K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 2 2022
Tham khảoChúng ta đang sống trong những ngày khi mà Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 đang cận kề - ngày 23 tháng 5 năm 2021 (Chủ nhật). Đây là sự kiện chính trị quan trọng của đất nước, “là dịp cho toàn thể quốc dân tự do lựa chọn người có tài, có đức để gánh vác công việc nước nhà”, là ngày mà “người dân được hưởng quyền dân chủ của mình” (Hồ Chí Minh).  Bác Hồ bỏ phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội khóa đầu tiên

Để có được ngày này, ông cha ta đã phải đổi bằng máu, mồ hôi và nước mắt. Đặc biệt, cuộc bầu cử năm nay diễn ra trong bối cảnh công cuộc đổi mới ở nước ta sau 35 năm đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trên mọi lĩnh vực đời sống, xã hội, “đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”. Trong thời điểm có ý nghĩa lịch sử này, chúng ta một lần nữa nhớ về công lao của lãnh tụ Hồ Chí Minh - Người không chỉ tìm ra con đường cứu nước, cứu dân tộc Việt Nam thoát khỏi “đêm trường nô lệ” mà còn là người dẫn đường, chỉ lối, khơi dậy ý thức chính trị, quyền lợi và nghĩa vụ công dân cho người dân Việt Nam qua việc bầu cử Quốc hội đầu tiên của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1946.

Ngày 3-9-1945, chỉ một ngày sau khi Nhà nước cách mạng ra đời, trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Trước chúng ta đã bị chế độ quân chủ chuyên chế cai trị, rồi đến chế độ thực dân không kém phần chuyên chế, nên nước ta không có Hiến pháp. Nhân dân ta không được hưởng quyền tự do dân chủ. Chúng ta phải có một Hiến pháp dân chủ. Tôi đề nghị Chính phủ tổ chức càng sớm càng hay cuộc tổng tuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu. Tất cả công dân trai, gái 18 tuổi trở lên đều có quyền ứng cử và bầu cử, không phân biệt giàu nghèo, tôn giáo, dòng giống…”.

Với nhãn quan chính trị sâu rộng, sắc bén và tri thức thực tiễn sâu sắc về tổ chức chính quyền nhân dân, ngày 8-9-1945, Chủ tịch Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã ra sắc lệnh số 14-SL về Cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên bầu đạu biểu Quốc hội. Sắc lệnh đã ghi nhận quyền chính trị cơ bản, tiến bộ của công dân một nước độc lập “Tất cả công dân Việt Nam, cả trai và gái từ 18 tuổi trở lên, đều có quyền tuyển cử và ứng cử, trừ những người đã bị tước mất quyền công dân và những người trí óc không bình thường”. Đây là văn bản pháp lý quan trọng đầu tiên về bầu cử, là cơ sở pháp lý, là sự khẳng định các điều kiện chủ quan, khách quan tiến hành cuộc tổng tuyển cử. Tiếp đến là Sắc lệnh số 39, 51, 71 lần lượt được ban hành chuẩn bị cơ sở pháp lý đầy đủ cho cuộc bầu cử.

Bên cạnh chuẩn bị cở sở pháp lý cho Tổng tuyển cử, Chính phủ còn phải đấu tranh chính trị không khoan nhượng và hết sức không khéo với các thế lực chống phá cách mạng, hòng bóp chết chính quyền cách mạng nước ta còn trong trứng nước. Dưới danh nghĩa Đồng minh tiếp nhận sự đầu hàng của quân Nhật, quân đội của một số nước đế quốc kéo vào nước ta: 20 vạn quân Tưởng Giới Thạch ở phía Bắc vĩ tuyến 16, núp sau là quân Mỹ và hàng vạn quân đội Anh ở phía Nam vĩ tuyến 16; ngày 23-9-1945, thực dân Pháp nổ súng ở Sài Gòn, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam lần thứ hai. Hàng vạn quân Nhật còn lại trên đất nước ta cũng tham gia chống lại chính quyền cách mạng. Trong nước, bọn phản động Việt Quốc, Việt Cách tìm mọi cách chống phá Tổng tuyển cử. Trong bối cảnh ấy, Chủ tịch Hồ Chí Minh phân tích rõ cho đồng bào: “Tổng tuyển cử là một dịp cho toàn thể quốc dân tự do lựa chọn những người có tài, có đức để gánh vác công việc nước nhà. Trong cuộc Tổng tuyển cử, hễ là những người muốn lo việc nước thì đều có quyền ra ứng cử, hễ là công dân thì đều có quyền đi bầu cử. Không chia trai gái, giàu nghèo, tôn giáo, nòi giống, giai cấp, đảng phái, hễ là công dân Việt Nam thì đều có hai quyền đó. Vì lẽ đó, cho nên Tổng tuyển cử tức là tự do, bình đẳng; tức là dân chủ đoàn kết”. 

