K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 11 2019

* Câu thơ mở “Sao anh không về chơi thôn Vĩ?”

- Gợi lên cảm giác trách móc, đó cũng là lời mời tha thiết của cô gái thôn Vĩ với nhà thơ

- Có thể hiểu: nhà thơ như tự trách mình, và khao khát của người đi xa mong trở về

- Sử dụng từ “về chơi” gợi lên sự gần gũi, thân mật, chân tình hơn

- Câu hỏi trong vọng tưởng ấy làm sống dậy trong tâm hồn nhà thơ:

+ Khao khát, kỉ niệm sâu sắc, hình ảnh đẹp đẽ và đáng yêu

+ Hình ảnh người con gái thôn Vĩ, nơi có người nhà thơ thương mến

* Hai câu thơ tiếp vừa tả cảnh, vừa gợi tình:

+ Những ấn tượng mạnh mẽ còn lưu lại trong trí nhớ của tác giả

+ Câu thơ như bao quát tầm nhìn của người quan sát: hình ảnh hàng cau thẳng tắp trong nắng sớm

+ Quan sát tinh tế: thấy được sự giao hòa của cảnh vật

+ Câu thơ gợi được cái nắng gió của miền Trung, nắng chói chang, rực rỡ ngay từ lúc bình minh

- Gợi lên được vẻ đẹp của nắng nơi đây, nắng mới lên trong trẻo, tinh khiết, có cảm giác làm bừng sáng sự hồi tưởng của nhà thơ

- Câu thơ thứ ba gợi lên cái nhìn gần gũi của những người đang đi trong khu vườn tươi đẹp của thôn Vĩ

+ Cây cối bao quanh nhà cửa tạo thành cấu trúc xinh xắn đầy tính thẩm mĩ vườn – nhà

+ Từ “mướt” gợi lên sự chăm sóc tươi tốt đầy sức sống của vườn cây, cái sạch sẽ láng bóng của những chiếc lá dưới ánh mặt trời

* Câu thơ cuối có sự hiện hữu của con người làm cho cảnh vật thêm sinh động

+ Sự xuất hiện của con người ý nhị, kín đáo, đúng với bản chất người Huế nhẹ nhàng

+ Khuôn mặt chữ điền: khuôn mặt phúc hậu, cương trực, ngay thẳng

→ Hàn Mặc Tử gợi được cái thần thái của thôn Vĩ: cảnh đẹp, người phúc hậu, thiên nhiên và con người hài hòa

3 tháng 9 2018

- Thời gian: Đêm khuya.

- Không gian: yên tĩnh, trống trải, mênh mông

- Hoàn cảnh: Một mình đơn côi gối chiếc

- Tâm trạng: tủi hổ, bẽ bàng, cảm thấy bản thân bị rẻ rúng đầy mỉa mai. Tuy nhiên từ “trơ” còn kết hợp với từ “nước non” (cái vĩnh hằng) thể hiện thái độ thách đố của Hồ Xuân Hương

- Cụm từ “say lại tỉnh” gợi lên cái vòng luẩn quẩn, tình duyên đã trở thành trò đùa của con tạo, càng say lại càng tỉnh, càng cảm thấy nỗi đau thân phận.

- Hình ảnh “Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn” thể hiện sự éo le: trăng sắp tàn mà vẫn “khuyết chưa trong”. Tuổi thanh xuân sắp trôi qua mà nhân duyên không trọn vẹn. Chỉ trách phận hẩm duyên ôi

22 tháng 4 2017

- Tâm trạng thái độ của tác giả trước cảnh tượng trường thi: Ngao ngán, xót xa trước sự sa sút của đất nước. Thái độ mỉa mai, phẫn uất của nhà thơ với chế độ thi cử đương thời và đối với con đường khoa cử của riêng ông.

- Hai câu cuối như một lời nhắn nhủ các sĩ tử về nỗi nhục mất nước. Nhà thơ hỏi người nhưng cũng chính là hỏi mình.

11 tháng 4 2019

Mở đầu bài thơ tác giả nêu:

+ Cảnh chạy giặc nhốn nháo trước tiếng súng xâm lược

+ Cảnh phiên chợ quê ồn ào, tấp nập trở nên hỗn loạn, nháo nhác

+ Tình cảnh đất nước rơi vào nguy khốn “một bàn cờ thế phút sa tay”

+ Cảnh nhân dân hoảng loạn “lũ trẻ lơ xơ chạy”, “bầy chim dáo dác bay”…

+ Sự bị động của triều đình phong kiến trước kẻ thù đã dẫn tới hậu quả mất nước, mất mát về người lẫn của

b, Phân tích nét đặc sắc trong ngòi bút tả thực của tác giả:

+ Hai câu thực: bức tranh cụ thể sinh động cảnh tan tác bi thương của nhân dân khi giặc xuất hiện đột ngột

+ Biện pháp đảo ngữ, làm nổi bật trước mắt người đọc vẻ xơ xác, tan tác của lũ trẻ và bầy chim khắc họa được sự hoang mang và ngơ ngác của chúng

+ Những địa danh cụ thể Bến Nghé, Đồng Nai bị giặc cướp bóc, phá phách đều tan tác

+ Tác giả viết ra những dòng thơ bằng sự xót xa trước tình cảnh của người dân vô tội, bằng sự căm thù chất chứa trong tâm can

+ Những câu thơ thể hiện sự phẫn nộ, lòng căm thù giặc của tác giả thông qua ngòi bút sắc béna

9 tháng 9 2018

Khổ thơ đầu mở ra giấc mơ của chính tác giả, câu thơ đầu tiên nghe như tác giả đặt vấn đề có vẻ khách quan: câu chuyện tôi sắp kể “chẳng biết có hay không”

Cách “nhập đề” lạ, một sự “hư cấu” nghệ thuật.

