K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 5 2018

Trước khi thiết kế ngôi nhà sàn gỗ của Bác tại Phủ Chủ tịch (tầng trên có hai phòng, một phòng Bác dùng vào việc, một phòng nghỉ. Còn tầng dưới là nơi Bác họp và tiếp khách). Bác có ý kiến:

- Khách của Bác có nhiều, có lúc Bác phải tiếp đông các cháu, vì vậy chú thiết kế cho Bác một hàng ghế xi măng bao quanh.

Vâng lời Bác, các đồng chí đã thiết kế hàng ghế đó. Mỗi lần các cháu đến, các cháu đều quây quần bên Bác và được Bác chia bánh kẹo.

Một hôm Bác nói với đồng chí giúp việc:

- Chú xem, khách “tí hon” của Bác khá nhiều, để các cháu vui thì phải có cảnh cho các cháu xem, chú gắng kiếm một chiếc bể về để nuôi cá vàng làm cảnh cho các cháu.

Vâng lời Bác, đồng chí giúp việc đi tìm mua một bể nuôi cá đặt tại hành lang của tầng dưới ngôi nhà sàn và thả ba con cá vàng rất đẹp.

Hàng ngày, sau giờ làm việc, Bác thường cho cá vàng ăn. Người để dành những mẩu bánh mì làm thức ăn cho cá. Được Bác chăm sóc, ba con cá vàng ngày một lớn và phát triển.

Mùa đông trời lạnh, Bác nói:

- Cá cũng như người, mùa đông phải giữ nhiệt độ đủ ấm. Chú nên làm một chiếc nắp đậy bể cá để bảo đảm độ ấm cho cá.

Khách đến thăm nhà Bác, nhất là “khách tí hon” rất thích thú đứng ngắm bể cá vàng. Những con cá mầu sắc thật sặc sỡ, tung tăng, lấp lánh, bơi lặn trong bể nước.

Câu 1:50 năm

Câu 2:.........................

3:.....

9 tháng 4 2019

https://vndoc.com/cuoc-thi-suu-tap-va-tim-hieu-tem-buu-chinh/download

1 tháng 9 2018

Điều 1: Yêu tổ quốc, yêu đồng bào.
- Yêu tổ quốc nghĩa là: Có hiểu biết về truyền thống tốt đẹpcủa dân tộc, của địa phương, hăng hái tham gia giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp. Việc học Lịch Sử và Địa Lí chính là HS đã thể hiện được ý nói trên.
- Yêu đồng bào: Là lòng yêu đồng bào được thể hiện trong cuộc sống hằng ngày là cách giao tiếp, cách cư xử với mọi người xung quanh, với gia đình với bạn bè, thầy cô, sự tương thân tương ái giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống cũng như trong học tập.
* Điều 2: Học tập tốt, lao động tốt.
- Học tập tốt nghĩa là: Việc xác định đúng động cơ và thái độ học tập, chăm chỉ học tập đều các môn học. HS không chỉ học trong sách, vở mà còn phải học tập thêm ngoài cuộc sống hằng ngày. Cụ thể như: ở nhà, chuẩn bị bài học đầy đủ, chuẩn bị sách vở, dụng cụ học tập chu đáo. Đến lớp, chú ý lắng nghe thấy cô giảng, tích cực phát biểu, ghi chép bài đầy đủ, v.v…
- Lao động tốt: Là phải biết yêu lao động, phải biết quý trọng các thành quả và giá trị của lao động mà bản thân hoặc người khác mang lại. Biết thực hiện lao động vừa sức, tích cực tham gia lao động cùng tập thể. Cụ thể như: Việc trực nhật trường lớp; chăm sóc tốt bồn hoa, cây cảnh trong nhà trường. Ở nhà, biết giúp đỡ cha mẹ những công việc nhỏ tuỳ theo sức của mình. 
Tóm lại, lao động giúp ta nâng cao sức khỏe, sự kiên trì, nhẫn nại và hình thành thói quen tốt.
* Điều 3: Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt.
- Đoàn kết tốt: Tình đoàn kết dược thể hiện trong mối quan hệ giữa bạn bè, anh, chị, em trong gia đình, trong tập thể và xa hơn nữa là trong cộng đồng. Tình bạn bè là phải biết quan tâm giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, cùng bạn cố gắng khắc phục khó khăn, cùng nhau tiến bộ trong học tập.
- Kỷ luật tốt: Thể hiện ở việc chấp hành tốt nội quy, quy định của trường lớp, cũng như những quy định chung ở nơi cộng cộng.
* Điều 4 : Giữ gìn vệ sinh thật tốt.
Giữ vệ sinh ở trường, ở nhà, nơi công cộng cũng như giữ gìn vệ sinh cá nhân của mỗi HS. Cụ thể như: ở trường, vứt rác đúng nơi quy định, không vứt rác bừa bãi. Ở nhà, biết giữ gìn vệ sinh xung quanh nhà. Ở nơi công cộng, giữ gìn vệ sinh chug. Về bản thân, phải biết giữ vệ sinh thân thể sạch sẽ; ăn mặc, đầu tóc gọn gàng; thực hiện ăn chín, uống sôi…
* Điều 5 : Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm
- Khiêm tốn:Là không tự kiêu tự đại, biết lễ phép với ông bà, thầy cô và cha mẹ. Biết tôn trọng người lớn tuổi, biết nói năng nhẹ nhàng, biết dạ, thưa khi được người lớn tuổi hỏi …
- Thật thà: Là phải biết trung thực, không gian dối trong cuộc sống, trong học tập. Phải có lối sống trung thực với mọi người, với thầy cô, với bạn bè và đặc biệt là với ông bà, cha mẹ.
- Dũng cảm:Là một đức tính cao quý của con người, người dũng cảm là người biết nhìn nhận những khuyết điểm, thiếu sót của mình. Người dũng cảm luôn được mọi người quý mến.

