K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 9 2018

1.B

2.B

3. B

............

  • 2.1Văn Lang
  • 2.2Phù Nam
  • 2.3Chân Lạp
  • 2.4Lâm Ấp
  • 2.5Dvaravati
  • 2.6Pyu
  • 2.7Pan Pan - Langkasuka - Malayu
  • 2.8Sailendra
  • 2.9Medang
  •  
  • 3.1Đại Việt
  • 3.2Champa
  • 3.3Vương quốc Khmer
  • 3.4Pagan
  • 3.5Sukhothai - Lan Na - Ayutthaya
  • 3.6Lan Xang
23 tháng 12 2018

1, Sự hình thành phong kiến xã hội Châu Âu:

   Cuối tk thứ V ng Giéc-man tiêu diệt các quốc gia cổ đại phương tây và lập nên các quốc gia mới : Tây Gốt,Đông Hốt,Phơ răng...

2, Do nhu cầu buôn bán sản xuất và trao đổi vậy nên thành thị trung đại xuất hiện sớm

3, Đặc điểm tự cung tự cấp đóng kín trong lãnh địa. Các nguồn hàng phong phú đa dạng.

       Mình làm chỗ nào sai mong mn bỏ qu! Cảm ơn!

Xã hội phong kiến phương Đông:
- Thời kỳ hình thành: Từ thế kỷ III trước Công nguyên đến khoảng thế kỷ X, từ rất sớm.
- Thời kỳ phát triển: từ thế kỷ X đến XV, phát triển khá chậm.
- Thời kỳ khủng hoảng: từ thế kỷ XVI đến XIX và kéo dài suốt 3 thế kỉ.
- Cơ sở kinh tế: nông nghiệp đóng kín trong công xã nông thôn.
- Giai cấp cơ bản: địa chủ và nông dân lĩnh canh (bóc lột thông qua tô thuế).
- Thế chế chính trị: quân chủ.
 
Xã hội phong kiến phương Tây (châu Âu): 
- Thời kỳ hình thành: từ thế kỉ V đến thế kỉ X, hình thành muộn, sau Xã hội phong kiến phương Đông.
- Thời kỳ phát triển: từ thế kỷ XI đến XIV, phát triển rất phồn thịnh .
- Thời kỳ khủng hoảng: từ thế kỷ XV đến XVI, kết thúc sớm và bắt đầu chuyển sang chủ nghĩa tư bản.
- Cơ sở kinh tế: Nông nghiệp đóng kín  trong lãnh địa.
- Giai cấp cơ bản: Lãnh chúa và nông nô (bóc lột thông qua tô thuế).
- Thế chế chính trị: Quân chủ

16 tháng 11 2018

câu 2

Xã hội phong kiến là chế độ xã hội theo sau xã hội cổ đại, và được hình thành trên cơ sở tan rã của xã hội cổ đại. Quá  trình suy vong của xã hội cổ đại phương Đông và xã hội cổ đại phương Tây không giống nhau. Do vậy, sự hình thành xã hội phong kiến ở hai khu vực này cũng có những điểm khác biệt.

xhpk châu âu dc hình thành :

  • Người giéc – man tràn xuống xâm chiếm các vùng đất Châu Âu
  • Sau khi chiếm được, họ lệp nên các vương quốc và chiếm ruộng đất của các chủ nô Rô – ma cũ rồi phân chia nhiều hơn cho các quý tộc và tướng lĩnh quân sự.
  • Phong tước chức cho các tướng lĩnh quân sự và quý tộc. Các tướng lĩnh quân sự và quý tộc vừa có ruộng đất vừa có quyền thế, họ trở thành lãnh chúa phong kiến. Nông dân và nô lệ trở thành nông nô.
16 tháng 11 2018

câu 5

Nhà Lý đã tiến hành củng cố quốc gia thống nhất bằng cách :
- Ban hành bộ luật Hình thư (năm 1042).
- Xây dựng quân đội với hai bộ phận là cấm quân và quân địa phương ; thực hiện chính sách "ngụ binh ư nông".
- Đối nội : gả công chúa và ban chức tước cho các tù trưởng miền núi,...
- Đối ngoại : giữ quan hệ bình thường với nhà Tống, tạo điều kiện cho nhân dân biên giới qua lại buôn bán với nhau. Dẹp tan các cuộc tấn công của Cham-pa do nhà Tống xúi giục...

Bài làm

* Lãnh địa phong kiến:

- Là một đơn vị chính trị và kinh tế cơ bản trong thời kì phong kiến phân quyền ở Tây Âu.

- Mỗi lãnh chúa phong kiến đều có một lãnh địa riêng.

- Mỗi lãnh địa là một khu đất rộng lớn bao gồm đất của lãnh chúa và đất khẩu phần:

+ Trong khu đất của lãnh chúa có những lâu đài, dinh thự, nhà thờ, nhà kho, chuồng trại,… có hào sâu, tường cao bao quanh, tạo thành những pháo đài kiên cố.

+ Đất khẩu phần ở xung quanh pháo đài được lãnh chúa giao cho nông nô cày cấy và thu thuế.

* Đời sống kinh tế trong lãnh địa:

- Nông nô nhận ruộng đất của lãnh chúa cày cấy và nộp tô cho lãnh chúa.

