K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 9 2018

Đằng đông, trời bắt đầu hửng dần. Mặt trời khẽ tung chiếc chăn mây, kéo chiếc xe mặt trời chạy khắp nơi, thổi vào vạn vật một luồng sinh khí mới. Những chú bé nắng tinh nghịch đậu nhẹ nhàng lên cánh hoa làm sương mai cứ ánh lên lóng lánh như những hạt cườm. Tôi chạy ra vườn, hít sâu vào lồng ngực không khí trong lành của buổi sớm. Thật khoan khoái và dễ chịu! Những bông hoa trong vườn nhà tôi bắt đầu tỏa hương như chào đón một ngày mới tươi đẹp.

Lúc này, màn sương đang tan dần. Khoảng vườn như đang tỉnh dậy sau một giấc ngủ dài, Trên tấm thảm xanh trải đầy màu sắc, rực rỡ nhất có lẽ là một bông lan đang hé nở. Một, hai, ba cánh hoa mềm mại, rắng muốt nhung. Điểm tô cho những cánh hoa mềm mại đó là những hạt sương trong veo như hạt ngọc mà trời mây đã hào phóng rắc xuống tặng hoa. Chẳng kém phần rực rỡ, những cụm hoa cẩm chướng cũng xinh đẹp vô cùng . Trên những cánh hoa còn đẹp hơn cả khi được chị nắng rắc những hạt sương lấy từ vầng trăng. Chạy dọc khu vườn là những bé thủy tiên đáng yêu. Gương mặt bé hồn nhiên, ngây thơ với bộ cánh hồng tươi làm các chị hoa ai cũng quý. Giữa vườn, một chàng bưởi vươn lên sừng sững trông thật khỏe khoắn. Chàng đứng trang nghiêm như chú linh chì che chở những quả bưởi non đang nhủ say. Đứng cạnh là một cây lễ to trĩu quả. Từng chùm quả chín vàng treo lơ lửng trên những cánh lá bàng bạc như những ngôi sao. Giản dị hơn cả là cây xoài ở góc vườn. Cây khoác lên mình chiếc áo xanh rờn còn lốm đốm những chiếc lá già khô. Hoa xoài nhỏ li ti đang e ấp láp sau đám lá như e thẹn. những chú bướm đầy màu sắc bây về quyến rũ các nàng hoa xinh đẹp trông như những chiếc nơ bay, làm khu vườn tràn ngập hương sắc.

Khu vườn là cái nôi nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ của tôi. Nó mát dịu và ngọt ngào như dòng sữa mẹ. Ở nơi đó lưu giữ bao kỉ niệm tuổi thơ của tôi.Thật yêu khu vườn , một sự trong lành của thiên nhiên

12 tháng 7 2019

Đây là bài văn mk cop trên mạng bn tham khảo nha

Từ lúc được cắp sách tới trường đến nay, tôi đã được học nhiều thầy cô giáo. Ai cũng thương học trò, quan tâm chăm chút dạy bảo cho học trò từng li từng tý. Nhưng có lẽ, người tôi cảm thấy ngưỡng mộ và kính trọng nhất vẫn là cô giáo Ngọc, giáo viên chủ nhiệm lớp 3 của tôi. Bởi tôi cảm thấy, cô là một người rất gần gũi, những câu chuyện xung quanh cô đều khiến tôi kính nể. Và câu chuyện dưới đây cũng vậy:

Buổi học hôm đó, trong giờ ra chơi, Hải và một bạn lớp bên tên Hùng giành nhau một quả bóng. Hải giành được nhưng không cho Hùng chơi nên Hùng nhảy vào đánh Hải. Tự nhiên bị đấm, Hải tức quá nên cũng nhảy vào đấm Hùng chảy máu mũi bất chấp sự can ngăn của các bạn.

Đúng lúc đó, chú bảo vệ chạy tới, hai tay cầm hai tai của hai bạn rồi đưa vào phòng hiệu phó.

