K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Bài văn mẫu 1

Phong cách sống thanh cao trong sạch giản dị của Hồ Chí Minh

    Có rất nhiều các tác phẩm nói về tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong đó có tác phẩm Phong cách Hồ Chí Minh của tác giả Lê Anh Trà, ta thấy được rất nhiều những nét đẹp trong phong cách của Người. Phong cách Hồ Chí Minh chính kết quả của sự kết hợp tinh hoa văn hoa nhân loại với cái gốc văn hóa dân tộc, “để trở thành một nhân cách rất Việt Nam”. Cho dù ở bất cứ cương vị nào, thì Hồ Chí Minh luôn coi mình chỉ là một người dân bình thường, một đồng bào yêu nước, một người nguyện hi sinh cả cuộc đời vì nước, vì dân.

    Trong hoàn cảnh đất nước bị kẻ thù xâm lược, cuộc sống dân chúng lầm than, người thanh niên Nguyễn Tất Thành đã quyết ra đi tìm cứu nước. “Trên những con tàu vượt trùng dương, Người ghé lại nhiều hải cảng thăm các nước châu Phi, châu Á, châu Mĩ. Người nói và viết thành thạo nhiều thứ tiếng ngoại quốc: Pháp, Anh, Hoa, Nga… và Người làm nhiều nghề”. Tất cả đều được Người tìm hiểu học hỏi một cách chắt lọc, tiếp thu những cái đẹp, cái hay cái mới, phê phán những cái tiêu cực. Phải đối mặt với hàng trăm hàng nghìn có khi hàng triệu những khó khăn, gian khổ của cuộc sống nhưng Người vẫn luôn cố gắng trau dồi kiến thức, tích lũy những điều hay, điều tốt để có thể một ngày mang những tri thức đó về cứu dân cứu nước. Dù đi “Đến đâu Người cũng học hỏi, tìm hiểu văn hóa, nghệ thuật đến một mức khá uyên thâm”. Nét đẹp của Bác ở đây chính là ý chí kiên định, kiên cường, vượt qua khó khăn thử thách để có thể tiếp thu được những tinh hoa văn hóa nhân loại một cách chắt lọc và uyên thâm.

    Nét đẹp trong phong cách của Hồ Chí Minh còn được thể hiện qua lối sống vô cùng giản dị nhưng đầy thanh cao của Người. “Chiếc nhà sàn cũng chỉ vẻn vẹn có vài phòng tiếp khách, họp Bộ chính trị, làm việc và ngủ, với những đồ đạc rất mộc mạc đơn sơ”.“Trang phục hết sức giản dị, với bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ …”. “Hằng ngày, việc ăn uống của Người cũng rất đạm bạc, với những món ăn dân tộc không chút cầu kì, như cá kho, rau luộc…,” “tư trang ít ỏi, một chiếc vali con với vài bộ quần áo, vài kỉ niệm của cuộc đời…” Áo bà ba, áo trấn thủ, đối dép lốp, cá kho, rau luộc, …tất cả những món dân dã, trang phục đó đều là những thứ mà tất cả những chiến sĩ ngoài mặt trận và người Việt Nam bình thường lúc bấy giờ đều ăn, đều mặc, Người cũng như bao con người đồng bào quê hương Việt Nam không có chút khác lạ nào.

    Dù ở cương vị nào thì Bác đối đãi với mọi người cũng đều vô cùng ân cần chu đáo, từ những anh lính canh phủ chủ tịch, những cháu nhỏ hay cụ già, Bác đều chu đáo yêu thương như những người ruột thịt. Tình yêu của Bác đối với đất nước, đối với nhân dân không có gì so sánh được.

    Sự thanh cao giản dị của Bác “như các vị danh nho những phải là tự thần thánh hóa, khác đời, khác người”. Mà đó chính là “một quan niệm thẩm mĩ về cuộc sống, có khả năng đem lại hạnh phúc thanh cao cho tâm hồn và thể xác.”
Qua đây chúng ta cần học tập và noi theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Năng động, cần cù siêng năng, vận dụng tri thức có được vào  trong học tập và trong công việc. Cuộc sống lành mạnh, không chạy theo điều phù phiếm, hào nhoáng, biết quan tâm và chia sẻ khó khăn với mọi người xung quanh, yêu thương, kính trọng ông bà cha mẹ,…

    Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam, ở Người ta thấy được “một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất Phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại”. Phong cách Hồ Chí Minh chính là tấm gương sáng cho mỗi thế hệ con người Việt Nam nhất là đối với sinh viên, học sinh chúng ta cần phải học tập và noi theo tấm gương sáng của Bác.

Bài văn mẫu 2

Bài văn cảm nhận phong cách giản dị của Hồ Chí Minh lớp 9

    Chủ tịch Hồ Chí Minh là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc.Bác không chỉ đáng yêu mà còn rất đáng kính bởi Bác là người mang đến tự do cho dân tộc.Ở con người Bác ta còn học tập được nhiều điều đặc biệt là lối sống giản dị. Bác mãi là tấm gương để chúng ta học tập noi theo.

    Bác Hồ là người giản dị như thế nào chắc mỗi chúng ta đều biết. Trước hết Bác giản dị trong đời sống sinh hoạt. Không chỉ trong những năm tháng khó khăn mà ngay khi đã là một vị chủ tịch nước trong bữa ăn của Bác cũng rất giản dị: chỉ có vài ba món đơn giản, khi ăn Bác không để rơi vãi, ăn xong cái bát bao giờ cũng sạch sẽ. Trong cách mặc của Bác cũng rất giản dị, phù hợp với hoàn cảnh, với con người Bác. Bộ quần áo ka-ki, bộ quần áo nâu, đôi dép cao su, chiếc đồng hồ Liên Xô… là những đồ vật giản dị gắn liền với cuộc đời Bác. Dù là một vị chủ tịch nước nhưng Bác không hề giống như những vị vua thời phong kiến, không có long bào, không có lầu son gác tía,… mà nơi ở của Bác là ngôi nhà sàn vài ba phòng đơn giản, có vườn cây, ao cá để Bác được lao động sau những giờ làm việc căng thẳng

    Trong việc làm Bác cũng thể hiện sự giản dị của mình. Việc gì làm được thì Bác không cần ai giúp đỡ nên số người giúp việc cũng ít, chỉ đếm trên đầu ngón tay. Bác làm việc rất cần cù, cả đời Bác không ngày nào nghỉ ngơi, từ nhũng công việc hàng ngày đến việc cách mạng vì dân vì nước.

