K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 10 2023

Người kể băn khoăn, trăn trở về việc tưởng chừng sẽ chẳng ra gì hết khi không thể không vẽ bức tranh người thầy đầu tiên của làng

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
24 tháng 12 2023

- Người kể chuyện băn khoăn, trăn trở về tác phẩm dang dở của mình.

7 tháng 9 2023

Tham khảo!

 “Liệu người ta có bắt cả chúng nó cũng phải hót bằng tiếng Đức không nhỉ?” Băn khoăn của cậu bé Phrăng hay cũng chính là băn khoăn của những người dân bị mất nước. Liệu ngày mai đây khi tất cả mọi người dân Pháp đều phải học tiếng Đức thì tiếng Pháp của họ có bị mai một. Nếu những người dân Pháp không đứng lên đấu tranh thì tất yếu đất nước cũng rơi vào diệt vong.

CẢM NGHĨ VỀ BÀI THƠ BÁNH TRÔI NƯỚCHồ Xuân Hương là một nữ thi sĩ tài hoa của nước ta cuối thế kỉ XVIII, đầu thế kỉ XIX. Bà đã gởi gắm vào thơ những điều suy tư, trăn trở trước hiện thực phức tạp của xã hội phong kiến. Đặc biệt, bà viết rất nhiều về phụ nữ với lòng cảm thông sâu sắc và ngợi ca những phẩm chất đạo đức tốt đẹp của họ. Và “Bánh trôi nước” là một bài thơ như...
Đọc tiếp

CẢM NGHĨ VỀ BÀI THƠ BÁNH TRÔI NƯỚC

Hồ Xuân Hương là một nữ thi sĩ tài hoa của nước ta cuối thế kỉ XVIII, đầu thế kỉ XIX. Bà đã gởi gắm vào thơ những điều suy tư, trăn trở trước hiện thực phức tạp của xã hội phong kiến. Đặc biệt, bà viết rất nhiều về phụ nữ với lòng cảm thông sâu sắc và ngợi ca những phẩm chất đạo đức tốt đẹp của họ. Và “Bánh trôi nước” là một bài thơ như thế.

Bánh trôi nước là một bài vịnh độc đáo: vịnh một món ăn truyền thống của dân tộc. Trước hết, Hồ Xuân Hương đã vịnh về bánh trôi một cách rất tài tình:

“Thân em vừa trắng lại vừa tròn
            Bảy nổi ba chìm với nước non

        Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
            Mà em vẫn giữ tấm lòng son”.

Đây là lời chiếc bánh trôi nước tự giới thiệu mình trước bàn dân thiên hạ: từ hình dáng, cấu tạo và cách chế tạo. Để làm được chiếc bánh trôi, người ta phải xay bột nếp, nhào bột với nước cho nhuyễn, rồi nặn thành hình tròn nho nhỏ cỡ đầu ngón tay cái, bọc lấy nhân bằng đường đen, nước sôi thì bỏ vào luộc, khi chín thì bánh nổi lên. Người nặn bột làm bánh phải khéo tay thì bánh mới đẹp, nếu vụng thì bánh có thể bị rắn hay bị nhão. Nhưng dù thế nào thì bánh vẫn phải có nhân. Thiếu nhân, bánh sẽ rất nhạt nhẽo. Đọc bài thơ, ta thấy hiện lên đúng là bánh trôi nước, không sai một li.

