K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Chúng ta biết Vũ Đình Liên - nhà thơ mới tiên phong cùng với Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Huy Thông... chỉ với 2 bài Lòng ta là những hàng thành quách cũ và Ông đồ. Thơ ông là sự hội nhập, kết tụ và thăng hoa hai nguồn thi cảm: lòng thương người và niềm hoài cổ - như Hoài Thanh đã chỉ ra. Xúc cảm thật chân thành, lắng sâu biểu hiện trong những câu thơ thật tự nhiên, bình dị.
 
Chỉ bằng 20 câu, 100 chữ, không hơn, nhà thơ đã đủ dựng lên bóng dáng của một thời tàn với lòng cảm thương, ân hận, nhớ tiếc khôn nguôi.
 
Đầu thế kỉ XX, văn minh phương Tây (Pháp) xâm nhập mạnh vào Đông Dương. Hán học ngày càng bị lép vế và bị hủy bỏ (1918). Các nhà nho, dù khoa bảng hay không đỗ đạt đều ngày càng xuống giá chỉ còn vang bóng một thời. Hình ảnh ông đồ, môn đệ chưa thành đạt nơi cửa Khổng sân Trình làm nghề dạy học, ở các làng quê, cũng chẳng làm mấy ai quan tâm đến nữa. Ông chỉ xuất hiện vào những dịp cuối năm, giáp Tết, đầu năm, đầu xuân trên các vỉa hè đường phố Văn miếu, Bà Triệu, phố Huế... để viết chữ, viết câu đối chữ Hán bán cho những người khách còn quý thứ chữ thánh hiền, đem về treo, trang trí đón Tết, mừng xuân, để thờ, cầu Phúc, Lộc, Thọ, Khang, Ninh...
 
Bài thơ được cấu trúc theo dòng thời gian, liên tục và đứt quãng, trong thế so sánh đối lập, tương phản. Cứ mỗi năm áp Tết, hoa đào nở rộ, ta lại gặp ông đồ. Giới thiệu thời gian và địa điểm ông đồ chuẩn bị làm hàng, bán hàng. Ông chỉ thực sự cần thiết cho mọi người vào thời điểm ấy. Giọng thơ kể chuyện, tả cảnh trầm lắng như vẽ lại quy luật cuộc đời. Thời thế đổi thay, ông đồ chỉ còn dịp kiếm ăn bằng cái tài viết chữ Hán - thư pháp tài hoa của mình mà thôi! Bao nhiêu người khen tấm tắc chữ ông đồ đẹp như phượng múa rồng bay, nghĩa là bay bướm, uốn lượn, oai phong, khí phách, sang trọng, tươi tắn... Dù là lời khen của người ngoài cuộc, chẳng làm vẻ vang gì cho ông đồ nhưng cũng là lời an ủi ông già lỡ thời vận mạt. Nếu đặt vào vị trí người đọc, ta vẫn thấy niềm hân hoan sung sướng, trân trọng của người thưởng thức - người sáng tạo - khi đứng trước những bức tranh chữ nho đen nhánh trên nền giấy điều thắm tươi với những nét bút tung hoành của nhà thư pháp. Ta lại thấy dáng ngồi, dáng lưng khom, bàn tay già đưa lên, hạ xuống, nét mặt chăm chú, khắc khổ đậm tô từng nét bút của ông đồ viết thuê. Dù với tư cách thấp khiêm tốn của người bán hàng, bán chữ, nhưng đó vẫn là những ngày, những năm đắt hàng, đắc ý, may mắn của ông đồ. Vì dù lời khen đến đâu, khách hàng càng đông, thì chữ nghĩa thánh hiền và người quân tử bất phùng thời cũng chỉ thể hiện mối quan hệ mua bán sòng phẳng theo lối trả tiền ngay, mặc cả. Chữ nho đã trở thành hàng hóa, dù thanh cao, tao nhã, vẫn là thú chơi, thú vui của những người có tiền.
 
Theo thời gian, quy luật khắc nghiệt không cưỡng được, từ từ nhưng chắc chắn, tiến theo hướng văn minh hiện đại, Âu hóa, mọi người cứ xa dần, nhạt dần với thú chơi xưa. Khách mua chữ, thuê viết chữ mỗi năm mỗi vắng. Câu hỏi: Người thuê viết nay đâu vang lên như tiếng kêu thảng thốt, tội nghiệp, bẽ bàng, não nùng, thất vọng nhưng vẫn cố hi vọng sầu tủi? Không có ai thuê, không được mài mực, đọng bút nên giấy mực hóa bẽ bàng trơ trọi. Chữ đọng vừa có nghĩa là mực đọng, vón lại vì lâu không dùng tới vừa hàm ý kết đọng mối buồn sầu, đau tủi thành khối. Người đọc càng cảm thương cái dáng ngồi bó gối buồn thiu trông đợi lặng câm, lạc lõng giữa dòng đời sắm Tết nao nức đông vui, rộn ràng.
 
