 1970, Đội một lần nữa đổi tên thành "Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh" như ngày nay.

Tuyên ngôn hoạt động[sửa | sửa mã nguồn]

Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh tại Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2003

"Đội là nòng cốt trong các phong trào thiếu nhi, là lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, là lực lượng dự bị củaĐoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh".

Các biểu trưng[sửa | sửa mã nguồn]

  • Huy hiệu Đội hình tròn, ở trong có hình búp măng non trên nền cờ đỏ sao vàng, ở dưới có băng chữ "SẴN SÀNG". Nền đỏ sao vàng là cờ Tổ Quốc, Măng non tượng trưng cho lứa tuổi thiếu niên là thế hệ tương lai của dân tộc Việt Nam anh hùng. Băng chữ "SẴN SÀNG" là khẩu hiệu hành động của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. Đeo huy hiệu Đội nhắc nhở đội viên học tập và rèn luyện để sẵn sàng kế tục sự nghiệp cách mạng vinh quang của Đảng, của Bác Hồ và của dân tộc… [1]
  • Cờ Đội nền đỏ, hình chữ nhật, chiều rộng bằng hai phần ba chiều dài. Ở giữa có hình huy hiệu Đội, đường kính huy hiệu bằng hai phần năm chiều rộng cờ. Cờ Đội tượng trưng cho truyền thống cách mạng, truyền thống Đội, tượng trưng cho lòng yêu Tổ Quốc, niềm vinh dự và tự hào của Đội. Dưới cờ Đội hàng ngũ sẽ chỉnh tề hơn, thúc giục đội viên tiến lên. Mỗi chi đội và liên đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh đều có cờ Đội. Chiều rộng cờ bằng hai phần năm chiều dài cán cờ.[1]
  • Khăn quàng bằng vải màu đỏ (gọi là Khăn quàng đỏ), hình tam giác cân, có đường cao bằng một phần tư cạnh đáy. Khăn quàng đỏ là một phần cờ Tổ quốc, màu đỏ tượng trưng cho lý tưởng cách mạng. Đeo khăn quàng đỏ, đội viên Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh tự hào về Tổ quốc, về Đảng Cộng sản Việt Nam, về Bác Hồ vĩ đại, về nhân dân Việt Nam anh hùng và nguyện phấn đấu để trở thành đoàn viên Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Đội viên đeo khăn quàng đỏ khi đến trường, trong mọi sinh hoạt và hoạt động của Đội.[1]
  • Đội ca là bài hát Cùng nhau ta đi lên, do nhạc sĩ Phong Nhã sáng tác mang nội dung kêu gọi đội viên theo bước Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, kêu gọi yêu nước, yêu lao động, chăm học...
  • Khẩu hiệu Đội: "Vì tổ quốc xã hội chủ nghĩa, vì lý tưởng của Bác Hồ vĩ đại: Sẵn sàng!"
  • Ngày truyền thống là ngày thành lập Đội: 15 tháng 5 hàng năm
  • Hành khúc Đội là bài Đi ta đi lên do nhạc sĩ Phong Nhã sáng tác

Năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng[sửa | sửa mã nguồn]

Vào năm 1961, nhân Lễ kỷ niệm 20 năm Ngày thành lập Đội Thiếu niên Tiền phong Việt Nam (15 tháng 5 năm 1941- 15 tháng 5 năm 1961), theo đề nghị của Trung ương Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi một bức thư cho thiếu niên, nhi đồng. Nội dung trong thư đã trở thành một trong các nội dung của điều lệ hoạt động của Đội:

  1. Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào.
  2. Học tập tốt, lao động tốt.
  3. Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt.
  4. Giữ gìn vệ sinh thật tốt.
  5. Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm.

Dùng làm mục tiêu: "Phấn đấu rèn luyện cho đội viên, giúp đỡ đội viên phát triển mọi khả năng trong học tập, hoạt động, vui chơi, thực hiện quyền và bổn phận theo luật Bảo vệ Chăm sóc và Giáo dục Trẻ em. Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh đoàn kết, hợp tác với các tổ chức, phong trào thiếu nhi ở khu vực và thế giới vì những quyền của trẻ em, vì hòa bình, hạnh phúc của các dân tộc."

