K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Kiểu bay vỗ cánhKiểu bay lượn
-Đập cánh liên tục.-Cánh đập chậm rãi, không liên tục, dang rộng mà không đập.
-Khả năng bay chủ yếu phụ thuộc vào sự vỗ cánh.-Khả năng bay chủ yếu phụ thuộc vào sự nâng đỡ của không khí và sự thay đổi luồng gió.

 

3 tháng 2 2018

Kiểu bay vỗ cánh của chim bồ câu:
a) Khi chim cất cánh chân chim khuỵu xuống, cánh chim dang rộng đưa lên cao, tiếp theo cánh chim đập mạnh xuống, cổ chim vươn ra, chân chim duỗi thẳng đập mạnh vào giá thể làm chim bật cao lên.
b) Khi chim hạ cánh, cánh chim dang rộng để cản không khí, chân chim duỗi thẳng chuẩn bị cho sự hạ cánh được dễ dàng.
** Các tư thế bay vỗ cánh của chim bồ câu
Khi chim bay thân nằm xiên, đuôi xòe ngang, cổ vươn thẳng về phía trước, chân duỗi thẳng áp sát vào thân, cánh mở rộng đập liên tục từ trên xuống dưới, từ trước về sau. Sau đó chim nâng cánh bằng cách gập cánh lại, rồi nâng lên làm giảm sức cản của không khí. Khi chim đập cánh, phía ngoài cánh hạ thấp hơn phía trong thì cánh không những được không khí nâng lên mà chim còn được đẩy về phía trước.
+kiểu bay lượn của chim hải âu:
cơ bảnCánh đập chậm rãi và không liên tục
Cánh dang rộng mà không đập
Bay chủ yếu dựa vào sự nâng đỡ của không khí và hướng thay đổi của các luồng gió

3 tháng 2 2018
Kiểu bay vỗ cánh (bồ câu) Kiểu bay lượn (hải âu)
Đập cánh liên tục Cánh đập chậm rãi, không liên tục, cánh dang rộng mà không đập
Khả năng bay chủ yếu dựa vào sự vỗ cánh

Khả năng bay chủ yếu dựa vào sự nâng đỡcủa không khí và sự thay đổi luồng gió

16 tháng 3 2022

D

16 tháng 3 2022

D

11 tháng 7 2018

1.- Đặc điểm chung: mình có lông vũ bao phủ, chi trước biến đổi thành cánh, có mỏ sừng, phổi có mạng ống khí có túi khí tham gia vào hô hấp, tim 4 ngăn máu đỏ tươi nuôi cơ thể, là động vật hằng nhiệt trứng lớn có vỏ đá vôi bao bọc được ấp nở ra nhờ thân nhiệt của chim bố mẹ.
- Vai trò :

+ Ăn sâu bọ và động vật gặm nhấm
+ Cung cấp thực phẩm
+ Làm vật trang trí, làm cảnh...
+ Huấn luyện săn mồi phục vụ du lịch
+ Giúp phát tán cây rừng

2.trả lời:

Thân hình thoi: giảm sức cản không khí khi bay
Chi trước biến thành cánh: quạt gió, cản không khí khi hạ cánh
Chi sau (3 ngón trước, 1 ngón sau, có vuốt): giúp chim bám chặt và cành cây và khi hạ cánh
Lông ống có các sợi lông làm phiến mỏng: tăng diện tích cánh chim khi giang ra
Lông tơ: giữ nhiệt và làm ấm cơ thể
Mỏ: mỏ sừng bao lấy hàm không có răng => làm đầu chim nhẹ
Cổ dài, khớp đầu với thân: phát huy tác dụng của giác quan, bắt mồi, rỉa lông

11 tháng 7 2018

Đặc điểm chung:mình có lông vũ bao phủ, chi trước biến đổi thành cánh, có mỏ sừng, phổi có mạng ống khí có túi khí tham gia vào hô hấp, tim 4 ngăn máu đỏ tươi nuôi cơ thể, là động vật hằng nhiệt trứng lớn có vỏ đá vôi bao bọc được ấp nở ra nhờ thân nhiệt của chim bố mẹ.