Ngày 5-1-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi toàn dân đi bỏ phiếu: “Ngày mai, là một ngày vui sướng của đồng bào ta vì ngày mai là ngày Tổng tuyển cử, vì ngày mai là một ngày đầu tiên trong lịch sử Việt Nam mà nhân dân ta bắt đầu hưởng dụng quyền dân chủ của mình… Ngày mai dân ta sẽ lựa chọn và bầu ra những người xứng đáng thay mặt cho mình, và gánh vác việc nước… Ngày mai, tất cả các bạn cử tri, đều phải nhớ đi bầu cử. Ngày mai, mỗi người đều nên vui vẻ hưởng quyền lợi của một người dân độc lập, tự do”. Ngày 6-1-1946, Báo Cứu Quốc ra số đặc biệt sáng cũng đã đưa tin lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh:“Chúng ta hãy nghỉ việc, để đến trước thùng phiếu. Chúng ta hãy thúc những người lừng khừng đến trước thùng phiếu, chúng ta hãy tỉnh táo để kiểm điểm công tác của uỷ ban khu mình đấy là một cách bảo vệ quyền hạn của mình. Đến khi đóng hoặc mở thùng phiếu, chúng ta hãy đòi cho được sự phân minh. Ngay cả ở lần viết hộ, chúng ta cũng nên có mặt để xem xét. Có quyền mà không tìm cách dùng quyền cho sáng suốt, ấy là tự mình huỷ quyền của mình. Hỡi các bạn cử tri, ta chớ quên điều ấy”.

Thấm nhuần những lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cử tri cả nước đã hưởng ứng mạnh mẽ đến các thùng phiếu để thực hiện quyền công dân. Ngày 6-1-1946, thực sự là ngày hội của toàn dân - ngày nhân dân được cầm trên tay lá phiếu bầu ra đại biểu đại diện cho tiếng nói, nguyện vọng của Nhân dân, bất chấp sự đe doạ và những hành động phá hoại, có nơi hòm phiếu phải di chuyển từ nơi này đến nơi khác để tránh sự khủng bố của kẻ thù. Nhiều hình ảnh cảm động đã diễn ra trong ngày bầu cử, ban tổ chức đưa hòm phiếu đến bệnh viện để phục vụ cử tri, có cụ già mù loà đã bảo con cháu đưa đi bầu cử. Cuộc bầu cử tại Nam Bộ và Nam Trung Bộ diễn ra dưới mưa bom, bão đạn của kẻ thù nhưng vẫn không ngăn cản được ý chí và nguyện vọng của Nhân dân ta.

Cuộc Tổng tuyên cử đầu tiên của nước Việt Nam độc lập đã thành công với 89% cử tri đi bầu cử, bầu được 333 đại biểu từ 3 miền Bắc Trung Nam đại diện cho sức mạnh của toàn dân tộc. 57% số đại biểu thuộc các đảng phái khác nhau, 87% số đại biểu là công nhân, nông dân, chiến sỹ cách mạng, 10 đại biểu là nữ, 34 đại biểu dân tộc thiểu số. Thắng lợi của cuộc Tổng tuyển cử ngày 6-1-1946 đánh dấu mốc phát triển trong tiến trình xây dựng thể chế dân chủ trên đất nước Việt Nam.

Hình ảnh của dân tộc trong cuộc tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội của đất nước hòa bình đã và đang được triệu triệu cử tri cả nước hôm nay kế thừa và phát huy. Trong ngày hội non sông tiến hành bầu cử Quốc hội XV, hình ảnh kính yêu của Chủ tịch Hồ Chí Minh như đang dõi theo tiến trình đi đến thắng lợi của cuộc bầu cử. Dấu ấn của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong quá trình vận động, kêu gọi bầu cử vẫn nguyên giá trị, không chỉ đưa ra quy định về thể lệ bầu cử, nguyên tắc bầu cử trong các văn bản đầu tiên về Tổng tuyển cử, mà còn là cơ sở nền tảng cho phép ta có điều kiện suy ngẫm về tư tưởng xây dựng nhà nước pháp quyền “của dân, do dân, vì dân” của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.

