K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
21 tháng 12 2023

Đáp án: B. Không vấn, có nhip, giàu chất liệu dân gian 

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
24 tháng 11 2023

- Nét tương đồng: Đều là những bức tranh thiên nhiên miêu tả vẻ đẹp phong phú và giàu cảm xúc của mùa thu, thầm kín gợi lên khao khát lứa đôi.

- Nét khác biệt:

+ Khổ thứ nhất: Bức tranh chiều thu tươi vui, trong ngần, mơ mộng với hình ảnh cặp chim chuyền ríu rít nơi vòm me, bầu trời thu xanh trong đang tuôn tràn ánh sáng ngọc qua kẽ lá và khúc giao hòa du dương của đất trời vào thu tựa như tiếng đàn lan tỏa dịu dàng, sâu lắng trong không gian

+ Khổ thứ tư: Cảnh chiều thu chuyển sang thời khắc mới: “chiều thưa” với “sương xuống dần”. Các hình ảnh ở đây đều đơn lẻ, cô độc: áng mây, cánh chim… đang vội vã, “phân vân” tìm nơi chón của mình khi chiều lạnh dần buông.

7 tháng 5 2023

- Khổ 1:

+ Thi sĩ Xuân Diệu sử dụng những từ ngữ chỉ mối quan hệ giữa các cảnh vật như hòa trên, ríu rít, đổ... qua.; từ tượng hình (đổ) và từ tượng thanh (ríu rít) à mối quan hệ thắm thiết, hòa quyện.

+ Sử dụng nhiều hình ảnh khác nhau tạo nên sự đa dạng cho cảnh sắc thiên nhiên. Đặc biệt là hình ảnh cây me – một hình ảnh thân thuộc của đường phố cổ Hà Nội vào thu, tạo cho người đọc cảm giác như đang được đắm chìm trong không gian phố cũ yêu thương của đất Tràng An xưa.

+ Vần “uyên” (duyên, chuyền, huyền) gợi lên sự nhẹ nhàng, tĩnh lặng trong một buổi chiều thu.

=> Hình ảnh hòa quyện với âm thanh của “tiếng huyền” càng tô đậm nét những cảnh vật xung quanh trong một buổi “chiều mộng”.

- Khổ 4:

+ Tác giả sử dụng từ láy (gấp gấp, phân vân) tạo nên sự xa cách, sự thay đổi tâm trạng cảnh vật.

+ Vần “ân” cùng nhịp thơ như nhanh hơn.

+ Hình ảnh thơ quen thuộc với khung cảnh đồng quê (cánh cò)

=> Cảnh vật dường như có sự xa cách hơn so với khổ thơ 1. Cảnh thu dường như từ đó cũng buồn hơn, cô đơn hơn khi cảnh vật được đặt trong sự to lớn, mênh mông của bầu trời.

1 tháng 9 2023

THAM KHẢO!

____

- Bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng:

+ Ngắt nhịp: 4/3 (kết hợp cùng với nội dung, câu thơ như tạo hình ảnh trập trùng của dốc núi: Ngàn thước lên cao,/ ngàn thước xuống).

+ Gieo vần: vần chân liền và vần chân cách.

+ Biện pháp tu từ: nhân hóa, nói giảm nói tránh, đảo ngữ → khắc họa chân dung người lính Tây Tiến và sự gian khó của lính Tây Tiến, tạo nên cảm giác bi hùng.

- Bài thơ Chiếc lá đầu tiên của Hoàng Nhuận Cầm:

+ Ngắt nhịp: đa dạng theo nội dung và mạch cảm xúc.

+ Gieo vần: vần chân liền.

+ Biện pháp tu từ:

+ Nhân hóa cho thấy những vật vô tri cũng có cảm xúc, tri giác như con người. Cụ thể trong bài thơ, những vật được nhân hóa đều mang sắc thái, tâm trạng của chủ thể trữ tình.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
26 tháng 11 2023

- Bài thơ Tây Tiến :

+ Ngắt nhịp: 4/3

+ Tạo hình câu thơ gợi hình ảnh trập trùng của dốc núi: Ngàn thước lên cao,/ ngàn thước xuống).

+ Gieo vần: vần chân liền và vần chân cách.

+ Biện pháp tu từ: nhân hóa, nói giảm nói tránh, đảo ngữ

→ khắc họa chân dung người lính Tây Tiến và sự gian khó của lính Tây Tiến, tạo nên cảm giác bi hùng.

- Bài thơ Chiếc lá đầu tiên :

+ Ngắt nhịp: đa dạng theo nội dung và mạch cảm xúc.

+ Gieo vần: vần chân liền.

+ Biện pháp tu từ:

+ Nhân hóa cho thấy những vật vô tri cũng có cảm xúc, tri giác như con người. Cụ thể trong bài thơ, những vật được nhân hóa đều mang sắc thái, tâm trạng của chủ thể trữ tình.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
20 tháng 12 2023

- Hình ảnh: Mây gió, trái tim, hương tràm

- Từ ngữ: xa cách bao lâu, đổi hương thay màu, một thoáng

- Biện pháp tu từ: điệp từ “dù”

- Qua những từ ngữ, hình ảnh, tâm trạng bắt đầu vận động theo hương tràm. Sau một loạt những “Dù” phũ phàng và đau đớn là “Một thoáng hương tràm cho ta bên nhau”. Từ bông hoa tràm mà thấy được một trời mây hương tràm tỏa bay đến không có “em” mà vẫn có thể “cho ta bên nhau” qua “một thoáng hương tràm” thì cái liên tưởng ở đây đã có chiều hướng đi sâu vào tâm tưởng. Và như một quy luật của logic tâm hồn, khi chạm đến những gì là của tâm tưởng, của tâm thức thì sau phút đắm say sẽ là nỗi đau.