Mọi người đã hoàn toàn không để ý tới sự có mặt của ông đồ vì họ thực sự không cần đến ông nữa. Ông đồ cô đơn, ông đồ lạc lõng được gió mưa và lá vàng phụ họa, tô đậm thêm cảnh thê lương. Hai câu thơ tả tình bằng cảnh, qua cảnh đế chiếc lá vàng nằm cong queo, trơ trẽn trên xấp giấy hồng điều và hàng triệu giọt mưa bụi li ti chỉ càng làm cõi lòng ông đồ chán chường, ngậm ngùi, thê thiết trong sự đồng cảm tận cùng của nhà thơ.
 
Đến năm nay thì hoa đào cứ nở khi Tết đến, xuân về, nhưng đã chẳng còn ông đồ xưa. Mới năm ngoái thôi mà đã thành ngày xưa, năm xưa, thành muôn năm cũ. Qui luật khắc nghiệt cứ làm nhiệm vụ của nó một cách lạnh lùng, vô tình. Chỉ có câu hỏi của tác giả, cũng chỉ để hỏi mà thôi! Câu hỏi cuối bài, rõ ràng đâu chỉ hỏi về một ông đồ cụ thể, mà hỏi về những lớp người đã khuất, ở những thời đại đã qua, từng làm nên vẻ đẹp văn hóa cho nước non này. Nhưng theo dòng lịch sử, mỗi người cũng chỉ có một thời của mình. Tất cả chỉ còn là bóng dáng, kỉ niệm trong sự nhớ tiếc của hôm nay. Câu hỏi biểu hiện tâm trạng ân hận, tự trách mình ở thời điểm hiện tại. Cảm giác hẫng hụt của những người đương đại giàu tình thương và tình hoài cổ.
 
Nhưng trong xu thế phục hồi, kế thừa và phát triển những tinh hoa văn hóa nghệ thuật của cha ông - trong đó có nghệ thuật thư pháp, đã xuất hiện những ông đồ, anh đồ mới bên cạnh một số cụ đồ già hiếm hoi còn sống (cụ Thanh Hoằng Khê Lê Xuân Hòa, Nguyễn Văn Bách, Tú Trần...) đã xuất hiện trở lại, phát huy tài năng, tha hồ múa bút như phượng múa rồng bay trong những ngày xuân, giữa mùa hoa đào nở, trên phố phường Hà Nội đang tưng bừng đón thập kỉ đầu của thế kỉ XXI.

14 tháng 10 2021

Để thuyết minh về đồ vật thì chúng ta có thể làm về đồ vật chung hoặc là riêng. Mk làm bao quát nhé!!!

đầu tiên chúng ta sẽ giới thiệu về nguồn gốc cũng như công dụng của nó một cách cụ thể và có số liệu nhất định thì càng tốt nha.

- Nó được sản xuất và phát minh bởi ai

- hiện nay đang trong đà phát triển và cải tiến như thế nào và bạn dự đoán trong tương lai nó sẽ trở nên quan trọng như thế nào với nhân loại, và bạn dự tính nó sẽ hiện đại ra sao

- Nhận xét đôi chút về nó bạn có thể thêm đoạn kết khi nó là nói trước mọi người:các bạn nghĩ sao về đồ vật ấy

Đơn giản vậy thui nha k cho mk nha

6 tháng 9 2016

Cậu nên tự viết theo dàn ý trên mạng thì tốt hơn. Quyển sách ý nghĩa với tôi chưa chắc đã hay với cậu. 

10 tháng 9 2016

kết

1 tháng 11 2016

Dàn ý phân tích truyện ngắn Cô bé bán diêm của An-đéc-xen

1. Các phần của bài văn
Bài văn có thể chia làm ba phần:
• Phần một: “Rét dữ dội, tuyết rơi”… lúc này đôi bàn tay đã cứng đờ ra.
• Phần hai: “Chà! Giá quẹt một que diêm…” Họ đã về chầu Thượng đế.
• Phần bạ: “Sáng hôm sau…” những niềm vui đầu năm.

Phần hai chia làm 5 đoạn:
- Quẹt que diêm thứ nhất: Em tưởng chừng như đang ngồi trước lò sưởi bằng sắt… tỏ ra hơi nóng dịu dàng.
- Quẹt que diêm thứ hai: Bàn ăn đã dọn… và có cả một con ngỗng quay.
- Quẹt que diêm thứ ba: Em thây hiện ra một cây thông Nô-en… hàng ngàn ngọn nến sáng rực, lấp lánh trên cành lá xanh tươi…
- Quẹt que diêm thứ tư: Em bé nhìn thấy rõ ràng là bà em đang mỉm cười với em.
- Quẹt tất cả những que diêm còn lại: Em thấy hai bà cháu bay vụt lên cao, cao mãi…