Sau khi kể lại câu chuyện, thầy yêu cầu Hải và Hùng gọi phụ huynh đến để xử lí. Bỗng có tiếng cô giáo Ngọc từ phía sau:

- Thưa thầy, trong hai bạn có một bạn học sinh lớp em. Thầy có thế cho em xử lí việc này được không ạ?

Thầy hiệu trưởng đồng ý và đưa hai bạn sang phòng bên xử lí.

Vừa đi, Hải vừa suy nghĩ: Chắc cô sẽ mắng mình vì mình suốt ngày đi gây chuyện làm lớp bị trừ hết điểm thi đua.

Đang mải suy nghĩ, thì cô giáo lên tiếng:

- Các em có thể kể lại đầu đuôi câu chuyện như thế nào cho cô nghe được không?

Hùng kể lại câu chuyện và đợi cô phân xử.

Sau khi nghe câu chuyện, cô tiến lại chỗ Hùng và nói:

- Cô là cô giáo chủ nhiệm của Hả, cô cũng có lỗi trong việc này nên cô thực sự xin lỗi em.

Hùng ấp úng:

- Cô ơi, cô không cần phải xin lỗi em đâu ạ, người sai là Hải ạ!

Cô mỉm cười và nói:

- Đúng rồi, Hải sai nhưng cô cũng sai khi cô chưa dạy Hải việc không được giật đồ của người khác nên mới xảy ra vụ đánh nhau hôm nay.

Rồi cô ngoảnh sang Hải:

- Hải, cô nghĩ em cũng nhận thấy mình đã sai rồi đúng không? Em hãy xin lỗi bạn và mong bạn tha lỗi đi em.

Hải rụt rè quay sang chỗ Hùng và nói:

- Tớ xin lỗi cậu, lần sau tớ sẽ không làm như thế nữa, mong cậu thứ lỗi cho tớ.

Cô giáo tiếp lời Hải:

- Hùng à, bạn đã biết lỗi và xin lỗi, em có thế tha lỗi cho bạn lần này được không em?

Hùng nhìn cô và đáp:

- Dạ vâng, thưa cô.

Cô mỉm cười, xoa đầu hai bạn và nói:

- Cô có thể nhờ hai bạn cầm tau nhau làm huề được không?

Cả hai mìm cười gật đầu và cầm tay nhau làm huề.

Cuối cùng, cô giáo khuyên Hải về lớp học bài để cô đưa Hùng qua phòng y tế để rửa vết thương cho bạn. Tan học, cô cũng đưa Hùng về và không quên gửi lời xin lỗi đến phụ huynh của bạn ấy về sự việc sáng nay.

Không biết, nghe xong câu chuyện, các bạn cảm thấy thế nào nhưng đối với tôi, tôi thực sự rất khâm phục cô và tâm đắc câu nói của cô: "Hải sai nhưng cô cũng sai khi cô chưa dạy Hải việc không được giật đồ của người khác". Chính những hành động của cô đã khiến Hải tự nhận thấy mình có lỗi. Cô Ngọc quả là người biết dạy dỗ học sinh.

12 tháng 7 2019

Như thế này đc ko

Mở bài:

‐ Thời gian kể chuyện cho bố mẹ nghe (sau bữa cơm tối, trước khi đi ngủ hoặc lúc đang ngồi xem ti vi).

‐ Giới thiệu truyện mình sẽ kể (truyện biểu cảm, truyện cười hay cảm động).

Thân bài:

‐ Đưa ra thời gian, địa điểm chính xác câu chuyện em sắp kể (bao giờ, ở đâu).

‐ Những nhân vật trong câu chuyện là gi? Em có mặt trong đấy không hay chỉ chứng kiến và kể lại?

‐ Diễn biến của câu chuyện. Trong truyện có các tình tiết cảm động, vui, buồn hoặc gây cười hay không?

‐ Kết thúc câu chuyện em rút ra bài học gì? Em có suy nghĩ gì về câu chuyện đó không?

‐ Ghi lại thái độ của bố mẹ?

