K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 3 2016

3 . Dịch vụ:
- Hoạt động kinh tế đối ngoại cuả các nước Châu Phi tương đối đơn giản
- Chủ yếu là nơi cung cấp nguyên liệu thô, xuất khẩu nông sản nhiệt đới .
- Nơi tiêu thụ hàng hoá cho các nước trung bình nhập khẩu máy móc , thiết bị ,…
- 90% thu nhập ngoại tệ nhờ vào xuất khẩu nông sản và khoáng sản.
- Giao thông đường sắt phát triển phục vụ hoạt động xuất khẩu: ven biển vịnh GhiNê, khu vực sông Nin và Nam Phi

4 . Đô thị hóa
- Tốc độ đô thị hóa khá nhanh, không đồng đều, không tương xứng với trình độ phát triển công nghiệp
- Nguyên nhân bùng nổ dân số, đô thị hoá không theo quy hoạch
- Hậu quả: tệ nạn xã hội, nội chiến liên miên, các khu nhà ổ chuột

 hihi

19 tháng 3 2016

bạn có thể lên google

21 tháng 3 2016

1.     Khu vực Bắc Phi
a. Khái quát tự nhiên 
:
- Ở rìa Tây Bắc là dãy núi trẻ Átlát, các đồng bằng ven biển và sườn núi hướng về phía biển có mưa khá nhiều. Rừng sồi, dẻ rậm rạp, vào sâu nội đại mưa giảm dần: Xavan, cây bụi.
- Phía Nam hoang mạc Xahara khí hậu khô nóng, lượng mưa rất nhỏ. Thực vật cây cỏ gai thưa thớt, ở những ốc đảo thực vật chủ yếu là cây chà là.

b. Khái quát kinh tế-xã hội

  Một số loại sản phẩm cây trồng của Bắc Phi và Trung Phi
- Dân cư Bắc Phi chủ yếu là người Ả Rập và người Béc-be thuộc chủng tộc Ơ-rô-pê-ô-ít, theo đạo hồi.

- Kinh tế tương đối phát triển trên cơ sở ngành dầu khí và du lịch .

21 tháng 3 2016

Ủa địa mà cũng phải soạn hả bạn???hum

22 tháng 3 2016

Kinh tế chậm phát triển, chủ yếu dựa vào khai thác lâm sản, khoáng sản và trồng cây công nghiệp xuất khẩu.

22 tháng 3 2016

khai khoáng, công nghiệp thực phẩm,lắp ráp cơ khí

10 tháng 4 2016

chị vào trang soanbai.com xem là có.vui

10 tháng 4 2016

Mik đã vào rồi nhưng ko có 

17 tháng 3 2016

1. Nền nông nghiệp tiên tiến :

- Điều kiện tự nhiên: Có nhiều kiểu khí hậu, đồng bằng rộng lớn, hệ thống sông, hồ lớn

- Điều kiện xã hội : trình độ khoa học kĩ thuật tiên tiến, cơ giới hoá trong nông nghiệp

 - Phát triển mạnh, đạt trình độ cao.

- Nền nông nghiệp sản xuất theo qui mô lớn.

- Sử dụng ít lao động

 - Nông sản có giá thành cao.

- Gây ô nhiễm Môi Trường do sử dụng nhiều phân hoá học, thuốc trừ sâu .

 -  Sự phân bố sản xuất nông nghiệp có sự phân hoá từ Bắc-> Nam, từ Tây -> Đông.

+ Phía Nam Ca-na-đa và Bắc Hoa Kì trồng lúa mì. Xuống phía nam trồng ngô, lúa mì, chăn nuôi bò sữa. Ven vịnh Mê-hi-cô trồng cây nhiệt đới, cây ăn quả

+ Phía Tây có khí hậu khô hạn trên các vùng núi cao phát triển chăn nuôi. Phía đông có khí hâu nhiệt đới hình thành các vành đai chuyên canh cây công nghiệp và chăn nuôi.

 

 

17 tháng 3 2016

ngắn v?

