K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 4 2022

Tham Khảo:

Phía sau làng em, có một con sông xanh biếc chảy ngang qua, đem theo những trù phú và nguồn sống.

Không ai biết con sông tên là gì, có từ bao giờ. Bởi từ những người đầu tiên về đây lập nghiệp thì con sông đã có ở đó rồi. Dòng sông không quá rộng, bề ngang chừng hơn năm mét, quanh năm nước đầy ăm ắp. Nước sông trong xanh, nhưng khi nhìn từ trên xuống sẽ là một màu thăm thẳm, bởi sông khá là sâu. Cũng bởi sông sâu nên rất tĩnh lặng. Mặt sông lúc nào cũng như một mảnh gương lớn, cho đám mây nghiêng soi.

Dưới lòng sông, là một lớp bùn non, là nơi sinh sống của biết bao cua, ốc, hến. Rồi dòng nước mát lành kia cũng là nhà của các loài cá sông tươi ngon. Đó là nguồn sống của rất nhiều người dân trong làng. Hình ảnh những chiếc thuyền nan, cùng chiếc lưới đánh cá, đã quen thuộc đến thành lệ của dân làng nơi khúc sông này. Hai bên bờ sông, là ruộng lúa của làng. Nhờ nguồn nước dồi dào từ sông, mà quanh năm xanh mướt. Thật đẹp xiết bao vào những vụ mùa lúa chín thơm vàng. Nhìn như cả con sông cũng đổi màu.

Dòng sông quê em cứ thế thầm lặng mà len lỏi, yên vị trong trái tim của mỗi người dân làng. Dù đi đâu, ai cũng nhớ về làng, về con sông yêu thương ấy.

Tham khảo :

 

Quê hương em là một vùng đất tươi đẹp. Nơi đây có cánh đồng lúa rộng mênh mông bát ngát, có bờ đê thoai thoải mà mỗi chiều về lại nô nức lũ trẻ thả diều, có con đường làng gập ghềnh đất đỏ… Nhưng đi xa, em nhớ nhất vẫn là con sông êm đềm chảy phía cuối làng, nơi níu giữ những kỉ niệm đẹp nhất của tuổi thơ em.

Dòng sông quê em lớn lắm. Nghe bà nội bảo, dòng sông ấy chảy từ ngọn núi lớn phía Bắc, băng qua bao núi rừng hùng vĩ, rồi chảy về thôn làng đây. Bàn về dòng sông, thì có nhiều sự tích lắm. nào là sông do nước mắt của nữ thần chảy xuống tạo thành, nào là sông chính là tấm lụa đào của bà tiên rớt xuống… Sự tích nào cũng làm lũ trẻ chúng em phát mê. Tên gọi của dòng sông đến nay cũng vẫn là một thứ còn nhiều tranh cãi. Khi mỗi nơi lại gọi bằng một cái tên khác nhau. Riêng người dân làng em, thì đều gọi nhau bằng cái tên thân mật là sông Cầu. Đơn giản là bởi cả dòng sông dài không có cây cầu nào cả, người dân cứ ngóng mãi mà gọi là sông Cầu.

Suốt bốn mùa, nước sông luôn đầy ăm ắp, nhưng đầy nhất vẫn là vào những tháng mùa mưa. Nước sông một màu xanh ngắt. Một phần vì dưới đáy sông có rất nhiều rêu xanh mọc tự nhiên, nhưng một phần cũng bởi nó đang ánh lại bầu trời xanh biêng biếc ở trên cao kia. Ở những đoạn sông có nhiều rêu xanh ấy, nước rất sâu, có khi phải đến hơn năm mét. Chỉ có tàu thuyền mới dám đi qua đoạn sông này. Còn khúc sông dưới, nơi chảy qua khu dân cư, nước chỉ tầm một đến hai mét, nước trong vắt, dưới đáy toàn là sỏi đá mới là nơi mà mọi người dám ra bơi lội, sinh hoạt. Hai bên bờ sông có. Trong đó những cây dương xỉ là nhiều nhất, rồi cả những bạch đàn, thông… Tất cả đều là của thiên nhiên ban tặng cả.

