K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 3 2018

Mùa xuân về ngập tràn sắc mai vàng thanh nhã, sắc cúc vàng rực rỡ, hay sắc ly kiêu hãnh.... Nhưng đặc trưng nhất của ngày Tết miền Bắc là sắc đào đỏ với nhiều niềm may mắn...kèm những lời chúc tết cực kỳ ý nghĩa trong dịp tết nguyên đán.

Mỗi dịp Tết đến xuân về, trong gia đình tôi lại có một cây đào. Được cắt tỉa gọn gàng nên cây đào có hình chóp trông như một cái nón rất đẹp mắt. Đào được trồng trong một cái chậu cành rất to và trang trí nhiều hoa văn. Vẻ đẹp của cây đào như được tôn thêm nhờ vẻ đẹp của cái chậu cảnh ấy. Cây đào cao ngang đầu tôi nên thỉnh thoảng đứng gần, tôi thủ thỉ bên tai đào như hai người bạn. Thân cây nhỏ nhưng cứng cáp, mặc một cái áo gilê màu nâu sậm. Từ thân ấy đâm ra không biết bao nhiêu cánh tay tí hon. Những cành nhỏ vươn ra như khoe những nụ đào chúm chím, còn đang e ấp. Từng ngày trôi qua, những nụ hoa ấy cũng khẽ cựa mình khoe sắc thắm, khoe những cánh hoa màu hồng mềm mại, mỏng manh. Khi những cánh hoa xoè rộng, nhị vàng bên trong hé mình nhìn ngắm bên ngoài. Xen lẫn với nụ hoa là những mầm xanh nhú lộc nhưng có khi đã bật mình thành những chiếc lá xanh. Để thêm phân hấp dẫn, bố con tôi còn quàng lên mình cây đào những chòm đèn xanh đỏ nhấp nháy. Buổi tối, khi bật đèn nhìn cây đào càng thêm phần rực rỡ, kiêu sa.....

Cây đào dường như trở thành tâm điểm của sư chú ý. Cả gia đình tôi ai cũng thích cây đào. Không chỉ vì nó mang đến không khí ngày Tết mà còn là nhịp cầu nối mọi người gần nhau hơn. Thỉnh thoảng, cả gia đình tôi lại quây quần bên nhau ngắm hoa đào và thưởng thức những ngụm trà ấm nóng. Đó là khoảnh khắc đặc biệt quí giá với gia đình tôi.

Tết đến xuân về, muôn hoa khoe sắc. Nhưng như đã trở thành truyền thống, hoa đào là biểu tượng mùa xuân miền Bắc và của cả nước ta. Nhìn hoa đào, ta biết mùa xuân đã đến. Những đứa con xa nhà lại chuẩn bị trở về với gia đình thân yêu.

Nguồn:http://loigiaihay.com/ta-cay-dao-dip-tet-den-xuan-ve-c33a2038.html

Tham khảo nhé :

Mùa xuân về ngập tràn sắc mai vàng thanh nhã, sắc cúc vàng rực rỡ, hay sắc ly kiêu hãnh.... Nhưng đặc trưng nhất của ngày Tết miền Bắc là sắc đào đỏ với nhiều niềm may mắn...kèm những lời chúc tết cực kỳ ý nghĩa trong dịp Tết Nguyên Đán .