2. Hoàn cảnh của cô bé bán diêm
- Hoàn cảnh: Gia đình nghèo, mẹ mất, người cha nghèo đói và tàn nhẫn, em phải bán diêm đổ kiếm sống, nếu không bán được ít bao diêm, hay không ai bố thí cho một đồng xu nào đem về; nhất định là cha em đánh em.
- Thời gian và không gian: Em đi lang thang trên đường trong đêm giao thừa… giữa trời đông giá rét… rét dữ dội… Bông tuyết bám đầy trên mái tóc dài xõa thành lừng búp trên lưng em…
- Những hình ảnh tả cảnh đói rét lang thang của cô bé tương phản với cảnh no đủ âm cúng của mọi người, cửa sổ mọi nhà đều sáng rực ánh đèn và trong phòng sực nức mùi ngỗng quay.

3. Những mộng tưởng của em bé
- Các mộng tưởng của em bé qua các lần quẹt diêm (mơ lò sưởi, bàn ăn, cây thông Nô-en, người bà, hai bà cháu bay đi) lần lượt diễn ra thật hợp 11, hợp với những điều khát khao của em: được sưởi âm, được ăn ngon, được đi chơi, được thương yêu, chấm dứt mọi lo lắng buồn khổ.
- Những mộng tưởng của em bé qua các lần quẹt diêm về lò sưởi, bàn ăn, cây thông là sát với thực lố, vì đó là những nhu cầu thiết thực cho cuộc sống của em. Còn mộng tưởng được gặp lại bà, và em thây bà em to lớn và đẹp lão, rồi hai bà cháu vụt lên cao… thuần túy chỉ là nỗi khát khao tha thiết của em bé thiếu han tình thương yêu chăm sóc của người thân.

4. Cảm nghĩ về cô bé bán diêm
- Trong phần kết của chuyện, cái chết của một em bé nghèo khổ, đói rét làm ta xót xa. Nhưng mặt khác, cái chết đó trở nên thanh thản qua hình ảnh đôi má hồng và đôi môi mỉm cười và em đang đi vào giấc mơ huy hoàng lúc hai bà cháu bay lên để đón lấy những niềm vui đầu năm.
- Truyện Cô bé bán diêm kể về kiếp người của một em gái nhỏ bất hạnh chết trong đói rét mà lòng vẫn ôm ấp những mộng tưởng đẹp, làm ta xúc động sâu sắc. Cần xây dựng cuộc sông âm no cho tất cả mọi người, nhất là cho những em bé đáng thương trên đời.

Để xem đầy đủ tài liệu này, quý thầy cô và các em học sinh vui lòng download bộ sưu tập Dàn ý phân tích truyện ngắn Cô bé bán diêm của An-đéc-xen và xem thêm các tài liệu khác. Chúc quý thầy cô giáo giảng dạy hay, các em học sinh học tập tốt!    

 

1 tháng 11 2016

DÀN BÀI

A. MỞ BÀI

Giới thiệu truyện Cô bé bán diêm và cảm nghĩ chung của em về cảnh ngộ và cái chết của cô bé.

(Gợi ý: Có thể nêu các cảm nghĩ:

- Thương cảm, xót xa trước cảnh ngộ nghèo khổ, trước cái chết của cô bé.

- Suy nghĩ về tình cảm giữa những lớp người, giữa những cá nhân với các số phận khác nhau trong xã hội: cần có sự thương cảm, có hành vi giúp đỡ, quan tâm đến nhau).

B. THÂN BÀI

- Thương cảm, ái ngại trước cảnh ngộ nghèo khổ, cơ cực của cô bé và sự phẫn nộ trước thái độ thờ ơ của mọi người trong truyện.

- Lược thuật ngắn gọn cái chết của em (chú ý các chi tiết quan trọng: em chết nhưng đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười, em chết giữa những bao diêm, ở xó tường, bên ngoài là tuyết phủ mặt đất…)

- Nêu và phân tích tình cảm của em trước cái chết đó: xót xa, nghẹn ngào vì em bé đã chết. Xúc động, thương em bé có những ước mơ bình thường mà không đạt được.

- Từ cái chết của em bé bán diêm nghĩ đến cuộc sông của biết bao em bé nghèo khổ, bao gia đình không đu miếng ăn, không có quần áo mặc. Từ đó nghĩ đến trách nhiệm của mọi người đối với những người nghèo khổ khác.

C. KẾT BÀI

- Khẳng định một lần nữa tình cảm nhân vật mà truyện gợi lên trong lòng người đọc.

- Nêu rõ trách nhiệm và tình thương của mọi người đối với số phận và cuộc đời những em bé bán diêm, bán báo, nhặt vỏ chai… thời nay.

