K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 12 2021

Tham khảo

I. Mở bài:

- Giới thiệu về tác gia Nguyễn Trãi: Là nhà chính trị, quân sự lỗi lạc, tài ba, nhà văn nhà thơ với sự nghiệp sáng tác đồ sộ.

- Khái quát về tác phẩm: Là áng thiên cổ hùng văn, là bản tuyên ngôn hùng hồn của dân tộc.

II. Thân bài:

a. Tiền đề lý luận

* Tư tưởng nhân nghĩa

- “Nhân nghĩa” là phạm trù tư tưởng của Nho giáo chỉ mối quan hệ giữa người với người dựa trên cơ sở tình thương và đạo lí.

- “Nhân nghĩa” trong quan niệm của Nguyễn Trãi

 Kế thừa tư tưởng Nho giáo: “yên dân” – làm cho cuộc sống nhân dân yên ổn, hạnh phúcCụ thể hóa với nội dung mới đó là trừ bạo – vì nhân dân diệt trừ bạo tàn, giặc xâm lược.

→ Với nét nghĩa tiến bộ, mới mẻ Nguyễn Trãi đã bóc trần luận điệu xảo trá của giặc Minh đồng thời phân biệt rõ ràng ta chính nghĩa, địch phi nghĩa.

→ Tạo cơ sở vững chắc cho cuộc khởi nghĩa Lam Sơn – là cuộc khởi nghĩa nhân nghĩa, vì cuộc sống của nhân dân mà diệt trừ bạo tàn.

* Chân lý về độc lập dân tộc

- Nguyễn Trãi đã xác định tư cách độc lập của nước Đại Việt bằng một loạt các dẫn chứng thuyết phục: Nền văn hiến lâu đời, cương vực lãnh thổ riêng biệt, phong tục Bắc Nam phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc, lịch sử lâu đời trải qua các triều đại Triệu, Đinh, Lý, Trần, hào kiệt đời nào cũng có.

→ Bằng cách liệt kê tác giả đưa ra các chứng cứ hùng hồn, thuyết phục khẳng định dân tộc Đại Việt là quốc gia độc lập, đó là chân lý không thể chối cãi.

- Các từ ngữ “từ trước, đã lâu, vốn xưng, đã chia” đã khẳng định sự tồn tại hiển nhiên của Đại Việt.

- Thái độ của tác giả:

So sánh các triều đại của Đại Việt ngang hàng với các triều đại của Trung Hoa.Gọi các vị vua Đại Việt là “đế”: Trước nay hoàng đế phương Bắc chỉ xem vua nước Việt là Vương. 

→ Thể hiện ý thức về chủ quyền độc lập cao độ của tác giả.

- Sử dụng phép liệt kê, dẫn ra những kết cục của kẻ chống lại chân lý: Lưu Cung, Triệu Tiết, Toa Đô, Ô Mã,...

→ Là lời cảnh cáo đanh thép, đồng thời cũng thể hiện niềm tự hào bởi những chiến công của nhân dân Đại Việt.

b. Soi chiếu lý luận vào thực tiễn.

* Tội ác của giặc Minh.

- Tội ác xâm lược: Từ “nhân, thừa cơ” cho thấy sự cơ hội, thủ đoạn của giặc Minh, chúng mượn chiêu bài “phù Trần diệt Hồ” để gây chiến tranh xâm lược nước ta.

→ Vạch trần luận điệp bịp bợm, cướp nước của giặc Minh.

- Tội ác với nhân dân:

Khủng bố, sát hại người dân vô tội: Nướng dân đen, vùi con đỏBóc lột bằng thuế khóa, vơ vét tài nguyên, sản vật nước taPhá hoại môi trường, tiêu diệt sự sốngBóc lột sức lao động, phá hoại sản xuất.

→ Sử dụng biện pháp liệt kê tố cáo những tội ác dã man của giặc.

→ Gợi hình ảnh đáng thương, tội nghiệp, khổ đau của nhân dân

→ Nỗi xót xa, đau đớn, thương cảm đối với nhân dân, sự căm phẫn đối với kẻ thù của tác giả.

* Lòng căm thù giặc của nhân dân.