Mỗi dịp Tết đến xuân về, trong gia đình tôi lại có một cây đào. Được cắt tỉa gọn gàng nên cây đào có hình chóp trông như một cái nón rất đẹp mắt. Đào được trồng trong một cái chậu cành rất to và trang trí nhiều hoa văn. Vẻ đẹp của cây đào như được tôn thêm nhờ vẻ đẹp của cái chậu cảnh ấy. Cây đào cao ngang đầu tôi nên thỉnh thoảng đứng gần, tôi thủ thỉ bên tai đào như hai người bạn. Thân cây nhỏ nhưng cứng cáp, mặc một cái áo gilê màu nâu sậm. Từ thân ấy đâm ra không biết bao nhiêu cánh tay tí hon. Những cành nhỏ vươn ra như khoe những nụ đào chúm chím, còn đang e ấp. Từng ngày trôi qua, những nụ hoa ấy cũng khẽ cựa mình khoe sắc thắm, khoe những cánh hoa màu hồng mềm mại, mỏng manh. Khi những cánh hoa xoè rộng, nhị vàng bên trong hé mình nhìn ngắm bên ngoài. Xen lẫn với nụ hoa là những mầm xanh nhú lộc nhưng có khi đã bật mình thành những chiếc lá xanh. Để thêm phân hấp dẫn, bố con tôi còn quàng lên mình cây đào những chòm đèn xanh đỏ nhấp nháy. Buổi tối, khi bật đèn nhìn cây đào càng thêm phần rực rỡ, kiêu sa.....

Cây đào dường như trở thành tâm điểm của sư chú ý. Cả gia đình tôi ai cũng thích cây đào. Không chỉ vì nó mang đến không khí ngày Tết mà còn là nhịp cầu nối mọi người gần nhau hơn. Thỉnh thoảng, cả gia đình tôi lại quây quần bên nhau ngắm hoa đào và thưởng thức những ngụm trà ấm nóng. Đó là khoảnh khắc đặc biệt quí giá với gia đình tôi.

Tết đến xuân về, muôn hoa khoe sắc. Nhưng như đã trở thành truyền thống, hoa đào là biểu tượng mùa xuân miền Bắc và của cả nước ta. Nhìn hoa đào, ta biết mùa xuân đã đến. Những đứa con xa nhà lại chuẩn bị trở về với gia đình thân yêu.

~ Chúc bạn học giỏi ! ~

9 tháng 8 2018

Dáng người : dong dỏng , thanh thanh , gầy gò.

Hành động: đánh đập ,lau dọn ,nghe viết .

5 tháng 4 2018

Có lẽ khuôn viên trường tôi đẹp thêm nhờ những cây bàng.Và có lẽ, sau này, rời xa mái trường thân yêu này, trong túi hành trang của mỗi cô cậu học trò còn có thêm một chút hình ảnh thân thương của những chồi  bàng mùa xuân.

Mới đây thôi, những ngày cuối đông, cây bàng  trông thật tội nghiệp mà xuân đến cây bàng như bừng tỉnh. Cây bàng mùa xuân chưa đủ lá để che chắn cho những cô câu học trò chạy nhảy. Mà cần gì phải che chắn. Nắng xuân đâu đã gay gắt như ánh nắng mùa hè.

Quan sát sự thay đổi sắc màu dần dần của chúng mà thấy bùi ngùi khó tả. Rồi đến lúc thân cây trơ trụi, vươn những cánh tay khẳng khiu lên bầu trời xám xịt màu chì, mưa giăng mưa, gió đan gió, cây bàng trường tôi vẫn sừng sững giữa trời.. Rồi thật bất ngờ, cây bung những chồi xanh non biêng biếc, một màu xanh non tơ, tràn đầy sức sống – báo hiệu mùa xuân. Tôi yêu thích nhất màu xanh nõn ấy. Nó cho tôi biết bao niềm tin yêu và hy vọng vào cuộc sống vẫn cứ tiếp diễn mãi không ngừng.

Sức sống ấy như trỗi dậy sau giấc ngủ dài mùa đông. Mùa xuân sân trường như sáng bừng lên bởi dáng vẻ tươi mới đầy sức sống ấy. Những chiếc lá mượt mà reo vui, chào đón một năm mới bắt đầu, tràn trề ước mơ, hy vọng.

5 tháng 4 2018

Chúng ta có lẽ chỉ chú ý đến cây bàng vào mùa hè khi nó cho bóng mát hay hình ảnh cây bàng khẳng khiu vào màu đông. Ít ai để ý đến hình ảnh cây bàng vào mùa xuân.