Dòng sông quê em như là một hiện thân của mẹ thiên nhiên dịu dàng và phẳng lặng. Mặt sông quanh năm bình thản như một mặt gương, chỉ ồn ào tấp nập khi mọi người ùa đến. Dưới lòng sông, ở những khúc sâu, là cả một thế giới của cá, của tôm, của hến. Nên mới có những người quanh năm làm nghề đánh bắt cả, mò ốc, mò hến ở ven sông. Ấy thế mà vẫn đủ cho mấy miệng ăn của cả một gia đình. Sáng sáng, hình ảnh những chiếc thuyền nan nhỏ lênh đênh trên bờ sông, những chiếc lưới đánh cá vung rộng trên mặt nước, những bóng lưng lúi húi đãi hến, tìm ốc, và cả những giọng hò mộc mạc mà mê say văng vẳng, đã là đặc sản riêng của chốn sông quê này. Và rồi, cũng quen thuộc không kém, là những chuyến đò, chuyến thuyền lớn chở người đi qua sông. Người đi bộ, thì ưa đi đò, người có xe máy, ô tô thì phải đi tàu mới có chỗ để xe. Theo đó, mấy chiếc thuyền bán hoa quả, rau củ, bánh kẹo… cũng tấp nập sớm hôm. Mà vui nhất, chính là ở khúc sông phía cuối, nơi không quá sâu và chẳng có tôm có cá. Đó là nơi, mà cứ chiều chiều, lũ trẻ trong làng lại kéo nhau ra nhảy ùm xuống tắm mát. Rồi các bà, các mẹ mang quần áo ra giặt, ra giũ. Hay đơn giản, là những cụ bà, cụ ông, lót cái tàu cau rồi ngồi kể chuyện ngày xưa, khiến lũ trẻ mê tít thò lò. Tất cả cứ bình lặng và giản dị như thế.

Bây giờ, quê hương đã có nhiều thay đổi. Những ngôi nhà cao tầng mọc lên từng dãy, những chiếc cầu lớn bắc qua sông cũng đã được xây lên. Lũ trẻ cũng đã không mấy mặn mà với việc bơi lội dưới sông nữa. Nhưng dòng sông thì vẫn trong vắt và hiền hòa như thế. Luôn dang rộng vòng tay chào đón những đứa con trở về.

24 tháng 10 2023

Từ khi sinh ra đến nay, em vẫn luôn gắn bó với mảnh đất quê hương yêu dấu này. Mỗi cảnh đẹp của quê hương đều gắn với những kỉ niệm tuyệt đẹp của tuổi thơ em. Trong đó, sâu sắc nhất có lẽ là dòng sông Bạch Đằng nơi mang lại chiến thắng nhờ công lao của vua Ngô Quyền (cho chị 5 sa nhoa)

25 tháng 10 2023

thank jisoo kim nha

22 tháng 10 2023

 

Đây là bài tham khảo của tớ, cậu dựa vào đây mà viết nhé.👍

 

Con suối chảy qua bản tôi bốn mùa nước xanh trong. Những ngày lũ cũng chỉ đục vài ba ngày. Chiếc cầu bằng xi măng cốt thép bắc qua con suối quê tôi. Trẻ nhỏ thường tụ tập hai bên thành cầu nhìn xuống nước, xem những con cá lườn đỏ, cá lưng xanh ngửa bụng trắng xóa, ăn “ghét đá”. Cá bơi lượn lấp loáng như hàng nghìn ngôi sao rơi xuống lòng suối. Chỉ có đoạn suối qua bản tôi là còn nhiều cá như vậy, các già bảo giữ các để làm đẹp cho bản và để mọi người có thể câu lấy vài con mà ăn.

22 tháng 10 2023

Đây là bài tham khảo của tớ, cậu dựa vào đây mà viết nhé.👍

Con suối chảy qua bản tôi bốn mùa nước xanh trong. Những ngày lũ cũng chỉ đục vài ba ngày. Chiếc cầu bằng xi măng cốt thép bắc qua con suối quê tôi. Trẻ nhỏ thường tụ tập hai bên thành cầu nhìn xuống nước, xem những con cá lườn đỏ, cá lưng xanh ngửa bụng trắng xóa, ăn “ghét đá”. Cá bơi lượn lấp loáng như hàng nghìn ngôi sao rơi xuống lòng suối. Chỉ có đoạn suối qua bản tôi là còn nhiều cá như vậy, các già bảo giữ các để làm đẹp cho bản và để mọi người có thể câu lấy vài con mà ăn.