‐ Bố mẹ có lời khuyên gì hay không?

Kết bài:

‐ Không khí gia đình sau khi nghe câu chuyện em kể.

‐ Nêu cảm xúc và suy nghĩ của bạn thân.

5 tháng 9 2018

I. Mở bài: giới thiệu ông nội

Gia đình em có 5 người, ba mẹ em, ông bà nội và em. Người mà em thân thiết và gần gũi nhất là ông nội. ông là niềm tự hào, là mục tiêu phấn đấu của em. Ông luôn là người tiếp lửa, là người cho em niềm tin để phấn đấu trong cuộc sống và học tập. bên cạnh đó, ông nội còn là người ảnh hưởng trực tiếp đến nếp sống của em. Em rất yêu quý ông nội.

II. Thân bài

1. Giới thiệu bao quát

Ông nội năm này 72 tuổi. ông là một thầy giáo về hưu. Từ ngày về hưu ông cứ lầm lũi với mấy chậu kiểng và con chim của ông. Cuộc sống khổ cực đã làm ông vất vả cả cuộc đời, đến cuối đời lại có cuộc sống thanh tịnh. Từ khi nghỉ hưu ong buồn hẳn, nhưng điều đó là diều hiển nhiên mà ông phải chấp nhận.

2. Giới thiệu chi tiết.

a. Tả ngoại hình

- Năm nay, ông nội em 75 tuổi

- Nội cao khoảng gần mét bảy. Khuôn mặt nội hơi tròn.

- Mái tóc nội màu muôi tiêu, dày và cứng

- Lông mày đậm, hơi xếch.

- Ông nội luôn tươi cười

- Nội già nên phải đi khom khom

b. Tả tính tình

- Ông rất tận tụy với công việc và hòa nhã với dồng nghiệp.

- Cần mẫn làm việc, tuổi trẻ của ông luôn đặt công việc lên hàng đầu

- Chăm lo cho con cái rất chu đáo.

- Yêu thương mọi người.

- Giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn.

- Ông thường dạy em về lòng thương người, lễ phép và sống lễ nghi.

III. Kết bài

Nêu cảm nghĩ về ông nội và tình cảm dành cho ông

- Em rất tự hào về ông.

- Ông là chỗ dựa vững chắc của em.

- Ông là nguồn động viên để em vững bước trên con đường học tập.

- Ông là tượng đài tráng lệ trong em.

kb nhé

5 tháng 9 2018

Mở bài:

giới thiệu về người thân? Người đó là ai?

Khái quát tình cảm dành cho người thân yêu mến, khâm phục, ngưỡng mộ,......

Thân bài

- Nét ấn tượng về ngoại hình

+ Tuổi tác

+ Đôi mắt hiền từ

+ Dáng đi nhẹ nhàng

+ Đôi bàn tay gầy gầy, xương xương, rám nắng.......

=> Vẻ bề ngoài hiền từ , phúc hậu nên được mọi người yêu mến ngay lần gặp đầu tiên

- Tính cách

+ Là người phụ nữ đảm đang, tháo vát lo cho cuộc sống của gia đình

+ Mẹ dạy cách đối nhân xử thế

+ Em rất yêu thương , khăm phục, trân trọng và bik ơn vì sự hi sinh của mẹ cho cuộc sống gia đình

+ Mẹ là người hàng xóm tốt bụng..... với ai mẹ cũng giúp đỡ mà ko cần đền đáp nên dc mọi người yêu mến → riêng tôi, tôi rất tự hào và hãnh diện khi có 1 ng mẹ như thế

- Nhắc đến kỉ niệm của mình và người thân để nói lên => Mẹ dịu dàng và bao dung lời dạy bảo ân cần của mẹ sẽ là hành trang cho con suốt cuộc đời,. Ai cũng có 1 lần sai nhưng qua trọng là phải biết sửa lỗi

Kết Bài:

+ Khẳng định tình cảm dành cho người thân

+ Liên hệ bản thân

4 tháng 10 2018

I.Mở bài: giới thiệu về cây lúa nước
Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Từ bao đời nay, cây lúa luôn là biểu tượng của người dân Việt Nam. Cây lúa luôn gắn bó với con người Việt Nam, làng quê Việt Nam chính vì thế nó đã trở thành biểu tượng văn minh của nước ta. Mỗi một ai là người con của dân tộc Việt Nam thì luôn tự hòa với nền văn minh này. Lúa có tác dụng như thế nào và tầm ảnh hưởng ra sao, chsung ta cùng đi tìm hiểu.