14 tháng 2 2022

Vô lí,Bác Hồ mất năm 1969,trước ngày độc lập mà sao lại Bác Hồ đi bầu

7 tháng 7 2018

“Ngày đầu tiên đi học, mẹ dắt em tới trường, em vừa đi vừa khóc. Mẹ dỗ dành yêu thương,...” Đó là những cảm xúc đầu tiên của tôi khi chuẩn bị vào lớp một. Khi tôi ngân nga bài hát này thì lòng tôi lại nhớ đến những kỉ niệm đẹp của ngày đầu tiên đi học.

Nhớ lại lúc ấy, cái thuở tôi còn bé xíu cùng mẹ bước chân vào một ngôi trường tiếu học rộng thênh thang. Khi mới vừa bước chân vào trường thì tôi nắm lấy tay mẹ tôi thật chặt chứ không như những lúc ở nhà; đi đâu cùng được và cũng chẳng sợ gi. Có lẽ vì tôi đã quá quen với từng con hèm nhỏ ở nhà tôi nên tôi chẳng sợ gì cả, tôi chạy bỏ mẹ lại thật xa. Vậy mà lúc ấy tôi lại chẳng dám  rời khỏi mẹ dù chỉ một bước. Giờ học bắt đầu, cồng trường đóng lại, tôi bơ vơ trong lớp nhìn ra ngoài cổng xem còn có mẹ không. Tôi như ở một thế giới hoàn toàn khác khi tôi vừa chia tay mẹ. Lúc đó tôi chẳng biết phải làm gì chỉ biết đứng đỏ mà khóc. Và rồi, cô đến bên tôi, cô nắm lấy tay tôi và cô nói ràng: “Đừng sợ, có cô đây” Tôi nghe cô nói, lời nói thật ngọt ngào và dịu dàng biết bao. Tôi cứ ngỡ cô là người mẹ thứ hai của tôi, che chở, quan tâm, chăm sóc và dạy dỗ tôi. Tôi lúc ấy không còn đi chơi như ngày trước nữa mà tôi đã đi học.

 

Ngày đầu đi học thật khó, tôi chẳng biết gì cả. Tôi chẳng biết cầm bút, chẳng biết sách vở là gì nhưng điều đó chẳng khó gì khi có cô bên cạnh tôi. Cô đã chỉ tôi cách cầm bút, tập cho tôi viết chữ. Và rồi ba tiếng trống trường vang lên, báo hiệu giờ về đã đến. Những bạn khác thì được ba mẹ đón về nhà. Cô cũng về nhà, chỉ còn lại một mình tôi - cậu học trò lớp một cô đơn trong căn phòng lạnh lẽo. Tôi đã khóc, khóc rất to rồi đột nhiên có ai đó khẽ đặt tay lên vai tôi và nói: “Mình về nhà thôi con”, lúc đó  tôi mới nhận ra là mẹ đã ở bên tôi.

Ôi! Sao tôi thương đến thế, sao tôi nhớ đến thế. Cái ngày đầu tiên đi học của tôi. Cái ngày mà tôi có nhiều ki niệm nhất trong tuổi thơ của mình.

chúc bn hok tốt

21 tháng 4 2020

 Bài thơ đầu tiên Bác viết cho thiếu nhi là "Kêu gọi thiếu nhi"

         Học tốt

6 tháng 4 2020

Trong xã hội, mỗi công dân đều phải có ý thức trách nhiệm với bản thân mình, với gia đình và xã hội, vì thế bản thân mỗi người cần phải suy nghĩ và hành động có trách nhiệm trong mọi tình huống đúng với các qui định của gia đình và xã hội đề ra. Học sinh thấy được trách nhiệm của thanh niên học sinh, chủ nhân tương lai của đất nước là tích cực học tập, rèn luyện thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của người công dân. Thực hiện nghiêm túc các nội qui của trường, lớp và những chuẩn mực trong đời sống cộng đồng, xác định trách nhiệm của mình trong việc phòng chống các tệ nạn xã hội, tích cực đấu tranh với các biểu hiện sai trái có thể dẫn đến tệ nạn xã hội trong học sinh. Ý thức trách nhiệm là yếu tố không thể thiếu để xây dựng nên một gia đình hạnh phúc, một xã hội dân chủ và văn minh, phát triển bền vững. Một xã hội muốn phát triển đi lên thì mỗi người phải có nghĩa vụ thực hiện và phát huy cao độ tinh thần trách nhiệm của bản thân.

Học tốt!!!