3 tháng 11 2016

1. Nhân vật duy nhất Tác phẩm chỉ có một nhân vật. Đấy là cô bé bán diêm. Cô bé không có tên. Người kể dùng ngay công việc (bán diêm) để gọi tên nhân vật. Cách đặt tên này đã cho thấy dụng ý: nhấn mạnh nỗi thống khổ của một con người, còn bé mà phải đi bán diêm để kiếm sống. Hoàn cảnh và cuộc đời ấy thật đáng thương tâm. Không có tên, em bé ấy sẽ mang giá trị ẩn dụ lớn. Em đại diện và gợi nhớ đến vô vàn các em bé nghèo khổ như em. Ngoài cô bé, truyện còn nhắc đến ba người thân trong gia đình em là bà, bố và mẹ. Những nhân vật này không được miêu tả trực tiếp trong tác phẩm mà chỉ được kể gián tiếp qua trang phục (bé đi giầy của mẹ), suy nghĩ (về bố) và tưởng tượng (về bà). Người kể chỉ nhắc đến mẹ em bé qua chi tiết em đi lại giầy của mẹ mà không nói rõ người mẹ ấy đã qua đời hay đi lấy chồng khác. Dẫu sao đi nữa thì em bé ấy cũng không có mẹ và kí ức của em chẳng hề lưu giữ kỉ niệm nào về mẹ. Người em yêu thương nhất là bà. Người em sợ nhất là cha. Nhưng bà em đã qua đời. Cảnh ngộ gia đình em thật thương tâm. Em sống cùng cha, người mà lúc nào cũng hiện lên trong tâm trí em với vẻ khủng bố, hung dữ. Truyện mở ra với tình huống gay cấn. Em bé không bán được diêm nên không dám về nhà. 2. Ngôi nhà và quá khứ Song ngôi nhà ấy không phải là ngôi nhà ấm cúng. Nó lạnh lẽo, tồi tàn không chỉ vì thiếu vắng tình người mà bản thân nó cũng đã dột nát tả tơi. Gọi là nhà nhưng khoảng không mà cha con em bé sở hữu là một gian phòng áp mái, nơi dành cho những người thuê nghèo đến cùng tận. Đây là tâm trạng của em bé: “Vả lại ở nhà cũng rét thế thôi. Cha con em ở trên gác sát mái nhà, và mặc dầu đã nhét giẻ rách vào các kẽ hở lớn trên vách, gió vẫn thổi rít vào trong nhà”. Sinh ra và lớn lên trong cảnh khổ, con người rồi sẽ quen đi và không có cảm giác quá nặng nề trước những khổ ải mà họ phải hứng chịu. Nhưng đang sống trong ngôi nhà ấm áp, đầy ắp tình thương, đầy đủ về vật chất mà lại bị ném ra đường bơ vơ tự kiếm sống trong thời tiết lạnh giá thì quả thật là quá khủng khiếp. Em bé bán diêm lại ở trong hoàn cảnh nghiệt ngã đó. Tình cảnh của em thật đáng thương tâm. Những người thân yêu lần lượt bỏ em đi. Cha em lại trở nên độc ác. Em không bán được diêm và thậm chí ngay cả đến ngửa tay ăn xin em cũng chẳng có được gì: “không ai bố thí cho một đồng xu nào đem về”. Thế gian này đã hoàn toàn lạnh lẽo đối với em. Gia đình là cả chốn ngục tù. Nhà em lạnh lẽo giống như ngoài đường phố. Xã hội không chấp nhận, cưu mang một mảnh hình hài đói rét khốn cùng như em. Ở đây tác giả đã sử dụng biện pháp tăng cấp nhằm đưa em bé đến giới hạn tột cùng của nỗi bất hạnh, của sự sống. Thông thường, trong truyện cổ tích, trước cảnh ngộ đó Bụt sẽ hiện lên cứu giúp con người khốn khổ. Thế nhưng câu chuyện phảng phất dư vị cổ tích này lại không phát triển theo hướng đó. Sẽ không có cái kết thúc có hậu dành cho số phận con người. Bởi lúc này, con người trở nên ích kỉ hơn, đầy toan tính hơn. Dấu ấn hiện đại được đan cài trong tình huống có vẻ như cổ tích ấy là tác giả để cho nhân vật vượt qua giới hạn của sự sống, đến với cõi chết. Một cái chết thê lương trên nền tuyết trắng. Nền tảng cho tính hiện đại ấy là tác giả tiếp tục giữ sự tương phản đã nêu ngay đầu chuyện: một em bé nghèo khổ bơ vơ giữa trời giá lạnh, giữa xã hội không chút tình người. Thời điểm xảy ra bước ngoặt giữa sự sống, cái chết của em bé, mỉa mai thay, được đặt vào đêm giao thừa. Khung cảnh