- Hình ảnh phóng đại “trúc Nam Sơn không ghi hết tội, nước Đông Hải không rửa sạch mùi” lấy cái vô cùng của tự nhiên để nói về tội ác của giặc Minh.

- Câu hỏi tu từ “lẽ nào...chịu được”: Tội ác không thể dung thứ của giặc.

→ Thái độ căm phẫn, uất nghẹn không bao giờ tha thứ của nhân dân ta

⇒ Đoạn văn là bản cáo trạng đanh thép về tội ác của giặc Minh

c. Diễn biến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

* Hình tượng người anh hùng Lê Lợi

- Nguồn gốc xuất thân: là người nông dân áo vải “chốn hoang dã nương mình”

 

- Lựa chọn căn cứ khởi nghĩa: “Núi Lam Sơn dấy nghĩa”

- Có lòng căm thù giặc sâu sắc, sục sôi: “Ngẫm thù lớn há đội trời chung, căm giặc nước thề không cùng sống...”

- Có lý tưởng, hoài bão lớn lao, biết trọng dụng người tài: “Tấm lòng cứu nước...dành phía tả”.

- Có lòng quyết tâm để thực hiện lí tưởng lớn “Đau lòng nhức óc...nếm mật nằm gai...suy xét đã tinh”.

→ Hình tượng Lê lợi vừa là con người bình dị đời thường, vừa là người anh hùng khởi nghĩa. Hình tượng Lê Lợi cũng là linh hồn của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, Nguyễn Trãi cho thấy tính chất nhân dân của cuộc khởi nghĩa.

* Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

- Giai đoạn đầu cuộc khởi nghĩa:

Khó khăn về quân trang, lương thực: lương hết mấy tuần, quân không một độiTinh thần của quân và dân: Gắng chí, quyết tâm (Ta gắng chí khắc phục gian nan), đồng lòng, đoàn kết (sử dụng 2 điện tích dựng cần trúc, hòa nước sông)

→ Giai đoạn đầu đầy khó khăn, thử thách, nhờ sự lạc quan, đồng lòng, đoàn kết, biết dựa vào dân đã giúp nghĩa quân Lam Sơn vượt qua mọi khó khăn.

- Giai đoạn phản công và giành thắng lợi

Những chiến thắng ban đầu: Trận Bạch Đằng, miền Trà Lân tạo thanh thanh thế cho nghĩa quân và trở thành nỗi khiếp đảm cho kẻ thù “sấm vang chớp giật, trúc chẻ tro bay”.Nghĩa quân liên tiếp giành nhiều thắng lợi to lớn, tiêu diệt giặc ở những thành mà chúng chiếm đóng “Trần Trí, Sơn Thọ...thoát thân” và tiêu diệt quân chi viện của giặc “Đinh Mùi...tự vẫn”.

→ Biện pháp liệt kê tái hiện không khí chiến trận máu lửa, sục sôi với những chiến thắng giòn giã liên tiếp của quân ta cũng như sự thất bại nhục nhã, ê chề của địch.

+ Sự thất bại nhục nhã, thảm thương của giặc Minh:

Nghệ thuật cường điệu, phóng đại cực tả sự thiệt hại, tổn thất to lớn của quân thù. Đó là những thất bại nhục nhã, ê chề “thây chất đầy nội, nhơ để ngàn năm, bêu đầu, bỏ mạng,..”.Thất bại thảm hại, khốn đốn, cửi áo giáp xin hàng “Thượng thư Hoàng Phúc...xin cứu mạng”Tướng giặc tham sống sợ chết xin hàng. 

+ Khí thế vang dội và cách ứng xử của quân dân ta:

Cách nói cường điệu, phóng đại: “Gươm mài đá đá núi cũng mòn, voi uống nước nước sông phải cạn, đánh một trận....”, ca ngợi khí thế hào sảng, ngút trời của quân ta.Thực thi chính sách nhân nghĩa “Thần vũ chẳng giết hại...nghỉ sức”. Đây là cách ứng xử vừa nhân đạo vừa khôn khéo của nghĩa quân Lam Sơn, nó vừa khiến ta thấy được tính chất chính nghĩa của nghĩa quân vừa là sự chuẩn bị cần thiết cho chính sách ngoại giao sau này.

