K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 2 2019

1. Đọc các đoạn văn tr. 59-61 SGK Ngữ văn 6 tập 2 và trả lời câu hỏi:

a) Mỗi đoạn văn đó tả ai? Người đó có đặc điểm gì nổi bật? Đặc điểm đó được thể hiện ở những từ ngữ và hình ảnh nào?

b) Trong các đoạn văn đó, đoạn nào tập trung khắc hoạ chân dung nhân vật, đoạn nào tả người gắn với công việc? Yêu cầu lựa chọn chi tiết và hình ảnh ở mỗi đoạn có khác nhau không?

c) Đoạn văn thứ ba gần như một bài văn miêu tả hoàn chỉnh có ba phần. Em hãy chỉ ra và nêu nội dung chính của mỗi phần. Nếu phải đặt tên cho văn bản này thì em sẽ đặt là gì?

Trả lời:

a)

* Đoạn văn 1: Tả dượng Hương Thư - người chèo thuyền, vượt thác.

- Đặc điểm nổi bật: mạnh mẽ, oai phong, hùng dũng.

- Nhưng từ ngữ, hình ảnh:

+ như một bức tượng đồng đúc;

+ các bắp thịt cuồn cuộn;

+ hai hàm răng cắn chật, quai hàm bạnh ra, mắt nảy lửa, ghì trên ngọn sào như một hiệp sĩ.

* Đoạn 2: Tả cai Tứ

- Đặc điểm nổi bật: xấu xí, gian tham.

- Những từ ngữ và hình ảnh:

+ Thấp gầy, tuổi độ 45, 50;

+ Mặt vuông nhưng hai má hóp lại;

+ Cặp lông mày lổm chổm trên gò xương, lấp lánh đôi mắt gian hùng;

+ Mũi gồ sống mương;

+ Bộ ria mép cố giấu giếm, đậy điệm cái mồm toe toét, tối om;

+ Răng vàng hợm của.

* Đoạn 3: Tả hai đố vật tài mạnh: Quắm Đen và Ông Cản Ngũ.

- Đặc điểm nổi bật: nhanh nhẹn, khoẻ mạnh.

- Những từ ngữ và hình ảnh:

+ Lăn xả đánh ráo riết, thế đánh lắt léo, hóc hiểm, thoắt biến hoá khôn lường.

+ Đứng như cây trồng giữa xới, thò tay nhấc bổng như giơ con ếch có buộc dây ngang bụng, thần lực ghê ghớm ...

b)

Đoạn 2: tập trung khác hoạ chân dung nhân vật.

Đoạn 1 và 3 miêu tả người gắn với công việc.

* Yêu cầu lựa chọn chi tiết và hình ảnh ở mỗi đoạn có sự khác nhau: Tả chân dung gắn với hình ảnh tĩnh, do đó có thể sử dụng danh, tính từ, tả hoạt động thường sử dụng động từ

c)

Đoạn 3: Bố cục ba phần:

- Phần mở bài: Từ đầu đến “ nổi lên ầm ầm ” ⟶ Giới thiệu chung về quang cảnh nơi diễn ra keo vật.

- Phần thân bài: Tiếp đến “ sợi dây ngang bụng ” ⟶ Miêu tả chi tiết keo vật.

- Kết bài: Phần còn lại ⟶ Nêu cảm nghĩ và nhận xét về keo vật.

* Có thể đặt tên cho bài văn là:

- Keo vật thách đố

- Quắm - Cản so tài.

II. LUYỆN TẬP

1. Hãy nêu các chi tiết tiêu biểu mà em sẽ lựa chọn khi miêu tả các đối tượng sau:

- Một em bé chừng 4-5 tuổi

- Một cụ già cao tuổi.

- Cô giáo của em đang say sưa giảng bài trên lớp.

Trả lời:

Có thể tham khảo định hướng sau:

* Một em bé:

- Mắt đen lóng lánh, tròn xoe như hai hạt nhãn.

- Môi đỏ chót, miệng hay cười toe toét.

- Nước da trắng hồng mịn màng ...

- Bàn chân bàn tay mũm mĩm, bước đi lũn chũn rất đáng yêu.

* Một cụ già:

- Da nhăn nheo nhưng đỏ hồng.

- Mắt vẫn tinh tường lay láy.

- Dáng đi lom khom, luôn có cây gậy làm bạn.