của đêm giao thừa thì chắc ai cũng biết. Người đi xa tìm về nhà. Không khí gia đình ấm áp, tưng bừng, bận rộn. Người người đi mua sắm nhộn nhịp phố phường... Nhưng đêm giao thừa là đêm bất hạnh của em bé, không chỉ bây giờ mà ngay cả trước đó: “đêm giao thừa mà! Em tưởng nhớ lại năm xưa, khi bà nội hiền hậu của em còn sống, em cũng được đón giao thừa ở nhà. Nhưng Thần Chết đã đến cướp bà em đi mất, gia sản tiêu tán, và gia đình em đã phải lìa ngôi nhà xinh xắn có dây trường xuân bao quanh”. Khoảng cách thời gian về đêm giao thừa hạnh phúc năm xưa đến đêm giao thừa bất hạnh năm nay ắt hẳn chưa phải lâu lắm. Bởi lẽ em bé còn nhớ rất rõ không khí và mùi vị của đêm giao thừa: “Cửa sổ mọi nhà đều sáng rực ánh đèn” và “trong phố sực nức mùi ngỗng quay”. Những hình ảnh đó cứ lặp lại năm này sang năm khác, trở thành những tín hiệu bất di bất dịch của phong tục cổ truyền. Thế nhưng, trên cái nền yên ả tràn ngập ánh sáng và mùi vị quyến rũ đó, Andersen dựng lên một sự tương phản: em bé phải ngồi ngoài đường giá lạnh đón giao thừa. 3. Lời kể nương theo dòng tâm trạng Khoảng cách không gian từ nhà ra đường thì ngắn ngủi nhưng khoảng cách tâm trạng thì thật xa vợi vô cùng. Em bé ý thức được điều đó và người kể lại nắm bắt ngay được dòng nội tâm đó để kể lại cho chúng ta câu chuyện đầy thương cảm. Hầu hết câu chuyện được kể nương theo dòng tâm trạng của em bé. Người đọc có thể dễ dàng nhận ra những tín hiệu người kể đang “đọc” suy nghĩ của cô bé bán diêm: – Chả là đêm giao thừa mà! Em tưởng nhớ lại năm xưa...– Vả lại ở nhà cũng rét thế thôi...– Chà! Giá quẹt một que diêm mà sưởi cho đỡ rét một chút nhỉ?...– Thật là dễ chịu!... Có khi người kể còn trực tiếp tái hiện cả lời độc thoại của cô bé lên trang sách: – Chắc hẳn có ai vừa chết, em bé tự nhủ. Nhờ cách kể này mà người đọc có thể tiếp xúc rõ hơn với cảnh ngộ chua xót của em bé: “Em ngồi nép trong một góc tường, giữa hai ngôi nhà, một cái xây lùi vào một chút”.“Em thu đôi chân vào người, nhưng mỗi lúc em càng thấy rét buốt hơn”.“Tuy nhiên, em không thể nào về nhà nếu không bán được ít bao diêm...”. Cách kể luôn tuân thủ nguyên tắc từ xa đến gần. Thoạt tiên là khung cảnh đêm giao thừa, tiếp đến là em bé ngồi trong góc tường, rồi miêu tả em chống cái rét bằng cách “thu chân vào người”. Những tưởng em đỡ rét thì người kể liên tiếp đưa ra hai liên từ hàm ý phản nghĩa: – Co chân nhưng vẫn lạnh hơn– Lạnh hơn tuy nhiên (nhưng) em không thể về nhà... Người kể vẫn giữ nguyên bút pháp tương phản theo lối tăng cấp. Nếu câu trên chỉ thông báo em bé bị lạnh thì câu dưới ngầm ẩn cái lạnh ấy sẽ tăng thêm vì em không được phép về nhà. Ở câu trên ta cứ ngỡ em bé là kẻ lêu lổng và nguyên nhân em bị lạnh là do em. Nhưng câu dưới đã cho ta biết rõ nguyên nhân khiến em bé lạnh: không phải vì em mà vì cha em (nhất định là cha em sẽ đánh em) và vì cả cái xã hội nhộn nhịp giàu có kia lãnh đạm trước tấm hình hài bé bỏng rét buốt (không ai bố thí cho một đồng xu). Đến đây ta thấy thân phận cô bé bán diêm hiện lên trong một khung cảnh đối chọi khốc liệt. Một mình cô bé, áo không đủ ấm, đói không có gì ăn, phải chống chọi lại cả khối lạnh lẽo bủa vây từ mọi phía: cái lạnh của nhà em, cái lạnh từ tình cảm cha con, cái lạnh của người trên phố và cái lạnh của giá rét thời tiết. Trong tình cảnh đó, ánh sáng đèn điện và mùi ngỗng quay xuất hiện không những không làm giảm nỗi đói lạnh của em mà còn khiến cái đói lạnh trong em tăng đến tận cùng. Nghệ thuật tương phản ở đây được sử dụng đắc địa: – Ánh sáng đèn điện trong nhà ấm áp > < Đêm tối ngoài trời giá lạnh.