→ Nghệ thuật đối lập đã thể hiện rõ những nét đối cực trong cuộc chiến giữa ta và địch, từ tính chất cuộc chiến cho đến khí thế, sức mạnh, những chiến công và cách ứng xử

→ Niềm tự hào, tự tôn dân tộc sâu sắc của tác giả.

d. Niềm tin, ý chí.

- Giọng điệu trang trọng, hào sảng cho thấy niềm tin và những suy tư sâu lắng của tác giả

- Sử dụng những hình ảnh về tương lai đất nước như “xã tắc từ đây vững bền, giang sơn từ đây đổi mới, thái bình vững chắc”, các hình ảnh của vũ trụ “kiền khôn, nhật nguyệt, ngàn thu sạch làu”

→ Đất nước, vũ trụ đang vận động theo hướng tươi sáng, tốt đẹp hơn.

→ Đây không chỉ là lời tuyên bố kết thúc còn là niềm tin tưởng, lạc quan về sự nghiệp xây dựng đất nước.

e. Nghệ thuật

- Sử dụng sáng tạo và thành công thể cáo

- Kết hợp hài hòa giữa yếu tố chính trị và yếu tố văn chương.

- Sử dụng các biện pháp liệt kê, phóng đại, đối lập,..

III. Kết bài:

Khái quát nội dung và nghệ thuật của tác phẩmLiên hệ với “Nam quốc sơn hà”, bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của Việt Nam.
15 tháng 12 2021

Tham Khảo:

Nguyễn Trãi (1380 – 1442) là nhà chính trị, quân sự lỗi lạc, tài ba có công lớn trong công cuộc dẹp giặc Minh đem lại nền thái bình thịnh trị cho nước nhà. Ông còn là một nhà văn nhà thơ lớn với khối lượng tác phẩm đồ sộ bao gồm cả văn học chữ Hán và chữ Nôm. Trong đó phải kể đến một số tác phẩm như: Đại cáo bình Ngô, Quân trung từ mệnh tập, Quốc Âm thi tập, Ức Trai thi tập…

Đại cáo bình Ngô được coi là áng “Thiên cổ hùng văn” muôn đời bất hủ, là bản tuyên ngôn đanh thép, hùng hồn về nền độc lập và vị thế dân tộc. Trong đó, cốt lõi là phần đầu tác phẩm với lý tưởng nhân nghĩa được thể hiện rõ ràng:

Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,

Quân điếu phạt trước lo trừ bạo

Nhân nghĩa là tư tưởng chủ đạo của Đại cáo bình Ngô, là mục tiêu chiến đấu vô cùng cao cả và thiêng liêng của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Mở đầu bài cáo tác giả nêu luận đề chính nghĩa. Việc nhân nghĩa của Nguyễn Trãi ở đây là “yên dân” và “trừ bạo”. “Yên dân” chính là giúp dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, như vậy dân có yên thì nước mới ổn định, mới phát triển được. Tác giả đưa vào “yên dân” như để khẳng định đạo lý “lấy dân làm gốc” là quy luật tất yếu trong mọi thời đại là tài sản, là sức mạnh, sinh khí của một quốc gia.

Nguyễn Trãi thật tài tình khi nhận ra và khai sáng thành công vấn đề cốt lõi ấy. Việc nhân nghĩa tiếp theo chính là “trừ bạo” ý nói đến quân Minh, bọn gian tà chuyên đi bóc lột nhân dân. Bọn chúng thẳng tay hành hạ, cướp bóc, vùi dập dân ta trong vực thẳm của sự đau khổ. “Yên dân”, “trừ bạo”, hai việc này tưởng như không liên quan đến nhau nhưng lại là hai yếu tố có tác dụng hỗ trợ, bổ sung cho nhau, vì nếu không yên dân tất trừ bạo khó yên, chúng được nhấn mạnh và tiến hành cùng lúc, thống nhất với nhau. Quan tâm đến sự yên ổn, no ấm cho dân cũng đồng nghĩa với việc phải chiến đấu đánh đuổi kẻ thù của dân, diệt trừ những kẻ tham tàn bạo ngược, cụ thể là bọn “cuồng Minh” giày xéo lên cuộc sống nhân dân, gây ra bao tai hoạ.

