K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 9 2020

Tham khảo:

Trước tiên khi nói đến học tập chắc hẳn ai cũng hiểu nghĩa của nó , học chính là tiếp thu và lĩnh hội những kiến thức không chỉ trong trường học mà còn ở cả trường đời.Việc học tập được ví như một kho bấu vậy và nó luôn đi theo chủ nhân vì học không chỉ đơn thuần là học sơ qua mà đó còn là sự hiểu biết sâu sắc và vận dụng nó một cách linh hoạt .học đi theo ta mọi mơi mọi lúc bất kì nơi đâu ,chỗ nào ta điều có thể tiếp thụ và học hỏi kiến thức để nâng cao vốn hiểu biết cho mình ví dụ như trong trường học thì chúng ta học về kiến thức nhiều hơn còn ở trường đời nghĩa là cuộc sống hàng ngày thì chúng ta sẽ học tiếp thu những kĩ năng của cuộc sống của con người vì vậy việc hock đi theo ta mọi nơi mọi lúc và nó còn là một kho bấu có thể nói là vô tận không đáy

25 tháng 11 2021

Em tham khảo:

Đối với mỗi quốc gia, những người tài giỏi chính là lực lượng nòng cốt đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Thật vậy, những người có cả đức và tài chính là sức mạnh cốt lõi quyết định sự phát triển và hưng thịnh của mọi quốc gia. Trên thực tế, những người tài giỏi chính là những người đem tri thức của mình để cống hiến cho đất nước. Những tri thức mà họ có được, hay những kinh nghiệm mà họ gặt hái được sẽ được ứng dụng vào lĩnh vực mà họ làm, từ đó họ sẽ gây dựng nên sự nghiệp của chính mình bằng trí tuệ, cũng như góp phần làm cho đất nước giàu đẹp hơn. Những sản phẩm mà họ làm ra góp phần vào sự chuyển mình và đi lên của đất nước, làm cho đời sống của nhân dân thêm đầy đủ và no ấm. Bên cạnh đó, những người tài giỏi là những người luôn trăn trở làm sao để cống hiến được cho đất nước, sao cho xóa bỏ được những tiêu cực, lạc hậu, cổ hủ trong đời sống xã hội. Họ chính là những người đặt nền móng cho sự phát triển của một quốc gia cũng như góp công sức của mình vào sự chuyển mình tích cực của đất nước. Mọi thời đại và giai đoạn phát triển lịch sử của dân tộc VN đều có những nhân tài góp phần vào sự phát triển và bền vững của nước nhà, dân tộc. Họ không những có cái tâm nghĩ cho dân tộc mà còn cả tài để đủ năng lực phát triển đất nước, làm giàu cho dân tộc. Tóm lại, những người hiền tài chính là lực lượng nòng cốt cho sự phát triển của đất nước, dân tộc; nếu không có những nhân tài thì đất nước sẽ mãi lạc hậu, đói kém.

viết bài văn nêu suy nghĩ của anh chị về ý kiến của tác giả Vũ Khoan về việc''chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới''? ''Cái mạnh của con người Việt Nam là sự thông minh và nhạy bén với cái mới ...Nhưng bên cạnh cái mạnh đó vẫn tồn tại không ít cái yếu .Ấy là những lỗ hổng kiến thức cơ bản do thiên hướng chạy theo nhưng môn học ''thời thượng '', nhất là khả năng thực hành và sáng tạo bị hạn...
Đọc tiếp

viết bài văn nêu suy nghĩ của anh chị về ý kiến của tác giả Vũ Khoan về việc''chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới''?
''Cái mạnh của con người Việt Nam là sự thông minh và nhạy bén với cái mới ...Nhưng bên cạnh cái mạnh đó vẫn tồn tại không ít cái yếu .Ấy là những lỗ hổng kiến thức cơ bản do thiên hướng chạy theo nhưng môn học ''thời thượng '', nhất là khả năng thực hành và sáng tạo bị hạn chế do lối học chay, học vẹt nặng nề ....
MỌI NGƯỜI CHO E HỎI NỘI DUNG TRIỂN KHAI ĐỀ TRÊN THÌ CÓ KHÁC VỚI ĐỀ DƯỚI ĐÂY KO? ''