1 tháng 9 2018

Điều 1 : Yêu Tổ Quốc , yêu đồng bào .

Điều 2 : Học tập tốt , lao động tốt .

Điều 3 : Đoàn kết tốt , kỷ luật tốt .

Điều 4 : Giữ gìn vệ sinh thật tốt .

Điều 5 : Khiêm tốn , thật thà , dũng cảm .

10 tháng 1 2019

Bài thơ

Nhà em treo ảnh Bác Hồ

Bên trên là một lá cờ đỏ tươi

Ngày ngày Bác mỉm miệng cười

Bác nhìn chúng cháu vui chơi trong nhà

Ngoài sân có mấy con gà

Ngoài vườn có mấy quả na chín rồi

Em nghe như Bác dạy lời

Cháu ơi đừng có chơi bời đâu xa

Trồng rau, quét bếp, đuổi gà

Thấy tàu bay Mỹ nhớ ra hầm ngồ

Ôn tập tiếng Việt 6

28 tháng 10 2017
Ông Trạng thả diều

Vào đời vua Trần Thái Tông, có một gia đình nghèo sinh được cậu con trai đặt tên là Nguyễn Hiền. Chú bé rất ham thả diều. Lúc còn bé, chú đã biết làm lấy diều để chơi.

Lên sáu tuổi, chú học ông thầy trong làng. Thầy phải kinh ngạc vì chú học đến đâu hiểu ngay đến đó và có trí nhớ lạ thường. Có hôm, chú thuộc hai mươi trang sách mà vẫn có thì giờ chơi diều.

Sau vì nhà nghèo quá, chú phải bỏ học. Ban ngày, đi chăn trâu, dù mưa gió thế nào, chú cũng đứng ngoài lớp nghe giảng nhờ. Tối đến, chú đợi bạn học thuộc bài mới mượn vở về học. Đã học thì cũng phải đèn sách như ai nhưng sách của chú là lưng trâu, nền cát, bút là ngón tay hay mảnh gạch vỡ; còn đèn là vỏ trứng thả đom đóm vào trong. Bận làm, bận học như thế mà cánh diều của chú vẫn bay cao, tiếng sáo vẫn vi vút tầng mây. Mỗi lần có kì thi ở trường, chú làm bài vào lá chuối khô và nhờ bạn xin thầy chấm hộ. Bài của chú chữ tốt văn hay, vượt xa các học trò của thầy.