#Bo

5 tháng 5 2019

1. Phải tổ chức Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung trong cả nước ngay sau năm 1975 vì sau sự kiện 30/4/1975, nước ta hoàn thành thống nhất về mặt lãnh thổ. Do đó cần phải có quốc hội chung do nhân dân hai miền Nam - Bắc bâu ra để lãnh đạo nhân dân xây dựng và bảo vệ đất nước.

2. Dân cư châu Á tập trung đông đúc ở các vùng đồng bằng châu thổ vì có đất phù sa màu mỡ, địa hình bằng phẳng, nguồn nước dồi dào, khí hậu ôn hòa, cơ sở hạ tầng hiện đại…

24 tháng 4 2019

chị ÚT là một ngườ phụ nữ dũng cảm phục vụ cho chiến tranh

24 tháng 4 2019

Em có suy nghĩ là chị Út là một người dũng cảm, thông minh, yêu lao động,yêu nước, không ngại khó đã hoàn thành nhiệm vụ anh Ba Chẩn giao cho và chị muốn thoát li để làm nhiều việc cho cách mạng .

28 tháng 4 2018

Nếu nói rằng ngôn ngữ tách rời loài người ra khỏi những động vật khác thì âm nhạc chính là cái nôi của ngôn ngữ và mãi mãi là một thứ ngôn ngữ chung của toàn nhân loại. Các nhà nghiên cứu cho thấy đứa trẻ ngay từ trong bào thai được nghe âm nhạc thì  tần số sẽ rộng hơn của giọng nói vì nên sự tiếp xúc âm thanh gần hơn, cường độ, âm sắc của ca từ và giai điệu giúp thai nhi kích thích não bộ, cảm xúc trí tuệ được phát triển ngay trong bụng mẹ nếu được nghe nhạc đúng cách. Có câu nói: “Hãy mang lại cho bé niềm yêu thương ngọt ngào từ những giai điệu bất hủ biết đâu bạn sẽ có một thiên tài trong tương lai” âm nhạc đã làm cho trí não đứa trẻ phát triển thông minh hơn khi nghe những bản giao hưởng, sonate của nhạc sỹ thiên tài Betthoven, hay trẻ sẽ tăng cân nặng hơn khi nghe nhạc của nhạc sỹ thần đồng Mozat, và êm ái trong  những tổ khúc của Sube, những Romance, noctuyec của Traikopxki…

Nhà soạn nhạc thiên tài người Đức Lucvichvan Beethoven đã nói: “Âm nhạc làm trái tim của người nam sôi sục và khóe mắt của người nữ đẫm lệ”.. Âm nhạc đã là ngôn ngữ của tâm hồn của trái tim và nhịp đập cuộc sống, phải chăng tất cả những điều đó đã khẳng định sự diệu kỳ của âm nhạc trong cuộc sống loài người.

 Trong nhịp sống thanh bình hôm nay, nhìn lại quá khứ hào hùng của dân tộc, chúng ta không thể không nhắc đến một phần chiến công của dòng âm nhạc Cách mạng, đó là một phần sức mạnh để đưa đoàn quân ra mặt trận, là giá trị tinh thần cho các chiến sỹ thêm niềm lạc quan tin tưởng vào sự chiến thắng của dân tộc đem lại nền hòa bình độc lập như hôm nay.

“Việt Nam Hồ Chí Minh” câu hát đó đã vỡ òa hòa quyện vào đại thắng mùa xuân năm 1975 giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước,đoàn chiến sỹ đi trong rực rỡ cờ hoa,cả thế giới đã cảm nhận sâu sắc hơn sự chiến thắng của dân tộc nhỏ bé, anh hùng với hình ảnh vị Lãnh tụ vĩ đại.

Với Bác Hồ kính yêu mỗi người dân Việt Nam tỏ lòng biệt ơn, kính yêu với người không chỉ bằng những trang sử hào hùng, những áng thơ đầy xúc động mà chính những tác phẩm âm nhạc đã được viết lên từ trái tim từ cảm xúc và tình yêu vô hạn đối với người để “thế giới hát về người Việt Nam hát về người”  những tác phẩm ngợi ca,dạt dào cảm xúc đó dường như trở thành một dòng nhạc riêng dành cho vị Lãnh tụ kính yêu của người dân Việt Nam.

