K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 9 2023

Mở đầu "Chí Phèo":

- Mô tả 1 cảnh đẹp về thiên nhiên miền quê Việt Nam, với những chi tiết như sông Nhuệ, cây cỏ xanh mướt và chim hót râm ran. Điều này tạo ra một không gian yên bình và thuần khiết, tượng trưng cho cuộc sống giản dị và thuần hóa của nhân vật chính - Chí Phèo.

- Từ ngữ và mô tả trong mở đầu cũng tạo ra một tình hình xã hội bất công và khắc nghiệt, khi nhân vật Chí Phèo được miêu tả là một người nghèo khó, bị xem thường và bị đánh đồng với đám nhân dân nghèo khổ khác, không có chỗ đứng xhoi.

Kết của "Chí Phèo":

- Nhân vật Chí Phèo được giải thoát khỏi cuộc đời nặng nề và bất công thông qua việc trở thành một kẻ hạnh phúc và tự do. Thông qua cái chết của Chí Phèo, tác giả mang lại một thông điệp sâu sắc về ý nghĩa của tình yêu và hy sinh.

+ Kết thúc của "Chí Phèo" cũng có thể xem là một lời nhắn nhủ cho độc giả, gợi mở về thực tế xã hội và sự khắc nghiệt trong cuộc sống. Nó cũng mở ra câu hỏi về nghĩa vụ và trách nhiệm của con người đối với xã hội và cộng đồng.

Tổng quan, mở đầu và kết của tiểu thuyết "Chí Phèo" tạo ra một bối cảnh và định hình nhân vật, cung cấp những thông điệp và ý nghĩa sâu sắc về tình yêu, sự hy sinh và cuộc sống xhoi.

24 tháng 9 2023

e camr onw aj

 

19 tháng 7 2023

TK

- Đặc sắc nghệ thuật của truyện Chí Phèo từ các phương diện:

+ Điển hình hóa nhân vật: Chí Phèo, Bá Kiến là những điển hình đặc sắc trong tác phẩm. Vừa sinh động, độc đáo, không lặp lại, các nhân vật này mang sức khái quát cao cho mối xung đột diễn ra khốc liệt ở nông thôn Việt Nam trước cách mạng, đặc biệt là nhân vật Chí Phèo. Hắn là điển hình sinh động cho những người nông dân cố cùng bị hủy hoại, tha hoá đến tận cùng bởi thế lực tàn bạo.

+ Kết cấu vòng tròn, khép kín đã tạo nên chiều sâu cho truyện (Mở đầu truyện bằng hình ảnh Chí say rượu chửi bới om sòm, kết thúc bằng hình ảnh Thị Nở nhìn nhanh xuống bụng mình và thoáng nghĩ đến một cái lò gạch xa xôi vắng người qua lại...). Kết cấu này cho thấy số phận bế tắc, quẩn quanh không lối thoát của kiếp người trong xã hội bóc lột.

+ Nghệ thuật miêu tả tâm lí tài tình trong tác phẩm tạo nên những đoạn văn tuyệt bút. Số phận và bi kịch của Chí Phèo được đào sâu cực độ qua những đoạn văn hay như đoạn Chí Phèo thức tỉnh sau đêm say rượu gặp Thị Nở; đoạn Chí Phèo bị cự tuyệt tình yêu..

+ Ngôn ngữ, giọng điệu được thể hiện một cách sinh động, đa dạng trong truyện. Ngòi bút hiện thực vừa tỉnh táo, khách quan, sắc lạnh lại vừa đằm thắm, trữ tình như hòa quyện, xuyên thấm vào nhau. Ngoài ra, giọng trần thuật cũng thay đổi phù hợp với diễn biến tâm lý nhân vật, khi thì dùng lời kể trực tiêp, khi thì nửa trực tiếp, khi lại có sự đan xen giữa hai giọng kể trên một cách nhịp nhàng, nhuần nhuyễn (đoạn văn mở đầu tác phẩm, đoạn miêu tả tâm trạng khi ăn bát cháo hành, đoạn độc thoại nội tâm của Bá Kiến).

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1

Đặc sắc nghệ thuật của truyện Chí Phèo từ các phương diện:

- Cách mở đầu truyện: mở đầu mới mẻ, sáng tạo độc đáo của nhà văn, thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm.

- Không gian: vùng nông thôn, những căn nhà nơi thôn dã, những con đường làng. 

- Thời gian: thời gian hiện thực hàng ngày, thời gian hồi tưởng, thời gian tương lai, thời gian hiện tại, quá khứ, tương lai đan xen.