Từ ý kiến dưới đây , anh chị suy nghĩ gì về việc ''chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới ''

''Cái mạnh của con người Việt Nam là sự thông minh và nhạy bén với cái mới ...Nhưng bên cạnh cái mạnh đó vẫn tồn tại không ít cái yếu .Ấy là những lỗ hổng kiến thức cơ bản do thiên hướng chạy theo nhưng môn học ''thời thượng '', nhất là khả năng thực hành và sáng tạo bị hạn chế do lối học chay, học vẹt nặng nề ....

1
30 tháng 9 2019

Mở bài:
- Dẫn dắt vấn đề cần bàn luận: “Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới” là một bài văn nghị luận đặc sắc của Thủ tướng Vũ Khoan. Trong đó có ý kiến như sau: Cái yếu của người Việt Nam là “khả năng thực hành và sáng tạo bị hạn chế bởi lối học chay, học vẹt nặng nề. Từ vấn đề này, tác giả gợi ra những phương pháp học tập đúng đắn, cần thiết để khắc phục những điểm yếu của học sinh.

Thân bài.
a. Đánh giá ý kiến: Vũ Khoan đã rất đúng đắn khi nhận xét về con người Việt nam.

b. Giải thích ý nghĩa câu nói:
Con người Việt Nam có rất nhiều điểm mạnh, nhưng bên cạnh cái mạnh vẫn tồn tại cái yếu. Ấy là khả năng thực hành và sáng tạo bị hạn chế do lối học chay, học vẹt nặng nề, diễn ra trong hầu hết học sinh trên mọi miền đất nước.

c. Hậu quả của việc "khả năng thực hành và sáng tạo bị hạn chế bởi lối học chay, học vẹt nặng nề”.
- Hiện tượng học sinh học lệch, chỉ chú trọng vào các môn "thời thượng", các môn liên quan tới thi Đại học, đề cao lí thuyết hơn thực hành (Dẫn chứng). Điểm yếu sẽ ảnh hưởng đến công việc, học tập, đất nước.
+ Hơn nữa, do ý thức con người Việt Nam: Chỉ học tập vì mục đích trước mắt, mục đích của cá nhân, không quan tâm đến lợi ích lâu dài và lợi ích cộng đồng.
--> Cá nhân chậm phát triển dần đến đất nước cùng phát triển chậm về mọi mặt.

d. Đề ra giải pháp
- Chúng ta cần phát huy điểm mạnh “thông minh, nhạy bén” và khắc phục điểm yếu, hình thành thói quen tốt ngay từ bây giờ.
- Biết kết hợp vận dụng tốt cả hai yếu tố “học” và “hành”.
- Tránh học chay, học vẹt để nâng cao trình độ học vấn của bản thân và áp dụng linh hoạt vào thực tế.
- Đề ra mục tiêu học tập, kế hoạch học tập lâu dài và có lộ trình học tập khoa học, hợp lý
- Tăng cường tinh thần học hỏi kinh nghiệm và thành tựu của các nước tiên tiến trên thế giới để nâng cao năng lực bản thân, hướng đến góp phần phát triển đất nước.

Kết bài: Đánh giá ý kiến và nêu suy nghĩ.

30 tháng 9 2019

1. Mở Bài

Bài " Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới" của phó thủ tướng Vũ Khoan viết nhân dịp đầu năm 2001- thời điểm chuyển giao giữa hai thế kỷ đã để lại những thông điệp lớn lao, mang tầm thời đại.

2. Thân Bài

* Những vấn đề được tác giả đặt ra trong tác phẩm:

+ Để chuẩn bị vào thế kỉ mới thì yếu tố tiên quyết nhất vẫn là con người→ Con người là nền tảng của sự phát triển

+ Với sự phát triển ngày một lớn mạnh của thế giới, trong nền kinh tế tri thức thì vai trò của con người càng nổi bật và khẳng định.