Hình ảnh trong bài thơ là bánh trôi nước. Nhưng bài thơ đâu phải là tác phẩm quảng cáo cho một món ăn dân gian. Thơ vịnh chỉ thực sự có ý nghĩa khi có sự gửi gắm tình cảm, tư tưởng của nhà thơ. Bài thơ của Hồ Xuân Hương, vì thế, còn là lời tự bộc bạch của một tấm lòng phụ nữ. Có thể nói, nhà thơ mượn lời của bánh trôi để nói lên thân phận và tấm lòng người phụ nữ. Bánh trôi là một hình ảnh gợi cảm hứng, một ẩn dụ mà thôi:

“Thân em vừa trắng lại vừa tròn”

Từ “trắng” vừa tả cái bánh bằng bột trắng, đồng thời ta có thể liên tưởng đến nước da trắng đẹp, phẩm hạnh trong trắng của người phụ nữ Việt Nam. Từ “tròn” vừa có nghĩa là em được phú cho cái hình dáng tròn, lại vừa có nghĩa là em làm tròn mọi bổn phận của em. Do đó, chỉ qua câu thơ thứ nhất, người phụ nữ đã hiện lên đầy đủ với vẻ đẹp bên ngoài và vẻ đẹp từ bên trong tâm hồn. Vì thế, người phụ nữ xứng đáng có được cuộc sống ấm êm, hạnh phúc. Nhưng không, cuộc đời bất công lắm, dẫu đẹp người đẹp nết thế đó nhưng cuộc đời vẫn vùi dập họ. Ta có thể thấy điều này qua câu thơ thứ hai: “Bảy nổi ba chìm với nước non”. “Bảy nổi ba chìm” là một thành ngữ giàu tính biểu tượng, chỉ sự trôi nổi, lênh đênh giữa cuộc đời của người phụ nữ. “Nước non” là sông, là biển, là núi, là non, chỉ hoàn cảnh sống, suy rộng ra là cuộc đời con người. Việc nhà thơ đảo từ “bảy nổi” lên đầu thành ngữ càng nhấn mạnh hơn sự truân chuyên, lận đận của cuộc đời người phụ nữ trong xã hội xưa.

Thân phận người phụ nữ càng đáng thương hơn qua câu thơ thứ ba: “Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn”. Nếu chiếc bánh trôi mềm - rắn phụ thuộc vào tay của kẻ nặn thì trong xã hội cũ, người phụ nữ không có quyền định đoạt cuộc đời mình. Quan hệ từ “mặc dầu” càng cho thấy sự phụ thuộc của họ vào xã hội. Cuộc đời người phụ nữ vô định cũng như trái bần trôi trôi nổi giữa con nước mênh mông trong bài ca dao kia:

“Thân em như trái bần trôi
Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu”

Câu ca dao thể hiện một ý thức an phận, cam chịu của họ, điều duy nhất họ làm chủ được là giữ tấm lòng mình: “Mà em vẫn giữ tấm lòng son”. “Tấm lòng son” có thể hiểu là lòng sắt son, thủy chung của người phụ nữ. Dẫu cho cuộc đời có lắm trái ngang, có vùi dập như thế nào đi chăng nữa, người phụ nữ vẫn giữ trọn vẹn tấm lòng kiên trinh của mình. Câu thơ còn thể hiện niềm tự hào kín đáo về phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam. Tuy nhiên, cả bài thơ vẫn thấm đượm nỗi cảm thương cho thân phận nhỏ bé, mong manh của người phụ nữ.

Với thể thơ thất ngôn tứ tuyệt ngắn gọn, hàm súc, nữ sĩ Hồ Xuân Hương đã bày tỏ lòng cảm thông sâu sắc với thân phận lênh đênh, lận đận của người phụ nữ Việt Nam đồng thời ca ngợi những phẩm chất sáng ngời của họ. Qua đó, chúng ta càng thêm yêu mến và trân trọng hơn những người phự nữ xung quanh mình.

1.    Bài văn trên gồm có mấy phần? Chỉ rõ các phần đó.

2.    Xác định các yếu tố: liên tưởng, tưởng tượng, suy ngẫm trong bài văn trên?

giúp mình với ngày mai hết hạn rồi

0
24 tháng 2 2020

1. Câu rút gọn và khôi phục như sau:

- Đồ ngốc! -> Ông là đồ ngốc!

- Đòi một cái máng lợn ăn không được à? -> Ông đòi một cái máng lợn ăn không được à?