- Tóc bạc trắng như cước ...

* Cô giáo:

- Mái tóc dài mượt mà.

- Tiếng nói trong trẻo dịu dàng, say sưa giảng bài.

- Bàn tay đưa những nét chữ mềm mại trên bảng ...

2. Với các đối tượng miêu tả trên, em dự định sẽ miêu tả như thế nào? Hãy lập dàn ý cho bài văn miêu tả tương ứng với mỗi đối tượng.

Trả lời:

Dù tả đối tượng nào và dưới hình thức chân dung hay đang trong hoạt động thì bài miêu tả cũng phải có bố cục chặt chẽ, thông thường là theo bố cục 3 phần:

- Mờ bài: Giới thiệu về đối tượng miêu tả, định hướng hình thức tả: chân dung hay hoạt động.

- Thân bài: Tả chi tiết theo thứ tự - có thể là thứ tự theo sự quan sát hay thứ tự diễn biến trước sau hoặc kết hợp cả hai, chú ý tập trung vào các đặc điểm riêng, làm nổi bật đối tượng được tả.

- Kết bài: Nhấn mạnh ấn tượng về người được tả, nêu cảm nhận hoặc đánh giá.

Dàn ý cho bài văn miêu tả một em bé chừng 4- 5 tuổi

Mở bài: Giới thiệu chung về em bé ( em bé của em, em bé nhà hàng xóm, em bé em gặp…)

+ Tên, tuổi, giới tính của em bé.

Thân bài:

- Miêu tả khái quát:

+ Chiều cao, thân hình

- Tả chi tiết:

+ Miêu tả gương mặt

+ Đầu tròn, mái tóc thưa

+ Đôi mắt tròn, sáng

+ Miệng hay cười

- Tả hoạt động của em bé

+ Em bé thường hay hát, múa

+ Em bé thích được khen

+ Thường thích chơi với bố mẹ, anh chị, ông bà

+ Hay nhõng nhẹo

Kết bài: Tình cảm của em và mọi người đối với em bé.

3. Đọc đoạn văn đã bị xoá đi hai chỗ trong ngặc (...). Nếu viết, em sẽ viết vào chỗ trống đó như thế nào? Em thử đoán xem ông Cản Ngũ được miêu tả trong tư thế chuẩn bị làm việc gì?

Trên thềm cao, ông Cản Ngũ ngồi xếp bằng trên chiếu đậu trắng, cạp điều. Ông ngồi một mình một chiếu; người ông đó như(...), to lớn, lẫm liệt, nhác trông không khác gì (...) ở trong đền. Đầu ông buộc một vuông khăn màu xanh lục giữ tóc, mình trần đóng khố bao khăn vát.

Trả lời:

Những từ ngữ có thể thêm vào chỗ dấu (...) trong đoạn văn là

- đỏ như con tôm luộc (như mặt trời, như người say rượu...)

- không khác gì thần hộ vệ trong đền (thiên tướng, thần sấm...)

24 tháng 2 2019

Câu 1 (trang 59 sgk ngữ văn 6 tập 2):

Đọc các đoạn văn trang 59 sgk Văn 6 Tập 2

Câu 2 (trang 59 sgk ngữ văn 6 tập 2):

a, - Đoạn văn 1: tả Dượng Hương Thư chèo thuyền vượt thác

+ Đặc tả về ngoại hình thông qua các từ ngữ: cuồn cuộn, cắn chặt, ghì và những so sánh như tượng đồng đúc, hiệp sĩ

- Đoạn văn 2: tả chân dung Cai Tứ- ông cai gian giảo

+ Tả về các nét trên khuôn mặt với các tính từ: thấp, gầy, vuông, hóp, lổm chổm, gian hùng

+ Các động từ: dòm, giấu giếm, đậy điệm, toe toét.