- Sử dụng các chi tiết độc đáo: chi tiết tiếng chửi, chi tiết bát cháo hành, chi tiết cái lò gạch cũ.

- Kết cấu vòng tròn, khép kín đã tạo nên chiều sâu cho thiên truyện. Kết cấu này cho thấy số phận bế tắc, quẩn quanh không lối thoát của kiếp người trong xã hội bóc lột. Chí Phèo chết nhưng còn bao nhiêu số kiếp Chí Phèo tái diễn?

- Ngôn ngữ: được thể hiện một cách sinh động, đa dạng trong truyện ngắn này. Ngòi bút hiện thực vừa tỉnh táo, khách quan, sắc lạnh lại vừa đằm thắm, trữ tình như hòa quyện, xuyên thấm vào nhau.

- Giọng điệu trần thuật: thay đổi phù hợp với diễn biến tâm lý nhân vật, khi thì dùng lời kể trực tiếp, khi thì nửa trực tiếp, khi lại có sự đan xen giữa hai giọng kể trên một cách nhịp nhàng, nhuần nhuyễn.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
29 tháng 1

* Phân loại điểm nhìn:

- Điểm nhìn của người kể chuyện:

+ Hắn vừa đi vừa chửi … cả làng Vũ Đại

+ Không ai lên tiếng cả … không ai biết …

- Điểm nhìn của dân làng Vũ Đại: Chắc nó trừ mình ra

- Điểm nhìn bên ngoài:

+ Hắn vừa đi vừa chửi … Không ai lên tiếng cả

+ Đã thế, hắn … không ai ra điều

+ Phải đấy … không ai biết.

- Điểm nhìn bên trong:

+ Tức thật … Tức chết đi được mất

+ Mẹ kiếp … nông nỗi này.

- Nhận xét: Điểm nhìn được nhà văn sử dụng linh hoạt, có sự luân chuyển, giúp cho người đọc có cái nhìn đa chiều về khung cảnh mở đầu và cảm xúc của Chí Phèo với tiếng chửi của hắn.

- Cách mở đầu truyện ngắn: Cách mở đầu thật độc đáo, ấn tượng, thu hút sự chú ý của người đọc: giới thiệu trực tiếp nhân vật và mở đầu không theo trình tự thời gian mà đi thẳng vào giữa truyện.

23 tháng 7 2018

=> Đáp án D

4 tháng 9 2023

Trong truyện "Vợ nhặt" của Kim Lân, có nhiều tình huống độc đáo và thú vị. Tình huống chính trong truyện là khi anh Tràng, một người nghèo xấu trai, "nhặt" được vợ giữa lúc nạn đói năm 1945 đang hoành hành. Điều này gây ngạc nhiên và tạo ra sự hấp dẫn cho câu chuyện. Tình huống này cũng thể hiện sự độc đáo và sáng tạo của nhà văn Kim Lân trong việc xây dựng câu chuyện.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1

* Diễn biến tâm trạng của Chí Phèo sau khi gặp thị Nở:

- Hoàn cảnh gặp Thị Nở trong cơn say.

- Trước hết là sự thức tỉnh: khi tỉnh rượu, hắn cảm nhận về không gian, cuộc sống xung quanh, tình trạng của mình… sau đó hắn tỉnh ngộ, cảm nhận được tình yêu thương, sự chăm sóc của Thị Nở.

- Sau đó là hắn hy vọng, ước mơ lương thiện trở về, đặt niềm hy vọng lớn ở Thị Nở. Hắn đã ngỏ lời với thị, trông đợi thị về xin phép bà cô.

- Tiếp đó là thất vọng và đau đớn: bà cô không cho Thị Nở lấy Chí Phèo và Thị Nở đã từ chối Chí nhưng hắn vẫn cố níu giữ. Đau đớn và căm hận, Chí quyết giết chết thị và bà cô thị.

- Cuối cùng là phẫn uất và tuyệt vọng: Chí về nhà uống rượu, ôm mặt khóc. Và rồi hắn xách dao đi đến nhà Bá Kiến, đòi lương thiện. Hắn đã giết Bá Kiến và tự sát.

* Khi bị thị Nở từ chối, Chí Phèo lại xách dao đi giết bá Kiến và tự sát vì:

Bá Kiến là nguyên nhân tha hóa của Chí Phèo. Cái xã hội bất công này không cho Chí cơ hội trở lại làm người tốt. Đó là bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của Chí.