K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 2 2020

Bắc Trung Bộ

- Bắc Trung Bộ có nguồn tài nguyên du lịch đa dạng: gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn

Tài nguyên du lịch tự nhiên: nhiều bãi biển, hang động vườn quốc gia đẹp và nổi tiếng

+Bãi biển: Sầm Sơn (Thanh Hóa), Cửa Lò (Hà Tĩnh), Nhật Lệ ( Quảng Bình), Lăng Cô (Huế).

+Tổ chức các lê hội biển thu hút khách du lịch

Nam Trung Bộ

- Đây là vùng giàu tài nguyên du lịch, có điều kiện phát triển nhiều loại hình du lịch, đặc biệt là du lịch tắm biển, nghỉ dưỡng…

Tài nguyên du lịch tự nhiên:

+ Tập trung nhiều bãi biển đẹp của cả nước: Mỹ Khê, Sa Huỳnh (Quảng Ngãi), Đại Lãnh, Nha Trang (Khánh Hòa), Ninh Chữ (Ninh Thuận), Cà Ná, Mũi Né (Ninh Thuận)…

+Khí hậu thuận lợi

+Nhiều dịch vụ biển hấp dẫn

3 tháng 2 2020

Hết SGK rồi đến bạn, thích cập nhật lắm à

26 tháng 6 2018

HƯỚNG DẪN

− Bắc Trung Bộ

+ Thế mạnh về đánh bắt: Ít các bãi cá lớn, nổi tiếng, nhưng các tỉnh đều giáp biển, có khả năng phát triển nghề cá biển, nằm gần với ngư trường vịnh Bắc Bộ và Hoàng Sa.

+ Thế mạnh về nuôi trồng: Có các cửa sông, vịnh, đầm phá… nuôi được cả thủy sản nước lợ, nước mặn.

− Duyên hải Nam Trung Bộ

+ Thế mạnh về đánh bắt: Các tỉnh đều giáp biển và có bãi tôm, bãi cá; biển lắm tôm, cá và các hải sản khác, nhiều loài cá quý như cá thu, cá ngừ, cá trích, cá hồng, cá phèn, nhiều loài tôm, mực…; bãi cá lớn nhất ở các tỉnh cực Nam Trung bộ và ngư trường Hoàng Sa – Trường Sa.

+ Thế mạnh về nuôi trồng: Bờ biển có nhiều vụng, đầm phá, thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản…

12 tháng 8 2018

HƯỚNG DẪN

a) Giống nhau: Cả hai vùng đều có những thế mạnh về tự nhiên để phát triển công nghiệp; sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp; du lịch…

b) Khác nhau:

− Bắc Trung Bộ

+ Có một số tài nguyên khoáng sản có giá trị: crôm, thiếc, sắt, đá vôi và sét làm xi măng, đá quý.

+ Rừng có diện tích tương đối lớn, độ che phủ lớn; trong rừng có niều loại gỗ quý (táu, lim, sến, kiền kiền, săng lẻ, lát hoa…).

+ Các hệ thống sông có tiềm năng thủy điện ở mức trung bình và nhỏ, đặc biệt là sông Mã, sông Cả.

+ Diện tích vùng gò đồi tương đối lớn tạo khả năng phát triển kinh tế vườn rừng, chăn nuôi gia súc lớn.

+ Dọc ven biển có nhiều khả năng phát triển đánh bắt và nuôi trồng he hủy sản (gần ngư trường vịnh Bắc Bộ, nhiều đàm phá ven biển, diện tích cát rộng để nuôi tôm trên cát…).

+ Tài nguyên du lịch tự nhiên đa dạng: Di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha – Kẻ Bàng với nhiều hang động đẹp loại hàng đầu thế giới; các bãi biển đẹp (Sầm Sơn, Cửa Lò, Nhật Lệ, Lăng Cô…), suối khoáng nóng (Bang, Thiên Tân…), vườn quốc gia (Bến En, Pù Mát, Vũ Quang, Phong Nha – Kẻ Bàng, Bạch Mã…) và nhiều khu dự trữ sinh quyển (Tây Nghệ An)…

− Duyên hải Nam Trung Bộ

+ Khoáng sản không nhiều, chủ yếu là các loại vật liệu xây dựng, đặc biệt các mỏ cát làm thủy tinh ở Khánh Hòa, vàng ở Bồng Miêu (Quảng Nam); ngoài ra còn có các mỏ dầu khí ở thềm lục địa cực Nam Trung Bộ…

+ Độ che phủ rừng nhỏ hơn Bắc Trung Bộ, có nhiều loại gỗ, chim và thú quý.