29 tháng 8 2023

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ khổ thứ hai và khổ kết bài thơ.

- Chỉ ra và phân tích tác dụng của các hình ảnh, từ ngữ, biện pháp tu từ được sử dụng 

Lời giải chi tiết:

Khổ 2:

Một loạt các mệnh đề phủ định, sử dụng biện pháp điệp từ được dùng để khẳng định lòng chung thủy của tình yêu:

Dù đi đâu dù xa cách bao lâu

Dù gió mây kia đổi hướng thay màu

Dù trái tim em không trao anh nữa

Dù cuộc chia li là vĩnh viễn, dù thiên nhiên đổi thay thất thường, dù trái tim em đã thuộc về một thế giới khác vô hình vô ảnh… ; nhưng sức mạnh bí ẩn của tình yêu đã biến tất cả những cái không thể ấy thành cái có thể:

Một thoáng hương tràm cho ta bên nhau!

- Hình ảnh: gió mây đổi hướng thay màu, hương tràm

- Từ ngữ: đi đâu, xa cách, đổi hướng, thay màu, bên nhau

- Biện pháp điệp cấu trúc “Dù...”

→ Nhằm khẳng định dù có bao cách trở, dù tình em đổi thay nhưng anh vẫn một lòng trao trọn trái tim cho em, luôn thuỷ chung trong tình yêu anh dành cho em.

Khổ 4

- Hình ảnh: bóng em, bóng tràm, mắt em, lá tràm, tình em, hương tràm

- Từ ngữ: bát ngát, xanh ngát, xôn xao

- Biện pháp: điệp cấu trúc “anh vẫn”

→ Khổ cuối là lời thề về tình yêu mà anh dành cho em sẽ không bao giờ thay đổi.

4 tháng 3 2023

Khổ 2:

Một loạt các mệnh đề phủ định, sử dụng biện pháp điệp từ được dùng để khẳng định lòng chung thủy của tình yêu:

Dù đi đâu dù xa cách bao lâu

Dù gió mây kia đổi hướng thay màu

Dù trái tim em không trao anh nữa

Dù cuộc chia li là vĩnh viễn, dù thiên nhiên đổi thay thất thường, dù trái tim em đã thuộc về một thế giới khác vô hình vô ảnh… ; nhưng sức mạnh bí ẩn của tình yêu đã biến tất cả những cái không thể ấy thành cái có thể:

Một thoáng hương tràm cho ta bên nhau!

- Hình ảnh: gió mây đổi hướng thay màu, hương tràm

- Từ ngữ: đi đâu, xa cách, đổi hướng, thay màu, bên nhau

- Biện pháp điệp cấu trúc “Dù...”

→ Nhằm khẳng định dù có bao cách trở, dù tình em đổi thay nhưng anh vẫn một lòng trao trọn trái tim cho em, luôn thuỷ chung trong tình yêu anh dành cho em.

Khổ 4

- Hình ảnh: bóng em, bóng tràm, mắt em, lá tràm, tình em, hương tràm

- Từ ngữ: bát ngát, xanh ngát, xôn xao

- Biện pháp: điệp cấu trúc “anh vẫn”

→ Khổ cuối là lời thề về tình yêu mà anh dành cho em sẽ không bao giờ thay đổi.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
21 tháng 12 2023

a. Một số biện pháp tu từ trong bài 6: Tiểu thuyết và truyện ngắn

- Biện pháp chêm xen:

“Chèo buông, đò ngang trôi theo dòng xuôi về phía hạ nguồn. Ông và dì, một già một trẻ, một lành lặn, một thương tật tựa đỡ vào nhau.” (Người ở bến sông Châu)

=> Biện pháp chêm xen nhằm bổ sung ý nghĩa cho cụm từ “ông và dì”, làm nổi bật được số phận của 2 con người.

- Biện pháp so sánh

“Cứ thế lên lên xuống xuống y như người ta giỡ quả cầu hoặc pho tượng Phật” (Kiêu binh nổi loạn)

=> Biện pháp so sánh làm nổi bật thái độ coi thương của kiêu binh đối với vị vua bù nhìn

b. Biện pháp chêm xen

“Chèo buông, đò ngang trôi theo dòng xuôi về phía hạ nguồn. Ông và dì, một già một trẻ, một lành lặn, một thương tật tựa đỡ vào nhau.” (Người ở bến sông Châu)

=> Biện pháp chêm xen nhằm bổ sung

5 tháng 3 2023

a) 

- Một số biện pháp tu từ có trong Bài 6 là: bút pháp đối lập (Thu hứng – Bài 1), đảo ngữ (Tự tình – Bài 2), nhân hóa, đối lập (Thu điếu – Nguyễn Khuyến), ...

- Phân tích tác dụng của một biện pháp tu từ mà em thấy nổi bật trong các bài thơ đã học ở Bài 6: Biện pháp tu từ trong Tự tình – Bài 2 là đảo ngữ: 

“Xiên ngang, mặt đất rêu từng đám

Đâm toạc chân mây đá mấy hòn”

Tác dụng: Góp phần miêu tả hình ảnh thiên nhiên như muốn vùng lên, phá ngang, phẫn uất với đất trời.

b) 

- Một ví dụ về biện pháp tu từ chêm xen chưa học trong sách giáo khoa (Bài 6) :

“Cô bé nhà bên (có ai ngờ)

Cũng vào du kích!

Hôm gặp tôi vẫn cười khúc khích

 Mắt đen tròn (thương thương quá đi thôi)”

- Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ ấy: Góp phần bộc lộ sự xúc động, ngạc nhiên và tình cảm yêu mến của tác giả dành cho cô hàng xóm cũng là người đồng chí của mình.