                                   Suối Nguồn và Dòng SôngCó một dòng sông xinh xắn, nước trong vắt. Đáy nước soi cả trời mây lồng lộng. Ban đêm, mặt nước lấp lánh trăng sao. Thật huyền ảo và thơ mộng. Dòng Sông ấy là con của bà mẹ Suối Nguồn. Lớn lên, Dòng Sông từ biệt mẹ để đi về xuôi. Bà mẹ Suối Nguồn theo tiễn con ra tận cánh rừng đại ngàn. Ngắm mãi không thôi đứa con yêu quý, bà mẹ Suối Nguồn dặn...
Đọc tiếp

                                   Suối Nguồn và Dòng Sông

Có một dòng sông xinh xắn, nước trong vắt. Đáy nước soi cả trời mây lồng lộng. Ban đêm, mặt nước lấp lánh trăng sao. Thật huyền ảo và thơ mộng. Dòng Sông ấy là con của bà mẹ Suối Nguồn. Lớn lên, Dòng Sông từ biệt mẹ để đi về xuôi. Bà mẹ Suối Nguồn theo tiễn con ra tận cánh rừng đại ngàn. Ngắm mãi không thôi đứa con yêu quý, bà mẹ Suối Nguồn dặn với theo: - Ráng lên cho bằng anh bằng em. Thỉnh thoảng nhớ về thăm mẹ, con nhé! Từ giây phút ấy, lòng mẹ Suối Nguồn cứ thắc thỏm không yên. Bà tưởng tượng ra bao nhiêu là ghềnh thác, vực thẳm mà đứa con gặp phải. “Ôi, đứa con bé bỏng”. Mẹ Suối Nguồn thì thầm. Dòng Sông cứ bình thản trôi xuôi. Phía trước có bao nhiêu điều mới lạ, hấp dẫn đang chờ đón. Càng đi, tầm mắt càng được mở rộng thêm ra. Bồng bềnh trong niềm vui, mê mải với những miền đất lạ. Dòng Sông đã cách xa mẹ Suối Nguồn nhiều ngày đường lắm rồi. Cho tới hôm Dòng Sông ra gặp biển, nó mới giật mình nhớ tới mẹ Suối Nguồn. Thường lúc người ta biết nghĩ, biết thương mẹ thì đã muộn. “Ôi, ước gì ta được về thăm mẹ một lát!”. Dòng Sông ứa nước mắt. Từ trên trời cao, một đám mây lớn sà xuống. Đám Mây tốt bụng mỉm cười thông cảm: - Bạn thân mến, đừng buồn. Tôi sẽ giúp bạn. Nào, bạn hãy bám chắc vào cánh tôi nhé. Đám Mây trở nên nặng trĩu bởi vô vàn những hạt nước nhỏ li ti bám vào. Nhằm hướng thượng nguồn, Đám Mây cõng bạn bay tới. Khi đã trông rõ cánh rừng đại ngàn, Đám Mây khẽ lắc cánh: - Chúng mình chia tay ở đây nhé. Bạn hãy về thăm và xin lỗi mẹ Suối Nguồn. Trên đời này, không có gì sánh nổi với lòng mẹ đâu bạn ạ. Những giọt nước long lanh nối nhau rơi xuống. Mau dần. Rồi ào ạt thành cơn mưa

Câu 1: 

Đóng vai dòng sông, viết vào dòng trống những điều dòng sông nói với mẹ suối nguồn khi trở về thăm mẹ

0
Hãy sắp xếp các câu văn dưới đây để được một đoạn văn miêu tả cảnh đẹp Vịnh Hạ Long.(1) Tùy theo sự phân bố của đảo, mặt vịnh Hạ Long lúc toả mênh mông, lúc thu hẹp lại thành ao, thành vũng, lúc bị kẹp giữa hai triền đảo như một dòng suối, lúc uốn quanh chân đảo như dải lụa xanh.(2) Đảo có chỗ sừng sững chạy dài như bức tường thành vững chãi, ngăn khơi với lộng, nối mặt biển với...
Đọc tiếp

Hãy sắp xếp các câu văn dưới đây để được một đoạn văn miêu tả cảnh đẹp Vịnh Hạ Long.
(1) Tùy theo sự phân bố của đảo, mặt vịnh Hạ Long lúc toả mênh mông, lúc thu hẹp lại thành ao, thành vũng, lúc bị kẹp giữa hai triền đảo như một dòng suối, lúc uốn quanh chân đảo như dải lụa xanh.
(2) Đảo có chỗ sừng sững chạy dài như bức tường thành vững chãi, ngăn khơi với lộng, nối mặt biển với chân trời.
(3) Trên một diện tích hẹp mọc lên hàng nghìn đảo nhấp nhô khuất khúc như rồng chầu phượng múa.
(4) Cái đẹp của Hạ Long trước hết là sự kì vĩ của thiên nhiên.
(5) Có chỗ đảo dàn ra thưa thớt, hòn này với hòn kia biệt lập, xa trông như quân cờ bày chon von trên mặt biển.