    Không những vậy trong quan hệ với mọi người Bác cũng rất giản dị. Từ việc đi thăm nhà tập thể công nhân, viết thư cho một đồng chí hay nói chuyện với các cháu miền Nam hoặc đi thăm và tặng quà cho các cụ già mỗi khi Tết đến. Trong lần về quê, khi mọi người kéo đến rất đông Bác đã cùng mọi người ngồi trước cửa nhà nói chuyện. Dù là một vị chủ tịch nước nhưng ta không hề thấy Bác cao sang xa vời mà luôn gần gũi thân thiết.

Bài văn mẫu 3

Văn mẫu 9 cảm nhận phong cách giản dị Hồ Chí Minh

    Nói tới phong cách Hồ Chí Minh, không thể không nhấn mạnh rằng, ở Người có một chỉnh thể toàn vẹn, thống nhất hữu cơ không thể tách rời giữa tư tưởng với đạo đức và phong cách. Chiều sâu, sức sáng tạo với những phát kiến mới mẻ, độc đáo trong tư tưởng của Người đã làm cho hệ thống tư tưởng của Người ở tầm chiến lược, không chỉ là sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê-nin, mà còn thực sự có sự phát triển mới, làm sâu sắc và phong phú thêm kho tàng lý luận và phương pháp cách mạng của di sản kinh điển Mác xít. Tư tưởng của Người về cách mạng giải phóng dân tộc, lý luận của Người về chủ nghĩa xã hội và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam sao cho “đúng quy luật, thuận lòng dân và hợp thời đại”, cũng như quan điểm của Người về dân chủ và xây dựng nhà nước pháp quyền - dân chủ - nhân nghĩa, trọng dân đi liền với trọng pháp, đặc biệt chủ thuyết của Người về Đảng cầm quyền, “Đảng là đạo đức, là văn minh”, “dựa vào dân mà xây dựng Đảng”,… đã tỏ rõ giá trị và sức sống của nó qua thử thách của thời gian.

    Người xứng đáng là nhà tư tưởng Mác xít sáng tạo, đầy bản lĩnh mà rất nhiều luận điểm của Người đã trở thành kinh điển. Tư tưởng của Người, đồng thời cũng là phương pháp, năm tác phẩm tiêu biểu của Người được xếp vào Quốc bảo1 (Bảo vật Quốc gia) cũng đồng thời còn là pháp bảo, giác ngộ chúng ta về nhận thức và chỉ dẫn cho ta về hành động mà Người khiêm tốn gọi là “cách làm”. Tư tưởng Hồ Chí Minh chính là phương diện trí tuệ, là triết lý và minh triết trong phong cách sống của Người. Đạo đức và thực hành đạo đức, trở thành tấm gương đạo đức, văn hóa đạo đức Hồ Chí Minh làm nên sự thanh cao trong phong cách sống của Người.

    Phong cách Hồ Chí Minh là cả một hệ thống. Theo cố Giáo sư Đặng Xuân Kỳ, phong cách Hồ Chí Minh là sự tổng hợp của phong cách tư duy, phong cách làm việc, phong cách diễn đạt, phong cách ứng xử và phong cách sinh hoạt2. Năm phương diện hay năm cung bậc đó, tổng hợp, chung đúc lại cho ta hình dung thấy phong cách Hồ Chí Minh, cũng có thể gọi là phong cách sống của Hồ Chí Minh.

    Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng, học trò kiệt xuất của Chủ tịch Hồ Chí Minh, thấu hiểu và thấu cảm về Người, nên đã từng nói về Người, nhất là phong cách sống của Người thật thấm thía, biểu cảm. Ông khái quát thật cô đọng phong cách sống của Hồ Chí Minh: “Giản dị - lão thực - hiền minh”. Thật đúng như vậy, Hồ Chí Minh - nhà tư tưởng cách tân, đổi mới với bản lĩnh sáng tạo, không giáo điều, biệt phái mà trái lại, hết sức khoáng đạt, thấm nhuần tinh thần khoan dung và luôn thực hành văn hóa khoan dung. Hồ Chí Minh, người cộng sản hiện đại lại mang cốt cách hiền triết Á Đông, đậm bản sắc Việt Nam.

    Theo Phạm Văn Đồng, Hồ Chí Minh yêu nước 100%, nên cộng sản cũng 100%, nghĩa là trọn vẹn, toàn vẹn. Càng yêu nước thương dân, càng tin yêu và hành động theo lý tưởng cộng sản, càng cộng sản chân chính đích thực bao nhiêu, càng nặng lòng yêu nước thương dân bấy nhiêu. Giải thích ấy của Ông, có sức thuyết phục sâu sắc đối với các học giả nước ngoài đang nỗ lực tìm hiểu về Hồ Chí Minh. Lối sống, đời sống tao nhã, tinh tế, thanh cao của Hồ Chí Minh được Phạm Văn Đồng khắc họa thật điển hình, bằng lời tả ngôi nhà sàn, mảnh vườn, nơi ở của Người: “Người sống trong ngôi nhà sàn đơn sơ, giản dị, ngát hương thơm cây cỏ, hoa vườn nhưng tâm hồn thì lộng gió bốn phương thời đại”.

    Khó có chân dung nhân cách và phong cách sống nào của Người lại được vẽ bằng ngôn từ, lời văn, nhịp điệu hay và chuẩn xác đến thế từ ngòi bút của vị Thủ tướng, đồng thời là một nhà văn hóa lớn: “Hồ Chí Minh cao mà không xa, mới mà không lạ, to lớn mà không làm ra vĩ đại, chói sáng mà không làm ai choáng ngợp, mới gặp lần đầu đã cảm thấy thân thiết từ lâu”. Không chỉ chúng ta cảm nhận như vậy, mà biết bao tấm lòng bè bạn quốc tế đến Việt Nam, có may mắn tiếp xúc với Người, được Người tiếp không phải trong phòng khách sang trọng, mà dưới bóng mát dàn hoa, bên thảm cỏ xanh, cũng đều xúc động nhận ra điều đó.