+ Những nhiệm vụ cấp bách đặt ra lúc này là đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và tiếp cận với nền kinh tế tri thức.

+ Điểm mạnh, điểm yếu của người Việt Nam

* Bài học nhận thức bản thân

+ Mỗi học sinh chúng ta phải nỗ lực ngay từ bây giờ, rèn luyện đạo đức, sức khoẻ, thẩm mỹ, trí tuệ, hoàn thiện bản thân.

+ Mỗi học sinh phải là những người trẻ nhanh nhạy, tiếp thu những tinh hoa nhân loại, đón đầu những đổi mới của thế giới, những xu thế phát triển mới để tiếp cận và học hỏi.

+ Trong thực tế, chúng ta là những học sinh vẫn còn tồn tại những khuyết điểm → Cần khắc phục, sửa chữa.

+ Chủ động trong lối sống, sống có mục tiêu, có lý tưởng

3. Kết Bài

- Hành trang vào đời, hành trang xây dựng cuộc đời là tự bản thân mỗi người lựa chọn.

- Hãy sống sao cho mỗi ngày trôi qua đều không lãng phí, đều là những khoảng kí ức đẹp mà khi nhìn lại ta có thể tự hào về khoảng thời gian đã qua, góp mùa xuân tuổi trẻ của mình làm đẹp cho đời, cho đất nước thương yêu.

2 tháng 10 2019

Mở bài:
- Dẫn dắt vấn đề cần bàn luận: “Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới” là một bài văn nghị luận đặc sắc của Thủ tướng Vũ Khoan. Trong đó có ý kiến như sau: Cái yếu của người Việt Nam là “khả năng thực hành và sáng tạo bị hạn chế bởi lối học chay, học vẹt nặng nề. Từ vấn đề này, tác giả gợi ra những phương pháp học tập đúng đắn, cần thiết để khắc phục những điểm yếu của học sinh.

Thân bài.
a. Đánh giá ý kiến: Vũ Khoan đã rất đúng đắn khi nhận xét về con người Việt nam.

b. Giải thích ý nghĩa câu nói:
Con người Việt Nam có rất nhiều điểm mạnh, nhưng bên cạnh cái mạnh vẫn tồn tại cái yếu. Ấy là khả năng thực hành và sáng tạo bị hạn chế do lối học chay, học vẹt nặng nề, diễn ra trong hầu hết học sinh trên mọi miền đất nước.

c. Hậu quả của việc "khả năng thực hành và sáng tạo bị hạn chế bởi lối học chay, học vẹt nặng nề”.
- Hiện tượng học sinh học lệch, chỉ chú trọng vào các môn "thời thượng", các môn liên quan tới thi Đại học, đề cao lí thuyết hơn thực hành (Dẫn chứng). Điểm yếu sẽ ảnh hưởng đến công việc, học tập, đất nước.
+ Hơn nữa, do ý thức con người Việt Nam: Chỉ học tập vì mục đích trước mắt, mục đích của cá nhân, không quan tâm đến lợi ích lâu dài và lợi ích cộng đồng.
--> Cá nhân chậm phát triển dần đến đất nước cùng phát triển chậm về mọi mặt.

d. Đề ra giải pháp
- Chúng ta cần phát huy điểm mạnh “thông minh, nhạy bén” và khắc phục điểm yếu, hình thành thói quen tốt ngay từ bây giờ.
- Biết kết hợp vận dụng tốt cả hai yếu tố “học” và “hành”.
- Tránh học chay, học vẹt để nâng cao trình độ học vấn của bản thân và áp dụng linh hoạt vào thực tế.
- Đề ra mục tiêu học tập, kế hoạch học tập lâu dài và có lộ trình học tập khoa học, hợp lý
- Tăng cường tinh thần học hỏi kinh nghiệm và thành tựu của các nước tiên tiến trên thế giới để nâng cao năng lực bản thân, hướng đến góp phần phát triển đất nước.

