K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 5 2019
hình ảnh của trẻ thơ đói lòng gặp sữa, chiếc nôi ngừng gặp cánh tay đưa, tất cả đã góp phần hội tụ một ý nghĩa, đó là sự gắn bó không thể chia tách, sự hòa hợp tuyệt đối giữa nhân vật trữ tình và nhân dân. Những hình ảnh so sánh ấy còn biểu hiện một sắc thái tình cảm khác, đó là lòng biết ơn, sự trân trọng của nhân vật trữ tình đối với nhân dân. Qua cách biểu hiện của Chế Lan Viên, hình ảnh nhân dân thật lớn lao, cao cả. Việc các nhà thơ sử dụng bút pháp so sánh để biểu hiện cảm xúc là một việc quen thuộc. Song trong cái quen thuộc đó, cách ví von, so sánh của Chế Lan Viên ở đây vẫn hàm chứa một sự độc đáo
26 tháng 5 2019

Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ

Cỏ đón giềng hai, chim én gặp mùa

Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa

Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa

(Tiếng hát con tàu)

Một tiếng “con” thật nhỏ nhoi trước một tập thể vô cùng to lớn, đó là “nhân dân”. Chế Lan Viên xưng “con” vì ông cảm thấy mình thật bé bỏng trước đồng bào. Cách xưng hô đó cũng chứa đựng bao nhiêu niềm yêu mến thân thương của tác giả. Đứng trước nhân dân, tác giả thấy mình bé bỏng nhưng không lẻ loi vì nhân dân vẫn luôn dang rộng vòng tay đón ông như đón một người contrở về với đại gia đình thân thương của mình. Thật khó để diễn tả được niềm vui sướng của Chế Lan Viên lúc đó. Ông thấy mình như con nai về với suối cũ, như cỏ đón tháng giêng tháng hai, như đứa trẻ đang đói lòng bỗng gặp bầu sữa mẹ, như chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa. Một loạt các hình ảnh so sánh đều tập trung vào hai đối tượng: tác giả là con nai, là cỏ, là chim én, là đứa trẻ đói lòng, là chiếc nôi ngừng và nhân dân là suối cũ, là tháng giêng hai, là bầu sữa mẹ, là cánh tay đưa nôi. Ta đọc được trong những hình ảnh đó một niềm vui vô bờ. Còn gì sung sướng hơn khi con nai được về bên con suối mà nó đã từng uống nước ở đó bao nhiêu năm dài. Nó có thể sẽ ngơ ngác trước con suối đã quen mà thành lạ, nó có thể có một thoáng bâng khuâng nghĩ về quá khứ, nhưng giây phút đó sẽ qua mau để nhường lại cho niềm hạnh phúc. Con nai đó lại trở về với nhịp sống quen thuộc của mình, bên con suối thân thương. Và cũng còn gì sung sướng hơn khi cỏ gặp tháng giêng tháng hai, nó như được tiếp thêm nhựa sống trong những làn mưa bụi ngọt ngào, ướt lạnh để mơn mởn đâm chồi. Con chim én bay đi suốt mùa đông tránh rét, nó vui sướng khi lại được gặp mùa xuân, được chao liệng trên bầu trời ấm áp giờ đây như chỉ dành riêng cho nó. Ta cũng hình dung ra được cảnh một đứa trẻ đói lòng vồ vập nhận lấy dòng sữa ngọt ngào của người mẹ; một chiếc nôi ngừng đưa bỗng gặp một cánh tay dịu dàng đưa đẩy biết bao bỡ ngỡ mà cũng biết bao thân thương. Chế Lan Viên cũng vậy, ông cũng thấy thật mới mẻ, ngỡ ngàng trong những điều tưởng chừng đã quen thuộc. Ta hiểu rằng sự trở về của Chế Lan Viên là sự trở về của tinh thần, ông đã tìm được cho mình một chân lí, đó là đi theo tiếng nói chung của đồng bào, của dân tộc.Đọc đoạn thơ, ta như thấy tác giả nghẹn ngào, rưng rưng lệ. Nhưng đó là sự xúc động vì niềm vui tìm được lẽ sống đích thực của cuộc đời mình. Không còn đâu nữa bóng dáng của một thi sĩ lãng mạn than khóc trước tháp Chàm đổ nát, trước những bức tượng vũ nữ apsara hoen ố rêu phong. Mùa xuân đến với Chế Lan Viên giờ đây không phải là mùa xuân của khổ đau, sầu não nữa mà là mùa xuân tươi vui, đầy sức sống. Giờ đây người thi sĩ ấy đã đến với ánh sáng của cách mạng, cùng vững bước trên con đường dân tộc đang đi. Đó là sự trở về kịp thời nhất. Ta có cảm giác nếu như không có giây phút ấy Chế Lan Viên sẽ day dứt, tiếc nuối suốt cuộc đời còn lại của mình.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
20 tháng 12 2023

a) Biện pháp tu từ so sánh: “Sỏi cát bay” với “lũ chim hoang”, có tác dụng gợi hình, giúp việc mô tả sự vật, sự việc được sinh động, cụ thể hơn và có tác dụng gợi cảm.