Vai trò :Lợi ích Ăn sâu bọ và động vật găm nhấm Tác hại

Cung cấp thực phẩm Ăn hạt, ăn quả, ăn cá

Làm vật trang trí, làm cảnh... Là động vật trung gian truyền bệnh

Huấn luyện săn mồi phục vụ du lịch

Giúp phát tán cây rừng

16 tháng 3 2018

1. Nêu cấu tạo trong của chim tiến hóa hơn thằn lằn:

Các hệ cơ quanThằn lằnChim bồ câu
Tuần hoàn Tim 3 ngăn, tâm thất có vách hụt, máu pha Tim 4 ngăn, máu không pha trộn
Tiêu hóa Hệ tiêu hóa có đầy đủ các bộ phận, nhưng tốc độ tiêu hóa còn thấp. Có sự biến đổi của ống tiêu hóa(mỏ sừng không răng, diều, dạ dày tuyến, dạ dày cơ).Tốc độ tiêu hóa cao đáp ứng nhu cầu năng lượng lớn khi bay.
Hô hấp Hô hấp bằng phổi có nhiều vách ngăn làm tăng diện tích trao đổi khí.Sự thông khí ở phổi là nhờ sự tăng giảm thể tích khoang thân. Hô hấp bằng hệ thống ống khí nhờ sự hút đẩy của hệ thống túi khí (thông khí phổi)
Bài tiết Thận sau (số lượng cầu thận khá lớn) Thận sau (số lượng cầu thận rất lớn)
Sinh sản

Thụ tinh trong

Đẻ trứng, phôi phát triển phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường.

Thụ tinh trong

Đẻ và ấp trứng.

* Sự tiến hóa

Các tiến hóa là đặc điểm tiến hóa của chim bồ câu giúp chúng thích nghi với đời sống bay lượn. Để bay lượn hiệu quả chim bồ câu cần có nhu cầu năng lượng lớn, cần lượng oxi dồi dào và trọng lượng cơ thể nhỏ.

2. Cấu tạo trong của chim thích nghi với đời sống bay lượn:

- Thân hình thoi → giảm sức cản không khí khi bay.

- Chi trước biến thành cánh → quạt gió (động lực của sự bay), cản không khí khi hạ cánh.

- Chi sau có 3 ngón trước, 1 ngón sau → giúp chim bám chặt vào cành cây và khi hạ cánh.

- Lông ống có các sợi lông làm thành phiến mỏng → làm cho cánh chim khi giang ra tạo nên 1 diện tích rộng.

- Lông tơ có các sợi lông mảnh làm thành chùm lông xốp → giữ nhiệt, làm cơ thể nhẹ.

- Mỏ: Mỏ sừng bao lấy hàm không có răng → làm đầu chim nhẹ.

- Cổ dài khớp đầu với thân → phát huy tác dụng của các giác quan, bắt mồi, rỉa lông.

17 tháng 3 2018

Thanks

17 tháng 5 2017

- Dơi được xếp vào lớp thú vì:

+ Dơi là động vật có vú, đẻ và nuôi con bằng sữa.
+ Dơi có lông thì mình không bít có hay không nữa...nếu có thì người nó chắc chắn là lông mao
+ Dơi nó giống chim chỉ ở 1 đặc điểm: có cánh! Nhưng "cánh" này thực chất là một màng da nối từ thân ra 5 ngón ở chi trước chứ không phải là kiểu chi trước biến thành cánh như lớp chim.

17 tháng 5 2017

Hỏi đáp Sinh học

28 tháng 3 2018

1.

* sự sinh sản của cá

Đến mùa sinh sản. cá chép cái đẻ trứng với số lượng lớn từ 15 - 20 vạn trứng vào các cây thuỷ sinh. Cá chép đực bơi theo tưới tinh dịch chứa tinh trùng thụ tinh cho trứng (thụ tinh ngoài). Những trứng thụ tinh sẽ phát triến thành phôi.

* sự sinh sản của ếch

Ếch trương thành, đến mùa sinh sản (vào cuối xuân, sau những trận mưa rào đầu hạ) ếch đực kêu “gọi ếch cái” để “ghép đôi”. Ếch cái cõng ếch đực trên lưng, ếch đực ôm ngang ếch cái và tim đến bờ nước để đẻ.

- Ếch cái đẻ đến đâu. ếch đực ngồi trên tưới tinh đến đó. Sự thụ tinh xảy ra bên ngoài cơ thể nên được gọi là sự thụ tinh ngoài.

