K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 9 2021

có lỗi j ko thế QA

10 tháng 9 2021

1. Thơ Đường tức là Đường Thi: là những bài thơ của các thi gia Trung hoa làm vào thời đại nhà Đường (618 – 907), số lượng các bài Đường thi được ghi chép và lưu truyền đến nay rất nhiều, lên đến hàng ngàn bài.
Đã có một tác phẩm nổi tiếng là Đường Thi Nhất Thiên Thủ chọn lọc 1000 bài Đường Thi được coi là hay nhất của các thi nhân đời Đường. Trong số đó có một số được làm theo thể Thơ Đường Luật, số còn lại làm theo những thể thơ khác mà đa số là thơ Cổ phong (cổ phong hay cổ thể là loại thơ có trước đời nhà Đường, không theo niêm luật nhất định). Cho nên gọi là Đường Thi hay Thơ Đường thì phải là những bài thơ được sáng tác vào thời đại nhà Đường bên Trung hoa nhưng không nhất thiết làm theo luật thơ của Thơ Đường Luật.

2. Thơ Đường Luật: còn gọi thơ cận thể (để phân biệt với cổ phong là thơ cổ thể) là thể thơ được đặt ra từ đời nhà Đường và phải tuân theo các qui tắc bắt buộc, rất khắt khe, gò bó.

Về hình thức chữ, câu thì Thơ Đường Luật có:

a. Theo số chữ trong câu:
- Ngũ ngôn, mỗi câu 5 chữ.
- Thất ngôn, mỗi câu 7 chữ.

b. Theo số câu trong bài:

-Tứ Tuyệt hay Tuyệt Cú: mỗi bài bốn câu.
- Bát Cú: mỗi bài tám câu.

Như vậy Thơ Đường Luật có 4 thể là: Ngũ Ngôn Tứ Tuyệt, Ngũ Ngôn Bát Cú, Thất Ngôn Tứ Tuyệt và Thất Ngôn Bát Cú.

Thơ Đường Luật có những luật lệ bắt buộc rất khắt khe về:

- Vận (cách gieo vần).
- Đối (đặt hai câu đi sóng đôi với nhau sao cho ý và chữ trong hai câu ấy cân xứng với nhau, gồm cả đối ý lẫn đối chữ).
- Luật (cách sắp đặt tiếng bằng, trắc trong từng câu của một bài thơ).
- Niêm (nghĩa là dính) tức là sự liên lạc về âm luật của hai câu thơ trong bài Thơ Đường Luật. Hai câu thơ gọi là niêm với nhau khi nào chữ thứ 2 và chữ thứ 6 của hai câu cùng theo một luật, hoặc cùng là bằng, hoặc cùng là trắc).
- Bố cục (cấu trúc bài thơ phải làm theo một trật tự bắt buộc):
* Đề: câu 1-2 (nhập bài, mở đầu).
* Trạng hay Thực: câu 3-4 (giải thích).
* Luận: câu 5-6 (bình luận, bàn bạc).
* Kết: câu 7-8 (tóm tắt toàn bài).


Đường Luật Chính Thể chỉ có Thất Ngôn Bát Cú 5 vần bằng mà thôi.

3. Một sự lạm dụng và ngộ nhận:

Thuật ngữ Thơ Đường hay Đường Thi đã bị lạm dụng, hiểu lầm, thiết nghĩ cần nói lại cho rõ.

Thơ Đường là loại thơ do các thi nhân đời nhà Đường bên Trung Hoa sáng tác, hoàn toàn không có các tác giả đời khác, ngoài các thi sĩ đời Đường.

Các thi sĩ Việt Nam trước đây (thường gọi là các nhà thơ cổ điển) chủ yếu làm theo thể Thơ Đường Luật. Họ sáng tác bằng Hán văn, gọi là thơ Hán văn (thí dụ thơ Hán văn của Nguyễn Du...). Còn nếu họ sáng tác bằng chữ Nôm, gọi là thơ Nôm. Như thơ của Bà Hồ Xuân Hương chẳng hạn, được người đời sau tôn xưng Bà là bà chúa thơ Nôm.
Không ai gọi thơ Hán văn của Nguyễn Du là Thơ Đường cả. Cũng không ai gọi Bà Hồ Xuân Hương là bà chúa Thơ Đường cả.
Tóm lại, các thi gia từ Bà Huyện Thanh Quan, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Bùi Kỷ, Trần Tế Xương, Tản Đả, Nguyễn Khuyến ... trở về trước, người ta thường không nói là họ làm Thơ Đường, mà chỉ phân biệt Thơ Hán (Hán văn) và Thơ Nôm (chữ Nôm) thôi, với hiểu ngầm là Thơ Đường Luật chữ Hán hoặc Thơ Đường Luật chữ Nôm. Gọi tắt là Thơ Hán Đường Luật và Thơ Nôm Đường Luật.