- Nông nghiệp: Kĩ thuật sản xuất đã có những tiến bộ đáng kể: biết dùng phân bón, gieo trồng theo thời vụ, biết dùng cày và bừa do ngựa kéo,…

- Thủ công nghiệp: cũng chỉ hoạt động trong lãnh địa, nông nô làm các nghề phụ như dệt vải, may quần áo, làm công cụ,... lãnh chúa có những xưởng thủ công riêng như xưởng rèn, đồ gốm, may mặc.

- Lãnh địa là cơ sở kinh tế đóng kín, mang tính chất tự nhiên, tự cấp, tự túc, không có sự trao đổi buôn bán với bên ngoài.

* Đời sống chính trị trong lãnh địa:

- Mỗi lãnh địa là một đơn vị chính trị độc lập.

- Các lãnh chúa có quyền cai trị lãnh địa của mình như một ông vua, có quân đội, toà án, pháp luật riêng, chế độ thuế khoá, tiền tệ riêng, có chế độ thuế khóa, tiền tệ, cân đong đo lường riêng.

- Một số lãnh chúa lớn còn buộc nhà vua ban cho mình quyền “miễn trừ” không can thiệp vào lãnh địa của lãnh chúa. Như vậy, nhà vua thực chất cũng là một lãnh chúa lớn.

- Trong các lãnh địa, lãnh chúa sống cuộc sống nhàn rỗi, xa hoa. Họ sống sung sướng trên sự bóc lột tô thuế và sức lao động của nông nô.

Chú ý:

Đời sống chính trị trong các lãnh địa chính là những biểu hiện của chế độ phong kiến phân quyền ở Tây Âu, khác với chế độ phong kiến tập quyền ở phương Đông.

5 tháng 10 2018

Lãnh địa là đơn vị chính trị và kinh tế cơ bản trong thời kì phong kiến phân quyền ở CHÂU ÂU

Trong lãnh địa , nông nô tự sản xuất ra mọi vật dụng và tiêu dùng những thứ do mình làm ra . Họ chỉ phải muanmuoois và sắt là 2 thuwsmaf họ không thể tự làm ra được , ngoài ra không có sự trao đổi , buôn bán với bên ngoài . Mỗi người nông nô vừa làm ruộng , vừa làm 1 ngheef thủ công nào đó 

C
17 tháng 9 2019

1. Thời kì hình thành xã hội phong kiến phương Đông: Hình thành tương đối sớm, từ TCN (như Trung Quốc) hoặc Đầu Công Nguyên (như các nước Đông Nam Á)

Thời kì hình thành xã hội phong kiến Châu Âu ( Phương Tây): Hình thành muộn hơn, khoảng thế kỉ V đã được xác lập, hoàn thiện hơn thế kỉ X

2. Thời kì phát triển xã hội phong kiến phương Đông: Chậm chạp, ở Trung Quốc - tới thời Đường (khoảng thế kỉ VII - VIII), còn ở một số nước Đông Nam Á - từ sau thế kỉ X, các quốc gia phong kiến mới bắt đầu vào giai đoạn phát triển

Thời kì phát triển xã hội phong kiến Châu Âu (Phương Tây): Thế kỉ XI - XIV là thời kì phát triển toàn thịnh

3.Thời kì khủng hoảng và suy vong xã hội phong kiến phương Đông: Kéo dài từ thế kỉ XVI cho tới giữa thế kỉ XIX, khi các nước này bị rơi vào tình trạng lệ thuộc hoặc là thuộc địa của các nước tư bản phương Tây

Thời kì khủng hoảng và suy vong xã hội phong kiến Châu Âu ( Phương Tây): Thế kỉ XV - XVI là giai đoạn suy vong của chế độ phong kiến châu Âu. Chủ nghĩa tư bản đã dần được hình thành ngay trong lòng xã hội phong kiến đang suy tàn

Còn lại chịuuu !!!







 

Các bạn giúp mình ôn bài để kiểm tra sử 1 tiết nhé ( sử 7 )                  Cho mình cảm ở trước nhé Câu 1 : Nêu quá trình hình thành và phát triển của XHPK của Châu Âu . Hoàn cảnh dẫn đến sự xuất hiện của thành thị trung đại .Câu 2 : Cho biết XHPK ở phương Đông và phương Tây bao gồm những giai cấp nào ? Mối quan hệ giữa các giai cấp ấy ?Câu 3 : So sánh sự khác và giống trong XHPK ở Trung...
Đọc tiếp

Các bạn giúp mình ôn bài để kiểm tra sử 1 tiết nhé ( sử 7 )

                  Cho mình cảm ở trước nhé

 Câu 1 : Nêu quá trình hình thành và phát triển của XHPK của Châu Âu . Hoàn cảnh dẫn đến sự xuất hiện của thành thị trung đại .

Câu 2 : Cho biết XHPK ở phương Đông và phương Tây bao gồm những giai cấp nào ? Mối quan hệ giữa các giai cấp ấy ?

Câu 3 : So sánh sự khác và giống trong XHPK ở Trung Quốc các thời Tần , Hán-Đường , Tống-Nguyên , Minh-Thanh . Cho biết những thành tựu về văn hóa , khoa học – kĩ thuật của Trung Quốc thời phong kiến .

Câu 4 : Cho biết quá trình hình thành , phát triển suy vong của các quốc gia phong kiến ở Đông Nam Á .

Câu 5 : Cho biết quá trình thống nhất đất nước của Đinh Bộ Lĩnh .

              ( diễn biến , quá trình thống nhất , kết quả )

0