K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 9 2023

Chu trình Calvin gồm 3 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Cố định CO2

Trong giai đoạn này RuBP (ribulose bisphosphate)được chuyển hóa thành APG (Phosphoglyceric acid) và có sự tham gia của CO2 đồng thời ATP được chuyển hóa thành ADP và NADPH bị chuyển thành NADP+

Giai đoạn 2: Khử

APG bị khử thành AlPG (Aldehyde phosphoglyceric) và tạo ra glucose, glucose liên kết với các phân tử đường khác để tạo thành các polysaccharide như tinh bột, saccharose.

Giai đoạn 3: Tái tạo chất nhận

Giai đoạn này có sự tham gia của ATP, năng lượng từ ATP chuyển hóa AlPG (Aldehyde phosphoglyceric) thành RuBP (ribulose bisphosphate) để tiếp tục tổng hợp các polysaccharide mới.

23 tháng 3 2023

Chu trình Calvin gồm 3 giai đoạn:

- Giai đoạn 1. Cố định CO2: CO2 kết hợp với phân tử ribulose 1,5-bisphosphat (RuBP) dưới tác dụng của enzyme xúc tác rubisco tạo thành 2 phân tử 3 – phosphoglyceric acid (APG).

- Giai đoạn 2. Giai đoạn khử: 3 – phosphoglyceric acid (APG) được phosphoryl hóa nhờ enzyme phosphoglycerate kinase, quá trình này sử dụng năng lượng ATP và giải phóng ADP; sau đó sản phẩm tiếp tục bị khử bởi NADPH thành aldehyde phosphoglyceric (AlPG).

- Giai đoạn 3. Giai đoạn tái tạo chất nhận: Phần lớn AlPG được sử dụng để tái tạo RuBP. Trong loạt phản ứng, khung carbon của 5 phân tử AlPG được sắp xếp lại nhờ 3 phân tử ATP và tạo nên 3 phân tử RuBP để chuẩn bị nhận trở lại nhận 3 phân tử CO2 và 1 chu trình Calvin mới lại được bắt đầu.

5 tháng 9 2023

Quá trình phân giải hiếu khí được chia thành ba giai đoạn: đường phân, oxi hóa pyruvic acid và chu trình Krebs, chuỗi chuyền electron hô hấp.

Mối quan hệ giữa các giai đoạn: Sản phẩm của quá trình trước làm nguyên liệu cho quá trình sau.

23 tháng 3 2023

- Quá trình phân giải hiếu khí gồm 3 giai đoạn: đường phân, chu trình Krebs và chuỗi truyền electron hô hấp.

- Mối quan hệ giữa 3 giai đoạn trên: Ba giai đoạn trên có mối quan hệ mật thiết với nhau, trong đó, sản phẩm của giai đoạn trước sẽ được dùng làm nguyên liệu cho giai đoạn sau và ngược lại. Nếu một trong ba giai đoạn bị ức chế sẽ dẫn đến toàn bộ quá trình bị ngừng lại.

23 tháng 3 2023

3/ Chu kỳ tế bào gồm 2 giai đoạn: giai đoạn trung gian và giai đoạn phân chia tế bào. Trong đó, giai đoạn trung gian gồm pha G1, S và G2 còn giai đoạn phân chia tế bào gồm quá trình phân chia nhân và phân chia tế bào chất.

4/ Mối quan hệ giữa các pha trong chu kì tế bào: Giai đoạn chuẩn bị giúp tổng hợp các chất cần thiết cho giai đoạn phân chia và kiểm soát chu kì tế bào.  Pha phân bào tạo ra các tế bào mới, các tế bào này tiếp tục quá trình phân bào.

6 tháng 2 2023

- Các giai đoạn trong chu trình nhân lên của virus:

 + Giai đoạn 1 - Bám dính (hấp phụ): Virus cố định trên bề mặt tế bào chủ nhờ mối liên kết đặc hiệu giữa thụ thể của virus và thụ thể của tế bào chủ.

 + Giai đoạn 2 - Xâm nhập: Virus trần đưa trực tiếp vật chất di truyền vào trong tế bào vật chủ. Virus có màng bọc thì đưa cấu trúc nucleocapsid hoặc cả virus vào trong tế bào chủ rồi mới phá bỏ các cấu trúc bao quanh (cởi áo) để giải phóng vật chất di truyền.

+ Giai đoạn 3 - Sinh tổng hợp: Virus sử dụng các vật chất có sẵn của tế bào chủ tiến hành tổng hợp các phân tử protein và nucleic acid nhờ enzyme của tế bào chủ hoặc enzyme do virus tổng hợp

+ Giai đoạn 4 - Lắp ráp: Các thành phần của virus sẽ hợp nhất với nhau để hình thành cấu trúc nucleocapsid.

+ Giai đoạn 5 - Giải phóng: Virus có thể phá huỷ tế bào chủ để giải phóng đồng thời các hạt virus hoặc chui từ từ ra ngoài và làm tế bào chủ chết dần.