Có thể nói, tư tưởng nhân nghĩa ở Nguyễn Trãi không còn là phạm trù đạo đức hạn hẹp mà là một lý tưởng xã hội: phải chăm lo cho nhân dân được sống cuộc hạnh phúc, yên bình. Điều quan trọng hơn là ở đây, Nguyễn Trãi nâng lý tưởng, nỗi niềm ấy lên thành một chân lí. Ông không nói đến nhân nghĩa một cách chung chung mà chỉ bằng một hai câu ngắn gọn tác giả đi vào khẳng định hạt nhân cơ bản, cốt lõi và có giá trị nhất. Không những thế, nhân nghĩa còn gắn liền với việc bảo vệ chủ quyền đất nước, khẳng định chủ quyền quốc gia, tinh thần độc lập dân tộc:

“Như nước Đại Việt ta từ trước

Vốn xưng nền văn hiến đã lâu

Núi sông bờ cõi đã chia

Phong tục Bắc Nam cũng khác”

Từ Triệu , Đinh, Lí, Trần bao đời xây nền độc lập

Đến Hán, Đường, Tống Nguyên mỗi bên xưng đế một phương.

Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,

Song hào kiệt đời nào cũng có.

Khi khẳng định chân lí này, Nguyễn Trãi đã đưa ra một quan niệm được đánh giá là đầy đủ nhất lúc bấy giờ về các yếu tố tạo thành một quốc gia độc lập.Nếu như 400 năm trước, trong Nam Quốc Sơn Hà, Lý Thường Kiệt chỉ xác định được hai yếu tố về lãnh thổ và chủ quyền trên ý thức quốc gia cùng độc lập dân tộc thì trong Bình Ngô đại cáo, Nguyễn Trãi đã bổ sung thêm bốn nhân tố nữa, gồm văn hiến, lịch sử, phong tục tập quán và nhân tài. Đây chính là điểm sáng tạo cho thấy trí tuệ của Nguyễn Trãi. Ở mỗi một quốc gia, nền văn hiến ngàn năm không ai có thể nhầm lẫn được, cương thổ, núi, sông, đồng ruộng, biển cả đều được chia rõ ràng.

Phong tục tập quán cũng như văn hoá mỗi miền Bắc, Nam cũng khác. Ở đây, Nguyễn Trãi nhấn mạnh cả Trung Quốc và Đại Việt đều có những nét riêng không thể nhầm lẫn, thay đổi hay xóa bỏ được. Cùng với đó là từng triều đại riêng nhằm khẳng định chủ quyền. Qua câu thơ, Nguyễn Trãi đã đặt các triều đại “Triệu, Đinh, Lí, Trần” của ta ngang hàng với “ Hán, Đường, Tống, Nguyên” của Trung Quốc , điều đó cho ta thấy, nếu không có một lòng tự hào dân tộc mãnh liệt thì không thể nào có sự so sánh cực kì hay và tinh tế như vậy.

Cuối cùng chính là nhân tài, con người cũng là yếu tố quan trọng để khẳng định nền độc lập của chính mình. Tuy thời thế “mạnh, yếu từng lúc khác nhau” song hào kiệt thì đời nào cũng có, câu thơ như lời răn đe đối với những ai, những kẻ nào, nước nào muốn thôn tính Đại Việt.

Từ năm yếu tố trên, Nguyễn Trãi đã khái quát gần như toàn diện về nền độc lập của một quốc gia. So với “Nam Quốc Sơn Hà” của Lý Thường Kiệt, Bình Ngô đại cáo thật sự hay hơn , đầy đủ, toàn diện hơn về nội dung cũng như tư tưởng xuyên suốt. Ngoài ra , để nhấn mạnh tư cách độc lập của nước ta, tác giả còn sử dụng cách viết sánh đôi nước ta và Trung Quốc: về bờ cõi, phong tục - hai nước ngang bằng nhau, về triều đại-bốn triều đại cường thịnh của ta so với bốn triều đại của Trung Quốc cùng nhân tài thời nào cũng có đã chứng tỏ ta không hề thua kém chúng.

