K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 6 2021

CN: Một câu thơ, một trang truyện, một bạn ➙ cụm danh từ

VN: đang ngay khi chúng ta dùng động trong cảm xúc có bao giờ nói là chúng ta yên nằm lười yên một chỗ ➙ cụm động từ

31 tháng 12 2021

tham khảo:

Viết đoạn văn khoảng tám đến 10 câu, nêu cảm nhận của em về tình bạn của nhà thơ và người bạn trong bài bạn đến chơi nhà - Ngữ văn Lớp 7 - Bài tập Ngữ văn Lớp 7 - Giải bài tập Ngữ văn Lớp 7 | Lazi.vn - Cộng đồng Tri thức & Giáo dục

a. Biện pháp nói giảm nói tránh theo cách dùng từ đồng nghĩa "nằm trong giấc ngủ bình yên" - chết

Tác dụng: Giảm bớt cảm giác đau thương khi đối mặt với sự thật Bác đã ra đi mãi mãi. 

b. Biện pháp nói giảm nói tránh bằng cách nói từ đồng nghĩa "khiếm thị" - bị mù

Tác dụng: Sử dụng nói giảm nói tránh thể hiện thái độ hòa nhã, lịch sự, tôn trọng người khác

c. Biện pháp nói giảm nói tránh bằng cách dùng từ đồng nghĩa " chia tay" - "ly hôn" 

Tác dụng: Vơi đi cảm giác đau thương, tủi thân cho đối phương 

d. Biện pháp nói giảm nói tránh bằng từ đồng nghĩa "mất" - chết, đi bước nữa - tái hôn 

Tác dụng: Sử dụng nói giảm nói tránh thể hiện sự tôn trọng người khác, giảm đi sự ghê rợn từ cái chết. 

e. Biện pháp nói giảm nói tránh bằng cách nói vòng "không được chăm chỉ lắm" - lười 

Tác dụng: Tránh động chạm đến lòng tự trọng của đối phương khiến câu nói trở thành lời nhắc nhở nhẹ nhàng.

tóm tắt thân bài lại thân bài sau thành 1 đoạn văn:Cả hai câu tục ngữ trên đều mang một triết lí nhân văn sâu sa. Đó là cần phải biết ơn những người đã mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho chúng ta. Câu đầu tiên mượn hình ảnh “ăn quả” và “trồng cây” ý muốn nói, khi được hưởng thụ những trái ngọt, trái thơm, cần nhớ tới công sức, mồ hôi nước mắt của người đã làm...
Đọc tiếp

tóm tắt thân bài lại thân bài sau thành 1 đoạn văn:

Cả hai câu tục ngữ trên đều mang một triết lí nhân văn sâu sa. Đó là cần phải biết ơn những người đã mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho chúng ta. 
Câu đầu tiên mượn hình ảnh “ăn quả” và “trồng cây” ý muốn nói, khi được hưởng thụ những trái ngọt, trái thơm, cần nhớ tới công sức, mồ hôi nước mắt của người đã làm ra nó. Điều đó được ẩn dụ nhằm khuyên răn thái độ của mỗi con người xử sự sao cho đúng, cho phải đối với những người đã giúp đỡ mình để không phải hổ thẹn với lương tâm. Hành động đó đã thể hiện một tư tưởng cao đẹp, một lối ứng xử đúng đắn. Lòng biết ơn đối với người khác đó chính là một truyền thống tốt đẹp của ông cha ta từ xưa tới nay. Đó cũng chính là biết sống ân nghĩa mặn mà, thuỷ chung sâu sắc giữa con người với con người. Tất cả những gì chúng ta đang hưởng thụ hiện tại không phải tự dưng mà có. Đó chính là công sức của biết bao lớp người. Từ những bát cơm dẻo tinh trên tay cũng do bàn tay người nông dân làm ra, một hạt lúa vàng chín giọt mồ hôi mà. Rồi đến tấm áo ta mặc, chiếc giày ta đi cũng đều bởi những bàn tay khéo léo của người thợ cùng với sự miệt mài, cần cù trong đó. Những di sản văn hoá nghệ thuật, những thành tựu độc đáo sáng tạo để lại cho con cháu. Còn nhiều, rất nhiều những công trình vĩ đại nữa mà thế hệ trước đã làm nên nhằm mục đích phục vụ thế hệ sau. Tất cả, tất cả cũng chỉ là những công sức lớn lao, sự tâm huyết của mỗi người dồn lại đã tạo nên một thành quả thật đáng khâm phục để ngày nay chúng ta cần biết ơn, phục hồi, tu dưỡng, phát triển những di sản đó. Những lòng biết ơn, kính trọng không phải chỉ là lời nói mà còn cần hành động để có thể thể hiện được hết ân nghĩa của ta. Đó chính là bài học thiết thực về đạo lí mà mỗi con người cần phải có. 
Đến câu tục ngữ thứ hai “Uống nước nhớ nguồn”. Cũng giống câu tục ngữ thứ nhất. Câu tục ngữ này đều mang ý ẩn dụ dưới hình thức cụ thể, sinh động. Nước chính là thứ chúng ta hưởng thụ còn nguồn chính là người tạo ra cái để chúng ta hưởng thụ đó. Câu tục ngữ này chỉ vẻn vẹn có bốn chữ mà ý tứ sâu xa ẩn dưới cấu trúc mô hình điều kiện, hệ quả. Nói đến nước trong nguồn là nói đến sự mát mẻ, thanh tao. Và nguồn nước sẽ mãi không bao giờ vơi cạn. Chữ “nhớ” trong câu là một từ quan trọng, tâm điểm của câu tục ngữ. Ý nghĩa câu tục ngữ này thể hiện mối quan hệ tốt đẹp giữa con người với con người. Lòng nhớ ơn luôn mang một tình cảm cao đẹp, thấm nhuần tư tưởng nhân văn. Nó giáo dục chúng ta cần biết ơn tổ tiên, ông bà, cha mẹ, những anh hùng vĩ đại đã hi sinh, lấy thân mình, mồ hôi xương máu để bảo vệ nền độc lập cho đất nước, giữ vững bình yên vùng trời Tổ quốc cho chúng ta có những năm tháng sống vui sống khoẻ và có ích cho xã hội, phần để thực hiện đúng trách nhiệm, bổn phận của chúng ta, phần vì không hổ thẹn với những người ngã xuống giành lấy sự độc lập. Có ai hiểu được rằng, một sự biết ơn được thể hiện như một đoá hoa mai ửng hé trong nắng vàng, một lòng kính trọng bộc lộ như một ánh sao đêm sáng rọi trên trời cao. Đó là những cử chỉ cao đẹp, những hành động dù chỉ là nhỏ nhất cũng đều mang một tấm lòng cao thượng. Những người có nhân nghĩa là những người biết ơn đồng thời cũng biết giúp đỡ người khác mà không chút tính toan do dự. Chính những hành động đó đã khơi dậy tấm lòng của biết bao nhiêu con người , rồi thế giới này sẽ mãi là một thế giới giàu cảm xúc.

GIÚP MIK ĐI NHA!!! NHANH MIK TICK

1

ĐỀ BÀI: CHỨNG MINH RẰNG NHÂN DÂN vn TỪ XƯA ĐẾN NAY LUÔN LUÔN SỐNG THEO ĐẠO LÝ: ăn quả nhớ kẻ trông cây và uống nước nhớ nguồ

CÁC BẠN CŨNG CÓ THỂ CHỌN THÂN BÀI KHÁC CŨNG ĐC NHƯNG CHỈ 10-12 CÂU THÔI NHÉ

7 tháng 12 2021

A

7 tháng 12 2021

A

27 tháng 5 2020

câu 1 : 

Công thức thường gặp : mở bài bằng cách  xuất phát từ tác giả, tác phẩm để dẫn đến đề bài.