+ Tiềm năng thủy điện không lớn nhưng có thể xây dựng các nhà máy thủy điện công suất trung bình và nhỏ hải sản khác với các ngư trường lớn ở cực Nam Trung Bộ và ngư tường Hoàng Sa – Trường Sa; có nhiều đặc sản (chim yến…). Bờ biển có nhiều vụng, đầm phá thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản…

+ Tài nguyên du lịch đa dạng, phong phú với hàng loạt bãi bán đảo, các vũng vịnh (Mỹ Khê, Cam Ranh…) và nhiều bãi tắm đẹp (Mỹ Khê, Non Nước, Sa Huỳnh, Nha Trang, Mũi Né…), các vườn quốc gia (Núi Chúa) và hàng loạt khu dự trữ sinh quyển (Cù Lao Chàm), suối nước nóng (Hội Vân, Vĩnh Hảo)…

20 tháng 11 2019

Giải thích: Mục 2, SGK/163 địa lí 12 cơ bản.

Đáp án: A

24 tháng 1 2017

Đáp án: C

Giải thích: SGK/162, địa lí 12 cơ bản.

26 tháng 6 2017

Đáp án: A

Giải thích: Do đặc điểm của địa hình bờ biển Vùng biển Nam Trung Bộ có nhiều bãi tắm đẹp hơn BTB nên Du lịch biển Duyên hải Nam Trung Bộ phát triển hơn BTB.

1 tháng 3 2016

a) Các tỉnh thuộc Duyên hải Nam Trung Bộ theo thứ tự từ Nam ra Bắc

Bình Thuận, Ninh Thuận, Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Định, Quảng Ngãi, Quảng Nam

b) Những thuận lợi về tự nhiên để phát triển các ngành kinh tế ở Duyên hải Nam Trung Bộ

* Đánh bắt và nuôi trồng thủy sản

- Biển có nhiều tôm, cá và các hải sản khác; các bãi tôm, bãi cá lớn nhất là ở cực Nam Trung Bộ và ngư trường Hoàng Sa - Trường Sa

- Bờ biển có nhiều vụng, đầm phá thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản

* Du lịch biển :

- Có nhiều bãi biển đẹp ( Mỹ Khê, Sa Huỳnh, Quy Nhơn,..)

- Nhiều vịnh đẹp nổi tiếng ( Vịnh Nha Trang, Vân Phong,...) và hệ thống đảo, quần đảo

* Giao thông vận tải biển : Có nhiều địa điểm thuận lợ để xây dựng cảng nước sâu

* Khai thác khoáng sản biển : có dầu khí ở thềm lục địa; việc dản xuất muối rất thuận lợi

1 tháng 3 2016

a) Việc phát triển nghề cá và du lịch biển ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ

* Nghề cá :

- Biển giàu hải sản, nhất là các tỉnh cực Nam Trung Bộ và ngư trường Hoàng Sa - Trường Sa; sản lượng đánh bắt lớn, nhất là cá biển

- Bờ biển có nhiều vụng, đầm phá thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản. Việc nuôi tôm hùm, tôm sú đang phát  triển ở nhiều tỉnh, nhất là ở Phú Yên, Khánh Hòa.

- Hoạt động chế biến hải sản ngày càng đa dạng, phong phú, trong đó mắm Phan Thiết ngon nổi tiếng.

- Chú ý khai thác hợp lí và bảo vệ nguồn lợi thủy sản

* Du lịch biển :

- Có nhiều bãi biển nổi tiếng : Mỹ Khê ( Đà Nẵng), Sa Huỳnh (Quảng Ngãi), Quy Nhơn ( Bình Định), Nha Trang ( Khánh Hòa), Cà Ná ( Ninh Thuận), Mũi Né ( Bình Thuận)

- Hình thành các trung tâm du lịch có sức hấp dẫn đối với du khách

b) Đánh bắt hải sản xa bờ đang được đẩy mạnh ở vùng Duyên hải Nam trung Bộ

- Có hiệu quả cao về kinh tế - xã hội, bảo vệ tài nguyên sinh vật ven bờ

- Khẳng định chủ quyền và góp phần bảo vệ biển đảo của nước ta

14 tháng 1 2018

HƯỚNG DẪN

a) Giống nhau

− Có các cao nguyên và đồi thấp, tạo điều kiện để phát triển trồng trọt, chăn nuôi, … (Mộc Châu, Sơn La, Pleiku, Đắk Lắk…).