Xuyên suốt đoạn thơ, Nguyễn Trãi đã sử dụng nhiều từ ngữ chỉ tính chất hiển nhiên vốn có khi nêu rõ sự tồn tại của Đại Việt: “từ trước”, “đã lâu” ,“đã chia”, “cũng khác” đã làm tăng sức thuyết phục lên gấp bội. Nghệ thuật thành công nhất của đoạn một – cũng như là bài cáo – chính là thể văn biền ngẫu được nhà thơ khai thác triệt để. Phần còn lại của đoạn đầu là chứng cớ để khẳng định nền độc lập, về các cuộc chiến trước đây với phương Bắc trong lịch sử chúng đều thất bại là chứng cớ khẳng định rõ nhất:

Cho nên:

Lưu Cung tham công nên thất bại;

Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong;

Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô

Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã

Việc xưa xem xét, chứng cứ còn ghi”

Nguyễn Trãi đã tổng kết những chiến công oanh liệt của dân tộc trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược, giữ gìn nền độc lập dân tộc. Cách liệt kê, chỉ ra dẫn chứng rõ ràng, cụ thể, xác thực đã được công nhận bằng những lời lẽ chắc chắn, hào hùng, thể hiện niềm tự hào, tự tôn dân tộc. Người đọc thấy ở đây ý thức dân tộc của Nguyễn Trãi đã vươn tới một tầm cao mới khi nêu cụ thể, rõ ràng từng chiến công oanh liệt của quân và dân ta: “cửa Hàm Tử”, “sông Bạch Đằng”,..thêm vào đó là sự xem thường, căm ghét đối với sự thất bại của những kẻ xâm lược không biết tự lượng sức : “Lưu Cung..tham công”, “Triệu Tiết… thích lớn”, Toa Đô, Ô Mã, tất cả chúng đều phải chết thảm.

Đoạn thơ đã một lần nữa khẳng định rằng: Đại Việt là một quốc gia có độc lập, tự chủ, có nhân tài, có tướng giỏi, chẳng thua kém gì bất cứ một quốc gia nào. Bất cứ kẻ nào có ý muốn thôn tính, xâm lược ta đều phải chịu kết quả thảm bại. Cuộc chiến chống lại quân giặc, bảo vệ dân tộc là một cuộc chiến vì chính nghĩa, lẽ phải, chứ không như nhiều cuộc chiến tranh phi nghĩa khác, cho nên, dù thế nào đi nữa, chính nghĩa nhất định thắng gian tà theo quy luật của tạo hóa.

Đại cáo bình Ngô tràn ngập nguồn cảm hứng trữ tình và mang tính chất hào hùng hiếm có. Trong đó, phần đầu tác phẩm, với nghệ thuật biền ngẫu, đã nêu được hai nội dung chính gần như hết bài cáo là nhân nghĩa và nền độc lập của dân tộc Đại Việt. Chính vì vậy, đoạn trích có giá trị rất sâu sắc đối với nước ta, khẳng định nhân dân ta có tinh thần nhân nghĩa và nền độc lập riêng của mình.

Đoạn thơ giúp ta hiểu rõ chủ quyền lãnh thổ, độc lập dân tộc cũng như lịch sử đấu tranh hào hùng của cha ông ta ngày trước, qua đó bồi dưỡng lòng yêu nước, tự hào tự tôn dân tộc, quyết tâm xây dựng, bảo vệ và củng cố độc lập chủ quyền nước nhà.

Phân tích tác phẩm Bình Ngô Đại Cáo

 

Khi Linh Sơn lương hết mấy tuần là khi Linh Sơn nhận lương, Linh Sơn sẽ tiêu hết lương trong vòng vài tuần

30 tháng 8 2017

Ngô Thì Nhậm từng làm quan dưới triều đại Lê, Trịnh, Tây Sơn.

Đáp án cần chọn là: C

6 tháng 4 2021

tham khảo!

Trong khung cảnh thiên nhiên mênh mông, đượm nét buồn lúc chiều muộn nơi rừng núi, bỗng xuất hiện con người:

"Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc,
Bao túc ma hoàn, lô dĩ hồng."

Dịch thơ:

"Cô em xóm núi xay ngô tối,
Xay hết, lò than đã rực hồng."