II.Thân bài
1.Khái quát

- Lúa là một cây trồng thuộc nhóm ngũ cốc và rất quan trọng đối với người dân Việt Nam
- Là cây lương thực chủ yếu của người dân Việt Nam và các nước trên thế giới

2.Chi tiết về cây lúa
Đặc điểm của cây lúa
+ Cây lúa sống ở dưới nước
+ Thuộc loại cây một lá mầm
+ Là loài cây tự thụ phấn

Cấu tạo của cây lúa: 3 bộ phận
+ Rễ:

  • Bộ rễ lúa thuộc loại rễ chùm. Những rễ non có màu trắng sữa, rễ trưởng thành có màu vàng nâu và nâu đậm, rễ đã già có màu đen.
  • Thời kỳ mạ: rễ mạ dài 5-6 cm
  • Thời kỳ sau cấy: Bộ rễ tăng dần về số lượng và chiều dài ở thời kỳ đẻ nhánh, làm đòng
  • Thời kỳ trỗ bông : Bộ rễ đạt giá trị tối đa vào thời kỳ này,chiều dài rễ đạt 2- 3 km/ cây


+ Thân lúa: thân lúa gồm lá lúa, bẹ lúa, lá thìa và tai lá

  • Bẹ lá: là phần đáy lá kéo dài cuộn thành hình trụ và bao phần non của thân.
  • Phiến lá: hẹp, phẳng và dài hơn bẹ lá ( trừ lá thứ hai).
  • Lá thìa: là vảy nhỏ và trắng hình tam giác.
  • Tai lá: Một cặp tai lá hình lưỡi liềm


Chức năng của thân:

  • Chống đỡ cơ học cho toàn cây, dự trữ tạm thời các Hydratcacbon rước khi lúa trỗ bông . Lá làm nhiệm vụ quang hợp, chăm sóc hợp lí, dảm bảo cho bộ lá khoẻ, tuổi thọ lá lúa sẽ chắc hạt, năng suất cao.

+ Ngọn: đây là nơi bông lúa sinh trưởng và trở thành hạt lúa. Lúa chín có màu vàng và người nông dân gặt về làm thực phẩm.

Cách trồng lúa:

  • Hạt lúa ủ thành cây mạ
  • Mạ lúa cấy xuống thành cây lúa
  • Chăm sóc tạo nên cây lúa trưởng thành và trổ bông
  • Lúa chín gặt về tạo thành hạt lúa


Vai trò của lúa: lúa cho hạt

  • Trong cuộc sống thường ngày: chế biến thành cơm và các loại thực phẩm khác
  • Trong kinh tế: buôn bán và xuất khẩu lúa gạo


Thành tựu về lúa:

  • Ngày nay, Việt Nam đã lai tạo hơn 30 loại giống lúa khác nhau và được công nhận là giống lúa quốc gia.
  • Từ một nước nghèo đói, lạc hậu. Việt Nam nay là nước thứ 2 xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, chỉ đứng sau Thái Lan.
  • III.Kết bài: nêu cảm nghĩ và ý nghĩa của cây lúa

    Dù Việt Nam có phát triển và đạt những thành tựu như thế nào vẫn là một lương thực không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày của con người Việt Nam. Chính nhờ vào lúa mà ta đã có những bước chuyển biến đáng kể. Việt Nam sẽ luôn là nước có nền văn minh lúa nước.
  • k mk nha
  • đây là 1 dàn ý nhé
4 tháng 10 2018