Thế rồi vua mở khoa thi. Chú bé thả diều đỗ Trạng nguyên. Ông Trạng khi ấy mới có mười ba tuổi. Đó là Trạng nguyên trẻ nhất của nước Nam ta.

28 tháng 10 2017

Bạn không biết thì dựa vào câu trả lời của tớ nha:VD như là:

-Cậu bé thông minh, Lương Thế Vinh, nguyễn Bỉnh Khiêm, ...hiuhiu

4 tháng 2 2020

THỜI GIAN QUÝ BÁU LẮM

Năm 1945, mở đầu bài nói chuyện tại lễ tốt nghiệp khóa V Trường huấn luyện cán bộ Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh thẳng thắn góp ý: “Trong giấy mời tới đây nói 8 giờ bắt đầu, bây giờ là 8 giờ 10 phút rồi mà nhiều người vẫn chưa đến. Tôi khuyên anh em phải làm việc cho đúng giờ, vì thời gian quý báu lắm”.Cũng về giờ giấc, trong kháng chiến chống Pháp, một đồng chí sĩ quan cấp tướng đến làm việc với Bác chậm 15 phút, tất nhiên là có lý do: Mưa to, suối lũ, ngựa không qua được. 

Bác bảo: 

- Chú làm tướng mà chậm đi mất 15 phút thì bộ đội của chú sẽ hiệp đồng sai bao nhiêu? Hôm nay chú đã chủ quan không chuẩn bị đủ phương án, nên chú không giành được chủ động”.

Một lần khác, Bác và đồng bào phải đợi một đồng chí cán bộ đến để bắt đầu cuộc họp. 

Bác hỏi: 

- Chú đến muộn mấy phút?

- Thưa Bác, chậm mất 10 phút ạ!

- Chú tính thế không đúng, 10 phút của chú phải nhân với 500 người đợi ở đây.

Năm 1953, Bác quyết định đến thăm lớp chỉnh huấn của anh em trí thức, lúc đó đang bước vào cuộc đấu tranh tư tưởng gay go. Sắp đến giờ lên đường bỗng trời đổ mưa xối xả. Các đồng chí làm việc bên cạnh Bác đề nghị cho hoãn đến một buổi khác. Có đồng chí còn đề nghị tập trung lớp học ở một địa điểm gần nơi ở của Bác… Nhưng bác không đồng ý: 

- Đã hẹn thì phải đến, đến cho đúng giờ, đợi trời tạnh thì đến bao giờ? Thà chỉ mình bác và vài chú nữa chịu ướt còn hơn để cả lớp phải chờ uổng công!.

Thế là Bác lên đường đến thăm lớp chỉnh huấn đúng lịch trình trong tiếng reo hò sung sướng của các học viên…Bác Hồ của chúng ta quý thời gian của mình bao nhiêu thì cũng quý thời gian của người khác bấy nhiêu. Chính vì vậy, trong suốt cuộc đời Bác không để bất cứ ai đợi mình. Sự quý trọng thời gian của Bác thực sự là tấm gương sáng để chúng ta học tập.

Bài học kinh nghiệm

Quỹ thời gian của con người là có hạn. Người ta có thể làm lại một cái nhà, một con đường,… nhưng không thể lấy lại được một tích tắc thời gian đã mất đi. Chính vì lẽ đó mà thời gian còn quý hơn vàng, bạc. Tiết kiệm thời gian là tiết kiệm thông minh và văn minh nhất.

Mỗi người đều có thể tiết kiệm được thời gian của mình. Tuy nhiên, để thực hiện điều đó chúng ta cần phải làm việc phải có kế hoạch cụ thể, chi tiết; làm việc ngăn nắp, gọn gàng; thầy cô chuẩn bị bài chu đáo trước khi lên lớp, lên lớp đúng giờ, sử dụng hiệu quả giờ học; cán bộ cần chuẩn bị nội dung tốt trước khi tiến hành tổ chức hội họp, tiếp dân,... Đó chính là tiết kiệm thời gian của mình và của mọi người.

4 tháng 2 2020

Cho mình hỏi bạn Bình minh ( Hội con 🐄 ) bài của bạn tên gì vậy