- Đoạn văn 3: tả cuộc đấu vật của ông Quắm Đen và Cản Ngũ

+ Tả về hoạt động của hai nhân vật với động từ: lấn xả, lấn lướt, vờn, thoắt, biến, hóa, chúi xuống, bốc lên, nhấc bổng, luồn

+ Các tính từ: ráo riết, lắt léo, hóc hiểm, lờ ngờ, chậm chạp, lúng túng, loay hoay

b, Trong những đoạn văn trên của Võ Quảng và Lan Khai tập trung khắc họa chân dung nhân vật/ Kim Lân tả người gắn với hoạt động, công việc

+ Tả chân dung gắn với hình ảnh tĩnh, do đó có thể sử dụng danh, tính từ, tả hoạt động thường sử dụng động từ

c, Đoạn văn thứ 3 gần như một đoạn văn hoàn chỉnh:

+ Mở bài: Từ đâu… nổi lên ầm ầm: Giới thiệu chung về cảnh diễn ra hội vật

+ Thân bài: tiếp… buộc sợi dây quanh bụng: Diễn biến cuộc vật đô Trắm Đen và Cản Ngũ

+ Kết bài: còn lại: cảm xúc về cái kết keo vật

II. LUYỆN TẬP

Bài 1 (trang 62 sgk ngữ văn 6 tập 2):

Tả một em bé chừng 4-5 tuổi:

+ Gương mặt bầu bĩnh

+ Mắt tròn đen ngây thơ

+ Miệng chúm chím cười

+ Làn da trắng, mềm mại

+ Chân tay bé xíu,

- Tả một cụ già cao tuổi:

+ Tóc, râu trắng bạc phơ

+ Da nhăn nheo, gương mặt

+ Giọng nói trầm ấm

+ Dáng vẻ lom khom

- Tả cô giáo say sưa giảng bài trên bảng:

+ Gương mặt tươi sáng, thanh thoát

+ Dáng đi uyển chuyển

+ Giọng nói truyền cảm

Bài 2 (trang 62 sgk ngữ văn 6 tập 2):

Dàn ý cho bài văn miêu tả một em bé chừng 4- 5 tuổi

Mở bài: Giới thiệu chung về em bé ( em bé của em, em bé nhà hàng xóm, em bé em gặp…)

+ Tên, tuổi, giới tính của em bé.

Thân bài:

- Miêu tả khái quát:

+ Chiều cao, thân hình

- Tả chi tiết:

+ Miêu tả gương mặt

+ Đầu tròn, mái tóc thưa

+ Đôi mắt tròn, sáng

+ Miệng hay cười

- Tả hoạt động của em bé

+ Em bé thường hay hát, múa

+ Em bé thích được khen

+ Thường thích chơi với bố mẹ, anh chị, ông bà

+ Hay nhõng nhẹo

Kết bài: Tình cảm của em và mọi người đối với em bé.

Bài 3 (trang 62 sgk ngữ văn 6 tập 2):

Nếu được viết, em sẽ thêm vào chỗ trống các từ:

- Tôm luộc, than nóng

- Ông tượng, ông tướng

→ Miêu tả ông cản ngữ trong tư thế chuẩn bị bước vào keo vật

8 tháng 1 2019

Bạn lên trang vietjack.com là có đó

tk nha!

I. Thế nào là văn miêu tả

Câu 1 (trang 15 sgk Ngữ văn 6 tập 2):

- Tình huống 1: Muốn cho khách nhận ra nhà em, em phải miêu tả đặc điểm của căn nhà của em.

- Tình huống 2: Muốn người bán đưa cho em xem chiếc áo em thích, em cần chỉ cho họ biết kích cỡ, màu sắc, vị trí chiếc áo.

- Tình huống 3: Muốn học sinh đó hình dung được người lực sĩ em phải nói về dáng vẻ bên ngoài, thân hình, sức lực của người đó.

 

- Tình huống khác sử dụng tới văn miêu tả: miêu tả về trường của em, miêu tả về địa điểm du lịch đẹp em từng đến tham quan.

3 tháng 5 2020

Lượm nhận bức thư thượng khẩn từ tay anh cán bộ rồi xin phép ra về. Ngoài mặt trận súng nổ vang trời, máy bay địch rè rè lượn trên bầu trời. Giữa trưa, đường làng vắng vẻ. Lúa trên đồng xanh mướt, đã bắt đầu trổ bông. Thấp thoáng trên cánh đồng xanh bạt ngàn tít tận chân trời là chiếc ca lô trắng của Lượm. Em băng qua đường, lội qua những cánh đồng đưa lá thư tới tay chỉ huy. Thế nhưng, bất ngờ một quả bom từ máy bay địch thả xuống. Đùng! Lượm ngã xuống. Chiếc ca lô văng ra xa. Khuôn mặt em lấm lem bùn đất, bộ quần áo nhuốm sắc đỏ tươi của máu. Đôi tay em nắm chặt bông lúa non còn thơm mùi sữa. Đôi mắt từ từ nhắm lại....Thôi rồi, Lượm ơi!