17 tháng 3 2016

I . MỤC TIÊU BÀI HỌC giúp cho HS

– Nắm vững sự phân bố các môi trường tự nhiên ở châu Phi và giải thích được nguyên nhân dẫn đến sự phân bố đó .

– Nắm vững cách phân tích một biểu đồ khí hậu ở châu Phi và xác định được trên lược đồ các môi trường tự nhiên châu Phi vị trí địa điểm đó của biểu đồ đó .

II .PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

Bản đồ các môi trường tự nhiên châu Phi . Biểu đồ khí hậu của 4 địa điểm ở châu phi . Một số hình ảnh về các môi trường tự nhiên ở châu Phi ..

III .HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP

     1.Ổn định lớp (1ph) Báo cáo sĩ số và nhận xét trực nhật .

     2 .Kiểm tra bài cũ (4ph)

– Các dòng biển nóng, lạnh có ảnh hưởng tới khí hậu ở các vùng ven biển châu Phi ?

– Giải thích tại sao hoang mạc chiếm diện tích lớn nhất Bắc Phi ?

     3 .Bài mới (35ph)

1. Trình bày và giải thích sự phân bố các môi trường tự nhiên

*  Quan sát hình 27.2 và dựa vào kiến thức đã học

? So sánh diện tích các môi trường ở châu Phi .

(có các môi trường như môi trường xích đạo ẩm; môi trường cận nhiệt đới ẩm ; môi trường nhiệt đới ; môi trường địa trung hải ; môi trường hoang mạc .

Trong các môi trường ở châu Phi thì môi trường xavan và môi trường hoang mạc chiếm diện tích lớn nhất).

? Giải thích vì sao các hoang mạc ở châu Phi lại lan ra sát bờ biển xem hình 27.1.

(Là do ảnh hưởng của dòng biển lạnh & đường chí tuyến & lục địa Á – Âu lớn khó gây mưa (hoang mạc Xahara do dòng biển lạnh Canari & Xômali vào tháng 7 ; hoang mạc Namip do dòng biển lạnh Ben-gê-la)

2. Phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa theo gợi ý sau

+  Lượng mưa trung bình năm, sự phân bố lượng mưa trong năm ?

(A lượng mưa TB năm 1244mm ; mùa mưa từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau)

(B lượng mưa TB năm 897mm ; mùa mưa từ tháng 6 đến tháng 9 )

(C lượng mưa TB năm 2592mm ; mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 5 năm sau)

(D lượng mưa TB năm 506mm ; mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 7)

+ Biên độ nhiệt trong năm, sự phân bố nhiệt độ trong năm?

(A biên độ nhiệt trong năm khoảng 13 oC ; nóng nhất là tháng 3 & 11 khoảng 25 oC ; tháng lạnh nhất là tháng 7 khoảng 12 oC => ở nửa cầu Nam)

(B biên độ nhiệt trong năm khoảng 15 oC ; nóng nhất là tháng 5 khoảng 35 oC ; tháng lạnh nhất là tháng 1  khoảng 20 oC => ở nửa cầu Bắc)

(C biên độ nhiệt trong năm khoảng 8 oC ; nóng nhất là tháng 4 khoảng 28 oC ; tháng lạnh nhất là tháng 7 khoảng 20 oC => ở nửa cầu Nam)

          (D biên độ nhiệt trong năm khoảng 12 oC ; nóng nhất là tháng 2 khoảng 22 oC ; tháng lạnh nhất là tháng 7 khoảng 10 oC => ở nửa cầu Nam)

+  Cho biết từng biểu đồ thuộc kiểu khí hậu nào ? Nêu đặc điểm chung của kiểu khí hậu đó?

          (A là kiểu khí hậu  nhiệt đới ở nửa cầu Nam . Nên mưa từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau)

         (B là kiểu khí hậu nhiệt đới ở nửa cầu Bắc .Nên mưa từ tháng 5 đến tháng 10)

         (C là kiểu khí hậu xích đạo ẩm .Nên mưa nhiều và mưa đều quanh năm)

         (D là kiểu khí hậu hoang mạc . Do có lượng mưa ít )

+  Hãy sắp xếp các biểu đồ nhiệt độ & lượng mưa A, B, C, D vào các vị trí 1, 2, 3, 4 trên hình 27.2 cho phù hợp.

