K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 7 2021

     Dịch Covid 19 là một đại dịch khủng khiếp đã gây khiếp sợ cho toàn nhân loại.Để ngăn chặn sự lây Lan của  dịch, nhiều lực lượng nơi tuyên đầu chống dịch đã phải thầm lặng hi sinh. Họ đã phải hi sinh thời gian, sức lực của mình để ngăn chặn sự lây lan của dịch Covid 19. Họ đã phải cạnh gác, làm việc ngayf đêm để giúp cho chúng ta có thể sống yên bình. Những người bộ đội ở biên giới đã phải vất vả ngày đêm để canh phòng. Những ng chiến sĩ áo trắng đã cố gắng hết sức để giữ lại mạng sống cho những người bị nhiễm. Những người dân ở vùng dịch bệnh đã tuân theo mệnh lệnh của chính phủ và ở yên tại nhà. Họ đáng lẽ ra đã đc nghỉ ngơi,đc sống vui vẻ, ăn nhàn, nhưng chính vì dịch Covid xấu xa mà họ mới phải hi sinh vì chúng ta. Chính vì thế, ta phải biết ơn họ. Ta hãy chúng ta cùng dập dịch. Hãu thực hiện đúng yêu cầu của chính phủ để ngăn chặn dịch bệnh. Hãy giữ mãi tấm lòng, lòng biết ơn, tinh thần đoàn kết của người dân đất Việt. Hãy cùng chúng tay ngăn chặn dịch Covid 19

23 tháng 7 2021

cảm ơn cậu nhưng tớ thấy nó hơi ngắn so vs dung lượng đề đã cho bucminh

10 tháng 9 2021

1111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111111

  

Ý cho bài viết của bạn: 

- Làm việc có kế hoạch sẽ giúp chúng ta hình thành kỉ luật, nề nếp khi bắt tay vào làm một việc nào đó. 

- Khi có kế hoạch ta sẽ thực hiện kế hoạch hiệu quả hơn. 

- Việc hình thành kế hoạch sẽ giúp ta dự liệu được những tình huống xấu nhất không may xảy ra. 

- Nếu làm việc không có kế hoạch dễ bị thách thức bất ngờ ập đến làm sụp đổ tất cả. 

 

19 tháng 12 2016

MB: Tự giới thiệu

Tôi tên là Thu, là người con của miền sông nước Đồng bằng Sông Cửu Long. Hiện nay tôi đang làm công tác giao liên ở vùng Đồng Tháp Mười. Cha tôi là một người lính đã anh dũng hi sinh trong một trận chiến đấu vô cùng ác liệt. Thật tình cờ tôi được gặp lại bác Ba, người đồng đội thân thiết với cha tôi, và được bác trao lại cho kỉ vật thiêng liêng mà trước khi nhắm mắt, ba tôi đã trăng trối đưa cho người bạn ấy.

TB:

Ý 1: Hồi tưởng về quá khứ

Mỗi lần mang cây lược ra để chải mái tóc, tôi thường ngắm nghía rất lâu, như vẫn còn đó bóng hình và bàn tay ấm áp của người cha thân yêu. Bao kỉ niệm về cha tôi lại ùa về. Những kỉ niệm về lần cuối cùng ba về phép thăm nhăm năm tôi lên 8 tuổi. Không hiểu tại sao lúc đó tôi lại lảng tránh sợ hãi ba vì vết sẹo lớn trên mặt trông thật dễ sợ, đặc biệt là tôi kiên quyết không chịu nhận ba là bởi vì trông ba không giống với tấm hình chụp chung với má. Những ý nghĩ của một đứa trẻ thơ đã khiến tôi mất cơ hội được gần gũi nhiều hơn bên người cha kính yêu của mình. Thậm chí trong mấy ngày phép ấy, tôi còn có những cư xử có phần hỗn láo, giận dỗi khi bị ba đánh, bỏ nhà về bà ngoại. Đêm hôm đó, tôi không sao ngủ được bởi khi được nghe ngoại giải thích về vết sẹo trên mặt ba. Lúc ấy tôi tự trách bản thân minh, muốn được xin lỗi ba và cảm thấy căm giận thằng Mĩ. Phải chăng vì cá tính bướng bỉnh của mình nên giờ đây mỗi khi nghĩ về ba lòng tôi lại thấy xót xa vô cùng. Ánh mắt yêu thương và vong tay ôm chặt của ba trong buổi sáng chia tay để ba quay trở lại đơn vị. Chuyện tôi đòi ba về mua cho tôi một cây lược....