Cây bàng mới mùa đông còn khẳng khiu cành và xao xác gốc bởi những lá khô cứ lạo xạo bay.Bàng rụng lá. Cây bàng mùa xuân đầy nữ tính. Như một cô gái vừa độ căng tròn. Từng nõn búp lá như những bông hoa màu xanh ngọc đang đưa tay hứng những giọt nắng trời. Bàng cứ nhú chồi, cứ trổ lá. Mặc cho bên cạnh vẫn còn vài cây bàng khác lá vẫn đỏ lừ lừ như níu kéo mùa đông.

Nếu lấy lá bàng để đoán mùa thì trong sân trường lúc này là bức tranh của cả ba mùa vậy. Một mùa thu trên cây bàng lá đỏ. Một mùa đông trên cây bàng trơ cành, và một mùa xuân trên cây bàng nhú lá. Những chú chim én đã từ đâu bay về gọi bạn trên khắp các cành bàng. Đâu đó vài chú nhồng, chuyền cành kêu chiêm chíếp. Vài cô cậu học trò, quên cả việc học, ngẩn ngơ nhìn những chồi bàng xanh để rồi.

Mùa xuân. Vạn vật đâm chồi. Sức sống ấy như trỗi dậy sau giấc ngủ dài mùa đông. Mùa xuân sân trường như sáng bừng lên bởi dáng vẻ tươi mới đầy sức sống ấy. Những chiếc lá mượt mà reo vui, chào đón một năm mới bắt đầu, tràn trề ước mơ, hy vọng.

3 tháng 4 2018

Tả cây phượng vĩ và tiếng ve vào mùa hè hay nhất - Bài văn mẫu tả cây phượng
Hình ảnh cây phượng nở hoa đỏ thắm cùng tiếng ve kêu là dấu hiệu báo mùa hè đã về

                         bài làm

  Trường em có rất nhiều cây bóng mát, cây nào cũng đẹp, cũng tươi tốt, nhưng em thích nhất là cây phượng vĩ duy nhất ở cổng trường. Cứ mỗi hè về phượng vĩ lại nở hoa đỏ rực một góc trời, mời gọi cả tiếng ve kêu râm ran trong từng khóm phượng e ấp làm nức lòng lũ học trò chúng em.