Kết bài: Đánh giá ý kiến và nêu suy nghĩ.

14 tháng 9 2020

Tham khảo:

Trong lịch sử phát triển của loài người, bắt đầu từ loài vượn cổ xuất hiện biết cầm nắm, hái lượm dần tiến hoá thành người tinh khôn, người đứng thẳng và đến chúng ta loài người hiện đại. Loài người không ngừng lao động đê sáng tạo chính mình, sử dụng đôi tay đế tạo ra những dụng cụ phục vụ đời sống và tạo ra lửa đế nâu chín thực phẩm, thuần hóa thú nuôi, trồng trọt, cài tạo thiên nhiên, không còn ở những hang hốc mà biết xây dựng nơi trú ngụ. Khi đã có được cái ăn cái mặc, con người dần hoàn thiện về mặt văn hóa, lao động trí óc để sáng tạo nên những công trình vĩ đại như Kim tự tháp, Vạn lí trường thành... các phép tính, khám phá thiên nhiên. Nhờ lao động, con người dần đạt đến cuộc sống văn minh như hiện đại - con người đã trở thành loài thượng đẳng trên trái đất.

Ta có thể hiểu lao động là vận dụng sức mạnh tay chân hoặc trí óc thông minh công cụ lao động để cải tạo thiên nhiên nhằm mục đích tạo ra của cải và tinh thần phục vụ con người. Chính nhờ lao động mà con người trở thành loài thượng đẳng và có cuộc sống văn minh như ngày nay. Tất cả mỗi người phải lao động nếu không sẽ trở thành kẻ vô công rồi nghề không đóng góp gì cho bản thân, gia đình và xã hội. Lao động là thưóc đo giá trị của con người. Lao động có nhiều hình thức: lao động xã hội, lao động công ích... là khoảng thời gian để tạo ra một kết quả, một công việc. Hoàn thiện nhân cách là làm nên phẩm chất của con người. Như thế ta có thể hiểu "lao động là quá hình thành và hoàn thiện nhân cách của con người" là vận dụng hoạt chân chính của bán thân, là khoảng thời gian để tạo ra trọn vẹn phẩm chất của con người.

Hồ Chủ tịch, vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc, người đã bôn ba ở các nước trên các châu lục để tìm con đường cứu nưóc đúng đắn cho dân tộc dành cả cuộc đời để lãnh đạo cuộc cách mạng vĩ đại của dân tộc, phục vụ nhân dân và đất nước vô cùng tận tụy. Tấm gương lao động vĩ đại của người xứng đáng tỏa sáng và đời đời được dân tộc noi theo. Giáo sư, nhà giáo nhân dân Nguyễn Lân tấm gương lao động vô song, bằng trải nghiệm cả một đời người, hiểu được điều mà dân tộc này cần để đối mặt với thế giới đó là học vấn, là nhân là trí tuệ. Cụ đã dạy cho bao thế hệ học trò biết sống một cuộc sống có ích chính bàn tay và khôi óc của mình. Bằng niềm ưu tú và sự phân đâu không mệt mỏi cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Cụ đã giục giã các học trò mình không đầu hàng trước khó khăn, phải góp phần vào sự nghiệp chấn hưng giáo dục nước nhà. Hai nông dân là Trần Quốc Hải và Lê Văn Danh sáng chế ra máy bay với ước mơ rất đơn giản: “bay lên để tưới nước đông ruộng cho đỡ vất vả và dập đám cháy nếu có". Tất cả đã phác họa lên một bức tranh rất sống động về những con người ở những địa vị khác nhau ngày đêm có biết bao nghĩa cử cao đẹp đóng góp cho đời. Nhờ có họ, ta hiểu được lao động là vinh quang, là tự rèn luyện chính mình. Trên các dặm đường, cánh đồng, nhà ta gặp biết bao nhiêu những con người vô danh như bác nông phu, anh công nhân, chị bán hàng rong đã ngày ngày mưu sinh bằng chính sức lao động và ước mơ giản dị của mình sao cho bớt cơ hàn, đã làm ta yêu quý họ. Tuy họ không làm ra nhiều của cải vật chất nhưng nhân cách của họ ta phải trân trọng. Bởi lẽ, họ đã sống hiền hòa, tôn trọng pháp luật, và kiếm được bằng những giọt mồ hôi chân chính, góp phần ăn bám, thích của đút lót, hoặc một số thanh dùng vũ trường, trò chơi điện tử, đua xe, ma túy,... là "mồ" chôn thời gian. Thật đáng trách cho những con người sống không ước mơ, lười nhác lao động sống không lí tưởng và "sống hoài sống phí" một đời người.