Đến khi phong trào thơ mới xuất hiện, có một trào lưu bài xích Thơ Đường Luật, đứng đầu là Phan Khôi, vì họ cho đó là loại thơ khắt khe, cứng ngắc, bó buộc, chật hẹp, không đủ cho để diễn tả cảm xúc bao la, dào dạt, bay bổng của các nhà thơ mới.
Một cuộc bút chiến giữa hai trường phái thơ cổ điển và thơ mới diễn ra gay gắt suốt cả thập niên 1930 của thế kỷ trước. Kết thúc là sự thắng thế (một cách tương đối) của các nhà thơ mới.
Nói là thắng thế một cách tương đối, vì trong các nhà thơ mới, nhiều người vẫn sáng tác Thơ Đường Luật, điển hình là Hàn Mặc Tử.
Nhưng đó là Thơ Đường Luật của Hàn Mặc Tử. Không ai gọi đó là Thơ Đường cả.
Quách Tấn, bạn thân của Hàn Mặc Tử, điển hình của thi sĩ chủ trương thơ cổ điển, ghét thơ mới, suốt đời chỉ làm Thơ Đường Luật, nhưng đó là thơ Quách Tấn, không phải Thơ Đường.

Hiện nay nhiều người làm Thơ Đường Luật lại gọi đó là Thơ Đường.
Thật là là một sự ngộ nhận đáng tiếc, cần được đính chính lại.
Các bài thơ làm theo thể Thất Ngôn Bát Cú, Thất Ngôn Tứ Tuyệt ... gọi chung là thể Thơ Đường Luật không phải Thơ Đường.
Hãy vì sự tự trọng và tự hào của một thi nhân chân chính, không nên xưng là tôi sáng tác Thơ Đường. Mà nên nói, tôi làm thơ theo luật thơ của thể Thơ Đường Luật.
Có người thanh minh rằng Thơ Đường Việt Nam phải hiểu là Thơ Đường do người Việt Nam sáng tác. Cách nói đó là không đúng mà lại rất hàm hồ. Người Việt không thể làm ra Thơ Đường, mà chỉ làm thơ theo thể thơ Đường Luật mà thôi.

Mấy năm nay, có rất nhiều "nhà thơ" làm thơ danh xưng là Thơ Đường hay Đường Thi (nhưng thực chất là Thơ Đường Luật). Cái tên này là mạo nhận, không chính xác, vì chỉ có các ông như Lý Bạch, Đỗ Phủ... mới đủ tư cách xưng là Thơ Đường.

Cần hiểu là nếu bỏ đi một chữ (chữ LUẬT trong nhóm chữ Đường Luật) là ý nghĩa của từ ngữ bị thay đổi hẳn.

Lại có người phát động phong trào gọi là "Thắp sáng Đường Thi" !!!
Thắp sáng Đường Thi là công việc của người Trung Hoa, không mắc mớ gì đến chúng ta. Hơn nữa, Thơ Đường đã sáng cả ngàn năm nay rồi, không ai cần chúng ta thắp sáng. Làm thế chẳng khác nào quá tự phụ, ngộ nhận sao ?

15 tháng 10 2021

minh nguyet CTV, nguyễn thị hương giang

4 tháng 6 2019

Nhiều nhà thơ, nhà chính trị nổi tiếng dường như đều gửi gắm tâm sự của mình nói

    + Thể loại hát nói nhanh chóng trở thành thể loại chiếm được vị trí độc tôn, trở thành một khuynh hướng văn học

    + Hát nói có những ưu điểm về sự phóng khoáng thích hợp với việc truyền tải quan niệm nhân sinh mới mẻ của tầng lớp nhà nho

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
29 tháng 1

Theo em, bài thơ không nên chia thành kết cấu hai phần (bốn câu thơ trên và bốn câu thơ dưới) vì tách rời bố cục bài thơ ra như vậy sẽ không mạch lạc và lôgic:

+ 6 câu đầu: nhà thơ xót thương cho số phận Tiểu Thanh

+ 2 câu cuối: nhà thơ xót thương cho chính mình

27 tháng 8 2023

Theo em, bài thơ không nên chia thành kết cấu hai phần (bốn câu thơ trên và bốn câu thơ dưới) vì sáu câu thơ đầu là sự bày tỏ của Nguyễn Du với nỗi niềm thương xót với nàng Tiểu Thanh và hai câu thơ cuối là tác giả thương xót cho số phận mình. Nếu tách rời bố cục bài thơ ra như vậy sẽ không mạch lạc và lôgic.

15 tháng 8 2023

tham khảo

Tên tác phẩm

Đề tài

Tư tưởng

Sóng

Tình yêu đôi lứa

Qua hình tượng sóng để tác giả cũng nói lên quy luật bất diệt của tình yêu.

Lời tiễn dặn

Tình yêu đôi lứa

Khát vọng tự do yêu đương, sống hạnh phúc với người mình yêu thương.

Tôi yêu em

Tình yêu đôi lứa

Tôn vinh phẩm giá con người: biết yêu say đắm, yêu hết mình nhưng cũng rất chân thành, đằm thắm; biết nhận tất cả đau khổ về mình, có lý trí sáng suốt, tỉnh táo để kìm nén tình cảm - nhất là tình yêu đơn phương.

Nỗi niềm tương tư

Tình yêu đôi lứa

Bài thơ thể hiện tâm trạng tương tư của một chàng trai quê với những diễn biến chân thực mà tinh tế, trong đó mối duyên quê và cảnh quê hòa quyện với nhau thật nhuần nhị.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1

Việc miêu tả nội tâm của nhân vật trong truyện thơ Nôm bác học có thể thực hiện theo nhiều cách: bằng lời đối thoại, độc thoại của chính nhân vật bằng những dòng thơ miêu tả phong cảnh thiên nhiên, hay kể, tả về hành vi, cử chỉ của nhân vật; qua các dòng thơ mà người kể chuyện trực tiếp nhận xét, phân tích trạng thái tâm lí, cảm xúc của nhân vật,...