“Khi ngôn ngữ bất lực thì âm nhạc vang lên”.. Ta muốn viết nhiều điều, muốn nói nhiều lần để ngợi ca,về quê hương đất nước, về những người mẹ thân yêu, những người con hy sinh vì tổ quốc, và nhiều điều gửi gắm về tình yêu đôi lứa ... hãy để Âm nhạc thay cho lời muốn nói, vô vàn cảm xúc được thăng hoa để kết thành những tác phẩm bất hủ còn vang vọng mãi như “Người Hà Nội” của nhạc sỹ Nguyễn Đình Thi. “Du kích sông thao” “Giải phóng điện biên” của nhạc sỹ Đỗ Nhuận “Sông Lô” của Nhạc sỹ Văn Cao, “ Lên ngàn” ; “Tình ca” của nhạc sỹ  Hoàng Việt; “Chào sông mã Anh hùng” của Xuân Giao “ Đất nước trọn niềm vui” của Hoàng Hà... đã mãi mãi cho thế hệ mai sau lưu giữ hình ảnh của một thời máu lửa đầy vinh quang và nước mắt của cả Dân tộc. Ai không khỏi xúc động khi nghe giai điệu, lời ca trong bài hát “Người mẹ của  tôi”của nhạc sỹ Xuân Hồng để “chia sẻ nỗi buồn” để “soi lại đời con”...với mẹ. Và “ Em vẫn đợi anh về” của nhạc sỹ Hoàng Hiệp hay “Xa khơi” của Nhạc sỹ Nguyễn Tài Tuệ. 

“Thời hoa đỏ’; “ Mối tình đầu” của Nguyễn Hoàng “Thuyền và biển” của Nhạc sỹ  Phan Huỳnh Điểu-Thơ Xuân Quỳnh..  ai  không khỏi trào lên cảm xúc da diết nhớ mong về những kỷ niệm của riêng mình..có gì diễn tả được toàn diện hơn là âm nhac?! và những kỷ niệm buồn vui trong cuộc đời con người làm ta nhớ ta quên, nhưng có một điều kỳ diệu khi mỗi kỷ niệm đó được gắn với những giai điệu của một bản nhạc hay lời ca của một ca khúc nào đó thi dù thời gian có trôi đi  khi ta gặp lại giai điệu thân quen cùng đó là những kỷ niệm trỗi dậy... 

 Trong nền giáo dục của xã hội văn minh chúng ta giáo dục một cách toàn diện với đầy đủ tri thức khoa học kỹ thuật của nhân loại, trong đó không thể thiếu giáo dục thẩm mỹ, giáo dục nhân cách của con người bằng biện pháp nào đó thì  âm nhạc có đầy đủ  ý nghĩa để hướng cho con người hướng tới cái hay cái đẹp trong cuộc sống..đối với trẻ nhỏ sự trưởng thành và nhận biệt nhiều điều trong cuộc sống có phần theo từng cung bậc của giai điệu âm nhạc.Âm nhạc đã giúp con người trở thành hoàn thiện trong muôn vàn tri thức của nhân loại.

Các nhà nghiên cứu còn thấy cơ thể đáp ứng âm nhạc bằng sự thay đổi chức năng sinh học như nhịp tim, hơi thở, huyết áp, sức căng bắp thịt, giảm cảm giác đau, sản xuất kích thích tố...Có tâm hồn con người nào không xao xuyến và khuất phục trước những giai điệu đẹp của của bản nhạc, bài ca.Trong đời sống xã hội qua thực tế cho thấy những hành vi bạo lực có lẽ ít xuất hiện ở những con người có tâm hồn phong phú, nhạy cảm,và sống cùng với âm nhạc.Điều đó thật tuyệt vời nếu nền giáo dục dục âm nhạc được phổ cập một cách hệ thống bài bản và chọn lọc tới tất cả mọi người để thế giới tràn ngập sư yên thương và luôn có nhiều trái tim nhân hậu.

Theo nghiên cứu mới đây của nhiều nhà khoa học trên thế giới âm nhạc chính là một loại thần dược của tâm hồn và sức khỏe của con người, Những bản nhạc có tiết tấu nhanh như thể loại nhạc Pop, Chachacha, Disco...giúp cho con người tỉnh táo năng động nhạy bén hơn khi xử lý các tình huống diễn ra trong cuộc sống. Mặt khác âm nhạc còn giúp giải Stess là nguyên nhân khiến con người tăng nguy cơ mắc nhiều chứng bệnh liên quan đến tim mạch.

Ngày nay âm nhạc được sử dụng như một liệu pháp giúp người bệnh thư giãn lấy lại trạng thái tinh thần sau những tổn thương và những cú sốc về tình cảm.

Bạn muốn trẻ đẹp, tâm hồn thư thái, sống lạc quan yêu đời ư? hãy đến với âm nhạc, hãy tắm mình trong những bản Tango, vallse, Rumba..và thưởng thức sự yên tĩnh, thư thái với những giai điệu đẹp tiết tấu du dương của làn điệu Ballats, slow...