Bạn hãy giả sử trong một tuần bạn không làm gì cả, chỉ việc ăn, ngủ, giả trí. Bạn nhận được gì, cảm nhận được gì, phải chăng chi là sự nhàm chán rằng chẳng có gì thú vị, bạn muốn ngay lập tức phải làm gì đó có ích cho thân, chẳng hạn như đọc một quyển sách hay, xem lại những bài học cũ lập tức bạn thấy rất phấn chấn và tràn trề sinh lực. Như thế ta có thể nói, người sinh ra để lao động, nhờ lao động mà phát triển toàn diện.

Mục đích của cả đời người là tôn trọng, được là người hữu ích, chính lao động sẽ giúp chúng ta, giúp hoàn thiện nhân cách con người. Lao động giúp con người ý thức được trách nhiệm làm người từ thành quả lao động. Cho nên lao động mới có thể "nở hoa" nhân cách và mang lại sự giàu có cho con người từ tinh thần đến của cải vật chất. Vâng! Lao động chính là một trong những yếu tố giúp con người hoàn thiện nhân cách.

16 tháng 2 2020

''Khi công nhận cái yếu của mình, con người trở nên mạnh mẽ.” Suy nghĩ của em về câu nói trên?

bài làm

Mỗi người trong chúng ta không ai là người hoàn hảo. Ai cũng có những điểm yếu của riêng mình. Nhưng làm sao để có thể khắc phục những điểm yếu đó để trở thành những con người hoàn hảo, mạnh mẽ hơn? Điều đó đã được Balzac đề cập tới trong câu nói: “Khi công nhận cái yếu của mình, con người trở nên mạnh mẽ.”

Thật vậy! Nếu biết thừa nhận "cái yếu" của mình thì chắc hẳn "con người sẽ trở nên mạnh mẽ". "Cái yếu" chính là những khuyết điểm, những thiếu sót của con người. “Công nhận cái yếu" tức là mỗi người có đủ dũng cảm, trung thực và năng lực nhận thức để kiểm điểm bản thân một cách khách quan toàn diện. Điều ấy giúp con người có nghị lực trưởng thành trở nên mạnh mẽ. Câu nói của Balzac là lời khuyên cho mỗi chúng ta cần phải mạnh mẽ nhận ra cái yếu của mình, chiến thắng chính bản thân mình có vậy chúng ta mới có nghị lực, trưởng thành và mạnh mẽ hơn.

Trong mỗi con người ai cũng có điểm mạnh điểm yếu riêng. Ví như có bạn học giỏi các môn tự nhiên, nhưng lại kém về những môn xã hội. Có những bạn mặc dù giỏi trong giao tiếp nhưng lại kém về cá hoạt động ngoại khóa vận động. Tất cả cho thấy, con người không ai là hoàn hảo cả bởi cuộc sống không có gì là tuyệt đối. Nếu chúng ta biết nhìn nhận khuyết điểm thì khi ấy chúng ta đã dũng cảm và mạnh mẽ hơn. Bởi chúng ta đã nghiêm túc nhìn nhận một cách chân thực vào thực tế điểm yếu của chính mình để tìm cho mình một hướng đi, một cách sống và rèn luyện phù hợp với bản thân.