Lập dàn ý thuyết minh về cây lúa nước Việt Nam lớp 9
I. Mở bài
– Giới thiệu tổng quát về cây lúa.
– Cây lúa gắn bó với đời sống Việt Nam từ xưa đến nay. Lúa là thức ăn nuôi dưỡng con người.
– Cây lúa phổ biến tại Việt Nam và nhiều nước khác trên thế giới.
– Việt Nam có tên gọi là văm minh lúa nước.
II. Thân bài 1. Khái quát
– Cây lúa là cây trồng quan trọng của người dân Việt Nam.
– Là nhóm cây lương thực chính của người Việt Nam và các nước khác trên thế giới.
2. Chi tiết. a. Đặc điểm, hình dạng và kích thước của cây lúa.
– Cây lúa sống chủ yếu nhờ nước nên được gọi là lúa nước. Không có nước, lúa không thể sống nổi.
– Thuộc loại cây một lá mầm và rễ chùm.
– Thân cây lúa thường mọc thẳng, được nối với nhau nhiều đốt và thân cây rỗng và mền, có thể dùng tay bóp nát một cách dễ dàng.
– Thân cây lúa có chiều rộng từ 2-3 cm, chiều cao khoảng từ 60 – 80 cm. – Lúa được chia thành ba bộ phận:
+ Rễ: nằm dưới đất có tác dụng hút dinh dưỡng nuôi cơ thể.
+ Thân: là cầu nối dinh dưỡng từ rễ lên ngọn.
+ Ngọn: đây là nơi bông lúa sinh trưởng và trở thành hạt lúa. Lúa chín có màu vàng và người nông dân gặt về làm thực phẩm.
b. Cách trồng lúa: – Gieo giống: hay còn được gọi là đi gieo, để cho cây lúa sinh trưởng tốt người xưa có quan niệm phải trải qua 4 giai đoạn: nhất nước – > nhị phân – > tam cần – > tứ giống
+ Nhất nước: lúa sinh trưởng là nhờ vào nước, cho nên khi trồng lúa người nông dân phải chú trọng đến nước nhằm đảm bảo cho cây lúa sinh trưởng tốt nhất.
+ Nhị phân: thứ hai là phân bón, ngày nay có rất nhiều phân bón hỗ trợ cho lúa, điều đó giúp cây lúa phát triển mạnh và tránh được các mầm bệnh trong cây. Nhưng phân cũng cần phải bón đúng loại, đúng lúc và đầy đủ.
+ Tam cần: đó là cần cù trong việc lao động, đưa các phương pháp tiến bộ kỹ thuật vào trồng lúa.
+ Tứ giống: một cây lúa khỏe mạnh, năng suất cao phụ thuộc nhiều vào giống, hiện nay có khá nhiều loại giống có sức đề kháng lại rầy, sâu nên được khá nhiều bà con lựa chọn.
– Cấy lúa: ngày xưa việc gieo mạ bằng tay nên lúa mọc không đều, khi cây lúa cao khoảng 20 cm. Người nông dân tiếp tục ra đồng để cấy lại lúa cho thật thẳng, đều để giúp cây phát triển tốt hơn. Nhưng ngày nay, việc gieo lúa bằng máy nên người nông dân đỡ vất vả. Cây lúa ngay từ khi gieo đã thẳng hàng nên người nông dân không cần đi cấy lúa như ngày xưa.