    Hồ Chí Minh có một đời sống thanh cao, bởi suốt đời, Người không màng danh lợi, đứng ở ngoài vòng danh lợi, đã vì dân, vì nước, thì không ham danh, không hám lợi, cả đời chỉ ham học, ham làm, ham tiến bộ, để làm cho dân được sung sướng tự do. Phong cách sống thanh cao của Hồ Chí Minh là phong cách của một con người luôn biết đồng cảm và chia sẻ, thấu lý đạt tình, ứng xử hài hòa giữa lý trí và tình cảm, thủy chung tình nghĩa. Người nói với nhân dân của Người bằng cả trái tim và tấm lòng: từ trước đến nay tôi đã là người của đồng bào thì từ nay về sau, mãi mãi tôi vẫn thuộc về đồng bào. Người đã có lời cảm ơn như thế khi đồng bào chúc thọ sinh nhật Người sau lễ Độc lập. Và, phút lâm chung, trên giường bệnh, Người đã khóc, nói với các đồng chí thân thiết của Người, “Bác không thể bỏ dân mà đi được”. Thanh cao Hồ Chí Minh là như vậy, “nâng niu tất cả chỉ quên mình”. Bởi phong cách sống thanh cao, nên Người tự rèn luyện cho mình một lối sống giản dị, giản dị đến hồn nhiên, an nhiên, tự tại, luôn vui vẻ lạc quan, để động viên, an ủi, cổ vũ chúng ta.

    Lại thêm một sở cứ nữa cho ta cảm nhận sự cao thượng của Người. Người giản dị chứ tuyệt nhiên không hề giản đơn. Có sâu sắc trong tư tưởng, có trong sáng nơi tâm hồn, có trong sạch bởi đạo đức, phẩm hạnh lại có trải nghiệm phong phú trong đời sống, trong trường đời đấu tranh cách mạng thì mới giản dị được. Bởi, có khi chúng ta chưa hiểu thấu điều giản dị cao quý đó của Người, nên thiển nghĩ Người giản đơn. Lỗi ấy trong tư duy, nhận thức, chúng ta phải sửa, để học tập và làm theo Người một cách thực chất, bản chất và sáng tạo, chứ không máy móc, bắt chước hình hài, dáng vẻ bên ngoài rất không nên và không thể. Đó là noi theo, làm theo cái tâm, cái đức, cái tình và cái trí của Người, để làm tốt nhất công việc hằng ngày, phục vụ dân tốt nhất mỗi ngày, mỗi việc, làm cho dân hài lòng về những đầy tớ, công bộc của mình. Đó cũng là điều có ý nghĩa nhất, để Bác vui lòng, hài lòng và yên lòng về chúng ta trong cuộc sống hôm nay, mai sau và mãi mãi.

Học tốt!!!!

18 tháng 2 2020

Đầu năm 1941, Bác Hồ về nước, Người đã chọn Pác Bó (huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng) làm nơi đứng chân xây dựng căn cứ địa cách mạng.

Vào những năm 1940 - 1941, đời sống người dân Pác Bó vô cùng cực khổ, lương thực chủ yếu chỉ là ngô. Có những gia đình thiếu đói, vào những ngày giáp hạt phải vào rừng để đào củ mài để kiếm sống qua ngày. Còn có những gia đình bốn đời truyền nhau một tấm áo chàm, miếng vá nọ chồng lên miếng và kia, đến khi nhìn lại thì không còn nhận ra đâu là miếng vải may từ lúc đầu tiên nữa. Người về nước trong thời điểm đó và chọn hang Cốc Bó làm nơi trú ẩn. Cuộc sống của Người kham khổ đạm bạc cũng chỉ cháo ngô và rau rừng như những đồng bào quanh vùng. Thấy Bác đã có tuổi, vất vả ngày đêm, lại phải ăn cháo ngô sợ Người không đủ sức khoẻ nên các đồng chí đã bàn nhau mua gạo để nấu riêng cho Bác. Biết vậy Người đã kiên quyết không đồng ý. Có lần ngô non xay để lâu ngày mới dùng đến, nấu cháo bị chua. Các đồng chí lại đề nghị Bác cho nấu cháo gạo để Bác dùng Bác vẫn không nghe. Người hỏi các đồng chí:

- Có cách nào làm cho bắp non khỏi bị chua không?

Các đồng chí thưa:

- Nếu rang lên thì có thể ăn được nhưng không ngon.

- Không ngon cũng được, thế thì rang lên mà ăn, không nên bỏ phí. Một hạt bắp lúc này cũng quí.

Lời Bác nói đã cho anh em thấm thía một bài học về sự tiết kiệm. Và câu thơ "Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng" ra đời trong thời kỳ này. Trong hoàn cảnh khó khăn gian khổ, Bác chúng ta vẫn luôn tin tưởng vào một ngày mai tươi sáng.

Đầu tháng 4/1941, Bác và các đồng chí chuyển sang sống ở lán Khuổi Nặm. Đồng chí Bảo An - quê ở Sóc Giang, Hà Quảng bẫy được một chú gà lôi. Mọi người trầm trồ khen con gà đẹp quá và xin Bác giữ lại nuôi làm cảnh. Bác bảo:

- Nuôi gà lôi giải trí cũng thích, nhưng hiện nay lương thực rất thiếu thốn, cơm gạo chúng ta còn chưa đủ ăn thì các chú lấy gì để nuôi gà cảnh?

Anh em thưa với Bác: - Chúng cháu sẽ bắt sâu bọ để nuôi gà.

Bác đồng ý, nhưng chỉ được vài ngày sau con gà lôi gầy sút đi. Thấy vậy Bác hỏi:

- Bây giờ chúng ta giải quyết thế nào đây?

Biết ý, anh em thưa:

- Vậy xin phép Bác cho chúng cháu thịt gà ạ.

Bác nhất trí. Anh em hớn hở vì nghĩ hôm nay sẽ được cải thiện một bữa ra trò. Nhưng khi thịt gà, Bác chỉ cho phép lấy bộ lòng để nấu một bữa tươi. Còn tất cả băm thật nhỏ cho nhiều muối và ớt rang mặn lên để vào ống tre ăn dần trong các bữa sau. Bác còn dặn, nhớ để phần cho những đồng chí đang đi công tác cơ sở chưa về. Chỉ một miếng ăn nhỏ lạ miệng Người cũng không quên các đồng chí vắng nhà.

Năm 1942, Bác sang Trung Quốc để gặp gỡ với chính quyền Trung ương Tưởng Giới Thạch bàn về mối quan hệ giữa hai nước trong công cuộc chống Nhật. Không may, đi đến phố Túc Vinh, huyện Đức Bảo, Quảng Tây, Trung Quốc, Người đã bị chính quyền địa phương Tưởng Giới Thạch bắt giữ. Người đã bị giải đi qua hơn 30 nhà lao của 13 huyện thị Quảng Tây, Trung Quốc. Tháng 10/1943, Người được trả lại tự do. Đến tháng 10/1944, Người quay trở lại Pác Bó. Các đồng chí đã đưa Bác vào nhà cụ Dương Văn Đình (bố đồng chí Dương Đại Lâm) mọi người mừng rỡ khi thấy Bác trở về. Nhìn thấy Bác gầy yếu, tóc bạc đi mấy phần, ai cũng xót xa, thương Bác. Cụ Dương Văn Đình đã cho người nhà nấu cháo và bưng đến một bát cháo trứng gà mời Bác. Bác hỏi:

- Ở đây một ngày ăn mấy bữa hả cụ?