( A với 3       ; B với 2      ; C với 1       ; D với 4 )

*   Các em hãy vẽ biểu đồ tròn thể hiện tỉ lệ dân số của 3 thành phố sau

– Niu York 10% dân số Hoa Kì .

– Tôkiô   27% dân số Nhật .

– Pari    21% dân số Pháp .

Qua biểu đồ em có nhận xét gì ?

18 tháng 3 2016

đây là giáo án của GV mà

hum

27 tháng 4 2016

a)  Thuận lợi:

- Đất phù sa có diện tích rộng lớn, được bồi đắp hăng năm nên rất màu mỡ, đặc biệt là dải đất phù sa ngọt dọc sông Tiền và sông Hậu (diện tích 1,2 triệu ha) rất thuận lợi để phát triển nông nghiệp, đặc biệt là trồng lúa, cây ăn quả.

- Khí hậu: thể hiện rõ tính chất cận xích đạo. Tổng số giờ nắng trung bình năm là 2.200 — 2.700 giờ. Chế độ nhiệt cao, ổn định với nhiệt độ trung bình năm 25 — 27°c. Lượng mưa hằng năm lớn (1.300 — 2.000mm), tập trung vào các tháng mùa mưa (từ tháng V đến tháng XI). Với điều kiện khi hậu như thế, rất thích hợp cho việc trồng các cây nhiệt đới cho năng suất cao, khả năng xen canh, tăng vụ rất lớn; có thể tiến hành các hoạt động sản xuất diễn ra liên tục quanh năm.

- Mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, cắt xẻ châu thổ thành những ô vuông, tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông đường thủy, sản xuất và sinh hoạt.

- Sinh vật: thảm thực vật chủ yếu là rừng ngập mặn (Cà Mau, Bạc Liêu,...) và rừng tràm (Kiên Giang, Đồng Tháp...), về động vật, có giá trị hơn cả là cá và chim.

- Tài nguyên biển: hết sức phong phú với hàng trăm bãi cá, bãi tôm và hơn nửa triệu ha mặt nước nuôi trồng thủy sản.

- Các loại khoáng sản chủ yếu là đá vôi (Hà Tiên, Kiên Lương) và than bùn (U Minh, Tứ giác Long Xuyên). Ngoài ra, còn có dầu khí ở thềm lục địa.

b) Khó khăn:

-  Mùa khô kéo dài từ tháng XII đến tháng IV năm sau. Vì thế, nước mặn xâm nhập vào đất liền, làm tăng độ chua và chua mặn trong đất, gây trở ngại lớn cho sản xuất và sinh hoạt. Ngoài ra, đôi khi có thể xảy ra các thiên tai khác.

-  Phần lớn diện tích của đồng bằng là đất phèn, đất mặn. Cùng với sự thiếu nước trong mùa khô đã làm cho việc sử dụng và cải tạo đất gặp nhiều khó khăn. Hơn nữa, một vài loại đất lại thiếu dinh dưỡng, đặc biệt là các nguyên tố vi lượng hoặc đất quá chặt, khó thoát nước.

- Tài nguyên khoáng sản hạn chế, gây trở ngại cho việc phát triển kinh tế - xã hội của đồng bằng.