– Chăm sóc lúa: Trong suốt thời gian cây lúa sinh trưởng, hàng tuần người nông dân phải ra đồng chăm lúa và lấy nước. Việc thăm lúa giúp người nông dân phát hiện ra các ổ sâu, chuột hại lúa. Khi lúa bắt đầu đẻ nhánh, người nông dân phải làm cỏ, bón phân và diệt sâu bỏ nhằm giúp cây lúa phát triển tốt hơn.
– Gặt lúa: khi cánh đồng bắt đầu ngả màu vàng, người nông dân từng tốp ra đồng để thu thành quả sau một thời gian lao động. Ngày trước người nông dân thu hoạt lúa bằng tay, điều đó khiến cho bà con tốn kém và vất vả. Vì sau khi gặt, người nông dân đem về và phải tuốt lúa, phơi. Nhưng ngày nay việc thu hoạch lúa bằng máy, lúa được tuốt ngay ngoài đồng nên bà con đỡ vất vả hơn ngày trước.
– Sau khi gặt lúa: để tiếp tục cho các vụ tiếp theo, người nông dân lại ra đồng cày, bừa cho đất thật phẳng để tiếp tục gieo. c. c : Vai trò của cây lúa.
– Sau khi xay lúa, người ta dùng gạo để ăn: hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại gạo như: gạo thơm, gạo B40, gạo 504, gạo Xuân Mai, gạo tẻ, gạo nếp.
– Lúa được dùng để chế tạo các loại bánh như: bánh đa, bánh đúc, bánh giò, bánh tẻ, bánh phở…
– Lúa là thực phẩm chính của người dân không chỉ tại Việt Nam mà còn các nước khác trên thế giới.
+ Lúa non được dùng để làm cốm.
+ Sau khi xay hạt lúa, lúa được tách ra thành 2 loại đó là: gạo và trấu. Gạo dùng để ăn. Trấu dùng để làm phân bón cho cây cối, làm nguyên liệu đốt hoặc thẩm chí làm ổ cho già, vịt nằm trong mùa lạnh.
+ Thân lúa sau khi lấy hạt được gọi là rơm: rơm được phơi khô và chất thành đống để dữ trự. Rơm được dùng để làm thức ăn cho gia súc, làm nguyên liệu đốt và dùng để gia súc nằm khi trời lạnh.
+ Tóc: cái này hơi khó hiểu cho những bạn chưa biết nhiều về lúa. Ngày xưa, người nông dân gặt lúa tận góc, sau đó lấy hạt. Thứ còn lại là thân cây lúa, người nông dân cận thận phơi thân cây đó thật khô và đan lại với nhau thành những tấm lớn dùng để lợp nhà.
d. Thành tựu – Ngày nay, Việt Nam đã lai tạo hơn 30 loại giống lúa khác nhau và được công nhận là giống lúa quốc gia.
– Từ một nước nghèo đói, lạc hậu. Việt Nam nay là nước thứ 2 xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, chỉ đứng sau Thái Lan.
III. Kết bài.
– Cây lúa vô cùng quan trọng đối với người dân Việt Nam.
– Lúa không chỉ đem lại cuộc sống no đủ, mà nó còn mang đến cho người dân Việt Nam một nét đẹp trong đời sống văn hóa tinh thần mà không có một thứ gì có thể thay thế được.