1 Công thức khác: đi từ lý luận văn học bởi lý luận văn học là “ gốc rễ” của văn chương.

Câu 2 :

Lỗi diễn đạt là lỗi sử dụng ngôn ngữ, tư duy của người nói

Câu 3 :

1. “ Nhạc là cỗ xe chở hồn thi phẩm”
2.“Thi sĩ là một con chim sơn ca ngồi trong bóng tối hát lên những tiếng êm dịu để làm vui cho sự cô độc của chính mình.” (B. Shelly)

3. “Mỗi tác phẩm phải là một phát minh về hình thức và khám phá về nội dung”. (Lêonit Lêonop)

....v.v

Câu 4 :

Để thực hiện tốt việc dẫn dắt vào vấn đề, thì chúng ta cần tìm hiểu kĩ đề bài và xác định đúng trọng tâm của tư tưởng, đạo lí hay câu nói cần giải thích

Câu 5:

-Than ôi! 

-Thê thảm thay .

-.....

câu 6

 em phải làm theo 1 thao tác chủ yếu: giải thích, chứng minh hay bình luận.

1/ Giải thích:

+ Yêu cầu đặt ra:

Đi sâu vào những phát ngôn rất súc tích để tìm hiểu và lý giải nội dung ý nghĩa bên trong. Tức là ta phải làm sáng tỏ, giảng giải, bóc tách vấn đề cho người đọc hiểu được thấu đáo cái đang được đề cập khi chúng còn đang mơ hồ.

+ Công việc cụ thể:

Để làm sáng tỏ vấn đề, ta phải đi vào lý giải từ ngữ, điển tích, khái niệm, đi vào nghĩa đen, nghĩa bóng, nghĩa hẹp, nghĩa mở rộng, đi vào những cách nói tế nhị bóng bẩy để hiểu được đến nơi đến chốn điều người ta muốn và cái lẽ khiến người ta nói như vậy.

Trong thao tác giải thích, ta vừa dùng lý lẽ để phân tích, lý giải là chủ yếu; vừa dùng dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề, xác lập 1 cách hiểu đúng đắn, sâu sắc có tính biện chứng nhằm chống lại cách hiểu sai, hiểu không đầy đủ, ko hết ý.

Bước kết thúc của thao tác giải thích là rút ra điều chúng ta cần vận dụng khi đã tìm hiểu được chân lý. Phương hướng để vận dụng những chân lý này vào cuộc sống hàng ngày, tuỳ theo cho cá thể hay cho cộng đồng mà có hướng vận dụng phù hợp, và mỗi chúng ta phải như thế nào?

=> Từ những điều nói trên, ta rút ra 1 sơ đồ tổng quát theo 3 bước:

- Làm sáng tỏ điều mà người ta muốn nói.(giải thích)

- Trả lời vì sao người ta đã nói như vậy?(tại sao?)

- Từ chân lý được nói lên, rút ra bài học gì trong thực tiễn?(để làm gì)

2/Chứng minh:

+ Yêu cầu đặt ra:

Làm sáng tỏ chân lý bằng các dẫn chứng và lý lẽ. Khi ta đã chấp nhận cái chân lý thể hiện trong 1 phát ngôn nào đó, nhiệm vụ là ta sẽ phải thuyết phục người khác cũng chấp nhận như mình = những dẫn chứng rút ra từ thực tế cuộc sống xưa và nay, từ lịc sử, từ văn học (nếu đề yêu cầu) và kèm theo dẫn chứng là những lý lẽ dẫn dắt, phân tích tạo ra lập luận vững chắc, mang đến niềm tin cho người đọc.

+ Công việc cụ thể:

Bước đầu tiên là phải tìm hiểu điều cần phải chứng minh , không những chỉ bản thân mình hiểu, mà còn phải làm cho người khác thống nhất, đồng tình với mình cách hiểu đúng nhất.

Tiếp theo là việc lựa chọn dẫn chứng. Từ thực tế cuộc sống rộng lớn, tư liệu lịch sử rất phong phú, ta phải tìm & lựa chọn từ trong đó những dẫn chứng xác đáng nhất, tiêu biểu, toàn diện nhất (nên chỉ cần vài ba cái để làm sáng tỏ điều cần CM). Dẫn chứng phải thật sát với điều đang muốn làm sáng tỏ và kèm theo dẫn chứng phải có lý lẽ phân tích - chỉ ra những nét, những điểm ta cần làm nổi bật trong các dẫn chứng kia. Để dẫn chứng và lý lẽ có sức thuyết phục cao, ta phải sắp xếp chúng -> 1 hệ thống mạc lạc và chặt chẽ: theo trình tự thời gian, không gian, từ xưa đến nay, từ xa đến gần, từ ngoài vào trong hoặc ngược lại...miễn sao hợp logic là đc