Ý 2: Hiện tại

Chia tay bác Ba, tôi trở về thăm má, kể cho má nghe về kỉ vật mà cha tôi đã để lại cho cô con gái bé bỏng. Khi nghe tôi kẻ lại giây phút hấp hối mà ba vẫn chỉ có một tâm niệm sâu sắc nhất là nhờ bác Ba mang cây lược ngà do chính đôi bàn tay và tình yêu thương ba trao gửi dòng chữ: "Yêu nhớ tặng Thu con của ba", cả hai má con không thể cầm được những giọt nước mắt. Tôi tự hứa với lòng mình sẽ quyết tâm thực hiện thật tốt nhiệm vụ của một người giao liên để tiếp bước con đường đang dang dở của cha.

KB:

Khẳng định tình cảm của bé Thu luôn dành cho người cha kính yêu của mình.

Cây lược ngà luôn được tôi mang theo như ba vẫn luôn bên tôi; đó là một kỉ vật vô cùng thiêng liêng đối với tôi, con của một người lính đã hi sinh vì sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, bộc lộ niềm mong ước và lời tự hứa của cô giao liên dũng cảm, để cho cha ở nơi xa được mỉm cười và tự hào về cô con gái bé bỏng năm xưa.

29 tháng 6 2017

len mang ma paste ve

23 tháng 1 2022

Tham khảo

Hiện nay, đại đa số các bậc phụ huynh học sinh, những người lớn tuổi thường có phản ánh chung về học sinh rằng "Học sinh bây giờ nói chuyện với nhau người lớn không thể hiểu được". Quả thực, ngôn ngữ tiếng Việt của học sinh hiện nay đa dạng và mới mẻ hơn những gì chúng ta được học và được biết trước đó, sự tiếp thu ngôn ngữ của các em hiện nay tuy có phần tích cực nhưng cũng tiềm ẩn những tiêu cực. Cần thiết phải bàn luận về vấn đề sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt của học sinh hiện nay bởi tầm ảnh hưởng nghiêm trọng đến bản sắc vốn có của tiếng Việt.

Ngôn ngữ nói chung bao gồm cả ngôn ngữ nói và viết, là một trong những phương tiện giao tiếp cơ bản và quan trọng nhất giữa con người với con người. Ngôn ngữ giúp con người diễn đạt tâm tư, tình cảm, ý kiến và truyền đạt thông tin với nhau, cách sử dụng ngôn ngữ cũng là một nhân tố quan trọng hình thành nên nhân cách con người. Sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt là việc những con người Việt Nam sử dụng tiếng Việt - ngôn ngữ phổ cập của quốc gia để làm phương tiện trao đổi, giao tiếp, truyền đạt thông tin. Sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt bao gồm cả việc tuân thủ theo các quy tắc chuẩn mực có tính hệ thống của ngôn ngữ đã được quy định. Vấn đề chúng ta bàn luận chính là liên quan đến việc sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt của học sinh hiện nay có biểu hiện lệch lạc, sai phạm với các quy tắc, chuẩn mực của tiếng Việt. Căn cứ vào đâu chúng ta có thể nhận ra việc sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt của học sinh hiện nay "có vấn đề"? Thực tế, ta dễ bắt gặp những cuộc trò chuyện trên đường, trong trường lớp hay trên các trang mạng xã hội của các học sinh, họ sử dụng ngôn ngữ theo những cách "mới mẻ" mà chỉ có trang lứa học sinh mới có thể hiểu. Đó có thể là một trào lưu dùng từ theo "mốt", sử dụng tiếng lóng, tiếng ngoại ngữ hay ngôn ngữ theo phong cách để giao tiếp với nhau. Những người học sinh thường nắm bắt xu hướng rất nhanh và không ngần ngại chạy đua theo xu hướng vì muốn khẳng định mình không "lạc hậu" so với bạn bè. Việc sử dụng ngôn ngữ của học sinh có phần lệch chuẩn bởi tình trạng lạm dụng quá nhiều từ ngữ vay mượn nước ngoài, từ nước ngoài hay tiếng địa phương dẫn đến việc biến đổi ngôn ngữ tiếng Việt như: gọi đơn vị tiền tệ bằng "cành, củ, lít", biểu thị cảm xúc ngỡ ngàng hay kinh khủng bằng từ "vãi", hay việc ghép chữ cái khác thường với ngôn ngữ chuẩn, thay vì viết là "Chúc mừng sinh nhật" thì lại viết thành "Ckúc mừg sjnk nkat". Ngôn ngữ của giới học sinh nói riêng và giới trẻ nói chung hiện nay khiến người lớn khó hiểu và khó chịu. Đáng nguy hại hơn là tình trạng nói tục chửi bậy, sử dụng ngôn ngữ thiếu văn hoá, các bạn học sinh thường xuyên chửi tục và dùng các từ ngữ thiếu văn hoá để nói chuyện với nhau. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này đến từ nhiều phía, trước hết là do sự bùng nổ của công nghệ thông tin, Internet khiến học sinh dễ du nhập trào lưu, lại thêm sự buông lỏng quản lý của gia đình và nhà trường nên các bạn học sinh thỏa sức ăn nói theo cách của mình. Việc tiếp cận những văn hoá phẩm đồi truỵ, lệch lạc cũng là nguyên nhân khiến các em suy đồi văn hoá ngôn ngữ. Việc sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt không đúng chuẩn mực dẫn đến nhiều hậu quả, làm cho ngôn ngữ của dân tộc bị méo mó, biến chất và mất đi bản sắc vốn có, làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt, làm giảm giá trị của ngôn ngữ, ảnh hưởng lớn đến việc giao tiếp và văn hoá ứng xử giữa mọi người. Để có thể ngăn chặn vấn nạn này, cần có sự chung tay của gia đình, nhà trường và toàn thể xã hội nhưng quan trọng hơn hết vẫn là chính người học sinh nhận thức những lệch lạc trong sử dụng ngôn ngữ của mình. Gia đình nên kiểm soát và quản lý con cái chặt chẽ, giáo dục nếp ăn nói ứng xử sao cho có văn hóa, đúng chuẩn mực. Nhà trường cần giáo dục học sinh bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt, nhận diện và bài trừ những biểu hiện sử dụng ngôn ngữ lệch chuẩn. Xã hội cần quản lý nghiêm ngặt các chương trình quảng bá nội dung không đảm bảo chất lượng, chuẩn mực.