k mk nhé

26 tháng 11 2016

Mở bài: - Giới thiệu và nêu giá trị của sách nói chung với cuộc sông con người. - Giới thiệu về SGK và tình cảm của em với cuốn SGK Ngữ văn 7, tập một.
Thản bài: - Giới thiệu xuất xứ của sách: + SGK Ngữ văn 7, tập một được ra đời từ Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. + Các tác giả cuốn sách là những giáo sư, nhà nghiên cứu đầu ngành về văn chương của Việt Nam. - Thuyết minh, giới thiệu về hình thức bề ngoài của sách: + Cuốn sách có hình thức đơn giản, hài hòa, khổ 17x24 rất phù hợp và thuận tiện cho học sinh khi sử dụng. + Bìa một của cuốn sách có tông màu nổi bật là màu lòng tôm đậm pha hồng rất bắt mắt. Trên cùng là dòng chữ “Bộ Giáo dục và Đào tạo” được in trang trọng. Dưới đó là tên cuốn sách được viết theo kiểu chữ hoa mềm mại: “Ngữ văn” màu xanh da trời. Số 7 màu trắng nhã nhặn nhưng cũng rất dễ nhìn, dễ nhận ra. . + Bìa bốn của cuốn sách có biểu tượng vương miện kim cương chất lượng quốc tê quen thuộc của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. Danh sách bộ SGK lớp7 cũng được in rõ ràng, đầy đủ. Cuối trang là mã vạch và giá tiền. - Giới thiệu bao quát bố cục của sách: + SGK Ngữ văn 7, tập một có 17 bài, tương ứng với 17 tuần. + Mỗi bài lại gồm 4 bài nhỏ trong đó thường là 2 văn bản, 1 bài Tiếng Việt và 1 bài Tập làm văn. + Quyển sách là sự phát triển kế tiếp SGK lớp 6. - Giới thiệu nội dung, giá trị của cuốn sách: + Ở phần Văn học, học sinh sẽ được làm quen, tiếp xúc, tìm hiểu các tác phẩm văn học Việt Nam từ đầu thê kỉ XIX đến 1945. Đồng thời, sách còn giới thiệu phần văn học nước ngoài với những tác phẩm đặc sắc của Mĩ, Tây Ban Nha, Đan Mạch, Liên bang Nga. + Phần Tiếng Việt gồm cả từ ngữ và ngữ pháp được sách cung cấp rất dễ hiểu, khoa học, ngắn gọn, vừa cung cấp tri thức, vừa giúp học sinh luyện tập. + Ớ phần Tập làm văn, ngoài việc tiếp tục làm văn tự sự, học sinh còn được học thêm một thể loại rất mới là văn thuyết minh. - Nêu cách sử dụng, bảo quản sách: + Để cuốn sách có giá trị sử dụng lâu bền, chúng ta cần giữ gìn cẩn thận, không quăng quật, không vo tròn, không gập đôi cuốn sách. + Hơn thế nữa, chúng ta nên mặc thêm cho cuôn sách một chiếc áo ni lông vừa bền vừa đẹp để sách sạch hơn, an toàn hơn. Kết bài: Khẳng định giá trị, ý nghĩa lớn lao của quyển sách đối với học trò.


 

15 tháng 12 2017

Bác Hồ là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta, người cũng là một thi nhân có tài. Trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp, tuy phải bận bề trăm công nghìn việc nhưng Bác vẫn có thể sáng tác ra những vần thơ tuyện vời, trong đó có tuyện tác về cảnh trăng xuân: “Nguyên tiêu”. Bài thơ dược ra đời trong thời kì chống Pháp. Bài thơ được viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, nhưng lại được dịch theo thể thơ lục bát

Rằm xuân lồng lộng trăng soi

câu thơ đầu tiên Bác đã đưa chúng ta đến dòng sông ấy ánh trăng ấy để cùng cảm nhận thưởng thức cảnh đẹp cùng Bác. Lời thơ thật tự nhiên nhưng cũng thật tinh tế khiến cho chúng ta cảm nhận được bài thơ một cách chân thật nhất. Ánh trăng đêm xuân an lành lồng lộng. Từ “lồng lộng” được đảo lên trên cho ta thấy cái rộng lớn bao la của cảnh sắc đêm xuân. Hình ảnh ánh trăng thường được sử dụng trong thơ Bác như một người bạn tri âm tri kỉ. Ở đây, ngay trong đêm Rằm vẫn luôn dõi theo, bầu bạn với Bác.

Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân

Câu thơ cho ta thấy cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp. Hai từ “xuân” lặp lại nối tiếp nhau mở ra cho ta một không gian rợn ngợp tràn đầy sắc xuân, tràn đầy sức sống. Sông, nước, ánh trăng như nối liền nhau, giao hòa với nhau giữa vẻ đẹp của đất trời.