24 tháng 1 2019

Mỗi khi mùa xuân về, trăm hoa lại thi nhau khoe sắc thắm. Nếu như mùa xuân phương Bắc không thể thiếu hoa đào với sắc hồng tươi thắm, e ấp như nụ cười thiếu nữ, những cây quất xum xuê sai trĩu quả tượng trưng cho may mắn và sự bội thu thì hoa mai là đại diện tiêu biểu cho mùa xuân phương Nam với khí hậu ôn hòa, ấm áp. Sắc vàng của hoa như ánh mặt trời rực rỡ đã là một nét đặc trưng mỗi khi Tết đến xuân về trên mảnh đất phương Nam.

Mai thường được tuốt lá giữa tháng 12 âm lịch để hoa nở vào đúng dịp Tết. Những chiếc lá già hi sinh để những chiếc lá non mang màu xanh mơn mởn mạnh mẽ vươn lên tô thêm vẻ đẹp cho đời. Khi đã đủ độ, hoa mai bỗng bung xòe đầy bất ngờ và rực rỡ. Hoa mai cũng có 5 cánh như hoa đào, cánh hoa mỏng như cánh bướm và có màu vàng tươi mới. Nhụy hoa dài và cũng có màu vàng, thường thu hút ong bướm đến hút mật. Lá hoa dài nhọn màu xanh, hơi giống lá chè.

Đài hoa màu ngọc bích nâng đỡ lấy bông hoa. Nụ hoa be bé xinh xinh chen vào giữa những bông hoa vàng tươi, chỉ đợi thời điểm thích hợp là bừng nở. Hoa mai mang vẻ đẹp cao quý, trang nhã. Màu vàng của hoa làm cho bức tranh xuân càng thêm rực rỡ và ấm áp. Mỗi khi nhìn thấy sắc hoa lung linh ngập tràn khắp các con phố, người ta biết rằng một mùa xuân nữa lại về, một năm mới nữa lại đến, lòng người chợt thấy bồi hồi, náo nức, lâng lâng.

Sắc mai vàng cùng với những cánh én chao nghiêng trên bầu trời cao rộng đang gọi mùa xuân về thấm đẫm trong từng hơi thở, từng khoảnh khắc. Hoa mai làm đậm đà hơn hương vị ngày Tết trong mỗi gia đình, là biểu tượng cho sự giàu sang, phú quý. Người ta chơi hoa mai vào dịp Tết với hi vọng có một năm mới an khang, thịnh vượng. Người ta còn quan niệm nhà nào có hoa mai nở càng nhiều cánh thì năm sau càng may mắn, sung túc. Cây mai cũng được trang trí thêm bằng những câu đối đỏ, những tấm thiệp nhỏ ghi lời chúc hạnh phúc nên càng thêm ý nghĩa.

Nắng xuân hồng ấm áp len lỏi khắp muôn nơi, chiếu rọi lên từng cành cây, kẽ lá, hoa mai vàng lại càng thu hút hơn, nổi bật cả một góc. Hoa mai kiêu hãnh khoe mình trong nắng đang làm đẹp cho mùa xuân của thiên nhiên, đất nước và đánh thức mùa xuân trong lòng mỗi người. (Hết)

Kết bài :

Em rất thích hình ảnh cành hoa mai bởi nó mang một nét đẹp dịu dàng và chất phác, của vẻ đẹp quê hương, đậm đà bản sắc dân tộc