Điều này đã được chứng minh trong thực tiễn cuộc sống ở nhiều lĩnh vực trong những hoàn cảnh khác nhau. Ví như Trong học tập, khi một người học sinh dám nhìn thẳng vào lỗ hổng kiến thức của mình, dám dám khắc phục nó, bằng ý chí, nghị lực và niềm tin, sự đam mê tràn đầy nhựa sống, thành công sẽ càng ngày càng gần. Trong công việc cũng như trong cuộc sống, nếu không thừa nhận cái yếu của mình thì làm sao đủ sức đi đến thành công? Cũng như, nếu O. Henry – nhà văn trứ danh của nước Mỹ không thừa nhận thất bại của mình thì liệu ông có trở thành chủ nhân của quyển sách bắt buộc phải học ở đại học hay không? Câu trả lời chắc chắn là không. Trên con đường đi tới thành công mỗi chúng ta sẽ phải đối diện với những khó khăn thử thách xuất phát từ chính bản thân minh. Nếu khi đó chúng ta biết nhìn nhận bản thân một cách đúng đắn, thừa nhận những thiết sót, những sai lầm của chính mình. Khi ấy, điều đó không là điều đáng buồn ngược lại đó là cơ hội để chúng ta hiểu mình hơn, cơ hội hoàn thiện chính mình. Để trở nên mạnh mẽ, chúng ta cần biết "công nhận cái yếu của mình". Hơn nữa, bên cạnh việc nhìn nhận và khắc phục cái yếu, chúng ta không thể quên phát huy những điểm mạnh, làm cho cuộc sống thêm phần tươi đẹp và ý nghĩa.

Đây là một vấn đề đúng đắn sâu sắc có ý nghĩa định hướng cho con người trong nhận thức lối sống. Khi công nhận cái yếu của bản thân, cá nhân không tự cao, tự đại, biết ứng xử một cách khiêm tốn, đúng mực, biết nhìn nhận mọi người xung quanh một cách khách quan đúng đắn, biết học tập và vươn lên. Chúng ta sẽ thấy mình tự tin hơn, mạnh mẽ và cứng cáp hơn khi dám đối mặt với chính mình.

Chiến thắng bản thân là chiến thắng vĩ đại nhất. Bởi đối thủ lớn nhất của con người là chính mình. Khi đã dám “tự phơi bày hạn chế” của mình, trong học tập, làm việc và sống bằng thái độ thực sự cầu thị đồng thời biết cách khắc phục nó thì tin chắc thành công sẽ luôn đợi bạn cuối con đường.

16 tháng 2 2020

bài 1: Quả thực, mỗi chúng ta như một vòng tròn bị khuyết mà cuộc sống thì luôn dung nạp những yếu tố đối nghịch nhau. Trong đó, khắc tinh của “hèn nhát” chính là “can đảm”. Người Can đảm trước hết là người không hèn nhát, là người dám đối mặt với sự thật, là người dám đương đầu với những khó khăn thử thách của bản thân, dám đối diện với chính mình… Nếu bất ngờ được hỏi về những tấm gương tiêu biểu của lòng can đảm, tôi chẳng ngần ngại gì mà sẽ trả lời ngay: người con gái anh hùng Võ Thị Sáu đứng trước họng súng quân địch mà vẫn cất cao tiếng hát, chú bé loắt choắt chạy như bay dưới làn đạn quân thù để đưa mật thư cho kháng chiến… Nói tóm lại, can đảm là một đức tính vô cùng cần thiết đối với mỗi con người và người can đảm là người đáng khâm phục. Khi ta có lòng can đảm, nghĩa là ta đã nắm giữ chiếc chìa khóa vạn năng giúp ta có sức mạnh vượt qua những cánh cửa chứa đựng khó khăn, thử thách. Cần phê phán những con người hèn nhát, không dám đương đầu với thử thách, không dám vượt qua chính mình, thấy gian khổ thì chùn bước, thấy nguy hiểm thì không dám hành động. Và sau cùng, mỗi chúng ta phải học cách dám đương đầu với những thử thách và hơn cả là can đảm trong trận chiến với chính mình. Đừng quên xếp “can đảm” vào trong chiếc túi hành trang của mình, bạn nhé!