Khăn quàng đỏ[sửa | sửa mã nguồn]

Bài chi tiết: Khăn quàng đỏ

Khăn quàng đỏ là biểu tượng và đồng phục của đội viên (thành viên của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh). Nó là một tấm vải màu đỏ, hình tam giác, thường từ vải bông, lụa, valise hoặc vải voan và được xem là một phần của cờ Tổ quốc. Khăn quàng đỏ được thắt lên cổ áo của đội viên theo một quy tắc nhất định. Khăn quàng đỏ còn là biểu tượng của Chủ nghĩa Cộng sản. Khăn quàng đỏ được sử dụng cho cấp bậc tiểu học đến trung học cơ sở.

Hội đồng Đội Trung ương[sửa | sửa mã nguồn]

Chức năng, nhiệm vụ và hệ thống tổ chức[sửa | sửa mã nguồn]

Hội đồng Đội Trung ương Đội TNTP Hồ Chí Minh là cơ quan do Ban Chấp hành Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh lập ra và lãnh đạo; với chức năng tham mưu cho Ban chấp hành Trung ương Đoàn, Ban Thường vụ Trung ương Đoàn chỉ đạo, hướng dẫn Hội đồng Đội các cấp về công tác Đội và phong trào thiếu nhi; thực hiện công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục thiếu niên nhi đồng; phối hợp với các cơ quan Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội, các lực lượng xã hội, các tổ chức quốc tế trong công tác xây dựng Đội và tham gia thực hiện Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em, Luật  bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em.

Hội đồng Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh các cấp đại diện cho tổ chức Đội, do Ban Chấp hành Đoàn cùng cấp lập ra và giúp Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. Hệ thống tổ chức của Hội đồng Đội gồm 4 cấp: Cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh, cấp Trung ương.

Chủ tịch Hội đồng Đội Trung ương qua các thời kỳ[sửa | sửa mã nguồn]

Chủ tịch Hội đồng Đội Trung ương phải là Bí thư Trung ương Đoàn:

  1. Lê Thanh Đạo (1981 - 1987) - Khóa I
  2. Phùng Ngọc Hùng (1988 - 1992) - Khóa II
  3. Phạm Phương Thảo (1992 - 1994) - Khóa III
  4. Hoàng Bình Quân (1994 - 1997) - Khóa III
  5. Đào Ngọc Dung (1997 - 2005) - Khóa IV, V
  6. Nguyễn Lam (2005 - 2008) - Khóa V
  7. Nguyễn Thị Hà (2008 - 2014) - Khóa VI, VII
  8. Nguyễn Long Hải (2014 - 2018) - Khóa VII
  9. Nguyễn Ngọc Lương (2018 - nay) - Khóa VIII

Thường trực Hội đồng Đội Trung ương khóa VIII[sửa | sửa mã nguồn]

  • Chủ tịch: Nguyễn Ngọc Lương - Bí thư Trung ương Đoàn, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Đoàn, Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban Quốc gia về Thanh niên Việt Nam.
  • Phó Chủ tịch Thường trực: Nguyễn Phạm Duy Trang - Ủy viên Ban Thường vụ Trung ương Đoàn, Trưởng Ban Công tác Thiếu nhi Trung ương Đoàn
  • Phó Chủ tịch:
  1. Nguyễn Thị Hà - Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội
  2. Nguyễn Thị Nghĩa - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
  3. Nguyễn Thái An - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đoàn, Phó Trưởng Ban Công tác Thiếu nhi Trung ương Đoàn
  4. Hoàng Thị Tú Anh - Chủ tịch Hội đồng Huấn luyện kỹ năng, nghiệp vụ công tác Đội cấp Trung ương, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ và Phát triển Thiếu nhi Việt Nam
24 tháng 12 2021