Nó là cớ để nhân vật bộc lộ được cảm xúc trong “cõi mộng”

- Cách vào đề gợi được sự thích thú, tò mò, dường như rất có duyên đối với người đọc

22 tháng 9 2018

Câu hỏi bày tỏ tâm trạng. Các câu hỏi xuất hiện ở cả ba khổ thơ kết nối cảm xúc của toàn bài thơ

- Khổ 1: Sao anh không về chơi thôn Vĩ

+ Sự trách móc của cô gái thôn Vĩ

+ Tiếng lòng của tác giả mong ngóng ngày trở về

- Khổ 2: Thuyền ai đậu bến sông trăng đó/ Có chở trăng về kịp tối nay?

+ Nét đẹp của sông Hương huyền ảo thơ mộng

+ Hình ảnh ánh trăng gắn liền với thơ Hàn Mặc Tử, cho thấy tình yêu với Huế, người Huế

+ Hình ảnh con thuyền chở trăng cũng chính là chở đầy tâm trạng mong ngóng của tác giả

Khổ 3: Ai biết tình ai có đậm đà?

+ Hoài nghi tình cảm

+ Cũng là những tha thiết trong lòng tác giả

Đều không phải là câu hỏi vấn đáp mà chỉ là câu hỏi để thể hiện cảm xúc, tâm trạng

23 tháng 8 2023

- Trạng thái cảm xúc của nhân vật trữ tình trong hai dòng đầu của khổ thơ thứ hai:

+ Nội tâm đầy mâu thuẫn giằng xé, cái sự tuyệt vọng đến đau lòng của tác giả. Yêu sâu sắc đến vậy, thế nhưng nói với người không đặng, chỉ sợ người lại càng lánh xa ta, yêu đến mức chỉ dám lặng lẽ, “âm thầm không hy vọng”.

+ Dẫu chỉ là tình đơn phương, nhưng có lẽ mọi cung bậc cảm xúc trong tình yêu, Puskin đều đã nếm trải: “rụt rè”, e ngại, sợ rằng chỉ một chút sơ sẩy thôi, thì sẽ chẳng còn gì nữa, nàng sẽ không còn dành cho ta sự nhân nhượng, cảm thông cuối cùng, “hậm hực lòng ghen”, vì người có tình mới, nhưng đớn đau thay, bất lực và tuyệt vọng thay, bởi tác giả thậm chí còn chẳng có quyền được ghen tức.

26 tháng 5 2018

Từng chữ từng câu trong bài thơ là tiếng kêu đau xót, đau đớn xuất phát từ trái tim nồng nàn yêu quê hương trước tội ác trời không dung tha của giặc

+ Nhà thơ đau xót trước cảnh nước mất nhà tan, quốc gia diệt vong, nhân dân tan tác

+ Ông thất vọng trước cảnh quê hương ngập tràn bóng giặc, triều đình vô dụng mặc cho nhân dân phải khổ sở điêu linh

⇒ Tác giả Nguyễn Đình Chiểu luôn tấm gương sáng về tinh thần đấu tranh chống giặc ngoại xâm

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

Một số hình ảnh, từ ngữ có tác dụng thể hiện vẻ đẹp riêng của phong cảnh thiên nhiên và tình cảm, cảm xúc của chủ thể trữ tình trước phong cảnh ấy:

- “Bạch Đế xuôi thuyền mây chói chang”: diễn tả khung cảnh chia ly từ biệt nhưng khung cảnh mở ra không hề buồn thương mà chói chang sắc mây.

- “vạn trùng san” (núi non muôn trùng): cho thấy vẻ đẹp của núi sông hùng vĩ của phía nam Trung Quốc từ Bạch Đế. Nơi đây “vượn kêu không dứt”, “rừng núi muôn trùng” nhưng tâm trạng của chủ thể trữ tình lại hào hứng, vui tươi, hoà nhập vào cảnh tượng hùng vĩ đó qua câu cuối có từ “khinh chu” (con thuyền nhẹ). Đó là sự hoà hợp thiên – nhân (thiên nhiên – con người).

=> Phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ, trữ tình, mang đậm hơi thở sinh động của vạn vật. Đó là nét đặc trưng rất riêng trong việc miêu tả non nước hữu tình. Thiên nhiên khoáng đạt, cảnh vật và con người tự tại, phiêu du.