– Mùi ngỗng quay thơm phức > < Cái đói cồn cào. Đêm tối, giá lạnh và cái đói, đằng sau là không lối về, chỉ có bức tường lạnh lẽo, lối thoát duy nhất của em bé lúc này là ao ước và mộng tưởng về thế giới khác nơi không còn nỗi đói khổ giày vò em. Lối kể nương theo tâm trạng của nhân vật đến đây phát huy hết sức mạnh của nó. Xuất phát từ ý tưởng quẹt que diêm để sưởi cho đỡ rét, người kể cho chúng ta thấy giữa đói và rét, cái rét còn khủng khiếp hơn. Tuy nhiên, ta cũng không loại trừ lôgíc thật của truyện vì lúc này trong tay em bé chỉ còn mấy bao diêm. Sức cám dỗ của hơi ấm quả thực lớn: “Cuối cùng em đánh liều quẹt một que”. Điều kì diệu vẫn chưa xảy ra. Chỉ có lối miêu tả hiện thực rất sinh động làm nền cho những gì xảy ra sau đó: “Ngọn lửa lúc đầu xanh lam, dần dần biến đi, trắng ra, rực hồng lên quanh que gỗ, sáng chói trông đến vui mắt”. Tác giả dùng đến bốn tính từ để miêu tả ngọn lửa: xanh lam, trắng ra, rực hồng, sáng chói. Xu thế miêu tả là nhằm xóa mờ tính chất thực của ngọn lửa (biến đi, trắng ra, rực, chói) để làm cơ sở cho ảo giác xuất hiện: “Em tưởng chừng như đang ngồi trước một lò sưởi bằng sắt có những hình nổi bằng đồng bóng nhoáng. Trong lò, lửa cháy nom đến vui mắt và tỏa hơi nóng dịu dàng”. Quả là lôgíc, hơi ấm từ ngọn lửa diêm gợi cho cô bé cảm giác được ngồi trước lò sưởi. Sự tưởng tượng đó cũng là dấu hiệu đẩy lùi em bé bán diêm từ từ rời thế giới thực tại bước sang thế giới hư ảo của mình. Quá trình xâm nhập ấy được đánh dấu bằng lời cảm thán: “Chà! Ánh sáng kì dị làm sao!”. Nếu chỉ hơi ấm không thôi thì chưa chắc ảo giác xuất hiện. Vì ảo giác gắn với thị giác nên tác giả phải viện dẫn đến ánh sáng (nhưng phải là ánh sáng kì dị) thì sau đó lò sưởi mới hiện ra. Bút pháp tả thực được vận dụng nghiêm ngặt trong sự miêu tả này. Đúng hơn là có sự đan cài giữa lời miêu tả tâm trí bên trong với lời miêu tả hành động bên ngoài của cô bé (đoạn in nghiêng là lời miêu tả hành động bên ngoài): “Thật là dễ chịu! Đôi bàn tay em hơ trên ngọn lửa; bên tay cầm diêm, ngón cái nóng bỏng lên. Chà! Khi tuyết phủ kín mặt đất, gió bấc thổi vun vút mà được ngồi hàng giờ như thế, trong đêm đông rét buốt, trước một lò sưởi, thì khoái biết bao!” 4. Ngọn lửa diêm: thực tế và mộng tưởng Lối kể xen kẽ này có tác dụng rất lớn để đưa người đọc xâm nhập vào thế giới mộng tưởng của nhân vật. Sự chuyển biến từ thế giới bên ngoài vào thế giới tâm trạng của em bé được dẫn dắt dần dần. Người kể đôi lúc dừng lại, nhắc về cảnh ngộ thực tại của em bé: “Em bần thần cả người và chợt nghĩ ra rằng cha em đã giao cho em đi bán diêm”. Thực tế đó càng tăng thêm phần nghiệt ngã với em bé và vì thế càng thôi thúc em tìm đến với chốn bình yên: cõi mộng ảo. Ngay sau khi que diêm cháy hết, “lò sưởi biến mất”, em lại tiếp tục quẹt diêm để được sưởi ấm, để được sống trong bầu không khí ấm áp dễ chịu. Các lần quẹt diêm và hiệu quả mà nó mang lại được miêu tả như sau: Lần Thế giới mộng tưởng Thực tế1 Lò sưởi bằng sắt có những hình nổi bằng đồng bóng nhoáng.Em vừa duỗi chân ra sưởi thì lửa vụt tắt, lò sưởi biến mất... Đêm nay về nhà thế nào cũng bị cha mắng.2 Bàn ăn đã dọn, khăn trải bàn trắng tinh, trên bàn toàn bát đĩa bằng sứ quý giá, và có cả một con ngỗng quay. Nhưng điều kì diệu nhất là ngỗng ta nhảy ra khỏi đĩa... tiến về phía