Các nhà khoa học mỹ còn chứng minh nghe một bản nhạc trong bữa ăn sẽ giúp quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra tốt hơn, giải thích cho hiện tượng này các nhà khoa học cho biết khi nghe nhạc nồng độ cortisol (hóc môn gây căng thẳng và stress trong máu được giảm xuống nhờ đó cơ thể được thư giãn thoải mái và có thể hấp thụ được nhiều dinh dưỡng. cảm thấy ăn ngon miệng hơn.và nếu bạn  mất ngủ một bản nhạc trữ tình,du dương sẽ đưa chúng ta vào những giấc mơ tuyệt đep..

Tuy nhiên đã có những tác dụng trái chiều khi lạm dụng âm nhạc một cách tùy tiện làm con người trở thành ủy mỵ,yếu đuối,cảm nhận tình yêu một cách rẻ mạt, hững hờ với những mầu sắc âm nhạc vàng vọt,lời ca phản cảm và vô nghĩa và thậm chí còn nực cười khi bất chợt nghe một câu hát vang lên đâu đó như

 “Yêu một người lại nhớ tới hai ba người”..”Tình yêu đến không mong đợi gi và tình yêu đi cung không hề hối tiếc.”. của một ca sỹ nào đó… Phải chăng đó là sự giáo dục về nghệ thuật âm nhạc còn khập khiễng thiếu hụt? Sự kỳ diệu của âm nhạc đến với đời sống con người phải xuất phát từ những cảm xúc thăng hoa, phải chắt lọc cái tinh túy của ngôn ngữ, nghiêm túc với những sáng tạo nghệ thuật thể hiện cái hay cái đẹp của loài người thì điều kỳ diệu đó sẽ tồn tại mãi mãi..

Đã có rất nhiều cảm nhận, phân tích, nghiên cứu về sự kỳ diệu,tác dụng, của âm nhạc đối với con người.Với tôi một giảng viên hoạt động trong lĩnh vực âm nhạc thì điều đó càng thấm đậm và hiện hữu rõ nét trong nhân cách,suy nghĩ và tình cảm của mình để hướng tới  mọi sự tốt đẹp nhất của cuộc sống này.Với nghề sư phạm âm nhạc tại trường ĐH SPNT TW hiện nay tôi chỉ mong muốn khi các Sinh viên học Nghệ thuật nói chung và Nghệ thuật âm nhạc nói riêng tự đánh giá về sự cảm nhận âm nhạc của mình, nhìn lại những suy nghĩ, những hành động, cảm xúc tư duy, những quan niệm sống của mình để luôn có phương hướng đúng đắn trong sự nghiệp, có cách ứng xử đẹp với mọi người có cảm xúc trước những điều hay đẹp trong cuộc sống và luôn có một tâm hồn cao đẹp và một trái tim nhân hậu.

8 tháng 10 2018
Trả lời hộ mình
3 tháng 12 2023

 1 .câu chuyện kể việc làm của Bác trên con tàu Đô Đốc Latútsơ Tơrêvin :
Mang tên mới: Văn Ba, anh xin được chân người phụ bếp trên một chiếc tàu biển của Pháp Latusơ Tơrêvin. Từ đây, hoà mình trong đời sống của thợ thuyền, người thanh niên Văn Ba bắt đầu cuộc hành trình tìm đường cứu nước thoát khỏi ách nô lệ của chế độ thực dân.
Cuộc hành trình 30 năm ròng, đi qua 28 quốc gia, làm nên sự nghiệp lớn, xuất phát từ một anh phụ bếp Văn Ba trên một chiếc tàu vận tải hàng hải. Tuy lao động vất vả suốt ngày, suốt tháng không có ngày nghỉ, ông chủ chỉ trả cho anh mỗi tháng không quá 50 phrăng, là thứ tiền công rẻ mạt nhất cho một lao động, nhưng anh không nản lòng, chê trách. Mà trái lại, với thái độ cởi mở, lễ phép với mọi người; từ người lao động đến những du khách thượng hạng đi trên tàu, ai cũng quý mến anh, sẵn sàng giúp đỡ mỗi lần anh muốn biết về một điều gì đó. Xong việc, anh tranh thủ học thêm hoặc đọc sách hay tự học ngoại ngữ. Tàu cập bến một số nước, anh Ba lên bờ, không phải như những người khác, bao nhiêu tiền dồn vđo việc ăn chơi phung phí; anh dành thời gian đi sâu tìm hiểu hiện trạng thực tế xã hội. Anh chợt nhận ra rằng, mỗi quốc gia mỗi vẻ khác nhau về phong cảnh và con người; nhưng về xã hội thì đâu đâu cũng có người nghèo, người giàu, đâu cũng có các tệ nạn xã hội, đâu cũng có người tốt và kẻ xấu.