- Dạ, một ngày ăn ba bữa, bữa sáng thì ăn cháo.

- Thế ai cũng được ăn cháo đánh với trứng à?

Mọi người phải thú thực vì thấy Bác đi đường mệt nên mới làm mời Bác thôi. Bác không bằng lòng bảo với mọi người

- Các đồng chí làm cách mạng, tôi cũng làm cách mạng, tại sao tôi lại được đặc biệt hơn các đồng chí? Cách mạng gian khổ phải cùng nhau chịu đựng, mọi người ăn sao tôi ăn vậy.

Và Người đứng dậy, bưng bát cháo trứng đến mời bà cụ cố của đồng chí Dương Đại Lâm. Bác nói: "Đây mới là người cần được bồi dưỡng. Bà cố đã sống gần trăm tuổi rồi, cực khổ vất vả đã nhiều, cần ăn ngon để sống với con cái đến ngày nước nhà độc lập, vui hưởng thái bình".

Nghe Bác nói vậy ai cũng thấy sống mũi cay cay. Thương Bác và càng thêm cảm phục Bác. Chưa bao giờ Bác đòi hỏi phải có sự ưu tiên cho riêng mình. Trong bất kỳ hoàn cảnh nào Người cũng đều nghĩ cho người khác và quan tâm đến tất cả mọi người xung quanh.

2.Cuộc đời của Bác là một mẫu mực về tự rèn luyện. Bác đã làm thơ nói rõ con người tốt hay xấu là do rèn luyện mà nên. Từ tuổi học trò, đến lúc trở thành Chủ tịch nước, Bác không ngừng đấu tranh gian khổ, vươn lên tự hoàn thiện mình. Mỗi hành vi của mình, Bác như đã hoá thân trong quảng đại quần chúng. Muốn đạt tới sự hoàn thiện đó phải dày công khổ luyện, khổ luyện đến mức thành nếp sống, thành thói quen.


Bác nói thật chí lý: "Việc gì trong đời sống cũng khó khǎn cả, vì chưa thành thói quen khi đã có thói quen thì việc gì cũng không khó". Bác có kiến thức uyên Bác, kết tinh trí tuệ Đông Tây kim cổ là nhờ công khổ luyện. Bác hoàn thiện nhân cách của mình, tự tại, hoà mình, lich sự, ân cần, nồng nhiệt tạo nên sức mạnh cảm hóa mọi nhân cách cũng do rèn luyện mà nên.