Bạn học VNEN hay không? Mình học thì trang 20 là Sơn Tinh Thủy Tinh

26 tháng 8 2018

Có biết ta là ai không ? Là thánh Gióng mà các cháu đã được kể hoặc được học ở lớp 6 đấy ! Ở trên trời, khi nghe tin rằng nước ta bị giặc Ân xâm chiếm thì Ngọc Hoàng đã cử ta xuống để đánh đuổi giặc đó. Đầu tiên, mẹ ta đã ướm thử vết chân thì thụ thai. Nhưng ta mãi tới 12 tháng thì mới ra đời. Ta chả muốn nói, Ngọc Hoàng bảo ta phải nằm yên chờ sứ giả tới hỏi. Mãi đến một hôm, ta nghe tiếng sứ giả reo tìm người tài cứu nước thì ta mới nói lên tiếng nói đầu tiên là " Mẹ mời sứ giả vào đây ". Ông sứ giả vào, cái mặt ngây ra, người ông như đơ lại khi người đòi đi đánh giặc là ta nhưng ông cũng rất vui và về tâu với vua làm những vật mà ta yêu cầu. Ta đã yêu cầu những thứ như : một cái roi sắt, áo giáp sắt, con ngựa sắt. Kể từ hôm đó, ta như là "thần" ăn bao nhiêu cũng không đủ. Áo vừa mặt đã đứt chỉ, đầu đội trời, chân đạp đất. Giặc đã đến, cũng lúc đó ta nhận được những thứ ta yêu cầu. Lên ngựa, vỗ vào mông ngựa. Ngựa hí dài.... Cầm cây roi sắt, trên đường gặp địch là ta quật quật... Rồi cây gậy sắt bị gãy, ta phải nhổ cây tre bên đường. Địch thấy thế chạy tán loạn, ta đuổi đến chân núi Sóc. Ta thầm nghĩ : "Xong rồi, đã đuổi được những tên giặc này khỏi đất nước là xong việc, ta về trời thôi". Lên đỉnh núi, ta cởi áo giáp sắt ra, cùng ngựa bay về trời.

13 tháng 2 2019

Lên viẹtjack nha bn soạn đầy đủ luôn!

13 tháng 2 2019

dung day

15 tháng 3 2019

A. Mở bài: Giới thiệu em bé định tả (Tên gì? Bé trai hay gái? Em bé đó có quan hệ gì với em?)

Bé Hà em gái của tôi, đến nay vừa tròn mười hai tháng tuổi, cái tuổi tập nói, tập đi, thật là đáng yêu.

B. Thân bài:

- Tả hình dáng của em bé:

Gương mặt bầu bĩnh, đòi mắt tròn đen láy, cái miệng chúm chím như nụ hoa...

- Tả hoạt động, sở thích của em bé:

+ Hoạt động suốt ngày, nhất là hai tay cùa bé thấy vật gì cũng cầm nhưng chỉ một lát là vứt ngay.

+ Tay bám vào thành cũi tập đi, bước chân của bé lẫm chẫm, dáng đi nghiêng ngả, chưa vững vàng. Mẹ thường giữ cho bé đứng thẳng rồi buông tay lùi ra xa. Đôi chân non nớt của bé chập choạng từng bước...

+ Đang tuổi tập nói nên bé thích nói lắm. Hay bập bẹ những tiếng ra, “mẹ” có lúc lại hét lên “pà pà” nghe thật vui tai.

- Thích chơi búp bê, nhưng chỉ chơi một lúc là chán ngay.

- Bé rất thích tắm, bé lấy hai tay đập vào nước, mắt nhắm tít lại, miệng cười toe toét.

B. Kết bài: Em rất yêu bé. Giúp bé tập đi, dạy bé tập nói. Mong bé mau lớn.



26 tháng 1 2018

câu 1: - Lịch sử loài người cho ta biết những sự việc diễn ra trong đời sống con người kể từ khi nó xuất hiện trên Trái Đất. Khoa học, đặc biệt là Khảo cổ học và Cổ sinh học, đã tìm được bằng cứ nói lên sự phát triển lâu dài của sinh giới, từ động vật cấp thấp lên động vật cấp cao. Đỉnh cao của quá trình này là sự chuyển biến từ vượn thành người.
Ở chặng đầu của quá trình hình thành loài người, có một loài vượn cổ, sống khoảng 6 triệu năm trước đây, đã có thể đứng và đi bằng hai chân, dùng tay để cầm nắm, ăn hoa quả, lá và cả động vật nhỏ. Xương hoá thạch của chúng được tìm thấy ở Đông Phi, Tây Á và cả ở Việt Nam.

- Trên đà tiến triển, vượn cổ chuyển biến thành người tối cổ, bắt đầu từ khoảng 4 triệu năm trước đây. Di cốt Người tối cổ được tìm thấy ở Đông Phi, Gia-va (Inđônêxia), Bắc Kinh (Trung Quốc) v.v… Ở Thanh Hoá (Việt Nam), tuy chưa thấy di cốt nhưng lại thấy công cụ đá của người cổ đó.

