K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1

- Ý thức của Hăm-lét về những “khổ nhục trên cõi thế” mà con người phải gánh chịu là:

+ Những roi vọt, khinh bỉ của thời đại, sự áp bức, kiêu căng của kẻ bạo hành, sự trì chậm của công lí…

+ Là lời cam chịu, than vãn rên rỉ, đổ mồ hôi dưới gánh nặng của cuộc đời mệt mỏi, nếu không phải chỉ vì sợ một cái gì đó mênh mang sau khi chết.

- Những “nỗi khổ nhục” ở cõi “mênh mang sau khi chết” là: gặp lại những người thân yêu của mình, những người đã bị chết oan bởi những người tàn ác kia trong khi Hăm-lét chưa trả thù được cho họ.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1

- Nhận thức của Hăm-lét: Sự đấu tranh về ý nghĩa của sự sống và cái chết. Chàng băn khoăn không biết bản thân nên tiếp tục nhẫn nhục, đổi lại mọi người sẽ vẫn hạnh phúc, hoành hành hay vùng lên đấu tranh, tạo nên một cuộc mưa máu khiến nhiều người phải lầm than. Nên nghe con tim hay lý trí, lựa chọn trách nhiệm của bản thân và tiếp tục gánh vác hay buông xuôi, bỏ mặc tất cả?

- Sau khi nhận thức được vấn đề Hăm-lét dặn bạn mình kể cho người đời biết rõ ngọn ngành câu chuyện và trăng trối việc bàn giao ngai vàng cho Pho-tin-brat.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1

- Nhận xét: Tâm trạng của Hăm – lét rất hỗn loạn, chàng không biết mình nên đưa ra lựa chọn nào mới là tốt nhất.

- Theo mạch suy tưởng của Hăm-lét, lời độc thoại có thể chia ra làm 3 phần:

+ Phần 1: Từ “Sống, hay không sống-đó là vấn đề… quý hơn?”

→ Đặt ra lời mở đầu cho màn độc thoại bằng một câu hỏi tu từ

+ Phần 2: Tiếp… chưa hề biết tới?

→ Định nghĩa khái niệm cái chết và những suy ngẫm về cuộc đời của Hăm-lét

+ Phần 3: còn lại

→ Lời kết thể hiện rõ nội tâm đang giằng xé, đấu tranh kịch liệt của Hăm-lét trong hoàn cảnh éo le của chính mình.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1

- Hăm-lét cho rằng “chết” đáng “mong muốn” mà cũng là “điều khó khăn” buộc người ta phải “ngừng lại mà suy nghĩ” vì chàng đang có những suy nghĩ, đấu tranh giữa việc sống và chết; phân vân bản thân nên chịu đựng hay là cầm vũ khí vùng lên. Theo Hăm-lét sống là phải chiến đấu để tiêu diệt khổ đau, khôi phục lại trật tư làm cho cái thời đại đảo điên tan tác trở nên ngay ngắn, vững vàng.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1

- Hăm-lét ý thức được nhan sắc và đức hạnh là điều nghịch lí. Thế nhưng hiện tại, nhan sắc có mãnh lực biến đức hạnh thành phóng đãng, nhưng đức hạnh không thể nào kép nhan sắc vào khuôn khổ nết na. Ngay cả Ô-phê-li-a của hiện tại cũng vậy, nàng cũng chỉ đang dò la về thái độ của Hăm – lét cho nhà Vua và Hoàng hậu, chứ sự thật cũng không có ý gì tốt đẹp ở đây. Nhan sắc thì như vậy, nhưng đức hạnh thì đã thay đổi như chính tấm lòng của con người vì những toan tính cá nhân hay nghịch cảnh chi phối, mọi thứ đều có thể thay đổi.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1

- Các lời thoại trước khi Hăm-lét xuất hiện cho thấy được thái độ của các nhân vật đối với Hăm - lét. Nhà vua, hoàng hậu đều cố gắng tra xét xem Hăm-lét có thật sự bị điên hay không.

⇒ Ta thấy được sự độc ác, toan tính thâm độc của các nhân vật.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

- Nhân vật bi kịch được tác giả đưa vào tình huống, hoàn cảnh khó khăn nhưng không từ bỏ mà chống lại thế ác, đại diện cho cái thiện đấu tranh với cái ác.

- Khắc họa là người sống có lí tưởng, luôn theo đuổi và hết mình vì lí tưởng, làm mọi thứ để bảo vệ lí tưởng của bản thân.

- Trước những hoàn cảnh khó khăn, thử thách được tạo ra bởi người viết; nhân vật bi kịch sẵn sàng đương đầu, không chịu khuất phục trước cái ác, trước kẻ thù của mình.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1

- Bi kịch trong lời độc thoại của Hăm-lét: Sự mâu thuẫn giữa việc đấu tranh để bảo vệ chính mình trước hiện thực xấu xa hay cứ sống chịu đựng, sống với lí tưởng nhân văn.

+ Khi nghĩ về hiện thực xấu xa của xã hội, Hăm-lét muốn “cầm vũ khí vùng lên” bằng kế hoạch chàng đã tính toán sẵn. → Hăm-lét hiện lên thật đáng thương, tâm hồn của thái tử chỉ toàn những đớn đau, bi quan mà đầy trăn trở. Đồng thời tác giả cũng ngầm phản ánh hiện thực đương thời, tình trạng trì trệ tù túng của thời trung cổ với cái bể khổ của tội ác hoành hành khiến trí tuệ cũng phải “phát điên”.

+ Nhận thấy kẻ thù và tay sai của hắn là một thế lực lớn, Hăm-lét đã có những suy xét, vận dụng trí thông minh thay vì công khai trực chiến. Chàng quyết định giả điên để tay chân của kẻ địch giảm sự hoài nghi → kế hoạch mang tính chiến thuật cao → Thái tử là một người thông minh, có đầu óc suy đoán hơn người → Thể hiện vào niềm tin vào công lý của tác giả.

- Theo em, trong xã hội hiện đại, xung đột này vẫn còn tồn tại. Bởi vì ngày nay, những hiện thực xấu xa với lí tưởng nhân văn vẫn còn mâu thuẫn gay gắt, chưa có cách giải quyết triệt để.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1

- Bầu không khí xã hội bao quanh Hăm-lét: Mọi người người xung quanh chàng đều cố gắng dò xét xem chàng có thật điên khùng hay chỉ giả điên.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1

- Theo Hăm-lét “sống” và “không sống” mang khái niệm trừu tượng: chịu đựng tất cả những sự khổ đau, bất hạnh mà người khác ban lại, hay là chúng ta đấu tranh lại nó và kéo theo bao đau khổ cho người khác.

⇒ Đây là xung đột về mặt nội tâm của của nhân vật Hăm-lét, đó là sự mâu thuẫn giữa việc đấu tranh để bảo vệ chính mình trước hiện thực xấu xa hay cứ sống chịu đựng với lý tưởng nhân văn.