em bé.Trước mặt em chỉ còn là những bức tường dày đặc và lạnh lẽo... chẳng có bàn ăn thịnh soạn nào cả,... phố xá vắng teo, lạnh buốt, tuyết phủ trắng xóa, gió bấc vi vu,... khách qua đường, hoàn toàn lãnh đạm với em.3 Một cây thông Nô-en lộng lẫy hàng ngàn ngọn nến sáng rực, nhiều bức tranh màu sắc rực rỡ.Diêm tắt. Tất cả các ngọn nến bay lên, bay lên mãi rồi biến thành những ngôi sao trên trời.4 Bà em đang mỉm cười với em. Em xin được đi cùng bà.Diêm tắt và ảo ảnh rực sáng trên khuôn mặt em bé cũng biến mất.5 Chưa bao giờ em thấy bà em to lớn và đẹp lão như thế này. Bà nắm tay em rồi hai bà cháu bay vụt lên.Em bé chết.Truyện có nhiều hơn năm lần quẹt diêm bởi bốn lần đầu mỗi lần em bé chỉ quẹt một que. Riêng lần thứ năm, em quẹt liên tục hết cả bao diêm. Mục đích của lần quẹt cuối cùng này là để giữ ảo ảnh lại. Vì qua ánh sáng của que diêm, em bé được gặp bà, được nói chuyện với bà, bởi “em muốn níu bà lại”. Như thế ánh sáng từ ngọn lửa que diêm đảm nhận hai chức năng: vừa sưởi ấm (chức năng này không quan trọng vì ngọn lửa diêm thì quá nhỏ nhoi trước trời tuyết mênh mông) và vừa thắp sáng lên thế giới mộng ảo, cái thế giới mang lại hạnh phúc cho em. Nhưng rồi khi cháy hết, que diêm tắt, em bé chỉ còn lại bóng đêm và nỗi ngỡ ngàng hiu quạnh. Những trạng từ được sử dụng kèm theo trạng từ “tắt” càng làm tăng thêm nỗi hụt hẫng kia: “lửa vụt tắt”, “que diêm vụt tắt”, “que diêm tắt phụt”. Bốn lần thắp lửa, bốn lần lửa tắt, bốn lần ảo ảnh hạnh phúc vụt qua nhanh. Để níu giữ hư ảnh, diêm phải liên tục được đốt lên tỏa sáng. Niềm hạnh phúc của em bé cũng chỉ nhỏ nhoi như ngọn lửa diêm trong mịt mùng số phận của đêm giao thừa buốt giá. Điều nghịch lí ở đây là: hư ảnh càng được giữ lại, càng rõ nét bao nhiêu thì linh hồn em bé (nếu như có linh hồn), sự sống của em bé càng leo lét, càng rời xa thể xác, xa sự sống bấy nhiêu. Cuối cùng ngọn lửa ước mơ đã mang em theo cùng bà, người duy nhất em dấu yêu, người duy nhất mang lại hạnh phúc cho em trên cõi đời. Cái chết ấy là sự giải thoát. Khi trần gian là chốn khổ ải vô bờ thì hạnh phúc con người chỉ có được là ở thế giới bên kia. Toàn bộ câu chuyện là bức tranh sáng tối của một cuộc đời. Điểm khép mở hay cũng chính là vùng giao thoa kia chập chờn theo ngọn lửa diêm tỏa sáng. Trước khi quẹt diêm em bé đã ở vào cảnh ngộ mất bà, mất nhà, mất đêm giao thừa với cây thông Nô-en, phải lang thang dưới trời giá lạnh. Sau khi quẹt diêm, quá trình mất mát đó lại được bù đắp theo chiều ngược lại: diêm sáng, lò sưởi hiện lên, ngỗng quay hiện lên, cây thông Nô-en hiện lên, bà em hiện lên... Theo lôgíc của dòng vận động ấy, ta cứ ngỡ em bé sẽ tìm được hạnh phúc, sẽ thấy được phép màu của câu chuyện cổ tích hiện ra. Nhưng nếu tỉnh táo một chút ta thấy tất cả bao thứ kia đều không thật. Chúng chỉ là sảnphẩm từ trí tưởng tượng của một con người đói lạnh, bơ vơ. Nhưng có một sự thật nghiệt ngã hơn bao sự thật đấy là trong niềm hạnh phúc hoang tưởng đó, em bé bán diêm vĩnh viễn ra đi. Lần này nỗi hụt hẫng trong chuyện không để dành cho em bé mà giáng xuống người đọc, gây tiếc nuối xót xa. 5. Các kiểu lời văn Nghệ thuật kể chuyện của Andersen rất tài tình. Không chỉ nương theo tâm trạng nhân vật để từng bước dẫn người đọc vào miền hư ảo mà ông còn tái hiện cả lời nói thành tiếng của em bé để góp phần thể hiện tính cách: Lời độc thoại, lời đối thoại và cả lời người bà đã mất được người kể dẫn trực tiếp qua lời em bé. Như