Người tối cổ hầu như đã hoàn toàn đi đứng bằng hai chân. Đôi tay được tự do để sử dụng công cụ, kiếm thức ăn. Cơ thể của họ đã có nhiều biến đối: tuy trán còn thấp và bợt ra sau, u mày còn nổi cao, nhưng hộp sọ đã lớn hơn của loài vượn cổ và đã hình thành trung tâm phát tiếng nói trong não.

Tuy chưa loại bỏ hết dấu tích vượn trên cơ thể mình, Người tối cổ đã là người. Đây là hình thức tiến triển nhảy vọt từ vượn thành người, là thời kỳ đầu tiên của lịch sử loài người.

- Cuối thời kỳ này, khoảng 4 vạn năm trước đây, con người hoàn thành quá trình tự cải biến mình, đã loại bỏ hết dấu tích vượn trên người, trở thành Người tinh khôn hay còn gọi là Người hiện đại.

Người tinh khôn có cấu tạo cơ thể như chúng ta ngày nay: xương cốt nhỏ hơn Người tối cổ; bàn tay nhỏ, khéo léo, các ngón tay linh hoạt; hộp sọ và thể tích não phát triển, trán cao, mặt phẳng; cơ thể gọn và linh hoạt, tạo nên tư thế thích hợp với các hoạt động phức tạp của con người. Di cốt Người tinh khôn được tìm thấy ở khắp các châu lục.

Đây là bước nhảy vọt thứ hai, sau bước nhảy từ vượn thành Người tối cổ. Cũng từ đấy, khi lớp lông mỏng trên người không còn nữa, ở Người tinh khôn lại xuất hiện những màu da khác nhau, chia thành da vàng, da đen và da trắng. Đó là ba chủng tộc lớn.

Câu 2: 

Soạn bài: Vượt thác (Võ Quảng)

Xem thêm: Tóm tắt: Vượt thác

Câu 1 (trang 40 sgk ngữ văn 6 tập 2):

Bố cục văn bản:

- Phần 1 (từ đầu ... thuyền chuẩn bị vượt nhiều thác nước): Con thuyền qua đoạn sông phẳng lặng trước khi tới chân thác

- Phần 2 (tiếp ... thuyền vượt qua khỏi thác Cổ Cò): Con thuyền vượt qua khỏi đoạn sông có nhiều thác dữ

- Phần 3 (còn lại): Con thuyền ở đoạn sông đã qua thác dữ

Câu 2 (trang 40 sgk ngữ văn 6 tập 2):

Cảnh dòng sông và hai bên bờ qua sự miêu tả ở trong bài theo trình tự tuyến tính (hành trình của con thuyền)

    + Tả cảnh ở vùng đồng bằng êm đềm, thơ mộng, không gian mở ra rộng lớn, phóng khoáng

    + Cảnh sắp đến đoạn nguy hiểm có nhiều thác ghềnh thì sự vật hiện ra đột ngột “ núi cao như đột ngột hiện ra chắn trước mặt”

    + Đến đoạn vượt thác đặc tả cảnh dữ dội, nguy hiểm của địa hình

- Vị trí của người kể: trên con thuyền nhìn ra dòng sông và cảnh vật đôi bờ

-> Vị trí này thuận lợi cho việc miêu tả chân thực cảnh thiên nhiên và con người.

Câu 3 (trang 40 sgk Ngữ văn 6 tập 2):

- Cảnh con thuyền vượt sông:

    + Sự chuẩn bị của con người: nấu cơm ăn để chắc bụng, chuẩn bị sào tre bịt đầu sắt

    + Dòng nước dữ dội, hung hãn: nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng

- Hình ảnh Dượng Hương Thư nổi bật:

    + Ngoại hình rắn rỏi, chắc khỏe

    + Động tác dứt khoát, nhanh, mạnh mẽ

- Sử dụng câu so sánh miêu tả cảnh vượt thác của Dương Hương Thư:

    + Sử dụng thành ngữ dân gian, so sánh ngang bằng: “động tác thả sào, rút sào nhanh như cắt”, “như một pho tượng đúc bằng đồng”

    + Lối tả cường điệu hóa: “giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh, hùng vĩ.

    + Đối lập hình ảnh Dượng Hương Thư nói năng nhỏ nhẹ, nhu mì khi ở nhà

=> Hình ảnh con người lao động khiêm tốn, hiền lành trong đời thường, nhưng lại dũng mãnh, quyết liệt, nhanh nhẹn khi vượt qua thử thách

Câu 4 (trang 40 sgk ngữ văn 6 tập 2):

Những hình ảnh so sánh miêu tả cây cổ thụ ven sông:

    + Dọc sông những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt… nhìn xuống nước.