2. Đó là bài "Người đi tìm hình của nước"
Đất nước đẹp vô cùng. Nhưng Bác phải ra đi
Cho tôi làm sóng dưới con tàu đưa tiễn Bác!
Khi bờ bãi dần lui, làng xóm khuất,
Bốn phía nhìn không một bóng hàng tre.
Đêm xa nước đầu tiên, ai nỡ ngủ ?
Sóng vỗ dưới thân tàu đâu phải sóng quê hương!
Trời từ đây chẳng xanh màu xứ sở,
Xa nước rồi, càng hiểu nước đau thương!
Lũ chúng ta ngủ trong giường chiếu hẹp
Giấc mơ con đè nát cuộc đời con!
Hạnh phúc đựng trong một tà áo đẹp!
Một mái nhà yêu rủ bóng xuống tâm hồn.
Trǎm cơn mơ không chống nổi một đêm dày
Ta lại mặc cho mưa tuôn và gió thổi
Lòng ta thành con rối,
Cho cuộc đời giật dây!
Quanh hồ Gươm không ai bàn chuyện vua Lê
Lòng ta đã thành rêu phong chuyện cũ
Hiểu sao hết những tấm lòng lãnh tụ
Tìm đường đi cho dân tộc theo đi.
Hiểu sao hết Người đi tìm hình của Nước
Không phải hình một bài thơ đá tạc nên người
Một góc quê hương, nửa đời quen thuộc,
Hay một đấng vô hình sương khói xa xôi...
Mà hình đất nước hoặc còn hoặc mất
Sắc vàng nghìn xưa, sắc đỏ tương lai
Thế đi đứng của toàn dân tộc
Một cách vinh hoa cho hai mươi lǎm triệu con người.
Có nhớ chǎng, hỡi gió rét thành Ba Lê ?
Một viên gạch hồng, Bác chống lại cả một mùa bǎng giá
Và sương mù thành Luân Đôn, ngươi có nhớ
Giọt mồ hôi Người nhỏ giữa đêm khuya ?
Đời bồi tàu lênh đênh theo sóng bể
Người đi hỏi khắp bóng cờ châu Mỹ, châu Phi,
Những đất tự do, những trời nô lệ,
Những con đường cách mạng đang tìm đi.
Đêm mơ nước, ngày thấy hình của nước
Cây cỏ trong chiêm bao xanh sắc biếc quê nhà
Ăn một miếng ngon cũng đắng lòng vì Tổ quốc
Chẳng yên lòng khi ngắm một nhành hoa.
Ngày mai dân ta sẽ sống sao đây?
Sông Hồng chảy về đâu? Và lịch sử?
Bao giờ dải Trường Sơn bừng giấc ngủ
Cánh tay thần Phù Đổng sẽ vươn mây?
Rồi cờ sẽ ra sao? Tiếng hát sẽ ra sao?
Nụ cười sẽ ra sao?
Ơi, độc lập!
Xanh biếc mấy là trời xanh Tổ quốc
Khi tự do về chói ở trên đầu.
Kìa mặt trời Nga bừng chói ở phương Đông
Cây cay đắng đã ra mùa quả ngọt
Người cay đắng đã chia phần hạnh phúc
Sao vàng bay theo liềm búa công nông.
Luận cương đến với Bác Hồ. Và Người đã khóc
Lệ Bác Hồ rơi trên chữ Lênin.
Bốn bức tường im nghe Bác lật từng trang sách gấp
Tưởng bên ngoài, đất nước đợi mong tin.
Bác reo lên một mình như nói cùng dân tộc:
"Cơm áo là đây! Hạnh phúc đây rồi!"
Hình của Đảng lồng trong hình của Nước.
Phút khóc đầu tiên là phút Bác Hồ cười,
Bác thấy:
Dân ta bưng bát cơm mồ hôi nước mắt
Ruộng theo trâu về lại với người cày
Mỏ thiếc, hầm than, rừng vàng, biển bạc...
Không còn người bỏ xác bên đường ray.
Giặc đuổi xong rồi. Trời xanh thành tiếng hát
Điện theo trǎng vào phòng ngủ công nhân
Những kẻ quê mùa đã thành trí thức
Tǎm tối cần lao nay hóa những anh hùng.
Nước Việt Nam nghìn nǎm Đinh, Lý, Trần, Lê
Thành nước Việt nhân dân trong mát suối
Mái rạ nghìn nǎm hồng thay sắc ngói
Những đời thường cũng có bóng hoa che.
Ôi! Đường đến với Lênin là đường về Tổ quốc
Tuyết Matxcơva sáng ấy lạnh trǎm lần
Trong tuyết trắng như đọng nhiều nước mắt
Lênin mất rồi! Nhưng Bác chẳng dừng chân.
Luận cương của Lênin theo Người về quê Việt
Biên giới còn xa. Nhưng Bác thấy đã đến rồi
Kìa! Bóng Bác đang hôn lên hòn đất
Lắng nghe trong màu hồng, hình đất nước phôi thai.