b) Biện pháp tu từ so sánh: Giai điệu ngang tàn như gió biển, Lời hát của các chiến sĩ đảo với “vỏ ốc cất thành lời”, có tác dụng gợi hình, miêu tả lời hát du dương, gần gũi.

c) Biện pháp tu từ so sánh: Như nai về suối cũ, như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa, có tác dụng gợi hình, giúp việc mô tả nỗi niềm hạnh phúc, cảm xúc của tác giả một cách thân thuộc.

d) Biện pháp tu từ so sánh: Tình yêu là vũ khí, có tác dụng biểu hiện tâm tư, tình cảm sâu sắc của tác giả khi đặt tình yêu và vũ khí đứng cạnh nhau.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
20 tháng 12 2023

- Hình ảnh: Mây gió, trái tim, hương tràm

- Từ ngữ: xa cách bao lâu, đổi hương thay màu, một thoáng

- Biện pháp tu từ: điệp từ “dù”

- Qua những từ ngữ, hình ảnh, tâm trạng bắt đầu vận động theo hương tràm. Sau một loạt những “Dù” phũ phàng và đau đớn là “Một thoáng hương tràm cho ta bên nhau”. Từ bông hoa tràm mà thấy được một trời mây hương tràm tỏa bay đến không có “em” mà vẫn có thể “cho ta bên nhau” qua “một thoáng hương tràm” thì cái liên tưởng ở đây đã có chiều hướng đi sâu vào tâm tưởng. Và như một quy luật của logic tâm hồn, khi chạm đến những gì là của tâm tưởng, của tâm thức thì sau phút đắm say sẽ là nỗi đau.

7 tháng 5 2023

a.

- Các từ Hán Việt được sử dụng trong đoạn thơ: biên cương, viễn xứ, chiến trường, áo bào, độc hành.

- Tác dụng: giúp đoạn thơ trở nên trang trọng hơn khi nói về sự hi sinh của người lính Tây Tiến.

b.

- Biện pháp tu từ được sử dụng trong cụm từ về đất: nói giảm nói tránh (về đất: ý nói đến cái chết).

- Tác dụng: tránh cảm giác đau thương, buồn bã khi nói về sự hi sinh cao cả của người lính Tây Tiến. Đồng thời thể hiện quan niệm về cuộc đời của tác giả (về đất: về nơi con người ta thuộc về để được bao bọc, che chở), tạo thế chủ động của người lính.

31 tháng 8 2023

Phương pháp giải:

- Đọc lại đoạn thơ thứ ba của bài thơ Tây Tiến.

- Chú ý các từ Hán Việt được sử dụng trong đoạn.

- Chú ý cụm từ về đất.

Lời giải chi tiết:

a.

- Các từ Hán Việt được sử dụng trong đoạn thơ: biên cương, viễn xứ, chiến trường, áo bào, độc hành.

- Tác dụng: giúp đoạn thơ trở nên trang trọng hơn khi nói về sự hi sinh của người lính Tây Tiến.

b.

- Biện pháp tu từ được sử dụng trong cụm từ về đất: nói giảm nói tránh (về đất: ý nói đến cái chết).

- Tác dụng: tránh cảm giác đau thương, buồn bã khi nói về sự hi sinh cao cả của người lính Tây Tiến. Đồng thời thể hiện quan niệm về cuộc đời của tác giả (về đất: về nơi con người ta thuộc về để được bao bọc, che chở), tạo thế chủ động của người lính.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
25 tháng 11 2023

a.

- Các từ Hán Việt được sử dụng trong đoạn thơ: biên cương, viễn xứ, chiến trường, áo bào, độc hành.

- Tác dụng: Giúp đoạn thơ trở nên trang trọng thiêng liêng giảm đi phần nào ấn tượng hãi hùng về cái chết, đồng thời thể hiện thái độ thành kính, trân trọng đối với những người đã khuất.

b.

- Biện pháp tu từ được sử dụng trong cụm từ về đất: nói giảm nói tránh (về đất: ý nói đến cái chết).

- Tác dụng: Làm giảm nhẹ đi nỗi đau đơn, xót xa khi nói về sự hi sinh của những người lính Tây Tiến. Vĩnh cửu hóa sự hi sinh cao đẹp của họ.

29 tháng 8 2023

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ khổ thứ hai và khổ kết bài thơ.

- Chỉ ra và phân tích tác dụng của các hình ảnh, từ ngữ, biện pháp tu từ được sử dụng 

Lời giải chi tiết:

Khổ 2:

Một loạt các mệnh đề phủ định, sử dụng biện pháp điệp từ được dùng để khẳng định lòng chung thủy của tình yêu:

Dù đi đâu dù xa cách bao lâu

Dù gió mây kia đổi hướng thay màu

Dù trái tim em không trao anh nữa

Dù cuộc chia li là vĩnh viễn, dù thiên nhiên đổi thay thất thường, dù trái tim em đã thuộc về một thế giới khác vô hình vô ảnh… ; nhưng sức mạnh bí ẩn của tình yêu đã biến tất cả những cái không thể ấy thành cái có thể:

Một thoáng hương tràm cho ta bên nhau!