bài 2: Lòng dũng cảm là một trong những đức tính vô cùng cần thiết và đáng quý ở mỗi con người. Dù ở nơi đâu khi làm bất cứ việc gì con người cũng đều cần đến lòng dũng cảm. Dũng cảm là không sợ nguy hiểm, khó khăn. Người có lòng dũng cảm là người không run sợ, không hèn nhát, dám đứng lên đấu tranh chống lại cái xấu, cái ác, các thế lực tàn bạo để bảo vệ công lí, chính nghĩa. Dũng cảm là sẵn sàng hy sinh bản thân mình để cứu giúp những người khó khăn hoạn nạn. Trong chiến tranh, nhờ những tấm gương dũng cảm như Võ Thị Sáu, Nguyễn Văn Trỗi, La Văn Cầu… và bao tấm gương thương binh, liệt sĩ mà đất nước mới có được nền độc lập. Trong hoà bình những người lính, những chiến sĩ công an dũng cảm đấu tranh với tội phạm để bảo vệ bình yên cho nhân dân. Người dũng cảm là người bản lĩnh, dám đương đầu và không lùi bước. Và cũng như bản lĩnh, dũng cảm sẽ giúp con người vươn đến thành công. Người dũng cảm luôn được mọi người yêu mến và quý trọng. Qua đây ta cũng cần phê phán những người nhầm tưởng lòng dũng cảm với hành động liều lĩnh, mù quáng, bất chấp công lí. Phê phán những kẻ hèn nhát, bạc nhược không dám đấu tranh, không dám đương đầu với khó khăn thử thách để vươn lên trong cuộc sống. Dũng cảm là cần thiết, vì vậy cần rèn luyện tinh thần dũng cảm từ việc làm nhỏ nhất trong cuộc sống hàng ngày.Luôn đấu tranh loại bỏ sự hèn nhát, rèn cho mình ý chí, nghị lực, bản lĩnh. Hãy nhớ rằng, hèn nhát là bóng tối đẩy lùi bước tiến của xã hội và chỉ có dũng cảm mới có thể dẫn lối soi đường cho ta thoát khỏi con đường hầm tăm tối đó.

gửi e nè, doạn văn dây nhé!

15 tháng 10 2018
MB:
- Nguyễn Khuyến là 1 trong những nhà thơ nổi tiếng nhất của nước ta, nổi tiếng bởi chùm thơ thu trong đó có bài Thu điếu
-Bài thơ nhắc đén chuyện câu cá nhưng thực chất là để nói lên vẻ đẹp của mùa thu(Cảnh thu và tình thu)
2 TB Triển khai theo các ý lớn sau
- Cảnh thu :
+ Không gian: ao, cảnh sắc mùa thu đồng bằng bắc bộ xuất phát từ điểm nhìn và cách cảm nhận của tác giả.
+ Đường nét, màu sắc, mặt nước, bầu trời, ngõ trúc, chiếc thuyền câu,........
+Khung cảnh mùa thu đẹp tĩnh lặng và đượm buồn. Những chuyển động nhẹ của sóng, của lá rơi, của cá đớp mồi càng làm tăng thêm sự tĩnh lặng của không gian
-Tình thu:
+ Vẻ đẹp tĩnh lặng của cảnh thu thấm vào tâm hồn nhà thơ, được cảm nhận bởi tấm lòng gắn bó thiết tha với làng quê, xóm mạc của tác giả
+Tâm trạng cô quạnh, chất chứa nhiều uẩn khúc của nhà thơ trước thực trạng đất nước
3 KB
1 bài thơ hay tuyệt thể hiện được những vẻ đẹp đặc sắc của mùa thu VN, tấm lòng yêu quê hương đất nước, ngôn nguex và cảm xúc của nhà thơ bậc thầy
Nhớ trong khi bình chú ý đén nghệ thuật bạn nhé!Thêm 1 số dẫn chứng như lời nhận xét của Xuân Diệu về bài thơ.Chúc bạn thành công.