Học sinh chúng ta cần phải trau dồi vốn ngôn ngữ tiếng Việt của mình, phải biết tiếp thu có chọn lọc để sử dụng ngôn ngữ một cách đúng chuẩn mực. Tuyệt đối không nên học đòi, a dua theo những trào lưu tiêu cực, đồng thời khuyên bảo bạn bè tránh xa lối ăn nói vô văn hoá, thiếu đạo đức.

23 tháng 1 2022

Refer:

Hiện nay, nảy sinh vấn đề lệch chuẩn trong giao tiếp của giới trẻ. Xu hướng lệch chuẩn văn hóa ngôn ngữ biểu hiện dưới nhiều dạng khác nhau. Một thực trang cho thấy ngày nay năng lực sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp của học sinh rất kém. Tình trạng này còn biểu hiển cả trong học tập. Không những sử dụng không đúng chức năng ngôn ngữ mà lối giao tiếp còn bộ lộ sự thô lỗ, thiếu lịch sự tế nhị. Học sinh ngày nay làm dụng quá nhiều tiếng lóng, tiếng bồi trong giao tiếp. Điều này trước đây ít thấy hoặc không thấy xuất hiện. Việc giao tiếp kém còn thể hiện cả tròn hành vi và lối sống. Không thể đổ lỗi cho quá trình hội nhập quốc tế hay sự phát triển công nghệ thông tin. Trước đây, khi nền văn hóa phương Tây ồ ạt xâm nhập vào nước ta thông qua các nhà truyền giáo, người Pháp hay người Mỹ, có làm cho ngôn ngữ giao tiếp nước ta thay đổi nhưng theo chiều hướng tích cực. Nó bổ sung vào hệ thống từ vựng và làm trong sáng thêm Tiếng Việt dựa trên các nguyên tắc chuẩn mực. Còn ngày nay, với ý thức sử dụng ngôn ngữ tùy tiện, cẩu thả, thiếu trách nhiệm của giới trẻ làm cho ngôn ngữ giao tiếp bị xáo trộn, tối nghĩa, dung tục. Có thể đưa ra một vài minh chứng rõ ràng về hiện tượng này. Thay vì nói“đồng ý” họ lại dùng “oke”, “tình yêu” thành “tềnh iu”, biến đơn vị ngàn trong tiền tệ thành “k”. Chê bai ai thì gọi là “cùi bắp”, “cục gạch”, “sến”. Lại còn lối bắt chước thành ngữ tạo nên những cụm từ vô nghĩa như: “chán như con gián”, “ghét như con bọ chét”, “nhỏ như con thỏ”, “chán như con gián“… Hay lối chơi chữ dung tục, khiếm nhã như: “tốc độ bàn thờ” (tốc độ chết người), “báo lá cải” (tờ báo tự phát), “tin vịt” (không đáng tin cậy), “óc chó” (ngu ngóc), “hại não” (khó hiểu), “thiếu muối” (ngu dốt),… Lại còn có kiểu ghép từ nửa tây nửa ta hết sức khập khiễng: “Ugly tiger”(xấu hổ), “bye nhé” (tạm biệt), “4U” (For you – cho bạn), “2NT” (Tonight – tối nay), “G92U” (Good night to you). “y2k” (thế hệ năm 2000)… Không những thế, học sinh ngày nay còn nảy sinh lối viết tắt hết sức buồn cười: “dzạy là zui ròi đó”, “bjo mk di dau”, “vk ck vs nhau ko nen to tieng”, “m wen no tu bjo”,…