27 tháng 4 2016

Tài nguyên thiên nhiên.
- Đất đai là tài nguyen quan trọng nhất của cùng, có 3 nhóm đất chính:
+ Nhóm đất phù sa ngọt, chiếm 65% diện tích toàn vùng, trong đó có 1 triệu ha đất tốt nhất, phân bố ven sông Tiền, sông Hậu. Đây là loại đất chủ yếu để trồng lúa.
+ Nhóm đất phèn hằng năm thường bị ngập úng vì trũng. Đất có độ phì thấp, rất chua, có nhiều nhôm sắt hoạt tính. Phân bố ở Đồng Tháp, tứ giác Long Xuyên, Tây Hậu Giang.
+ Nhóm đất mặn ven biển (bản chất là đất phù sa bị nhiễm mặn do triều dâng), phân bố ở ven biển từ Gò Công qua Bến Tre, Vĩnh Long, Cà Mau đến Kiên Giang.
+ Diện tích của 2 nhóm đất này thay đổi theo mùa. Về mùa khô, có khoảng 2,5 triệu ha, nhưng về mùa mưa chỉ còn 1 triệu ha. Nếu cải tạo tốt, có thể sử dụng chúng để trồng cây lương thực hoặc trồng dứa, mía bằng cách vượt liếp (làm luống).
+ Khó khăn chính khi khai thác 2 loại đất này là đất thiếu dinh dưỡng, nhất là các nguyên tố vi lượng, đất quá chật, khó thoát nước.

- Khí hậu: Mang tính chất khí hậu cận xích đạo. Tổng giờ nắng trung bình từ 2.200-2.700 giờ. Nhiệt độ cao, ổn định với nhiệt độ trung bình năm 25-27 độ C. Lượng mưa lớn từ 1.400mm-1.800mm tập trung vào các thành mùa mưa (tháng 5-tháng 11). 

- Thuỷ văn: Hệ thống sông ngòi dày đặc, chủ yếu là sông Cửu Long, cộng với hàng nghìn km đường kênh rạch, cắt xẻ châu thổ thành những ô vuông, khiến giao thông trở nên dễ dàng.

- Tài nguyên sinh vật: Rừng ngập mặn ven biển (rừng tràm, đước…).

- Vườn chim tự nhiên nổi tiếng ở Ngọc Hiển, Cái Nước, Vĩnh Lợi, U Minh… Rừng ngập mặn còn là địa bàn để nuôi tôm, cá ven bờ, chắn sóng, bồi đắp phù sa mở rộng đồng bằng.

- Tài nguyên biển: Có 736 km bờ biển với nhiều cửa sông, chứa đựng nguồn hải sản thuộc loại lớn nhất cả nước. Trữ lượng tôm chiếm 50% của toàn quốc.

- Khoáng sản: Nghèo hơn các vùng khác. Đáng chú ý là đá vôi ở Hà Tiên, than bùn ở Cà Mau, dầu khí có triển vọng, phân bố ở thềm lục địa giáp biển Đông và vinh Thái Lan. Quan trọng nhất là bể trầm tích Cửu Long, dự báo khoảng 2 tỷ tấn.

3 tháng 3 2016

khoảng 1/3 dân số châu phi là người da đen dân cư tập trung ở vùng ven biển và các thung lũng sông còn các hoang mạc hầu như ko có người ở

 

châu phi là châu lục có kinh tế chậm phát triển hầu hết các nước châu phi mới tập trung vào khai khác khoáng sản vàng kim kương phốt phát dầu khí và trồng cây công nghiệp nhiệt đới ca cao cà phê bông lạc để xuất khẩu

20 tháng 3 2016

ai cập là đất nước cổ xưa có nhiều tượng quý hiếm như:tượng nhân sư ;kim tự thápokbanhqua

21 tháng 3 2016

4. Tình phát triển kinh tế

a. Nông nghiệp

- Trồng cây công nghiệp lâu năm là một trong nhiều thế mạnh của Tây Nguyên. Vùng này thích hợp với các loại cây như cà phê, cao su, chè, hồ tiêu ,…

+ Cây cà phê là loại cây trồng nhiều nhất tập trung ở tỉnh Đắc Lắk, ngoài ra còn có ở Gia Lai Đây là loại cây hàng hoá chủ lực của Tây Nguyên và cả nước diện tích và sản lượng ngày càng tăng bởi vì có thuận lợi từ  điều kiện đất badan phù hợp

· Khí hậu Tây Nguyên  mùa mưa, mùa khô rõ rệt thuận lợi cho việc gieo trồng, thu hoạch, chế biến và bảo quản .