Bước kết thúc vẫn là bc vận dụng, đặt vấn đề vào thực tiễn cuộc sống hôm nay để đề xuất phương hướng nỗ lực. Chân lý chỉ giá trị khi soi rọi cho ta sống, làm việc tốt hơn. Ta cần tránh công thức và rút ra kết luận cho thoả đáng, thích hợp với từng người, hoàn cảnh, sự việc.(vì nếu làm theo công thức nhiều thì bn sẽ không thể phát huy khả năng văn chương của bạn !)

=> Từ những điều nói trên, ta rút ra 1 sơ đồ tổng quát theo 3 bước:

- Làm rõ điều cần chứng minh trong luận đề được nêu lên.

- Lần lượt đưa ra các dẫn chứng và lý lẽ để làm sáng tỏ điều cần chứng minh.

- Rút ra kết luận về phương hướng nỗ lực.

3/ Bình luận:

-giải thích và chứng minh sẽ được viết cô đọng, ngắn gọn hơn so với chỉ 1 thao tác chứng minh hoặc giải thích để tập trung cho phần việc quan trọng nhất là bình luận - phần mở rộng vấn đề.

Trước khi bình luận, ta thường phải bày tỏ thái độ, để khách quan và tránh phiến diện, ta phải xem xét kĩ luận đề để từ đó có thái độ đúng đắn, có 3 khả năng:

- Hoàn toàn nhất trí.

- Chỉ nhất trí 1 phần. (có giới hạn, có đk)

- Không chấp nhận. (bác bỏ)

Sau đó, ta bình luận - mở rộng lời bàn để vấn đề được nhìn nhận sâu hơn, toàn diện hơn, triệt để hơn.

Cuối cùng, ta lại chỉ ra phương hướng vận dụng để đưa lý luận vào áp dụng thực tế cuộc sống.

=> Bố cục của một bài văn bình luận gồm:

- Mở bài:

Dẫn dắt, giới thiệu luận đề.

- Thân bài:

+ Xác định ý nghĩa cơ bản của luận đề. (ý nghĩa)

+ Bày tỏ thái độ của chúng ta trên những nét bao quát nhất. (đánh giá)

+ Trình bày nội dung cơ bản: bình luận. (mở rộng, bổ sung lời bàn)

- Kết bài:

Kết thúc luận đề (rút ra kết luận thực tiễn).

Câu 7:

Viết KB mở rộng hoặc ko mở rộng.

Giống như phần mở bài, phần này chỉ nêu lên những ý khái quát,NHỚ không trình bày lan man, dài dòng hoặc lặp lại sự giảng giải, minh họa, nhận xét một cách chi tiết như ở phần thân bài.

Câu 8 :

- Hoàn cảnh ra đời của bài thơ , văn

- Thể thơ ( riêng cho thơ)

- Hình ảnh thơ , văn

-Tình cảm đc gửi gắm vào bài thơ , văn

- Chi tiết thơ , văn

- Giọng điệu

- Vần (nhịp) thơ.  ( riêng thơ)

- Ngôn ngữ thơ , văn: gồm có ngôn ngữ bình dân, ngôn ngữ bác học, ngôn ngữ được sử dụng trong bài thơ (từ láy, câu đặc biệt, thành ngữ, tục ngữ, dấu ?, dấu !...).

- Bố cục: chia thành các phần , các đoạn

Câu 9 : Có . Ko kb.

27 tháng 5 2020

Hừm có vẻ như tớ thấy tớ làm sai câu 1 hay sao ý ! Nhưng tớ sẽ sửa lại thành

Muốn làm được mở bài đi từ lý luận văn học,mỗi học sinh chúng ta cần trang bị cho mình những kiến thức lý luận văn học thiết thực, làm cơ sở để đi tới các vấn đề văn học nhỏ hơn.