-> Nhân hóa (chuyển nghĩa ẩn dụ) diễn tả thiên nhiên cũng như con người lo lắng trước những thử thách sắp phải đương đầu

    + Dọc sườn núi, những cây to mọc…tiến về phía trước.

-> Biện pháp so sánh diễn tả thiên nhiên vui mừng, phấn khích trước niềm vui chinh phục của con người.

Câu 5 (trang 40 sgk ngữ văn 6 tập 2):

Tác phẩm miêu tả cảnh vượt thác của con thuyền trên sông Thu Bồn đoạn từ trước địa phận Phường Rạch đến Trung Phước.

- Bằng các biện pháp nghệ thuật tả cảnh, tả người qua hình ảnh so sánh, nhân hóa, nổi bật lên hình ảnh con người trên khung cảnh thiên nhiên vừa mơ mộng vừa dữ dội

    + Đồng thời ca ngợi phẩm chất của người lao động dũng cảm, dung dị.

Câu 3: 

1. "Trông anh nhôm nhoam, luộm thuộm và lúc nào cũng tất tả, nhếch nhác như [...] vừa từ một thửa ruộng ngấu bùn nào đó bước lên."

Câu văn trên của nhà thơ Trần Đăng Khoa tả nhà văn Lê Lựu đã bị lược đi mấy chữ. Em lựa chọn hình ảnh nào trong các hình ảnh sau để thay vào chỗ có dấu ba chấm cho hợp lí :

A - một người nông dân

B - một người công nhân

C - một gã thợ cày

D - một anh thanh niên

2. Đây là đoạn văn của Ngô Văn Phú :

"Dưới gốc tre, tua tủa những mầm măng. Măng trồi lên nhọn hoắt như một mũi gai khổng lồ xuyên qua đất luỹ mà trỗi dậy... "

a) Những hình ảnh sau đây so sánh mầm măng khác với cách so sánh của Ngô Văn Phú. Theo em, hình ảnh nào trong số những hình ảnh sau có thể vận dụng được để so sánh trong câu : Măng trồi lên nhọn hoắt...

A - như một cây mác khổng lồ xuyên qua đất luỹ mà trỗi dậy

B - như một pháo đài xuyên qua đất luỹ mà trỗi dậy

C - như một mũi tên khổng lồ xuyên qua đất luỹ mà trỗi dậy

D - như một viên đạn khổng lồ xuyên qua đất luỹ mà trỗi dậy

b) Hãy cho biết vì sao em lại chọn hình ảnh ấy để so sánh và vì sao những hình ảnh kia lại không dùng được.

3. Để miêu tả nhân vật hoàng tử và công chúa trong các câu chuyện cổ theo trí tưởng tượng của bản thân, một bạn đã liệt kê ra các chi tiết đặc sắc sau đây :

A - Thân hình mảnh dẻ

B - Đôi mắt sáng

C - Gầy gò, yếu ớt

D - Gương mặt vuông vức, cương nghị

Đ - Cưỡi ngựa, vai đeo cung, tay cầm gươm

E - Dáng đi lật đật, vội vã

G - Da trắng như tuyết

H - Đôi mắt tinh quái

I - Khuôn mặt dịu dàng, thanh thản

K - Người cao lớn, cường tráng

L - Tiếng cười hồn nhiên, trong sáng

M - Chân đi hài

N - Hàm răng đen nhánh

a) Từ sự tưởng tượng của mình, em hãy chỉ ra các chi tiết phù hợp với nhân vật hoàng tử và công chúa.

b) Theo em, những chi tiết nào không phù hợp với cả hai nhân vật trên ? Vì sao ?

Gợi ý làm bài

3. b) Trong các chi tiết nêu ở bài tập này, có những chi tiết không phù hợp với cả hai nhân vật hoàng tử và công chúa : chẳng hạn, chi tiết mái tóc bạc trắng thường dùng để chỉ người già, cao tuổi,... còn công chúa và hoàng tử thì rất trẻ, chưa thể có mái tóc bạc trắng được. Theo cách này, em hãy tìm các chi tiết không phù hợp còn lại trong bài tập.

con cuối là 1000000