Giữa cảnh buồn của thiên nhiên như trong thơ cổ, cô sơn nữ hiện lên như một điểm sáng, làm cho cả bức tranh trở nên sinh động, vui tươi hơn. Đó chính là nét cố điển mà hiện đại trong thơ của Hồ Chí Minh. Bức tranh vừa có người, vừa có hoạt động khỏe khoắn của con người trong đó. Đó chính là nét đẹp, nét đáng quý của người dân lao động. Cô gái đang miệt mài xay ngô bên lò than rực hồng để chuẩn bị bữa tối. Ở đây, bản dịch thơ không đảm bảo được nghệ thuật của bản chữ Hán. Bác đã lặp lại hai chữ "bao túc" ở cuối câu thứ ba và đầu câu thứ tư, như những vòng xoay nối tiếp nhau của cô gái, như sự tuần hoàn của thời gian, trời đã tối, tối dần. Bức tranh vừa ấm áp bởi cảnh tượng lao động khỏe khoắn của người thôn nữ lao động, vừa bởi cái ánh hồng của bếp lò. Đó chỉ là một thứ hạnh phúc bình dị, vậy mà Bác vẫn gạt bỏ hết những đau đớn, mệt mỏi về thân xác để cảm nhận được.

29 tháng 5 2018

Qúa trình hiện đại hóa thơ ca từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám

- Giai đoạn đầu ( từ đầu TK XX đến khoảng 1920) chủ yếu thơ ca của chí sĩ cách mạng (Phan Bội Châu), mặt nghệ thuật vẫn ảnh hưởng từ văn học trung đại.

   + Bài Lưu biệt khi xuất dương của Phan Bội Châu vẫn mang hình thức văn học trung đại nhưng nội dung được đổi mới khi nói về lẽ sống mới, quan niệm mới về chí làm trai

- Giai đoạn thứ hai ( 1920 -1930) công cuộc hiện đại hóa văn học đạt thành tựu đáng nghi nhận. Văn học giai đoạn này đổi mới, có tính hiện đại, yếu tố thi pháp trung đại vẫn tồn tại, phổ biến

   + Hầu trời thể hiện cái tôi cá nhân tự do, phóng túng, phảng phất cái ngông của nhà Nho tài tử.

- Giai đoạn 3 (khoảng 1930- 1945) văn học hoàn tất quá trình hiện đại hóa, với nhiều cuộc cách trên sâu sắc trên mọi thể loại. Đỉnh cao thơ mới Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử, Nguyễn Bính...thể hiện cái tôi cá nhân được giải phóng khỏi hệ thống ước lệ thơ ca trung đại, trực tiếp quan sát thế giới, lòng mình bằng con mắt của cá nhân.

Đọc đoạn trích:                                    CỔ TÍCH GIỮA ĐỜI THƯỜNG Đó là câu chuyện về em học sinh Ngô Minh Hiếu (Trường THPT Triệu Sơn 5, Thanh Hóa) 10 năm liền kiên trì tình nguyện cõng người bạn Nguyễn Tất Minh không may bị dị tật bẩm sinh đôi chân đến trường.Nói câu chuyện cổ tích là bởi sự khâm phục về nghị lực và tấm lòng nhân hậu của Ngô Minh Hiếu, mặc dù tuổi nhỏ nhưng đã làm được...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích:
                                    CỔ TÍCH GIỮA ĐỜI THƯỜNG 
Đó là câu chuyện về em học sinh Ngô Minh Hiếu (Trường THPT Triệu Sơn 5, Thanh Hóa) 10 năm liền kiên trì tình nguyện cõng người bạn Nguyễn Tất Minh không may bị dị tật bẩm sinh đôi chân đến trường.

Nói câu chuyện cổ tích là bởi sự khâm phục về nghị lực và tấm lòng nhân hậu của Ngô Minh Hiếu, mặc dù tuổi nhỏ nhưng đã làm được một việc lớn, một nghĩa cử cao đẹp, mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, đáng để nhiều người suy ngẫm, học tập. Một học sinh nghèo, sinh ra nơi thôn quê bình dị nhưng biết dũng cảm vượt lên những vất vả, khó khăn và cả những e ngại đời thường để nhẫn nại, lặng thầm trong suốt 10 năm cõng bạn đến trường, cùng dìu đỡ, chắp nối ước mơ trong sáng, thánh thiện tuổi học trò của bạn và cũng là của chính bản thân mình.