2. Trằn trọc băn khoăn giấc chẳng thành -> Người/ta/mình trằn trọc băn khoăn giấc chẳng thành

Canh bốn, canh năm, vừa chợp mắt -> Canh bốn, canh năm, người vừa chợp mắt.

NG
8 tháng 1

Theo em, trái tim của nhân vật "tôi" ca hát về những lời ru dành cho chú mèo đầy âu yếm.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
3 tháng 1

Mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên là mối quan hệ gắn bó, gần gũi, giao hòa với nhau. Thiên nhiên và con người gần gũi, thân thiết với nhau như những người tri kỉ, đồng hành cùng nhau suốt một đời.

NG
8 tháng 1

Chi tiết cỏ và cây hoa mao lương vàng có thể ăn được cho ta thấy ông Quơn-cơ luôn muốn giới thiệu những chất liệu ngon nhất để làm ra sô-cô-la, chắc chắn lũ trẻ sẽ thích thú vô cùng.

Văn bản "Người bạn tốt nhất của con người"4. Nội dung chính của văn bản trên là gì?A. Tác giả kể lại câu chuyện xung quanh một vụ án về con chó.B. Người viết ghi chép lại những điều không nên đối xử với con chó.C. Tác giả nêu lí lẽ và bằng chứng làm sáng tỏ: con chó là người bạn tốt nhất của con người.D. Người viết nêu lên những cảm nghĩ của mình về con chó trong nhà.5. Câu nào sau đây nêu khái quát...
Đọc tiếp

Văn bản "Người bạn tốt nhất của con người"

4. Nội dung chính của văn bản trên là gì?

A. Tác giả kể lại câu chuyện xung quanh một vụ án về con chó.

B. Người viết ghi chép lại những điều không nên đối xử với con chó.

C. Tác giả nêu lí lẽ và bằng chứng làm sáng tỏ: con chó là người bạn tốt nhất của con người.

D. Người viết nêu lên những cảm nghĩ của mình về con chó trong nhà.

5. Câu nào sau đây nêu khái quát phẩm chất cao quý của con chó?

A. Con chó của ta luôn ở bên cạnh ta trong phú quý cũng như trong lúc bần hàn, khi khoẻ mạnh cũng như lúc ốm đau.

B. Nếu chẳng may số phận đá ta ra rìa xã hội, không bạn bè, vô gia cư thì con chó trung thành chỉ xin ta một ân huệ là cho nó được đồng hành, cho nó làm kẻ bảo vệ ta trước hiểm nguy, giúp ta chống lại kẻ thù.

C. Dù khi ta đã tán gia bại sản, thân bại danh liệt thì vẫn còn con chó thành với tình yêu nó dành cho ta như thái dương trên bầu trời.

D. Duy có một người bạn hoàn toàn không vụ lợi mà con người có được trong thế giới ích kỉ này, người bạn không bao giờ bỏ ta đi, không bao giờ tỏ ra vô ơn hay tráo trở, đó là con chó của ta.

6. Dòng nào liệt kê đúng “phẩm chất” quý báu của con chó?

A. Không bao giờ bỏ ta đi, không bao giờ tỏ ra vô ơn hay tráo trở

B. Không bao giờ bỏ ta đi, không bao giờ ngủ trên nền đất lạnh

C. Không bao giờ tỏ ra vô ơn, không bao giờ liếm vết trầy xước của ta

D. Không bao giờ bỏ ta đi, không bao giờ tỏ ra hỗn láo với ta

7. Câu nào nêu lên thói xấu của con người?

A. Tiếng tăm của con người cũng có thể tiêu tan trong phút chốc bởi một hành động thiếu cân nhắc.

B. Tiền bạc mà con người có được, rồi sẽ mất đi.

C. Những kẻ phủ phục tôn vinh ta khi ta thành đạt có thể sẽ là những kẻ đầu tiên ném đá vào ta khi ta sa cơ lỡ vận.

D. Tiền bạc mất đi đúng vào lúc ta cần đến nó nhất. N

8. Trong câu “Những kẻ phủ phục tôn vinh ta khi ta thành đạt có thể sẽ là những kẻ đầu tiên ném đá vào ta khi ta sa cơ lỡ vận.” có những từ Hán Việt nào?