Được viết theo lối thơ hiện đại với ngôn từ phóng khoáng không hề gò bó, tứ thơ kiểu mới giàu cảm xúc, dễ thể hiện tình cảm. Ở khổ đầu bài thơ, tâm hồn của tác giả hòa quyện với hình ảnh hạt gạo đậm sâu sắc từ những cảnh vật thân thuộc quê nhà. Hạt gạo ấy ngon vì được thấm đượm “vị phù sa”- Sông Kinh Thầy quê tác giả chảy qua đồng ruộng phong cảnh yên bình ấy còn có thêm “Hương sen thơm” , trong đó còn có lời ru ngọt ngào của người mẹ hiền hòa hòa quyện. Độ ngon của hạt gạo còn phụ thuộc và được thử thách bởi thời tiết thiên nhiên cũng là để quyết định mỗi một vụ mùa thành công hay không sau bao cực nhọc của người nông dân. Được tác giả tả chi tiết tháng bảy từ bao đời thiên nhiên luôn khắc nghiệt với những cơn bão lớn gây thiệt hại to lớn đến hoa màu rồi đến tháng ba với những cơn mưa kéo dài, rồi mùa hè đến mang theo cái oi bức đặc biệt là tháng sáu nóng nực ảnh hưởng đến mọi cảnh vật xung quanh, đặc biệt cây lúa với vụ mùa người nông dân vẫn phải vất vả ra đồng cấy. Sự sâu lắng của bài thơ còn đọng lại trong tim mỗi người, biết trân quý hơn về ý nghĩa cúa sự lao động sớm nắng chiều mưa của người dân chân lấm tay bùn để tạo ra hạt vàng đáng quý- Hạt gạo không chỉ là sản phẩm vật chất mà còn là sản phẩm tinh thần vô giá.

2 tháng 10 2022

Được viết theo lối thơ hiện đại với ngôn từ phóng khoáng không hề gò bó, tứ thơ kiểu mới giàu cảm xúc, dễ thể hiện tình cảm. Ở khổ đầu bài thơ, tâm hồn của tác giả hòa quyện với hình ảnh hạt gạo đậm sâu sắc từ những cảnh vật thân thuộc quê nhà. Hạt gạo ấy ngon vì được thấm đượm “vị phù sa”- Sông Kinh Thầy quê tác giả chảy qua đồng ruộng phong cảnh yên bình ấy còn có thêm “Hương sen thơm” , trong đó còn có lời ru ngọt ngào của người mẹ hiền hòa hòa quyện. Độ ngon của hạt gạo còn phụ thuộc và được thử thách bởi thời tiết thiên nhiên cũng là để quyết định mỗi một vụ mùa thành công hay không sau bao cực nhọc của người nông dân. Được tác giả tả chi tiết tháng bảy từ bao đời thiên nhiên luôn khắc nghiệt với những cơn bão lớn gây thiệt hại to lớn đến hoa màu rồi đến tháng ba với những cơn mưa kéo dài, rồi mùa hè đến mang theo cái oi bức đặc biệt là tháng sáu nóng nực ảnh hưởng đến mọi cảnh vật xung quanh, đặc biệt cây lúa với vụ mùa người nông dân vẫn phải vất vả ra đồng cấy. Sự sâu lắng của bài thơ còn đọng lại trong tim mỗi người, biết trân quý hơn về ý nghĩa cúa sự lao động sớm nắng chiều mưa của người dân chân lấm tay bùn để tạo ra hạt vàng đáng quý- Hạt gạo không chỉ là sản phẩm vật chất mà còn là sản phẩm tinh thần vô giá.

15 tháng 9 2020

Giới thiệu về bài hát Đội ca - Sáng tác: Nhạc sĩ Phong Nhã

Một trong những đỉnh cao của thể loại chính ca thiếu nhi trong sáng tác của Phong Nhã  “Cùng nhau ta đi lên” (1950) đã được chọn làm bài hát chính thức của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.

15 tháng 9 2020

Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam

Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh

19 tháng 1 2018

Gợi ý thôi nhé:

Bức tranh của em gái tôi
sau khi đi nhận giải cùng em trở về nhà, người anh cảm thấy day dứt và cậu đã quyết định nói chuyện với cô em gái xủa mình. Em hãy tưởng tượng và nhập vai Kiều Phương để kể lại câu chuyện đó
=> Cách làm dễ nhất cho bài này thì em cứ tưởng tượng như theo cốt chuyện sẵn có của tác giả. Nghĩa là chúng ta sẽ đi từng chi tiết trong chuyện xem như là lời giải thích. Vì sao người anh lại tỏ thái độ với em gái? Vì sao.....? => Sau một loạt những chi tiết như vậy để kéo dài thêm độ dài của câu chuyện thì chúng ta kể đến đoạn mấu chốt của câu chuyện là khi cậu ấy nhìn thấy bức tranh của chính bản thân mình (lưu ý là ngôi của Kiều Phương nhé!) => Nêu ra cảm xúc của người anh. Và sau khi nghe được những lời xin lỗi mang đầy nỗi hối hận của anh trai. Tôi chạy lại ôm chầm lấy anh, thỏ thẻ vào tai: " Em không sao? Em biết anh mình là ........ => đoạn này em có thể tự viết!
Đặc biệt để bài viết thêm dài em nên cho 2 yếu tố miêu tả và biểu cảm vào nhé! nó sẽ giúp bài văn vừa dài vừa có thể trở nên mượt hơn đấy!