Bài làm

Câu 1: 

a) Tên văn bản trên là văn bản " Bạn đến chơi nhà "

b) Bài thơ thuộc thể loại: Thất ngôn bát cú đường luật.

c) Cụm từ " ta với ta " trong bài thơ " Bạn đến chơi nhà " nhằm chỉ chủ nhà và khách, chúng ta không thể phân biệt được đâu là chủ nhà, đâu là khách

=> Thể hiện tình bạn rất thắm thiết, sâu sắc, có thể vượt lên tất cả mọi của cải, cật chất bên ngoài.

d) Theo em, câu " Đầu trò tiếp khách trầu không có" hay hơn. Vì, dân gian đã có câu " Miếng trầu là đầu câu truyện ", nên muốn mở đầu câu chuyện thì ít nhất phải có trầu, nhưng kể cả trầu không có nhưng tác giả vẫn giữ được tình bạn đẹp. Còn câu " Trầu buồn một nỗi cau không có " , chỉ sự buồn rầu, nỗi buồn chỉ có một mình là trầu nhưng không có cau. 

Câu 2: 

Bài làm

Thông thường, ai cũng chỉ muốn cuộc đời mình gắn với những niềm vui, chẳng ai lại thích thú trước những nỗi buồn. Thế nhưng khi tất cả những điều vui buồn bỏ lại sau lưng, ta sẽ thấy nhớ và quý quá khứ dù quá khứ đó có cả nỗi buồn. Tuổi thơ đối với tôi không ngọt ngào như viên kẹo tròn, không mơ mộng như một miền cổ tích nhưng lại khiến trái tim ghi nhớ cả một đời. Những vui buồn ngày ấy là những kỉ niệm tươi đẹp nhất trong đời tôi.

Ngày còn nhỏ, thấy các bạn thành thị xúng xính cặp sách, quần áo, đồ chơi đẹp, tôi thấy mình và những đứa trẻ vùng quê sao mà thiệt thòi thế. Chúng tôi chỉ có những bộ quần áo mới khi tết đến, đồ chơi cũng rất ít chủ yếu là những món vụn vặt mà chúng tôi nhặt được. Khi đủ khôn lớn tôi chợt thấy mình may mắn khi chúng tôi sinh ra và lớn lên ở vùng quê, nơi tôi có thể thỏa thích thả những cánh diều mơ ước. Tôi gửi những niềm vui nỗi buồn của mình trên những cánh đồng lúa bát ngát, hòa vào dòng nước mát rượi của dòng sông và lẫn bên trong từng trận cười giòn tan hay những giọt nước mắt của cô bé dỗi hờn. Ngày ấy, có một cô bé háo hức đợi cơn mưa đầu mùa để rủ đám bạn trong xóm chơi trò tạt nước, rồi theo những con kênh rạch cạn suốt ngày nắng hè để tìm những chú cá rô lên bờ. Niềm vui bắt được những chú cá vượt cạn, những con ốc, con cua đầy giỏ mà tôi cứ ngỡ như niềm vui của nàng Tấm khi nghĩ về chiếc yếm đào. Lũ trẻ đồng quê chúng tôi chẳng sợ bùn lầy cũng không ngại mưa gió như những đứa trẻ thành thị bây giờ. Có khi cả ngày lặn lội dưới ao xúc từng con tép hoặc những ngày nắng đầu trần đi câu cá mà vẫn không hề bị cảm. Chúng tôi giống nhau ở màu da sạm nắng và mái tóc cháy vàng, đôi chân trần vững chải duy chỉ có mỗi nụ cười vẫn hiện hữu trong đôi mắt.Rồi những nỗi buồn bất chợt khiến tôi bao lần bật khóc. Đó là ngày cô bạn thân sát nhà chuyển sang lớp khác, chẳng còn ngồi chung bàn với tôi dù chúng tôi vẫn gặp nhau mỗi ngày sau giờ đi học. Cô bạn ấy là cả một miền kí ức với tôi. Chúng tôi cùng nhau lớn lên, cùng nhau xây ngôi nhà mơ ước dưới gốc me, gốc khế. Cùng nhau đi qua những tháng năm buồn vui của tuổi thơ và cùng hẹn ước mai sau lớn lên vẫn là những người bạn tốt. Hay những lần chơi trò rượt đuổi mải chẳng bắt được ai, cô bé hay hờn dỗi ấy đã khóc một mình bên đống rơm khô khiến cả đám bạn phải năn nỉ, chọc cười. Nỗi buồn của tuổi thơ tôi cũng có lúc vỡ òa trong thương nhớ. Đó là lần mẹ tôi về quê ngoại phụ ngoại thu hoạch vườn cây suốt một tháng trời. Tôi đếm từng ngày, mong từng đêm có khi còn mơ thấy mẹ về mang rất nhiều đồ chơi cho tôi. Nhưng những nỗi buồn ấy chẳng khác gì những bong bóng nước, nó dễ xuất hiện theo mỗi cơn mưa và cũng dễ tan vỡ đi trong phút chốc. Không giống như người lớn, những đứa trẻ chúng tôi sẽ cười thật to thật vui khi hạnh phúc và khóc òa khi buồn phiền. Chúng tôi chẳng biết gặm nhắm nỗi buồn vì ngày mai lại là một ngày mới.