Những nǎm tháng hoạt động cách mạng ở nước ngoài, vừa lao động kiếm sống, vừa tìm mọi cách để học tập, Bác tận dụng công việc để có thể học được, nhất là học tiếng nước người. Hàng ngày trước khi thức dậy, Bác viết lên cánh tay mấy từ mới để khi vừa làm vừa nhẩm học, đến khi chữ mờ hết thì Bác cũng đã thuộc. Bác dùng ngoại ngữ làm phương tiện để đấu tranh. Bác tập viết báo rồi trở thành chủ bút tờ báo của thợ thuyền, Bác đọc nhiều, viết nhiều với mục đích thật đơn giản là đem kiến thức đó về giải phóng dân tộc.
Trên cương vị cao nhất của Đảng, của Nhà nước, Bác dù bận trǎm công nghìn việc, sau này dù tuổi cao, sức khoẻ kém, Bác vẫn không ngừng học tập đọc thêm nhiều tài liệu, sách báo trong nước và nước ngoài. Thời kỳ chiến tranh chống Mỹ, ta có nhiều cơ quan nghiên cứu có cả một bộ máy chống chiến tranh thế mà thật ngỡ ngàng khi Bác nhắc phải chú ý đề phòng loại máy bay mới của Mỹ đã xuất hiện trên bầu trời nước ta. Bác nhắc nhở phải quan tâm nghiên cứu các số liệu như tỷ lệ người da đen trong giặc lái, mỗi lần xuất kích ném bm miền Bắc, phi công được thưởng bao nhiêu tiền. Bác quan tâm đến "lý thuyết xếp hàng", khi thấy nhân dân lao động rồng rắn xếp hàng dài...
Thời gian bị giam giữ ở nhà tù của Tưởng Giới Thạch, chế độ lao tù hà khắc đến sức lực tuổi trẻ như Dương Đào cũng phải bỏ mạng. Bác sống được là nhờ ý chí rèn luyện thân thể. Thời kỳ ở núi rừng, hang động thiếu thốn trǎm bề, ǎn uống kham khổ nhờ tự rèn luyện mà Bác và nhiều đồng chí đã vượt qua.
Thói quen làm việc đúng giờ, Bác luôn giữ, dẫu ở đâu, lúc nào, nên anh em phục vụ gọi Bác là "cái đồng hồ" chính xác. Bác đã hẹn ai là Bác đến đúng giờ. Một lần xe đưa Bác đi trên đường, trời đỗ bão, cây cối ngổn ngang, xe không đi được, Bác vẫn tìm cách đến đúng hẹn. Bác luôn giữ nếp sinh hoạt và rèn luyện. Khi về Hà Nội, hàng ngày đúng gìơ Bác tập thêm môn quyền để nâng cao sức khoẻ và trí tuệ. Bước vào cuộc trường kỳ kháng chiến, đi xe ôtô không tiện Bác đi xe đạp, đi ngựa, để khi đi công tác hay hội họp được chủ động.
Bác rèn luyện để có thói quen làm việc khoa học. Nước nhà mới được Độc lập, công việc nhiều, Bác sắp xếp thời gian hợp lý nên công việc bảo đảm đúng thời gian đặt ra. Bác vẫn dành thời gian để gặp mặt, tiếp xúc với đồng bào, các đoàn thể, viết báo tuyên truyền cách mạng, vẫn có phút giây thanh thản thả tâm hồn với những vần thơ. Ung dung tự tại một phong cách, một lối sống Hồ Chí Minh. Trí tuệ mẫn tiệp ở Bác cũng do dày công khổ luyện mới có. Sau cách mạng Tháng Tám, thế nước "nghìn cân treo sợi tóc" mỗi quyết định của Bác có ảnh hưởng đến sự sống còn của sự nghiệp cách mạng, tồn vong của dân tộc. Việc quản lý một nhà nước đối với Bác cũng như những người đồng sự chưa có truyền thống kinh nghiệm nhưng nhờ có kiến thức tổng hợp tin dân và dựa vào dân, nên con thuyền cách mạng vượt qua thác ghềnh cập bến thắng lợi Nhờ dày công rèn luyện đã hình thành ở con người Bác một sức mạnh cảm hoá mãnh liệt, tự nhiên. Cảm hoá mọi trái tim, mọi tính cách con người. Những người đứng về phe chống đối cũng phải thừa nhận "Ông Hồ là người đối thủ chứ không phải kẻ thù. Giáo sư Pôn-muýt người nhận sứ mệnh đến thuyết phục Bác cũng bị chính sức mạnh cảm hoá của Bác thuyết phục. Nǎm 1945 những tình báo chiến lược của Mỹ vào Việt Nam để thuyết phục "lực lượng Việt Minh" của Hồ Chí Minh vào quỹ đạo hoạt động của họ, nhưng rồi chính họ lại trở thành những người tuyên truyền cho Việt Minh. Một chí sĩ cách mạng "bất hợp tác với cộng sản" khi gặp Bác rồi trở thành người tri kỷ với lý tưởng mà dân tộc Việt Nam đang thực hiện. Hiện thân Bác là da là thịt, nhưng các tín đồ tôn gláo tôn vinh Bác như vị Thánh hiền của họ. Bác có được thiên nǎng đó là do rèn luyện mà nên.
ở Bác sống là một cuộc đấu tranh. Khi ốm đau Bác tự chịu đựng, không làm phiền đến người khác, ngược lại còn động viên những người xung quanh. Hồi ở Tân Trào Bác ốm nặng, thuốc thang cứu chữa một phần nhưng điều quan trọng là ý chí, sức chịu đựng và lòng tin đã giúp Bác vượt qua cơn hiểm nghèo. Bác ốm mê man nhưng khi tỉnh dậy Bác nói chuyện hỏi han những người xung quanh, nếu ngồi được là Bác gượng ngồi, tập khởi động rồi làm việc. Có những cuộc họp quan trọng Bác không đi được phải cáng, Bác cùng yêu cầu đến dự phát biểu ngắt quãng trong hơi thở, nhưng Bác nói rõ ràng, rành mạch. Họp hội đồng Chính phủ, tuy rất, mệt nhưng Bác vẫn đến dự, suốt cuôc họp Bác phải ngồi tựa vào cột nhà. Khi đau ốm nhẹ không ai biết Bác ốm. Chỉ khi Bác không đi lại được mới biết Bác ốm nặng. Không bao giờ Bác kêu ca phàn nàn bộc lộ vẻ mệt nhọc ra ngoài. Chỉ có bộc lộ niềm vui phấn khởi sự đồng cảm để truyền thêm sức mạnh tinh thần cho đồng chí, đồng bào.
Bác tự nhận Bác có thói quen xấu là hút thuốc lá. Nǎm 1966, do sức khoẻ giảm sút, bác sỹ đề nghị Bác bỏ thuốc, Bác nói "Bác hút thuốc từ lúc còn trẻ nay đã thành thói quen, bây giờ bỏ thì tốt nhưng không dễ, các chú phải giúp Bác bỏ tật xấu này". Rồi Bác tự đề ra chương trình bỏ thuốc dần dần, lúc đầu giảm số lượng điếu hút trong ngày trong giờ. Khi thèm hút lắm Bác làm một việc gì đó để thu hút sự chú ý, tập trung tư tưởng để bớt đi cơn nghiện. Tuổi già làm việc đó thật quá vất vả, tập một thói quen, bỏ một thói quen không dễ chút nào, phải có một nghị lực phi thường như Bác mới làm được. Bác tìm một lọ thuỷ tinh nhỏ để trên bàn, lấy một điếu hút một nửa, còn nửa kia Bác dụi vào lọ thuỷ tinh, có lúc Bác nói vui: "gái một con thuốc ngon nửa điếu". Dần dần một điếu Bác chỉ hút một hơi rồi dụi vào lọ thuỷ tinh. Bác hút thưa dần rồi sau bỏ hẳn. Còn chuyện uống rượu cũng vậy. Rượu Bác uống không nhiều, không uống rượu quá mạnh uống một ít, trước bữa ǎn cho ngon miệng hay khi có khách quý, khi tuổi già sức khỏe yếu, Bác tập bỏ thuốc và bỏ luôn cả rượu, cung như bỏ thuốc, bỏ rượu, Bác cũng làm từ từ Bác để chai nước uống trên bàn, Bác nói vui: chai "Vốt ka" của Bác đấy. Khi bỏ được thuốc, được rượu Bác làm thơ kỷ niệm:
Thuốc kiêng rượu cự đã ba nǎm
Không bệnh là tiên sướng tuyệt trần...
Tuổi cao thường run tay khó viết, nhưng Bác viết nhiều viết khoẻ là nhờ rèn luyện thường xuyên, Bác có thói quen vừa đọc sách vừa luyện gân bàn tay bằng cách bóp hai hòn cuội trắng có từ ngày chiến khu.
Suốt cuộc đời hoạt động cách mạng Bác đi nhiều nên rèn luyện cho mình một sức khoẻ dẻo dai, nhanh nhẹn. Có lần đi thǎm núi Tam Đảo, đồng chí dẫn đường muốn Bác đi theo con đường dễ đi, biết ý Bác đi nhanh lên trước, đến chỗ khó đi Bác cởi dép, mặc quần ngắn đi đỡ vướng, Bác leo dốc, cánh thanh niên theo không kịp. Nǎm 1958, Bác sang thǎm Â'n Độ. Có ngọn tháp cao chưa có nguyên thủ quốc gia nào dám lên đến đỉnh. Bác leo nhanh lên đến đỉnh trước, Bác vẫy tay chào mọi người trước sự ngạc nhiên thán phục về sức dẻo dai của Bác.
Hàng ngày Bác dành thời gian nghỉ ngơi, đi bách bộ, Bác đi nhanh, đồng chí bảo vệ đi với Bác cũng khó theo kịp. Những nǎm cuối đời, chân bị tê thấp, Bác tập đi từng bước, đến một ghế đá Bác nghỉ tạm bằng cách ngồi toạ tĩnh tập khí công, rồi lại từng bước đi tiếp. Bác tập nhảy cao. Bác trồng một bờ cây dâm bụt hàng ngày Bác tập nhảy qua, ngày ngày cây lớn cao dần và Bác cũng nâng dần sức bật độ cao. Kiên trì tập nên Bác nhảy được khá cao, thanh niên nếu không tập nhảy cao chắc chắn thua Bác. Nǎm 1960 Bác bị rối loạn tuần hoàn não mức độ nhẹ nửa người bên phải bị liệt. Bác kiên trì luyện tập, kết hợp xoa bóp nên đỡ dần. Bác dùng gậy tập đi, điều độ, đúng mức, đúng phương pháp nên chức nǎng thần kinh dần dần được phục hồi. Khi có thể đi lại được Bác ít dùng gậy vì theo Bác dùng gậy hay có thói quen ỷ lại. Khi tay bị yếu giơ lên khó khǎn, Bác lấy bức tường làm chuẩn tập nâng dần mỗi ngày một ít, dần dần tay giơ được cao. Bác tập phản xạ bằng cách ném, bắt bóng. Bác để cái rổ xa rồi ngồi tập ném bóng vào rổ, lúc đầu gần sau tập ném xa hơn.
5 giờ chiều ngày 12- 8-1969, gió và mưa lất phất, Bác bảo đi Hồ tây thǎm các đồng chí vừa ở hội nghị Pari về, các đồng chí bảo vệ sức khoẻ can ngǎn, đề nghị Bác mời các đồng chí đến, Bác bảo các chú vừa mới về đang mệt ta lên thǎm và luôn tiện hỏi tình hình Hội nghị và tình hình miền Nam. Hôm đó Bác về đến nhà thì ho và sốt. các bạn sỹ chẩn đoán Bác bị viêm phổi và quyết định dùng thuốc kháng sinh liều cao để dứt viêm phổi. Nhưng do tuổi già, đến tối 24-8 Bác bị cơn đau vùng tim. Ghi điện tim biết được Bác bị nhồi máu cơ tim thành sau. Bệnh tình ngày một nặng thêm. Các đồng chí trong Bộ Chính trị đến thǎm, ngày nào Bác cũng nói sức khoẻ Bác khá hơn hôm qua. Hàng ngày khi đồng chí Võ Nguyên Giáp vào báo cáo tình hình miền Nam Bác mới yên tâm. Tuy mệt nằm một chỗ, khi nào mỏi ở vai Bác mới yêu cầu xoa bóp, Bác không hề kêu ca. Những ngày cuối ai vào thǎm cũng lo lắng.
Muốn phá tan không khí e sợ đó, Bác bảo cả phòng không có lọ hoa, anh em đưa vào bó hoa hồng, Bác không thích. Chị Hà, vợ đồng chí Võ Nguyên Giáp đưa vào bó hoa Huệ, loại hoa Bác yêu thích thường ngày. Bác bảo các cô y tá thay phiên hát cho vui. Bác dặn ngày 2-9 tổ chức long trọng, đốt pháo hoa để đồng bào vui. Bác biết ngày mình mất nhưng vẫn truyền niềm vui lạc quan cho người khác. Cả cuộc đời Bác là thế, không chỉ đem độc lập tự do, cơm no áo ấm về cho dân tộc mà còn cả niềm vui trọn vẹn cho mọi người. Bác mãi mãi trường tồn trong lòng nhân dân là thế.