Cây phượng và tiếng ve là những điều không bao giờ có thể thiếu vào những ngày hè ngập nắng nhất là đối với lũ học trò chúng em. Không biết cây phượng được trồng từ lúc nào nhưng từ khi em vào trường, cây phượng đã đứng đó, hiên ngang, hiền lành như một người gác cổng trung thành, một người bạn lớn mang lại cảm giác an toàn cho chúng em mỗi khi bước vào cánh cổng trường. Nhìn từ xa, cây phượng như một chiếc ô khổng lồ màu xanh đốm đỏ. Thân cây màu nâu sẫm, xù xì, có những đốm to lồi lên như những con mắt. Lại gần, em thấy những chiếc rẽ ngoằn ngoèo như những con rắn đang uốn lượn trên mặt đất. Mùa hè đã đến, hoa phượng nở đỏ rực một góc sân trường như một cây nấm đỏ khổng lồ giữa trời. Hoa phương mọc thành cùm chứ không bao giờ mọc riêng lẻ, tụ lại thành đóa trên cành, xòe ra duyên dáng, những cánh hoa mỏng như cánh bướm, sờ vào mềm mịn. Hoa phượng có mùi hương chẳng giống loài hoa nào, một mùi hương mà chỉ đám học trò chúng em mới hiểu bởi những đóa phượng đã góp phần tô điểm vào quãng đời học sinh chúng em những kỉ niệm khó quên. Vào những ngày hè oi bức, còn gì thú vị hơn khi được vui đùa cùng đám bạn dưới gốc cây râm mát này cơ chứ! Chúng em thường ngồi dưới gốc phượng, học bài, kể chuyện cho nhau nghe, mấy đứa nghịch ngợm thì lấy nhị phượng chơi trò đánh trận giả. Đến cuối năm, chúng em bảo nhau ép những đóa phượng vào trang lưu bút để lưu lại kỉ niệm tuổi học trò đến mãi về sau. Nhìn những cánh phượng được ép giữa trang vở như những cánh bướm dập dờn, làm sáng tươi cả một vùng trời tuổi thơ. Nhưng như vậy vẫn chưa đủ cho một mùa hè vì chỉ khi có âm thanh của tiếng ve râm ran trong vòm lá, không khí hè mới ngập tràn cả sân trường. Trong những kẽ lá phượng, ve đồng loạt kéo về tạo những dàn hợp xướng ca vui suốt ngày đêm làm rộn lên không khí náo nhiệt của mùa hè. Có đôi lúc chúng em còn rủ nhau ra gốc phượng ngồi để làm khan giả cho dàn đồng ca ấy. Hình như những chú ve sầu kia chẳng biết mệt, em chẳng thấy chúng ngừng nghỉ lúc nào mà luôn có tiếng nhạc phát ra từ vòm phượng như thúc giục chúng em bước vào mùa thi. Đó là lúc chúng em vừa vui vừa buồn. Vui là vì được ngắm những cánh hoa phượng đung đưa trong nắng và gió, được nghe dàn đồng ca mùa hè râm ran trong lá suốt ngày, cũng là lúc chúng em được nghỉ hè. Buồn là vì kì thì sắp tới và cũng vì đó là báo hiệu cho sự chia tay mái trường, bạn bè, thầy cô. Và khi những chùm hoa phượng tàn, tiếng ve kêu thưa thớt trong từng vòm cây kẽ lá là lúc mùa hè đã kết thúc, chúng em lại chuẩn bị bước vào một năm học mới với những niềm vui mới, cây phượng và tiếng ve lại tiếp tục đồng hành với tụi học trò vào mùa tiếp với hứa hẹn những niềm vui mới. Gắn với mỗi niềm vui nỗi buồn của tụi học trò chúng em nên phượng được gọi với cái tên thân thương: “Hoa học trò” còn tiếng ve được coi như sứ giả báo tin mùa hè.

Cây phượng vẫn đứng đó chứng kiến bao bọc học sinh đã trưởng thành từ đây cùng với tiếng ve không ngơi nghỉ báo hiệu mùa hè. Dù sau này xa mái trường nhưng em sẽ nhớ mãi về cây phượng như một người bạn của học sinh và âm thanh tiếng ve bên gốc phượng sẽ là âm thanh gọi về bao kỉ niệm của tuổi hoa sau này.  

3 tháng 4 2018

Quãng thời gian học trò được xem là đáng nhớ nhất của đời người. Bởi ở đó có thầy cô ân cần, có những ngày tháng tinh nghịch bên bè bạn, có những giọt nước mắt, nụ cười..... và có cây phượng đỏ thắm mỗi khi xuân qua hè đến nơi góc cuối sân trường thân yêu. Cây phượng cùng tiếng ve và sắc thắm của nó đã đi vào tâm trí chúng ta mãi mãi.

Cũng chẳng biết tự bao giờ cây phượng nơi góc sân trường đã đứng ở đó, chỉ biết từ rất lâu rồi, khi chúng tôi vào trường học thì nó đã đứng sừng sững ở đó. Cũng đã qua biết bao lớp học trò đi qua, ghi ấn bao kỉ niệm tháng năm học trò.