 

8 tháng 4 2020

Câu chuyện trên gợi cho em suy nghĩ về trách nhiệm của mỗi công dân, cần giúp đỡ những người đang trong hoàn cảnh hiểm nguy, khó khăn.

Đó là một hành động và nghĩa cử cao đẹp của người thương binh. Từ đó, gợi cho em suy nghĩ về cách sống đẹp: không so đo tính toán thiệt hơn quyền lợi với người mình vừa giúp đỡ. Sống hòa thuận, đoàn kết như anh em một nhà với mọi người xung quanh

10 tháng 4 2020

bạn tham khảo bài trên của bạn kia nha

hok tốt

Dựa vào ý nghĩa  và bài học truyện GẶP BÁC Ở HỒ CHỨA NƯỚC SUỐI HAI Ý NGHĨA:Câu chuyện nêu lên một đức tính tốt của Bác Hồ: tiết kiệm nhưng cũng phải đầu tư vào những việc cần thiết. Mọi người đều quan tâm tới cái lợi trước mặt chứ ai suy nghĩ sâu xa? Bác là người quan tâm đến người lao động nên việc gì cũng đặt người dân lên đầu, đâu thể suốt ngày quan tâm tới lãnh...
Đọc tiếp

Dựa vào ý nghĩa  và bài học truyện GẶP BÁC Ở HỒ CHỨA NƯỚC SUỐI HAI

 

Ý NGHĨA:
Câu chuyện nêu lên một đức tính tốt của Bác Hồ: tiết kiệm nhưng cũng phải đầu tư vào những việc cần thiết. Mọi người đều quan tâm tới cái lợi trước mặt chứ ai suy nghĩ sâu xa? Bác là người quan tâm đến người lao động nên việc gì cũng đặt người dân lên đầu, đâu thể suốt ngày quan tâm tới lãnh đạo mà quên đi người dân. Những việc tưởng chừng nhỏ nhặt nhưng ai biết có thể làm một tỉnh trở nên giàu có. Việc Bác nói phải trồng nhiều cây xanh quanh những kênh mương, chứng tỏ Bác suy nghĩ rất sâu xa: thứ nhất để tiện lợi vì gần các kênh mương nên nước được sử dụng hợp lí, thứ hai làm cho cảnh quan thiên nhiên thêm hài hòa.

RÚT RA BÀI HỌC:
Đọc xong câu chuyện chúng ta rút ra bài học sâu sắc: đừng vì cái lợi trước mắt mà bỏ bê những việc quan trọng, dù chúng nhỏ bé nhưng dẫn đến sự thành công, biến những vùng đất nghèo thành những vùng đất phồn vinh

 

 

Nêu việc rèn luyện thực tế cần áp dụng cho cuộc sống

1
18 tháng 10 2018

Tiết kiệm là tốt nhưng cần phải chi tiêu nữa nên những điều Mèo rèn luyện trong cuộc sống là:Không xài hoan phí,đầu tư vào những cái không cần thiết,đừng để cái lợi che khuất tầm mắt của chúng ta,những cái không phải của ta thì nó sẽ không phải là của ta,bt quý trọng lúa gạo và luôn nhớ ơn người nông dân đã làm ra nó kể cả những thứ chúng ta ăn hằng ngày,  không phải thấy nó có lợi thì ta sẽ hại người dân ta để kiếm ra những đồng tiền dơ bẩn,yêu thiên nhiên để bảo vệ thiên nhiên trước cái nạn chặt phá rừng để kiếm lợi nhuận,....

Mong bạn sẽ đóng góp cho mình qua tin nhắn nhớ nói lí do về bài này chứ không mình quên mình lại hỏi lại nha