Dù hôm nay tôi đã xa quê hương, xa những buồn vui tuổi thơ nhưng kí ức ấy vẫn nằm yên trong một góc tâm hồn. Mỗi khi gặp chuyện gì không vui tôi cố gắng nhớ lại những nụ cười đã mất và an ủi bản thân rồi sẽ vượt qua. Kí ức tuổi thơ dù vui hay buồn vẫn rất quan trọng trong đời mỗi con người, vì thế hãy để những đứa trẻ của chúng ta hôm nay được tự do trong vùng trời của ước mơ riêng chúng.

# Chúc bạn học tốt #

Mọi người đọc đi, hay lắm;Có hai người bạn đang bước đi trên sa mạc trong một chuyến đi dài ngày. Hai người nói chuyện với nhau, rồi xảy ra cuộc tranh cãi gay gắt về một vấn đề gì đó. Không giữ được bình tĩnh, một người kia đã tát vào mặt người bạn mình. Cảm thấy rất đau nhưng người bạn không nói gì.- Anh ta chỉ lặng lẽ viết lên trên cát một dòng chữ rất to: "HÔM NAY,...
Đọc tiếp

Mọi người đọc đi, hay lắm;

Có hai người bạn đang bước đi trên sa mạc trong một chuyến đi dài ngày. Hai người nói chuyện với nhau, rồi xảy ra cuộc tranh cãi gay gắt về một vấn đề gì đó. Không giữ được bình tĩnh, một người kia đã tát vào mặt người bạn mình. Cảm thấy rất đau nhưng người bạn không nói gì.
- Anh ta chỉ lặng lẽ viết lên trên cát một dòng chữ rất to: "HÔM NAY, NGƯỜI BẠN TỐT NHẤT CỦA TÔI ĐÃ TÁT VÀO MẶT TÔI".Họ tiếp tục bước đi cho tới khi nhìn thấy một ốc đảo, nơi họ quyết định sẽ dừng chân và nghỉ mát. Người bạn vừa bị tát do sơ ý đã trượt chân rơi xuống một vũng lầy và dần dần lún sâu xuống. Nhưng người kia đã kịp thời cứu được anh.
- Ngay sau khi được cứu, anh đã khắc ngay lên một tảng đá gần đó dòng chữ: "HÔM NAY, NGƯỜI BẠN TỐT NHẤT CỦA TÔI ĐÃ CỨU SỐNG TÔI".
Người bạn kia thấy vậy liền hỏi: "Tại sao khi tôi tát cậu, cậu lại viết chữ lên trên cát còn bây giờ cậu lại khắc chữ lên một tảng đá?".
Và câu trả lời anh ta nhận được là:
"Khi ai đó làm chúng ta đau đớn thì chúng ta nên viết điều đó lên trên cát, nơi những cơn gió của sự thứ tha sẽ xóa tan đi những nỗi trách hờn. Còn khi chúng ta nhận được điều tốt đẹp từ người khác, chúng ta phải ghi khắc điều ấy lên đá, nơi không cơn gió nào có thể cuốn bay đi."

1
10 tháng 11 2018

Mình từng đọc bài này rồi, rát hay đó!

Nhưng bạn ơi, cái này không liên quan đến đề mục bạn chọn là Ngữ Văn lơp đâu nha

Have a nice day!