- Thuốc Tamiflu ức chế giai đoạn lắp ráp (cụ thể là lắp ráp màng bọc) trong chu trình nhân lên của virus cúm A

16 tháng 8 2023

Tham khảo

3 tháng 7 2017

    Quá trình hô hấp tế bào từ một phân tử glucôzơ được chia thành ba giai đoạn chính:

    + Đường phân: diễn ra trong tế bào chất

    + Chu trình Crep : diễn ra trong chất nền của ti thể

    + Chuỗi truyền êlêctrôn hô hấp: diễn ra ở màng trong của ti thể

6 tháng 2 2023

- Các giai đoạn trong chu trình nhân lên của virus: Bám dính → Xâm nhập và đưa vật chất di chuyển vào tế bào chủ → Sinh tổng hợp vật chất di truyền (DNA, RNA, Protein) → Lắp ráp → Giải phóng

- Thời gian nhân lên của phage T4 rất nhanh (chỉ 22 phút đã tạo ra được rất nhiều tế bào mới)

19 tháng 4 2017

Quá trình hô hấp tế bào từ một phân tử glucôzơ được chia thành ba đoạn chính: đường phân, chu trình Crep và chuỗi chuyền electron hô hấp.
Đường phân diễn ra trong tế bào chất. Chu trình Crep diễn ra trong chất nền của ti thể. Chuỗi chuyền electron hô hấp diễn ra ở màng trong của ti thể.

19 tháng 4 2017

Quá trình hô hấp tế bào từ một phân tử glucôzơ được chia thành ba đoạn chính: đường phân, chu trình Crep và chuỗi chuyền electron hô hấp.
Đường phân diễn ra trong tế bào chất. Chu trình Crep diễn ra trong chất nền của ti thể. Chuỗi chuyền electron hô hấp diễn ra ở màng trong của ti thể.

9 tháng 11 2023

Các loại thuốc này gây ức chế giai đoạn của quá trình nhân lên HIV đó là giai đoạn phiên mã ngược và tổng hợp DNA sợi kép bằng cách tác động gây ức chế các enzyme và protein của HIV.

23 tháng 3 2023

7/ 

- Giảm phân là quá trình phân bào giảm nhiễm chỉ xảy ra ở các tế bào sinh dục chín (tế bào sinh tinh và sinh trứng) tạo ra các giao tử (tinh trùng hoặc trứng) mang một nửa bộ nhiễm sắc thể của tế bào mẹ ban đầu.

- Giảm phân gồm 2 giai đoạn chính: giảm phân I và giảm phân II.

8/ 

Giai đoạn phân chia nhân ở quá trình nguyên phân gồm: Kì đầu I, kì giữa I, kì sau I, kì cuối I, kì đầu II, kì giữa II, kì sau II, kì cuối II.

9/ 

 

 

Nhiễm sắc thể

Thoi phân bào

Màng nhân

Giảm phân 1

trung

gian

- Nhiễm sắc thể nhân đôi thành nhiễm sắc thể kép.

- Trung thể tự nhân đôi.

- Vẫn xuất hiện.

Kì đầu I

- Nhiễm sắc thể kép dần co xoắn, tiếp hợp và có thể có trao đổi chéo.

- Thoi phân bào hình thành.

- Màng nhân và nhân con tiêu biến.

Kì giữa I

- Nhiễm sắc thể kép co xoắn cực đại có hình dạng đặc trưng.

- Nhiễm sắc thể kép xếp thành hai hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.

- Thoi phân bào đính vào nhiễm sắc thể tại tâm động.

- Màng nhân và nhân con tiêu biến.

Kì sau I

- Cặp nhiễm sắc thể kép tương đồng tách thành hai nhiễm sắc thể kép, phân li về hai cực của tế bào.

- Thoi phân bào kéo về hai cực tế bào.

- Màng nhân và nhân con tiêu biến.

Kì cuối I

 - Nhiễm sắc thể kép dãn xoắn.

- Thoi phân bào tiêu biến.

- Màng nhân và nhân con xuất hiện.

Giảm phân 2

Kì trung gian

- Nhiễm sắc thể kép không nhân đôi, bắt đầu co xoắn.

- Trung thể tự nhân đôi.

- Vẫn xuất hiện.

Kì đầu II

- Nhiễm sắc thể kép dần co xoắn.

- Trung thể hình thành thoi phân bào.

- Màng nhân và nhân con tiêu biến.

Kì giữa II

- Nhiễm sắc thể kép xếp thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.

- Thoi phân bào đính vào nhiễm sắc thể tại tâm động.

- Màng nhân và nhân con tiêu biến.

Kì sau II

- Nhiễm sắc thể kép tách nhau ở tâm động tạo thành hai nhiễm sắc thể đơn phân li về hai cực của tế bào.

- Thoi phân bào kéo về hai cực tế bào.

- Màng nhân và nhân con tiêu biến.

Kì cuối II

- Nhiễm sắc thể đơn dãn xoắn.

- Thoi phân bào tiêu biến.

- Màng nhân và nhân con xuất hiện.