− Đất đai: Nhóm đất feralit với diện tích rộng, thuận lợi cho cây trồng công nghiệp, cây ăn quả, lương thực hoa màu…

− Khí hậu: Có cả nhiệt đới và cận nhiệt, cho phép trồng nhiều loài cây.

b) Khác nhau

− Trung du và miền núi Bắc Bộ

+ Đất: phần lớn là đất feralit trên đá phiến, đá vôi và các đá mẹ khác; còn có đất phù sa cổ ở trung du, đất phù sa dọc thung lũng sông và các cánh đồng ở miền núi (Than Uyên, Nghĩa Lộ…), tạo điều kiện trồng nhiều loài cây.

+ Khí hậu: nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh, lại chịu ảnh hưởng sâu sắc của địa hình vùng núi là thế mạnh đặc biệt để phát triển các cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới (chè, trẩu, sở, hồi…). Khí hậu núi cao (ở vùng núi Hoàng Liên Sơn; vùng núi giáp biên giới ở Cao Bằng, Lạng Sơn…) thuận lợi cho trồng các cây thuốc quý, cây ăn quả, rau ôn đới…

+ Có nhiều đồng cỏ trên các cao nguyên (Mộc Châu, Sơn La…) để phát triển chăn nuôi trấu, bò, ngựa, dê.

− Tây Nguyên

+ Đất badan màu mỡ, tập trung với diện tích rộng, thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp lâu năm (cà phê, cao su, hồ tiêu…) trên quy mô lớn.

+ Khí hậu: Có tính chất cận Xích đạo gió mùa, thuận lợi cho trồng các cây công nghiệp lâu năm nhiệt đới (cao su, cà phê, hồ tiêu). Trên các cao nguyên cao trên 1000m (Lâm Viên…), khí hậu rất mát mẻ, khá thuận lợi cho trồng các cây có nguồn gốc cận nhiệt đới (chè…).

+ Một số nơi có đồng cỏ tạo điều kiện chăn nuôi bò…

27 tháng 2 2019

a) Giống nhau

-Có các cao nguyên và đồi thấp, tạo điều kiên cho phát triển trồng trọt, chăn nuôi,... (Mộc Châu, Sơn La, Plây Ku, Đăk Lăk,...)

-Đất đai: nhóm đất feralit với diện tích rộng, thuận lợi cho trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, cây lương thực hoa màu,...

-Khí hậu: có cả nhiệt đới và cận nhiệt, cho phép trồng nhiều loại cây

b) Khác nhau

-Trung du và miền núi Bắc Bộ:

+Đất: phần lớn là đất fcralit trên đá phiến, đá vôi và các đá mẹ khác; còn có đất phù sa cổ ở trung du, đất phù sa dọc thung lũng sông và các cánh đồng ở miền núi (Than Uyên, Nghĩa Lộ,...), tạo điều kiên trồng nhiều loại cây

+Khí hậu: nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh, lại chịu ảnh hưởng sâu sắc của địa hình vùng núi là thế mạnh đặc biệt để phát triển cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới (chè, trẩu, sở, hồi,...). Khí hậu núi cao (ở vùng núi Hoàng Liên Sơn; vùng núi giáp biên giới ở Cao Bằng, Lạng Sơn,...) thuận lợi cho trồng các cây thuốc quý, cây ăn quả, rau ôn đới,...

+Có nhiều đồng cỏ trên các cao nguyên (Mộc Châu,...) để phát triển chăn nuôi trâu, bò, ngựa, dê

-Tây Nguyên

+Đất badan màu mỡ, tập trung với diện tích rộng, thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp lâu năm (cà phê, cao su, hồ tiêu,...) trên quy mô lớn

+Khí hậu: có tính chất cận xích đạo gió mùa, thuận lợi cho trồng các cây công nghiệp lâu năm nhiệt đới (cà phê, cao su, hồ tiêu). Trên các cao nguyên cao trên 1000m (Lâm Viên,...), khí hậu mát mẻ, khá thuận lợi cho trồng các cây có nguồn gốc cận nhiệt đới (chè,...)

+Một số nơi có đồng cỏ (dẫn chứng) tạo điều kiện chăn nuôi bò