thế, người kể đã sử dụng nhiều kiểu lời văn, phong phú và rất linh hoạt. Để tiện theo dõi, chúng tôi lập bảng thống kê sau: TT Kiểu lời văn Nội dung1 Lời miêu tả cảnh vậtCửa sổ mọi nhà đều sáng rực... tuyết vẫn phủ kín mặt đất...2 Lời miêu tả tâm trạngChà! Khi tuyết phủ kín mặt đất, gió bấc thổi vun vút mà được ngồi hàng giờ như thế, trong đêm đông rét buốt, trước một lò sưởi thì khoái biết bao.3 Lời độc thoại Chắc hẳn có ai vừa chết.4 Lời đối thoại (một chiều)“Bà ơi! – em bé reo lên, – cho cháu đi với... Dạo ấy bà đã từng nhủ cháu rằng nếu cháu ngoan ngoãn, cháu sẽ được gặp lại bà...”– “Chắc nó muốn sưởi cho ấm”.5 Lời dẫn trực tiếp lời của người bà“Khi có một vì sao đổi ngôi là có một linh hồn bay lên trời với Thượng đế ”.Chúng tôi đã tập trung phân tích ba kiểu lời trên, hai kiểu lời còn lại, chúng tôi sẽ tiếp tục làm sáng tỏ trong mối quan hệ với nhân vật chính.6. Em bé và “mọi người” Em bé bán diêm là nhân vật chính trong truyện. Điểm độc đáo là, toàn thiên truyện, ngoài nhiều người (người kể dùng cụm từ mọi người) xuất hiện ở cuối truyện, còn lại chỉ có một mình em bé, một nhân vật cho toàn bộ câu chuyện! Nếu nhà văn cứ để người kể một mình kể lại các sự việc liên quan đến em bé thì ắt hẳn câu chuyện sẽ nhàm chán vô cùng. Nhằm khắc phục điều đó, Andersen luôn để nhân vật hồi tưởng về quá khứ. Khi kỉ niệm hiện lên, nhà văn không ngần ngại tái hiện ngay dòng suy nghĩ đó lên trang giấy. Điển hình là đoạn em bé reo lên với bà, người đã qua đời: “xin bà đừng bỏ cháu ở nơi này; trước kia, khi bà chưa về với Thượng đế chí nhân, bà cháu ta đã từng sung sướng biết bao!... Cháu van bà, bà xin Thượng đế chí nhân cho cháu về với bà. Chắc Người không từ chối đâu”. Việc đưa nhiều kiểu lời văn vào tác phẩm không chỉ tạo sự hấp dẫn, chân thực mà còn góp phần giúp người đọc nắm bắt ngay được tính cách, tâm lí của nhân vật. Suốt cả câu chuyện, không một lần tác giả trực tiếp miêu tả sự ngoan ngoãn hiếu thảo của em bé, nhưng người đọc vẫn nhận ra nét đáng yêu đó từ em qua sự suy tưởng của em về quá khứ, về những hình ảnh hư ảo hiện ra sau ngọn lửa diêm và cụ thể, chính em thừa nhận mình ngoan qua lời cầu khẩn với bà: “Dạo ấy bà đã từng nhủ cháu rằng nếu cháu ngoan ngoãn, cháu sẽ được gặp lại bà, bà ơi!”. Như vậy, nếu em bé được gặp lại bà thì chứng tỏ em bé ngoan. Và quả thực em đã gặp được bà, được đi cùng bà, được thỏa mãn ước nguyện. Những tưởng em bé hạnh phúc nhưng kì thực đấy là con người nhỏ bé bất hạnh nhất. Còn gì phản nhân văn hơn khi con người không khao khát sống mà lại đi ao ước được chết và được thỏa mãn ước nguyện chết ấy? Andersen không phải là nhà văn tàn nhẫn. Ông đã đan cài vào sau sự thỏa mãn phi nhân đạo kia một cái nhìn, một tiếng nói phê phán sâu sắc sự bất nhân mà xã hội dành cho em bé bán diêm. Và ông cũng không trực tiếp xuất hiện (thông qua lời kể hay lời của bất kì một nhân vật nào đó) để nói lời phản bác hay bày tỏ thái độ xót xa trước cái chết thê thảm của em bé. Lại vẫn là ai đó nói, không có danh tính, “Mọi người bảo nhau: – Chắc nó muốn sưởi ấm!”. Sự tồn tại của xã hội xung quanh em bé là mọi người: số đông, ẩn dụ cho cả khối băng lạnh trong lương tri con người. Thì ra, không phải cái giá lạnh của một đêm chuyển mùa (đêm giao thừa chuyển từ mùa đông sang mùa xuân) giết chết em bé mà chính cái lạnh trong tâm hồn, đạo đức của mọi người kia đã giết chết em. Họ không hề quan tâm, không hề thấu hiểu ngay cả khi em chết