- Hình ảnh: gió mây đổi hướng thay màu, hương tràm

- Từ ngữ: đi đâu, xa cách, đổi hướng, thay màu, bên nhau

- Biện pháp điệp cấu trúc “Dù...”

→ Nhằm khẳng định dù có bao cách trở, dù tình em đổi thay nhưng anh vẫn một lòng trao trọn trái tim cho em, luôn thuỷ chung trong tình yêu anh dành cho em.

Khổ 4

- Hình ảnh: bóng em, bóng tràm, mắt em, lá tràm, tình em, hương tràm

- Từ ngữ: bát ngát, xanh ngát, xôn xao

- Biện pháp: điệp cấu trúc “anh vẫn”

→ Khổ cuối là lời thề về tình yêu mà anh dành cho em sẽ không bao giờ thay đổi.

4 tháng 3 2023

Khổ 2:

Một loạt các mệnh đề phủ định, sử dụng biện pháp điệp từ được dùng để khẳng định lòng chung thủy của tình yêu:

Dù đi đâu dù xa cách bao lâu

Dù gió mây kia đổi hướng thay màu

Dù trái tim em không trao anh nữa

Dù cuộc chia li là vĩnh viễn, dù thiên nhiên đổi thay thất thường, dù trái tim em đã thuộc về một thế giới khác vô hình vô ảnh… ; nhưng sức mạnh bí ẩn của tình yêu đã biến tất cả những cái không thể ấy thành cái có thể:

Một thoáng hương tràm cho ta bên nhau!

- Hình ảnh: gió mây đổi hướng thay màu, hương tràm

- Từ ngữ: đi đâu, xa cách, đổi hướng, thay màu, bên nhau

- Biện pháp điệp cấu trúc “Dù...”

→ Nhằm khẳng định dù có bao cách trở, dù tình em đổi thay nhưng anh vẫn một lòng trao trọn trái tim cho em, luôn thuỷ chung trong tình yêu anh dành cho em.

Khổ 4

- Hình ảnh: bóng em, bóng tràm, mắt em, lá tràm, tình em, hương tràm

- Từ ngữ: bát ngát, xanh ngát, xôn xao

- Biện pháp: điệp cấu trúc “anh vẫn”

→ Khổ cuối là lời thề về tình yêu mà anh dành cho em sẽ không bao giờ thay đổi.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
21 tháng 12 2023

a. Một số biện pháp tu từ trong bài 6: Tiểu thuyết và truyện ngắn

- Biện pháp chêm xen:

“Chèo buông, đò ngang trôi theo dòng xuôi về phía hạ nguồn. Ông và dì, một già một trẻ, một lành lặn, một thương tật tựa đỡ vào nhau.” (Người ở bến sông Châu)

=> Biện pháp chêm xen nhằm bổ sung ý nghĩa cho cụm từ “ông và dì”, làm nổi bật được số phận của 2 con người.

- Biện pháp so sánh

“Cứ thế lên lên xuống xuống y như người ta giỡ quả cầu hoặc pho tượng Phật” (Kiêu binh nổi loạn)

=> Biện pháp so sánh làm nổi bật thái độ coi thương của kiêu binh đối với vị vua bù nhìn

b. Biện pháp chêm xen

“Chèo buông, đò ngang trôi theo dòng xuôi về phía hạ nguồn. Ông và dì, một già một trẻ, một lành lặn, một thương tật tựa đỡ vào nhau.” (Người ở bến sông Châu)

=> Biện pháp chêm xen nhằm bổ sung

7 tháng 1 2021

1. Nghệ thuật so sánh :(Như dòng sông...)

2. Tác dụng: Tình thương to lớn của Bác dành cho nhân dân, tình thương to lớn được ví như dòng sông

3. Đoạn thơ thể hiện tình kính trọng, yêu mến của tác giả với Bác

29 tháng 6 2022

tự lm nha bn

leu

2 tháng 1

Trong đoạn thơ từ câu "trời xanh đây là của chúng ta" đến câu "những buổi ngày xưa vọng nói về", có sử dụng biện pháp tu từ "so sánh". Biện pháp tu từ được sử dụng để tạo ra hình ảnh mạnh mẽ và tác động sâu sắc đến người đọc. Nó giúp tác giả truyền đạt ý nghĩa và cảm xúc một cách tường minh hơn. Trong trường hợp này, biện pháp tu từ "so sánh" được sử dụng để so sánh trời xanh với sự sở hữu của chúng ta. Tác giả muốn nhấn mạnh rằng trời xanh là một phần của chúng ta, mang ý nghĩa sự thân thuộc và sự gắn kết với tự nhiên. Tác dụng của biện pháp tu từ trong trường hợp này là tạo ra một hình ảnh mạnh mẽ và gợi lên cảm xúc của người đọc. Nó giúp tăng cường sự gắn kết và tình yêu thương đối với tự nhiên, tạo ra một cảm giác sâu sắc và tình cảm đối với trời xanh và những kỷ niệm ngọt ngào của quá khứ.

@kimngannguyen