21 tháng 12 2019

viết văn hay đoạn hả ????

21 tháng 12 2019

Trong tiểu đội nọ,có người lính bị tật nguyền ở chân,anh trở thành mục tiêu chọc ghẹo của đồng đội.Chẳng nói nhiều,anh chỉ buông một câu:Tôi đến đây để chiến đấu chứ không phải để thi chạy''

Câu nói của anh lính trẻ thể hiện sự tự tin vào bản thân chính mình. Anh đã cho mọi người hiểu rằng, đôi chân tật nguyền kia không làm anh trở nên mặc cảm, tự ti trong cuộc sống. Mà vượt lên tất cả lời chọc ghẹo, chê bai của mọi người, anh lính trẻ vẫn tự tin vào bản thân của mình, cảm thấy mình cũng có thể chiến đấu như bao người lành lặn khác.

7 tháng 10 2018

                                

                                                                Bài làm:

             Loài hoa các bạn thích là hoa gì? Chắc chắn có nhiều câu trả lời. Chị Huệ trắng muốt duyên dáng hay là chị phong lan tim tím yểu điệu? Còn với em, loài hoa em yêu thích và đẹp nhất là hoa hồng.

Trước hiên nhà em có trồng một chậu hồng nho nhỏ. Hoa hồng quả không hổ danh là nữ hoàng các hoa. Đó là cây hồng nhung. Hoa khoác lên mình bộ váy áo màu đỏ thắm, một màu đỏ thật sang. Nhưng bộ dạ hội đó còn lộng lẫy hơn vào buổi sáng, những hạt sương đọng trên cánh hoa như những viên kim cương lấp lánh trong nắng, điểm xuyến cho tà áo thắm đỏ rực rỡ. Cây hoa chỉ ra ba bông nhưng bông nào bông nấy đều đẹp mê hồn. Ba bông hoa như ba nàng công chúa xinh đẹp, kiều diễm. Những cánh hoa chắc là đẹp nhất. Lớp lớp cánh hoa như những bậc thang. Cánh hoa thật mịn màng, mượt mà như tơ lụa đỏ thắm, chúng kết vào nhau tạo nên bông hồng duyên dáng. Đường nét từng cánh hoa thật uyển chuyển, đó là tuyệt tác của bông hồng, là một sự kì ảo vô hình thu hút người ngắm. Nhị hoa màu vàng thật hợp với dáng vẻ sang trọng của hồng nhung. Đầu nhị có đôi chút phấn trắng như hạt cát vàng nhấp nhánh. Thân cây chắc chỉ to và dài bằng cái đũa. Thân hoa có gai, những cái gai bé nhưng nhọn bảo vệ cho ba nàng công chúa Hồng trẻ đẹp. Mười chiếc lá nhỏ nhỏ, xanh đậm, sờ cưng cứng, ram ráp.

Chà, thế mà nhanh thật! Mới ngày nào, các bông hoa chỉ là nụ hồng e ấp, nhỏ xíu, thế mà bây giờ những cánh hoa đã xòe ra giỡn với gió. Mỗi khi đi học về, em thường ra chỗ cây hồng để thưởng thức hương thơm ngọt ngào đó. Em nhắm mắt lại và thả mình theo những cánh hoa. Nó dắt em đến một thế giới kỳ diệu. Ở đó, có ba nàng tiên đi cùng em vào khu vườn đầy hoa đó. Đó là vương quốc kỳ ảo với muôn vàn điều mới mẻ. Một thảm hoa rực rỡ hiện ra trước mắt em. Trên bầu trời là những đám mây bồng bềnh trôi, trong ánh mặt trời rực rỡ và muôn màu muôn vẻ của bảy sắc cầu vồng. Một làn gió nhẹ thoảng qua làm rung cánh hoa… Tất cả đều hấp dẫn vô cùng. Tiếng xe máy nổ ròn ngoài cổng, làm êm quay lại với hiện tại, xua tan đi nỗi mệt nhọc, lấy lại tinh thần. Đâu chỉ có em thích hồng nhung, còn mấy chú bướm nữa. Chúng suốt ngày đến thăm hoa. Và ba tiểu thư cũng vui với chúng. Có chú bướm vàng điểm đen trên cánh lúc nào cũng bay vòng quanh bông hoa rồi lại đậu xuống. Thật là buồn cười!