A. phủ phục, tôn vinh, đầu tiên, thành đạt

B. phủ phục, tôn vinh, đầu tiên, có thể

C. phủ phục, ném đá, đầu tiên, thành đạt

D. phủ phục, tôn vinh, thành đạt, sa cơ lỡ vận

2
24 tháng 4 2022

4. Nội dung chính của văn bản trên là gì?

A. Tác giả kể lại câu chuyện xung quanh một vụ án về con chó.

B. Người viết ghi chép lại những điều không nên đối xử với con chó.

C. Tác giả nêu lí lẽ và bằng chứng làm sáng tỏ: con chó là người bạn tốt nhất của con người.

D. Người viết nêu lên những cảm nghĩ của mình về con chó trong nhà.

5. Câu nào sau đây nêu khái quát phẩm chất cao quý của con chó?

A. Con chó của ta luôn ở bên cạnh ta trong phú quý cũng như trong lúc bần hàn, khi khoẻ mạnh cũng như lúc ốm đau.

B. Nếu chẳng may số phận đá ta ra rìa xã hội, không bạn bè, vô gia cư thì con chó trung thành chỉ xin ta một ân huệ là cho nó được đồng hành, cho nó làm kẻ bảo vệ ta trước hiểm nguy, giúp ta chống lại kẻ thù.

C. Dù khi ta đã tán gia bại sản, thân bại danh liệt thì vẫn còn con chó thành với tình yêu nó dành cho ta như thái dương trên bầu trời.

D. Duy có một người bạn hoàn toàn không vụ lợi mà con người có được trong thế giới ích kỉ này, người bạn không bao giờ bỏ ta đi, không bao giờ tỏ ra vô ơn hay tráo trở, đó là con chó của ta.

6. Dòng nào liệt kê đúng “phẩm chất” quý báu của con chó?

A. Không bao giờ bỏ ta đi, không bao giờ tỏ ra vô ơn hay tráo trở

B. Không bao giờ bỏ ta đi, không bao giờ ngủ trên nền đất lạnh

C. Không bao giờ tỏ ra vô ơn, không bao giờ liếm vết trầy xước của ta

D. Không bao giờ bỏ ta đi, không bao giờ tỏ ra hỗn láo với ta

7. Câu nào nêu lên thói xấu của con người?

A. Tiếng tăm của con người cũng có thể tiêu tan trong phút chốc bởi một hành động thiếu cân nhắc.

B. Tiền bạc mà con người có được, rồi sẽ mất đi.

C. Những kẻ phủ phục tôn vinh ta khi ta thành đạt có thể sẽ là những kẻ đầu tiên ném đá vào ta khi ta sa cơ lỡ vận.

D. Tiền bạc mất đi đúng vào lúc ta cần đến nó nhất. N

8. Trong câu “Những kẻ phủ phục tôn vinh ta khi ta thành đạt có thể sẽ là những kẻ đầu tiên ném đá vào ta khi ta sa cơ lỡ vận.” có những từ Hán Việt nào?

A. phủ phục, tôn vinh, đầu tiên, thành đạt

B. phủ phục, tôn vinh, đầu tiên, có thể

C. phủ phục, ném đá, đầu tiên, thành đạt

D. phủ phục, tôn vinh, thành đạt, sa cơ lỡ vận

24 tháng 4 2022

Nếu rảnh thì bn lm giúp mik câu 1,2,3 ạ(bn tìm trong trang cá nhân mik ạ,THX BN Rất Nhìu ^^)