Là cây phượng duy nhất và dường như cũng là cây sống lâu năm nhất nên cây rất to. Cây cao lên tận đến tầng hai của dãy nhà học, tán lá tản rộng và xum xuê các cành lá. Thân cây xù xì, trên thân còn xuất hiện các cục to tròn như u bướu. Thân cây rất to, đến nỗi một vòng tay tôi mới có thể ôm xuể. Ngược lại thì các cành của cây phượng rất mảnh, có cành to cành nhỏ vươn dài ra trông như những cánh tay lực lưỡng của các lực sĩ. Lá phượng rất nhỏ, bé li ti, cứ mỗi lần có một cơn gió nào ghé qua là những chiếc tán lá rung rinh trong gió như những bàn tay bé nhỏ đáng đang vẫy tay với chúng học sinh. Gốc cây, rễ cây đâm rất sâu vào lòng đất để hút chất dinh dưỡng từ lòng đất mẹ. Có những rễ cây to, sần sùi chồi lên hẳn mặt đất trông như những con rắn khổng lồ đang trườn bò trên mặt đất.

Cây phượng đã đi vào kí ức của từng học sinh với biết bao kỉ niệm thân thuộc cùng hình ảnh về bông hoa phượng đỏ thắm. Hoa phượng thường bắt đầu nở vào đầu hè, tháng 5, tháng mà học sinh sắp bước vào kì nghỉ hè. Hình ảnh bông hoa phượng đẹp biết bao mỗi khi xuất hiện, cùng với đó là tiếng ve râm ran mỗi khi hè về, lại làm cho tâm hồn mỗi người vui mà cũng buồn. Bởi đó chính là báo hiệu cho sự chia li, chia xa bè bạn thầy cô và mái trường. còn đối với các anh chị cuối cấp thì đó cũng có thể là những giờ phút cuối cùng nơi mái trường, là những giọt nước mắt.

Mỗi độ hè về là dịp tụi học trò chúng tôi lại tụ họp cùng nhau ngắt những bông hoa, những nụ, nhụy hoa để chơi trò chơi đấu gà hay gấp thành những chú bướm xinh xắn nhỏ bé để gập vào trong vở. Tuổi thơ của tôi không bao giờ có thể quên những kỉ niệm đẹp đẽ ấy, kỉ niệm cùng những cánh bướm làm từ bông phượng rực rỡ như chính khao khát được chắp cánh ước mơ bay lên bầu trời tri thức rộng lớn ngoài kia.

Cây phượng vẫn đứng đó, vẫn sừng sừng nhưng ở đó tôi thấy được sự đẹp đẽ của cả những năm tháng học sinh trong đó. Hình ảnh cây phượng cùng những âm thanh của ve mỗi dịp hè về vẫn còn in đậm mãi trong tâm trí tôi dù có đi đâu về đâu.

3 tháng 4 2018

Cây phượng là loại cây hay được trồng ở trường học. Xung quanh trường em là những cây phượng, với những chùm hoa đỏ rực một góc trời vào mùa hè, báo hiệu một mùa chia tay bạn bè, mái trường và thầy cô nữa lai đến.

Cây phượng ở trường em đã to, có lẽ nó được những thế hệ thầy trò đầu tiên của ngôi trường mà em đang học trồng. Đến thế hệ của chúng em thì nó đã lớn và chiếm một khoảng khá rộng ở sân trường. Thân cây rất to chắc phải mấy đứa chúng em ôm mới xuể, phần rễ cây rất phát triển nhô cả lên mặt đất, vô tình như một cái ghế tạo thành chỗ ngồi cho học sinh ở trường. Cây phượng có rất nhiều cành, cành to, cành nhỏ thi nhau vươn cao, xa để đón lấy ánh nắng mặt trời.

Lá phượng rất đặc biệt, mỗi cành có rất nhiều cành lá, trên mỗi cành lá lại có nhiều lá con. Vì lá phượng nhỏ như vậy nên cả một cây phượng không tạo thành một bóng mát, những tia nắng lọt qua kẽ lá chiếu xuống sân như những đốm sáng nhỏ trông rất đẹp. Mỗi khi hè đến, cả cây phượng chìm trong tiếng ve kêu, rất ồn ào nhưng lại vui tai, những chum hoa phượng bắt đầu nở, rồi cả cây phượng nở hoa, che lấp những cành lá màu xanh, nhìn từ xa cây phượng đỏ rực cả một góc trời.