8 tháng 8 2023

damate

 

8 tháng 8 2023

Tham khảo :

Có biết bao nhiêu cảm nhận trong lòng của những người con về lời ru của mẹ. Tiếng mẹ à ơi ngọt ngào là những gì tha thiết nhất luôn vỗ về con từ thưở lọt lòng đến khi những bước chân con đã đi đến được những nẻo đường đời, mà ta vẫn không đi hết được lời ru của mẹ. Tình mẹ qua những lời ru thiết tha ấy là bao điều ta nghĩ suy, chẳng bao giờ vơi cạn để cho ta tạc dạ ghi lòng.

Tuổi thơ của tôi trong lời ru của mẹ là cả 10 năm trời lời ru đơn côi, 10 năm trời cha đi đánh giặc. Còn một mình mẹ với năm đứa con ngơ ngác, nhỏ dại trong một thời đất nước có chiến tranh. Hình ảnh mẹ hao gầy như những đêm trăng khuyết, trên vai mẹ phải gánh bao gánh nặng nhọc, khổ đau. Nhưng lời ru của mẹ cho con là cả một vầng trăng tròn. Con đường ra trận của cha vào chiến trường miền Nam ngày càng xa hun hút, 10 năm trời đằng đẵng lòng mẹ tái tê. Nhưng lời ru của mẹ cho con là một mùa xuân ấm áp và hương thơm nồng của một mùa quả chín mẹ trao gửi cho con. Hình ảnh mẹ tôi tất tả bước chân trên những khúc đê quanh co của miền quê Phú thọ, tà áo mỏng manh của mẹ càng mỏng manh hơn trong mỗi chiều ngược gió. Thế nhưng đằng sau đó mẹ vẫn tìm về những lời ru bình yên cho con, mẹ vẫn tìm về những lời ru với cả một mùa hoa thơm trái ngọt. Lời ru đong đầy hạnh phúc và niềm tin sáng tươi trên mỗi nẻo đường đời. Tôi hiểu được mẹ tôi trong lời ru ấy và điều tôi hiểu được hơn rằng mẹ tôi chỉ là một hình ảnh rất nhỏ trong kỳ tích của dân tộc mà bao bà mẹ Việt Nam của chúng ta đã làm nên. Những kỳ tích về những chiến công của dân tộc đã dựng lên một bức tượng đài về mẹ Việt Nam đẹp như một huyền thoại.
         
Lời ru của mẹ cho chúng ta lớn lên, cho ta viết được bao vần thơ tặng mẹ, đi dọc những lời ru tha thiết ấy cho ta hiểu được lòng mẹ dành cho con dài rộng biết chừng nào. Trong lời ru của bao bà mẹ, khổ đau đắng cay mẹ giấu vào lòng để cho con hưởng trọn một lời ru ngọt ngào thênh thang hạnh phúc. Để cho con biết qua khổ đau khó nhọc sẽ có một ngày tươi đẹp ở đường đời. Để cho con biết thương những vầng trăng khuyết như dáng mẹ hao gầy năm xưa. Lời ru của mẹ thăm thẳm thiết tha theo suốt cuộc đời con:
 
“À ơi… đi suốt cuộc đời
Vẫn nghiêng cánh võng những lời mẹ ru…
Mẹ gom cả thế gian này
Tình yêu hạnh phúc trao tay con cầm
Nẻo xưa nước mắt âm thầm
Đường gần trái ngọt con cầm trên tay.”
(Đi dọc lời ru – Chu Thị Thơm)
 
“ Ta đi trọn kiếp con người
Vẫn không đi hết mấy lời mẹ ru.”
(Nguyễn Duy)
         
Câu thơ ấy là tấm lòng thành kính của chúng con dâng mẹ và nặng lòng biết ơn mẹ, trong suốt cuộc đời mỗi chúng con lời ru của mẹ lúc nào cũng vấn vương tha thiết ở trong lòng.
         
Lời ru của mẹ vấn vương suốt cuộc đời mỗi chúng ta, ta viết sao cho đủ lòng mẹ qua lời ru thiết tha ấy, để cho ta đi hết cuộc đời này vẫn không đi hết được những lời ru của mẹ .