Em yêu quí hồng nhung lắm. Em vẫn thường tưới và chăm sóc nó. Cây hồng đã giúp em nhận ra một chân lý giản dị trong cuộc sống: Vẻ đẹp luôn đi cùng với gai. Cũng như cuộc đời của mỗi người có nhiều lúc tốt đẹp và cũng không ít lúc gặp khó khăn mà ta luôn phải vượt qua.

7 tháng 10 2018

Cảm ơn bạn nhé nhưng hình như bạn nhầm đề rồi câu hỏi của mình là Biểu cảm về bồn hoa lớp em cơ mà. Bồn hoa chứ k phải là hoa bạn ạ

16 tháng 10 2018

  Câu chuyện đã xảy ra từ nhiều năm trước. Lúc đó, cô giáo đang dạy tại trường tiểu học của thị trấn nhỏ tại Hoa Kỳ. Vào ngày khai giảng năm học mới, cô đứng trước những em học sinh lớp năm, nhìn cả lớp và nói cô sẽ yêu tất cả các học sinh như nhau. Nhưng thực ra cô biết mình sẽ không làm được điều đó bởi cô đã nhìn thấy cậu học sinh bạn ấy ngồi lù lù ngay bàn đầu. Năm ngoái, cô đã từng biết bạn ấy và thấy cậu bé chơi không đẹp với bạn bè, quần áo thì lôi thôi lếch thếch, còn người ngợm thì lại quá bẩn thỉu. “bạn ấy trông thật khó ưa.” 

Chẳng những thế, cô giáo còn dùng cây bút đỏ vạch một chữ thật rõ đậm vào hồ sơ cá nhân của bạn ấy và ghi chữ số 1 đỏ chói ngay phía ngoài ( lchữ số 1à hạng kém). Ở trường này, vào đầu năm học mỗi giáo viên đều phải xem thành tích của từng học sinh trong lớp mình chủ nhiệm. Cô giáo đã nhét hồ sơ cá nhân của bạn ấy đến cuối cùng mới mở ra xem, và cô rất ngạc nhiên về những gì đọc được. Cô giáo chủ nhiệm lớp 1 nhận xét bạn ấy như sau: “bạn ấy là một đứa trẻ thông minh và luôn vui vẻ. Học giỏi và chăm ngoan… Em là nguồn vui cho người chung quanh”. Cô giáo lớp 2 nhận xét: “bạn ấy là một học sinh xuất sắc, được bạn bè yêu quý nhưng có chút vấn đề vì mẹ em ốm nặng và cuộc sống trong gia đình thật sự là một cuộc chiến đấu”. Giáo viên lớp 3 ghi: “Cái chết của người mẹ đã tác động mạnh đến bạn ấy. Em đã cố gắng học, nhưng cha em không mấy quan tâm đến con cái và đời sống gia đình sẽ ảnh hưởng đến em nếu em không được giúp đỡ”. Giáo viên chủ nhiệm lớp 4 nhận xét: “bạn ấy tỏ ra lãnh đạm và không tỏ ra thích thú trong học tập. Em không có nhiều bạn và thỉnh thoảng ngủ gục trong lớp”. 

Đọc đến đây, cô giáo chợt hiểu ra vấn đề và cảm thấy tự hổ thẹn. Cô còn thấy áy náy hơn khi đến lễ Giáng sinh, tất cả học sinh trong lớp đem tặng cô những gói quà gói giấy màu và gắn nơ thật đẹp, ngoại trừ món quà của bạn ấy. Em đem tặng cô một gói quà bọc vụng về bằng loại giấy gói hàng nâu xỉn mà em tận dụng lại từ loại túi giấy gói hàng của tiệm tạp hoá. Cô giáo cảm thấy đau lòng khi mở gói quà ấy ra trước mặt cả lớp. Một vài học sinh đã bật cười khi thấy cô giơ lên chiếc vòng giả kim cương cũ đã sút mất một vài hột đá và một chai nước hoa chỉ còn lại một ít. Nhưng cô đã dập tắt những tiếng cười nhạo kia khi cô khen chiếc vòng đẹp, đeo nó vào tay và xịt ít nước hoa trong chai lên cổ. 

Hôm đó bạn ấy đã nén lại cho đến cuối giờ để nói với cô: “Thưa cô, hôm nay cô thơm như mẹ em ngày xưa”. Sau khi đứa bé ra về, cô giáo đã ngồi khóc cả giờ đồng hồ. Và chính từ hôm đó, ngoài dạy học cô còn lưu tâm chăm sóc cho bạn ấy hơn trước. Mỗi khi cô đến bàn em để hướng dẫn thêm, tinh thần bạn ấy dường như phấn chấn hẳn lên. Cô càng động viên em càng tiến bộ nhanh. Vào cuối năm học, bạn ấy đã trở thành học sinh giỏi nhất lớp. Và trái với phát biểu của mình vào đầu năm học, cô đã không yêu thương mọi học sinh như nhau. bạn ấy là học sinh cưng nhất của cô. 

Một năm sau, cô tìm thấy một mẩu giấy nhét qua khe cửa. bạn ấy viết: “Cô là cô giáo tuyệt vời nhất trong đời em”. Sáu năm sau, cô lại nhận được một bức thư ngắn từ bạn ấy. Cậu cho biết đã tốt nghiệp trung học, đứng hạng 3 trong lớp và “Cô vẫn là người thầy tuyệt vời nhất trong đời em”. Bốn năm sau, cô lại nhận được một lá thư nữa.bạn ấy cho biết dù hoàn cảnh rất khó khăn khiến cho cậu có lúc cảm thấy bế tắc, cậu vẫn quyết tốt nghiệp đại học với hạng xuất sắc nhất, nhưng “Cô vẫn luôn là cô giáo tuyệt vời mà em yêu quý nhất trong đời”. Rồi bốn năm sau nữa, cô nhận được bức thư trong đó bạn ấy báo tin cho biết cậu đã đậu tiến sĩ và quyết định học thêm lên. “Cô vẫn là người thầy tuyệt nhất của đời em”, nhưng lúc này tên cậu đã dài hơn. 