Nếu không có tiếng ve, không có những chùm hoa phượng thì có ai biết hè đã đến từ bao giờ. Chúng em thường nhặt hoa phượng làm thành con bướm rồi đem nó ép vào trang vở như để cất giữ những kỉ niệm. Hoa phượng nở báo hiệu mùa hạ về, mùa thi đến, mùa chia tay thầy cô, bạn bè và mái trường yêu dấu khiến ai cũng có cảm giác xốn xang. Thế rồi hoa phượng tàn, kết thành những quả phượng dài, cong cong mà mấy bạn con trai hay nhặt để làm kiếm. Khi quả phượng rụng hết, cây phượng cũng trụi lá và đợi đến mùa xuân để mọc lên những tán lá xanh non mơn mởn.

Cây phượng vẫn đứng đó chứng kiến bao lớp học sinh đã trưởng thành từ đây. Dù xa trường nhưng em sẽ nhớ mãi về cây phượng như một người bạn của một thời học sinh.

hok tốt, tk mk nha, thanks bn

20 tháng 1 2018

đây là bài văn của mình nhé. thích thì cứ chọn

 Bác Tùng là một nông dân cần cù, chất phác. Bác là người họ hàng của gia đình em. . Em được biết đến bác là nhờ một lần về thăm quê ngoại. Gặp bác khi bác đang cày ruộng.


Hôm ấy, trên đường về quê em phải qua một cánh đồng rộng. Xa xa là dãy núi tím ngắt. Con mương nhỏ dẫn nước chạy men theo con đường trải đá răm. Đang vui vẻ nói chuyện cùng bố. Bố em dừng lại chào to: “ Chào bác Hải, trưa rồi mà vãn không nghỉ tay à?”

Bác Tài đang cày ruộng. Bác ngừng trâu. Dừng lại, nở nụ cười thật tươi chào lại bố con em. Năm nay bác chừng ngoài bốn mươi tuổi rồi. Dáng người bác cao lớn, vạm vỡ. Trên khuôn mặt chữ điền là đôi mắt to và sáng. Da bác sám nắng, tay chân chắc nịch. Bác say sưa cày ruộng trong chiếc áo đen đã bạc màu, ướt đẫm mồ hôi. Chiếc quần vải màu xanh dày dặn được xắn cao để lộ màu da chân đỏ au, vồng lên những bắp thịt cuồn cuộn, rắn chắc. Đôi tay cứng cáp điều khiển cái cày khéo léo. Một tay bác cầm chuôi cày, còn tay kia thì cầm cái roi dài để phết vào mông trâu khi nào trâu lười biếng. Theo lưỡi cày, đất được lật lên ngọt xớt, phơi mình trên thửa ruộng chạy dài, thẳng tắp. Thỉnh thoảng bác lại quất nhẹ vào lưng trâu, miệng quát to: "Ngọ! Ngọ!". Hai con trâu đi chậm rãi dần vì phải kéo cả lưỡi cày, lật bao nhiêu lớp bùn đất. Trong ruộng có nước, khi lưỡi cày đi qua, nó để lại trong nước những hình xoắn tròn to, rồi nhỏ dần nhỏ dần. Khi cày đã thấm mệt, bác dừng lại nghỉ ngơi. Bác ngồi dưới một gốc cây to rồi lấy trong túi ra một gói thuốc rê đã được vê thành từng điếu rồi châm lửa hút. Lúc này, các động tác của bác chậm rãi. Hai con trâu khoan thai, vẫy đuôi găm cỏ. Mặt trời giờ đã lên cao, ánh nắng rải chan hoà khắp thửa ruộng. Mặt bác nhễ nhãi mồ hôi, nhưng bác vẫn cùng con trâu tiếp tục cày xong thửa ruộng. Trâu sau một lát nghỉ ngơi, lại ngoan ngoãn bì bõm kéo cày theo sự điều khiển của bác. Em thấy quý và cảm phục bác làm sao. Nhìn những hàng đất cày thành luồng trông rất đẹp dưới nắng trưa, em lại nhớ đến câu tục ngữ: "Ăn một bát cơm, nhớ người cày ruộng".