· Đầu tư thâm canh cao và thị trường mở rộng. Lưu ý việc mở rộng quá mức diện tích cà phê ảnh hưởng đến tài nguyên rừng và nguồn sinh thái của các dòng sông chảy về vùng lân cận

+ Cây chè : diện tích và sản lượng đứng thứ hai cả nước  tập trung chủ yếu ở Lâm Đồng và một ít ở Gia Lai

- Ngoài ra cây lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày, hoa, rau quả ôn đới và chăn nuôi gia súc lớn cũng được phát triển ở nhiều địa phương .

- Lâm nghiệp là một trong những ngành phát triển mạnh ở Tây Nguyên tập trung ở các tỉnh  Đắc Lắk, Lâm Đồng, Gia Lai .

Tây Nguyên dẫn đầu cả nước về độ che phủ rừng 54,8% năm 2003 và đang phấn đấu đạt 65% năm  2002. Lâm nghiệp phát triển  theo hướng khai thác  rừng tự nhiên kết hợp với trồng mới khoanh nuôi , giao khoáng bảo vệ và gắn khai thác với chế biến .

* Tóm lại : sản xuất nông nghiệp ở Tây Nguyên ngày càng tăng nhanh nhưng vẫn chưa đồng đều giữa các tỉnh. Đứng đầu là Đắc Lắk và Lâm Đồng bởi vì :  Đắc Lắk là vùng trọng điểm cây cà phê cả nước, còn Lâm Đồng là trọng điểm cây chè và hoa , rau quả ôn đới .

b. Công nghiệp

- Giá trị sản suất công nghiệp  ở Tây Nguyên tăng khá nhanh  qua các năm nhưng chiếm tỉ trọng thấp so với cả nước .

- Các ngành công nghiệp trọng điểm gồm chế biến nông,lâm tập trung ở các thành phố: Buôn MaThuột, Đà Lạt, Plây-ku.

- Thủy điện : Yaly trên sông Xê-xan , Đrây Hinh và một số nhà thuỷ điện đang được xây dựng

- Việc phát triển thuỷ điện có ý nghĩa rất quan trọng :

+ Khai thác thế mạnh thuỷ năng của vùng

+ Cung cấp năng lượng cho vùng và hoà chung lưới điện quốc gia .

+ Cung cấp nguồn nước tưới phục vụ cho sản xuất nông nghiệp đặc biệt là cây công nghiệp , cây lương thực và sinh hoạt , điều này rất quan trọng cho Tây Nguyên một vùng rất thiếu nước do mùa khô kéo dài

+ Phát triển thuỷ điện ở Tây Nguyên đồng nghĩa với việc thúc đẩy phát triển và bảo vệ rừng góp phần ổn định nguồn sinh thuỷ các dòng sông chảy về các vùng lân cận , đảm bảo nguồn nước cho các nhà máy thuỷ điện : Trị An , Thác Mơ , Vĩnh Sơn ,Sông Hinh , Đa Nhim . Đồng thời đảm bào nước tưới sinh hoạt cho nhân dân các vùng .

- Việc xây dựng thuỷ điện mở đầu cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng của Tây Nguyên .

c. Dịch vụ

- Phát triển nhất là xuất khẩu nông lâm sản : Tây Nguyên đứng sau đồng bằng sông Cửu Long về xuất khẩu nông sản nhưng đướng đầu cả nước về xuất khẩu Cà phê và gỗ .

-Du lịch , đặc biệt là du lịch sinh thái và du lịch văn hoá . Trung tâm du lịch là Đà Lạt .

d. Các trung tâm kinh tế

- Plây-ku : Trung tâm công nghiệp , đào tạo nghiên cứu khoa học cửa Tây Nguyên .

- Buôn Ma Thuột : Trung tâm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, nghiên cứu khoa học đào tạo ,sản xuất hoa quả

- Đà Lạt : Phát triển nông nghiệp, chế biến nông lâm sản trung tâm dịch vụ thương mại