- Trứng tập trung thành từng đám trong chất nhày nổi trên mặt nước, trứng phát triển, nỡ thành nòng nọc. Trái qua một quá trinh biến đổi phức tạp qua nhiều giai đoạn để trờ thành ếch con.

2. cấu tạo giống:

- có vây bơi

- trong quá trình phát triển lưỡng cư có nhiều điểm giống cá. Chứng tỏ lưỡng cư có nguồn gốc từ cá

(mik sợ sai câu này nên bn đừng chép nha)

3. Giống nhau:
-Tim 3 ngăn: 2 tâm nhĩ, 1 tâm thất
-Máu pha đi nuôi cơ thể
-Hai vòng tuần hoàn
-Có mao mạch phổi và các cơ quan
Khác nhau:
+Ếch:
-Tim có các tĩnh mạch chủ và tĩnh mach phổi
+Thằn lằn:
-Máu ít bị pha hơn
-Tâm thất có vách ngăn hụt

28 tháng 3 2018

1. So sánh sự sinh sản của ếch và cá:

Tên loài Thụ tinh Sinh sản Tập tính Số lượng
Ếch Thụ tinh ngoài. Đẻ trứng.

- Gọi ếch cái để ghép đôi.

- Ếch cái cõng ếch đực, ếch đực ôm ngang ếch cái và tìm đến bờ nước để đẻ.

- Ếch cái đẻ đến đâu, ếch đực ngồi trên tưới tinh đến đó.

Từ 2500 - 5000 trứng.
Thụ tinh ngoài. Đẻ trứng. - Con cái đẻ trứng xong, con đực bơi theo tưới tinh dịch vào trứng. Từ 15 - 20 vạn trứng vào các cây thủy sinh.

2. Cấu tạo của nòng nọc giống cá:

- Nòng nọc thở bằng mang.

- Nòng nọc không tay hay chân cho đến khi trưởng thành và thường có vi trên lưng và một cái đuôi mà nó dùng để bơi như là cá.

3. So sánh hệ tuần hoàn của ếch và thằn lằn:

* Giống nhau:

- Tim 3 ngăn.

- Gồm 2 vòng tuần hoàn.

* Khác nhau:

- Ếch: có hai tâm nhĩ và một tâm thất.

- Thằn lằn: tâm thất có vách hụt, máu ít pha trộn hơn.

Tham khảo
 

 

Tôm sông

Nhện

Đặc điểm cấu tạo ngoài

- Phần đầu - ngực:

+ Mắt kép

+ Hai đôi râu.

+ Các chân hàm.

+ Các chân ngực (càng, chân bò)

- Phần bụng:

+ Các chân bụng (chân bơi).

+ Tấm lái.

 

- Phần đầu - ngực:

+ Đôi kìm có tuyến độc để bắt mồi và tự vệ

+ Đôi chân xúc giác (phủ đầy lông) có chức năng cảm giác về khứu giác và xúc giác

+ 4 đôi chân bò để di chuyển và chăng lưới

- Phần bụng:

+ Phía trước là đôi khe thở thực hiện chức năng hô hấp

+ Ở giữa là một lỗ sinh dục để sinh sản

+ Phía sau là các núm tuyến tơ, sinh ra tơ nhện.

 

MT sống

Nước ngọt

Trên cạn

Tập tính

Tôm mẹ ôm trứng để tự vệ

 Chăng tơ bắt mồi

 

24 tháng 12 2021
3 tháng 12 2017

*Giống nhau:

- Đều có nhân và chất nguyên sinh - Đều có thể dưỡng khi có ánh sáng *Khác nhau : - Trùng roi : + Có khả năng di chuyển + Sống theo kiểu dị dưỡng và tự dưỡng + Thuộc lớp động vật - Thực vật : + Không có khả năng di chuyển + Sống theo kiểu dị dưỡng + Thuộc lớp thực vật
3 tháng 12 2017

Giống nhau:

- Đều có nhân và chất nguyên sinh - Đều có thể dưỡng khi có ánh sáng Khác nhau : - Trùng roi : + Có khả năng di chuyển + Sống theo kiểu dị dưỡng và tự dưỡng + Thuộc lớp động vật - Thực vật : + Không có khả năng di chuyển + Sống theo kiểu dị dưỡng + Thuộc lớp thực vật
21 tháng 3 2016

Giống thụ tinh ngoài