Em và bố tiếp tục lên xe vào nhà nội, mỗi lúc một xa, bóng bác Hải khuất dần. Để làm ra hạt gạo, người nông dân phải đổ biết bao mồ hôi, công sức. Em thầm cảm ơn các bác nông dân , những người đã cho ta bát cơm trắng, dẻo thơm trong sự nhọc nhằn vất vả của mình.

20 tháng 1 2018

Bác Tùng là một nông dân cần cù, chất phác. Bác là người họ hàng của gia đình em. . Em được biết đến bác là nhờ một lần về thăm quê ngoại. Gặp bác khi bác đang cày ruộng.


Hôm ấy, trên đường về quê em phải qua một cánh đồng rộng. Xa xa là dãy núi tím ngắt. Con mương nhỏ dẫn nước chạy men theo con đường trải đá răm. Đang vui vẻ nói chuyện cùng bố. Bố em dừng lại chào to: “ Chào bác Hải, trưa rồi mà vãn không nghỉ tay à?”

Bác Tài đang cày ruộng. Bác ngừng trâu. Dừng lại, nở nụ cười thật tươi chào lại bố con em. Năm nay bác chừng ngoài bốn mươi tuổi rồi. Dáng người bác cao lớn, vạm vỡ. Trên khuôn mặt chữ điền là đôi mắt to và sáng. Da bác sám nắng, tay chân chắc nịch. Bác say sưa cày ruộng trong chiếc áo đen đã bạc màu, ướt đẫm mồ hôi. Chiếc quần vải màu xanh dày dặn được xắn cao để lộ màu da chân đỏ au, vồng lên những bắp thịt cuồn cuộn, rắn chắc. Đôi tay cứng cáp điều khiển cái cày khéo léo. Một tay bác cầm chuôi cày, còn tay kia thì cầm cái roi dài để phết vào mông trâu khi nào trâu lười biếng. Theo lưỡi cày, đất được lật lên ngọt xớt, phơi mình trên thửa ruộng chạy dài, thẳng tắp. Thỉnh thoảng bác lại quất nhẹ vào lưng trâu, miệng quát to: "Ngọ! Ngọ!". Hai con trâu đi chậm rãi dần vì phải kéo cả lưỡi cày, lật bao nhiêu lớp bùn đất. Trong ruộng có nước, khi lưỡi cày đi qua, nó để lại trong nước những hình xoắn tròn to, rồi nhỏ dần nhỏ dần. Khi cày đã thấm mệt, bác dừng lại nghỉ ngơi. Bác ngồi dưới một gốc cây to rồi lấy trong túi ra một gói thuốc rê đã được vê thành từng điếu rồi châm lửa hút. Lúc này, các động tác của bác chậm rãi. Hai con trâu khoan thai, vẫy đuôi găm cỏ. Mặt trời giờ đã lên cao, ánh nắng rải chan hoà khắp thửa ruộng. Mặt bác nhễ nhãi mồ hôi, nhưng bác vẫn cùng con trâu tiếp tục cày xong thửa ruộng. Trâu sau một lát nghỉ ngơi, lại ngoan ngoãn bì bõm kéo cày theo sự điều khiển của bác. Em thấy quý và cảm phục bác làm sao. Nhìn những hàng đất cày thành luồng trông rất đẹp dưới nắng trưa, em lại nhớ đến câu tục ngữ: "Ăn một bát cơm, nhớ người cày ruộng".


Em và bố tiếp tục lên xe vào nhà nội, mỗi lúc một xa, bóng bác Hải khuất dần. Để làm ra hạt gạo, người nông dân phải đổ biết bao mồ hôi, công sức. Em thầm cảm ơn các bác nông dân , những người đã cho ta bát cơm trắng, dẻo thơm trong sự nhọc nhằn vất vả của mình.