22 tháng 1 2022

Refer:

Hiện nay, nảy sinh vấn đề lệch chuẩn trong giao tiếp của giới trẻ. Xu hướng lệch chuẩn văn hóa ngôn ngữ biểu hiện dưới nhiều dạng khác nhau. Một thực trang cho thấy ngày nay năng lực sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp của học sinh rất kém. Tình trạng này còn biểu hiển cả trong học tập. Không những sử dụng không đúng chức năng ngôn ngữ mà lối giao tiếp còn bộ lộ sự thô lỗ, thiếu lịch sự tế nhị. Học sinh ngày nay làm dụng quá nhiều tiếng lóng, tiếng bồi trong giao tiếp. Điều này trước đây ít thấy hoặc không thấy xuất hiện. Việc giao tiếp kém còn thể hiện cả tròn hành vi và lối sống. Không thể đổ lỗi cho quá trình hội nhập quốc tế hay sự phát triển công nghệ thông tin. Trước đây, khi nền văn hóa phương Tây ồ ạt xâm nhập vào nước ta thông qua các nhà truyền giáo, người Pháp hay người Mỹ, có làm cho ngôn ngữ giao tiếp nước ta thay đổi nhưng theo chiều hướng tích cực. Nó bổ sung vào hệ thống từ vựng và làm trong sáng thêm Tiếng Việt dựa trên các nguyên tắc chuẩn mực. Còn ngày nay, với ý thức sử dụng ngôn ngữ tùy tiện, cẩu thả, thiếu trách nhiệm của giới trẻ làm cho ngôn ngữ giao tiếp bị xáo trộn, tối nghĩa, dung tục. Có thể đưa ra một vài minh chứng rõ ràng về hiện tượng này. Thay vì nói“đồng ý” họ lại dùng “oke”, “tình yêu” thành “tềnh iu”, biến đơn vị ngàn trong tiền tệ thành “k”. Chê bai ai thì gọi là “cùi bắp”, “cục gạch”, “sến”. Lại còn lối bắt chước thành ngữ tạo nên những cụm từ vô nghĩa như: “chán như con gián”, “ghét như con bọ chét”, “nhỏ như con thỏ”, “chán như con gián“… Hay lối chơi chữ dung tục, khiếm nhã như: “tốc độ bàn thờ” (tốc độ chết người), “báo lá cải” (tờ báo tự phát), “tin vịt” (không đáng tin cậy), “óc chó” (ngu ngóc), “hại não” (khó hiểu), “thiếu muối” (ngu dốt),… Lại còn có kiểu ghép từ nửa tây nửa ta hết sức khập khiễng: “Ugly tiger”(xấu hổ), “bye nhé” (tạm biệt), “4U” (For you – cho bạn), “2NT” (Tonight – tối nay), “G92U” (Good night to you). “y2k” (thế hệ năm 2000)… Không những thế, học sinh ngày nay còn nảy sinh lối viết tắt hết sức buồn cười: “dzạy là zui ròi đó”, “bjo mk di dau”, “vk ck vs nhau ko nen to tieng”, “m wen no tu bjo”,…