Câu chuyện vẫn chưa kết thúc tại đây. Một bức thư nữa được gửi đến nhà cô giáo.bạn ấy kể cậu đã gặp một cô gái và cậu sẽ cưới cô ta. Cậu giải thích vì cha cậu đã mất cách đây vài năm nên cậu mong cô giáo sẽ đến dự lễ cưới và ngồi ở vị trí vốn thường dành cho mẹ chú rể. Và bạn thử đoán xem việc gì đã xảy ra? 

Ngày đó, cô đeo chiếc vòng kim cương giả bị rớt hột mà bạn đã tặng cô năm xưa, xức thứ nước hoa mà bạn nói mẹ cậu đã dùng vào kỳ Giáng sinh cuối cùng trước lúc bà mất. Họ ôm nhau mừng rỡ và thầy hiệu trưởng thì thầm vào tai cô giáo: “Cám ơn cô đã tin tưởng em. Cám ơn cô rất nhiều vì đã làm cho em cảm thấy mình quan trọng và cho em niềm tin rằng mình sẽ tiến bộ”. Cô giáo vừa khóc vừa nói nhỏ với cậu: “bạn, em nói sai rồi. Chính em mới là người đã dạy cô rằng cô có thể sống khác đi. Cô chưa từng biết dạy học cho tới khi cô gặp được em.” 

có gì ko được thông cảm nha

16 tháng 10 2018

Vào một thứ hai đầu tuần, tiết đầu tiên của lớp em là tiết Văn. Cả lớp em ai cũng mong là cô Tám sẽ vẫn dạy chúng em ở môn học này….. Nhưng có lẽ là không…. Một cô giáo rất lạ bước vào lớp. Cả lớp em sững sờ nhìn cô và có một bạn ở phía cuối lớp hỏi: “Cô ơi! Cô giáo của chúng em đâu rồi ạ?” Cô trả lời: “Cô của em đã chuyển trường dạy rồi! Cô ấy sẽ không dạy trường này nữa! Từ hôm nay cô sẽ là giáo viên phụ trách môn Văn của các em”. Lúc đó, cả lớp rất buồn! Khi về nhà, em chạy ngay vào phòng kể cho mẹ nghe.

Tiết học hôm đó, đột nhiên lại buồn bã, không sôi nổi như lúc trước. Hết tiết học, có bạn trong lớp khóc vì không biết cô dạy ở đâu, làm gì, có vui vẻ như ở đây không… rất nhiều câu hỏi đặt ra. Nhưng sẽ không có câu trả lời…….! Mẹ ơi! Con có giác rất khó chịu, mỗi khi nhớ đến cô, con lại không kèm được nước mắt!

Cô Văn của con là một người nhỏ con, tóc dài, uốn rất đẹp! Cô mặt áo dài rất xinh! Mắt của cô hiền từ như bà tiên. Khi cô ngồi trên ghế đá, dưới góc “hoa học trò” cô tâm sự với chúng con về những câu chuyện học hành, bạn bè, gia đình,….! Cô càng hiền dịu hơn khi những lá phượng màu vàng rơi nhè nhẹ xuống!

Con nhớ những nhớ lúc cô giảng, giọng cô thật ấm áp, dịu dàng, làm cho các bài học rất dễ đi vào lòng người khác. Khi học xong, cô lại kể những chuyện cổ tích, hài, hay là chuyện của cô! Nhưng giờ đây sẽ không còn nghe được giọng nói ấm áp của lúc trước nữa! Dù cô giáo bây giờ giảng rất hay nhưng không thể làm con quên được cô! Con yêu cô lắm! Cô không làm cho chúng con run sơ mỗi khi làm bài kiểm tra! Cô lại tuyên dương, khen thưởng những bạn có thành tích học tập tốt! Cô như một người bạn mỗi khi trò chuyện cùng con, lại như một người mẹ khi con buồn! Cô đối xử với các cô giáo cũng như học trò rất tốt, gần gũi và cũng được rất nhiều phụ huynh quí mến.

Bạn tham khảo nha!

#Han Sara#

29 tháng 9 2018

Tui ko rảnh

29 tháng 9 2018

mùa thu đã đến gió thì hanh heo, sương mù dày đặc,gió hiu hiu mát lạnh, bầu trời có những biểu hiện như thế là đã đến ngày khai trường. Đối với em ngày khai trường là ngày tuyệt vời và ý nghĩa nhất.

trước cổng trường là băng- rôn mang dòng chữ chào mừng năm học mới 2018-2019. phía trên cổng có những lá cờ sắc màu. giữa sân là lá cờ đỏ thắm.sự nôn náo háo hức của mọi người thể hiện trên những khuôn mặt của toàn thể học sinh trường Th Hồng Sơn 4. trang phục trường em là áo trắng và quần xanh rất giản dị nhưng rất đẹp.đúng 8 giờ thì cô phụ trách tuyên bố buổi lễ khai trường xin bắt đầu. đầu tiên là lễ chào cờ tất cả các bạn học sinh cùng các thầy cô giáo đứng lên làm lễ, lúc này không khí bỗng nghiêm trang khác lạ. cả trường hát bài quốc ca và đội ca vang lên.Tiếp theo thầy giám hiệu đọc diễn văn lễ khai giảng. Phát động phong trào như:phòng chống ma túy, không uống rựu bia, không hút thuốc lá, phòng chống bạo hành học đường,.... Tiếp tục trương trình là thầy hiệu trưởng lên đánh anh trống để trai trường. khi đã đánh trống thì tiếp là lễ văn nghệ của các bạn của các chi đội.khi lễ văn nghệ xong thì có thêm một bác trưởng thôn đến dự buổi lễ và nêu diễn văn về ngày khai trường. và cuối cùng là chào cờ và các bạn ra về.

khi ra về cô giáo còn dặn dò cho học sinh của lớp mình đi dọn dẹp rác và xếp ghế lại.

tuy hôm ấy thật ngắn ngủi nhưng đó là kỉ niệm ngày khai trường của bọn em. em rất yêu quí  ngôi trường của em. cho dù ngôi trường khác có đẹp hơn hay thế nào thì em vẫn yêu mến trường em

tên bảo hân

thôn 1

xã hàm đức

huyện hàm thuận bắc

tỉnh bình thuận

sdt 0917137762 nhé bạn cứ viết thế là bưu điện sẽ biết

mình có mất tiền gì ko