 (4) – (2) – (5) – (5) – (3)

 (4) – (1) – (3) – (2) – (5)

 (4) – (3) – (2) – (5) – (1)

 (4) – (3) – (1) – (2) – (5)

1
15 tháng 4 2022

(4) – (3) – (2) – (5) – (1)

15 tháng 4 2022

đây nha ;v 

6 tháng 4 2022

( 4 ) ; (2) ; (5) ; (1) ; (3)

15 tháng 10 2021

1. Gạch dưới các cặp từ trái nghĩa trong những câu thơ sau :

a) Sáng ra bờ suối, tối vào hang

Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng.

(Hồ Chí Minh)

b) Ngọt bùi nhớ lúc đắng cay

Ra sông nhớ suối, có ngày nhớ đêm.

(Tố Hữu)

c) Có gì đâu, có gì đâu

Mỡ màu ít, chắt dồn lâu hoá nhiều.

 

2. Ghi lại từ trái nghĩa với mỗi từ sau:

Thật thà – ..Dối trá .....

Cứng cỏi – ...Yếu ớt.....

Giỏi giang – ...Kém cỏi......

Hiền lành – ..Độc ác.........

Khoẻ - ....Yếu...

Bí mật – ...Công khai.......

Ngu dốt..Thông minh...

3. Đặt câu với một cặp từ trái nghĩa mà em vừa tìm được ở bài tập 2.

Tấm hiền lành nhưng mụ dì ghẻ lại rất độc ác

Bài 4: TRẮC NGHIỆMCâu hỏi 1: Trong các từ sau, "dòng" trong từ nào được dùng với nghĩa gốc?a/ dòng người     b/ dòng suối  c/ dòng điện          d/ dòng thời gianCâu hỏi 2: Trong các từ sau, từ nào không dùng để tả hoạt động, tính tình của con người?a/ chăm chỉ           b/ dịu dàng           c/ nghiêm khắc     d/ dong dỏngCâu hỏi 3: Từ nào sau đây không đồng nghĩa với từ "rọi" trong câu "Một tia nắng hiếm hoi bắt...
Đọc tiếp

Bài 4: TRẮC NGHIỆM

Câu hỏi 1: Trong các từ sau, "dòng" trong từ nào được dùng với nghĩa gốc?

a/ dòng người     b/ dòng suối  c/ dòng điện          d/ dòng thời gian

Câu hỏi 2: Trong các từ sau, từ nào không dùng để tả hoạt động, tính tình của con người?

a/ chăm chỉ           b/ dịu dàng           c/ nghiêm khắc     d/ dong dỏng

Câu hỏi 3: Từ nào sau đây không đồng nghĩa với từ "rọi" trong câu "Một tia nắng hiếm hoi bắt đầu mừng rỡ rọi xuống."

a/ chiếu                 b/ nhảy                 c/ soi                     d/ tỏa

Câu hỏi 4: Trong các từ sau, từ nào đồng nghĩa với từ "cố hương"?

a/ nhà cổ               b/ hương quê        c/ quê cũ               d/ hương làng

Câu hỏi 5: Từ "thấp thoáng" thuộc từ loại gì?

a/ tính từ               b/ đại từ                c/ danh từ             d/ động từ

Câu hỏi 6: Từ "hạnh phúc" đồng nghĩa với từ?

a/ ăn chơi              b/ vui tươi             c/ sung sướng       d/ giàu có

4
29 tháng 8 2021

1B

2D

3B

4C

5D

6C

29 tháng 8 2021

Câu hỏi 1: Trong các từ sau, "dòng" trong từ nào được dùng với nghĩa gốc?

a/ dòng người     b/ dòng suối  c/ dòng điện          d/ dòng thời gian

Câu hỏi 2: Trong các từ sau, từ nào không dùng để tả hoạt động, tính tình của con người?

a/ chăm chỉ           b/ dịu dàng           c/ nghiêm khắc     d/ dong dỏng

Câu hỏi 3: Từ nào sau đây không đồng nghĩa với từ "rọi" trong câu "Một tia nắng hiếm hoi bắt đầu mừng rỡ rọi xuống."

a/ chiếu                 b/ nhảy                 c/ soi                     d/ tỏa

Câu hỏi 4: Trong các từ sau, từ nào đồng nghĩa với từ "cố hương"?

a/ nhà cổ               b/ hương quê        c/ quê cũ               d/ hương làng

Câu hỏi 5: Từ "thấp thoáng" thuộc từ loại gì?

a/ tính từ               b/ đại từ                c/ danh từ             d/ động từ

Câu hỏi 6: Từ "hạnh phúc" đồng nghĩa với từ?

a/ ăn chơi              b/ vui tươi             c/ sung sướng       d/ giàu có