2 tháng 5 2018

Nhìn từ xa,

Tường vôi trắng cạnh cửa xenh, bàn ghế hỗ xoan

chiếc thước kẻ, chiếc bút chì

3 tháng 4 2018

Quãng thời gian học trò được xem là đáng nhớ nhất của đời người. Bởi ở đó có thầy cô ân cần, có những ngày tháng tinh nghịch bên bè bạn, có những giọt nước mắt, nụ cười..... và có cây phượng đỏ thắm mỗi khi xuân qua hè đến nơi góc cuối sân trường thân yêu. Cây phượng cùng tiếng ve và sắc thắm của nó đã đi vào tâm trí chúng ta mãi mãi.

Cũng chẳng biết tự bao giờ cây phượng nơi góc sân trường đã đứng ở đó, chỉ biết từ rất lâu rồi, khi chúng tôi vào trường học thì nó đã đứng sừng sững ở đó. Cũng đã qua biết bao lớp học trò đi qua, ghi ấn bao kỉ niệm tháng năm học trò.

Là cây phượng duy nhất và dường như cũng là cây sống lâu năm nhất nên cây rất to. Cây cao lên tận đến tầng hai của dãy nhà học, tán lá tản rộng và xum xuê các cành lá. Thân cây xù xì, trên thân còn xuất hiện các cục to tròn như u bướu. Thân cây rất to, đến nỗi một vòng tay tôi mới có thể ôm xuể. Ngược lại thì các cành của cây phượng rất mảnh, có cành to cành nhỏ vươn dài ra trông như những cánh tay lực lưỡng của các lực sĩ. Lá phượng rất nhỏ, bé li ti, cứ mỗi lần có một cơn gió nào ghé qua là những chiếc tán lá rung rinh trong gió như những bàn tay bé nhỏ đáng đang vẫy tay với chúng học sinh. Gốc cây, rễ cây đâm rất sâu vào lòng đất để hút chất dinh dưỡng từ lòng đất mẹ. Có những rễ cây to, sần sùi chồi lên hẳn mặt đất trông như những con rắn khổng lồ đang trườn bò trên mặt đất.

Cây phượng đã đi vào kí ức của từng học sinh với biết bao kỉ niệm thân thuộc cùng hình ảnh về bông hoa phượng đỏ thắm. Hoa phượng thường bắt đầu nở vào đầu hè, tháng 5, tháng mà học sinh sắp bước vào kì nghỉ hè. Hình ảnh bông hoa phượng đẹp biết bao mỗi khi xuất hiện, cùng với đó là tiếng ve râm ran mỗi khi hè về, lại làm cho tâm hồn mỗi người vui mà cũng buồn. Bởi đó chính là báo hiệu cho sự chia li, chia xa bè bạn thầy cô và mái trường. còn đối với các anh chị cuối cấp thì đó cũng có thể là những giờ phút cuối cùng nơi mái trường, là những giọt nước mắt.

Mỗi độ hè về là dịp tụi học trò chúng tôi lại tụ họp cùng nhau ngắt những bông hoa, những nụ, nhụy hoa để chơi trò chơi đấu gà hay gấp thành những chú bướm xinh xắn nhỏ bé để gập vào trong vở. Tuổi thơ của tôi không bao giờ có thể quên những kỉ niệm đẹp đẽ ấy, kỉ niệm cùng những cánh bướm làm từ bông phượng rực rỡ như chính khao khát được chắp cánh ước mơ bay lên bầu trời tri thức rộng lớn ngoài kia.

Cây phượng vẫn đứng đó, vẫn sừng sừng nhưng ở đó tôi thấy được sự đẹp đẽ của cả những năm tháng học sinh trong đó. Hình ảnh cây phượng cùng những âm thanh của ve mỗi dịp hè về vẫn còn in đậm mãi trong tâm trí tôi dù có đi đâu về đâu.