Giữa dòng bàn bạc việc quân

Bác không ngắm trăng một cách đơn giản chìm đắm như bao người khác mà người đó đang mang nặng một nỗi lòng đất nước. Giữa đất trời đang đẹp tươi đang tràn ngập không khí mùa xuân thì bác cùng những người chiến sĩ đang bàn việc nước. Chẳng những thế, câu thơ còn gợi những ngạc nhiên về tấm lòng của Bác dành cho thiên nhiên: tại sao vào giờ khắc bận rộn bộn bề việc nước như thế, Bác vẫn dành thời gian cho thiên nhiên cảnh vật. Điều đó thể hiện tư thế lạc quan yêu đời của Bác, đó là tư thế ung dung tự tại, không ngại khó khăn gian khổ. Điều này thể hiện nhân cách đạo đức cao đẹp trong con người của Bác, đó là tấm gương để con cháu chúng ta noi theo

Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền

Con thuyền trong câu thơ cuối là ẩn dụ sâu sắc về thắng lợi của cách mạng. Con thuyền cách mạng rực rỡ ánh trăng ngân báo hiệu cho ngày chiến thắng không còn cách xa. Câu thơ thể hiện một niềm lạc quan, niềm tin vô cùng với cách mạng

Bài thơ “Rằm tháng Giêng” là một bài thơ độc đáo của Bác Hồ. Bài thơ vừa thể hiện tình yêu thiên nhiên vô cùng của Bác đồng thời cũng nói lên tinh thần lạc quan giữa hoàn cảnh chiến tranh khắc nghiệt.

20 tháng 1 2019

b)Bố cục:
- Phần 1 (từ đầu đến "lũ bán nước và lũ cướp nước"): Khẳng định tinh thần yêu nước và truyền thống quý báu của dân tộc.
- Phần 2 (tiếp theo đến "lòng nống nàn yêu nước"): Tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong quá khứ và hiện tại.
- Phần 3 (đoạn còn lại): Phát huy tinh thần yêu nước của dân tộc trong thực tế là nhiệm vụ rất quan trọng.

20 tháng 1 2019

phan đoàn linh, lại chép mạng mất r

Mọi người ơi Giúp em làm bài này với nhớ là ko dc cop trên mạng mà phải tự viết nhé em cho dàn bài rồi làm theo nhé! Cảm ơn!(phần in đậm là dàn bài nhé)1.     Viết đoạn văn  cảm nhận của mình về tình bạn.   + Câu mở đoạn:  Giới thiệu được tình bạn trong cuộc sống mà em đang hiện cóVD: Học xong bài bạn đến chơi nha em thấy tình bạn có vai trò rraars quan trọng trong cuôc sống của mỗi chúng ta.  + Các câu thân...
Đọc tiếp

Mọi người ơi 

Giúp em làm bài này với nhớ là ko dc cop trên mạng mà phải tự viết nhé em cho dàn bài rồi làm theo nhé! Cảm ơn!(phần in đậm là dàn bài nhé)

1.     Viết đoạn văn  cảm nhận của mình về tình bạn.

   + Câu mở đoạn:  Giới thiệu được tình bạn trong cuộc sống mà em đang hiện có

VD: Học xong bài bạn đến chơi nha em thấy tình bạn có vai trò rraars quan trọng trong cuôc sống của mỗi chúng ta.

  + Các câu thân đoạn : Nêu cảm nhận :

     Chia sẻ thông cảm, quan tâm , đoàn kết,  giúp đỡ nhau trong mọi việc vượt qua khó khan .Luôn động viên khích lệ, chân thành không vụ lợi…..

   + Câu kết đoạn: Phải biết yêu thương, trân trọng những điều tốt đẹp và tha thứ rộng lượng bỏ qua những lỗi lầm cho nhau thì tình bạn mới vững bền.

2.     Viết đoạn văn cảm nhận về tình bà cháu.

 + MĐ :Giới thiệu được người bà luôn yêu thương quan tâm đến em

 + TĐ: Nêu cảm nhận :

   - Bà lo lắng; Bảo ban nhắc nhở em trong mọi việc

   - Luôn động viên khích lệ em; Chỉ bảo em những điều hay lẽ phải

 +  KĐ: Tình cảm của em dành cho bà của mình ( yêu thương , kính trọng , biết ơn , mong bà luôn sống vui sống khỏe ..)

Cảm ơn

0