Nói câu chuyện cổ tích là ở khía cạnh đẹp về nghị lực phi thường và khát khao cháy bỏng, rất đáng trân trọng của Nguyễn Tất Minh. Chẳng may bị tật nguyền, gia cảnh khó khăn nhưng không những không nản chí vì những thiệt thòi cá nhân mà cậu học sinh nơi thôn quê ấy còn rất vững vàng, quyết chí theo học và học rất giỏi để đạt được thành quả rất đáng tự hào, thi đỗ vào Khoa Công nghệ Thông tin, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội với số điểm rất cao (Toán 9,6 điểm; Lý 9,25 điểm; Hóa 9,25 điểm).

Nói câu chuyện cổ tích là ở chỗ cả hai em học sinh của vùng đất xứ Thanh hiếu học ấy mặc dù gia cảnh khó khăn, không có điều kiện để được đi học thêm như nhiều bạn bè cùng trang lứa nhưng các em không những vẫn học rất giỏi mà còn luôn là tấm gương sáng về sự chăm học, ngoan ngoãn, về ý thức tự giác rèn luyện, tu dưỡng.

Nói câu chuyện cổ tích giữa đời thường còn bởi một khía cạnh rất đỗi cảm động về tâm sự của Ngô Minh Hiếu: Em có đôi chút buồn nhưng không phải vì không đỗ nguyện vọng I (Trường Đại học Y Hà Nội) mà buồn bởi sẽ phải tạm xa và sẽ ít có cơ hội để có thể trực tiếp giúp đỡ, động viên người bạn cùng trường, cùng quê vốn chịu nhiều thiệt thòi Nguyễn Tất Minh. Suy nghĩ, việc làm của Ngô Minh Hiếu xứng đáng được coi là một biểu tượng đẹp về tình bạn trong sáng, cao đẹp.

Và cuối cùng nói chuyện cổ tích giữa đời thường còn bởi một thông tin rất vui, rất “có hậu” của câu chuyện này. Đó là thông tin Trường Đại học Y Dược Thái Bình (nơi Ngô Minh Hiếu đỗ nguyện vọng II) đã chính thức quyết định miễn toàn bộ học phí trong suốt quá trình Ngô Minh Hiếu theo học tại trường, để động viên em, để bù đắp những nỗ lực, hy sinh của bản thân em cho bạn bè, rộng hơn là động viên thắp lên ánh sáng của niềm tin yêu, hy vọng, nhân lên nhiều hơn nữa những câu chuyện cổ tích trong mỗi nhà trường cũng như trong đời sống xã hội.
                                                                (Theo Thế Vĩnh baohanam.com.vn)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Xác định hai phương thức biểu đạt của văn bản.
Câu 2. Ý nghĩa của cụm từ “câu chuyện cổ tích” trong văn bản là gì?
Câu 3. Nêu tác dụng của một biện pháp tu từ nổi bật trong văn bản.
Câu 4: Theo anh/chị, câu “tàn nhưng không phế” dùng để chỉ những người như thế nào? Hãy giới thiệu về một tấm gương “tàn nhưng không phế” mà anh/chị ngưỡng mộ.

0
2. Phân tích đặc điểm của ngôn ngữ viết được thể hiện trong các đoạn trích sau:a) Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần một trăm năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỷ mà lập nên chế độ dân chủ cộng hoà.(Hồ Chí Minh)b) Cải trắng tháng Giêng, non như người con gái mơn mởn đào...
Đọc tiếp

2. Phân tích đặc điểm của ngôn ngữ viết được thể hiện trong các đoạn trích sau:

a) Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần một trăm năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỷ mà lập nên chế độ dân chủ cộng hoà.

(Hồ Chí Minh)

b) Cải trắng tháng Giêng, non như người con gái mơn mởn đào tơ, hình như cũng đẹp hơn các tháng khác trong năm thì phải: sáng nhưng không sáng lộng lẫy như trăng sáng mùa thu, đẹp nhưng không đẹp một cách ủa héo như trăng tháng Một. Cái đẹp của trăng tháng Giêng là cái đẹp của nàng trinh nữ thẹn thùng, vén màn hoa ở lầu cao nhìn xuống để xem ai là tri kỉ, mặc dầu không có ai thấy để đoán biết tâm sự mình, nhưng cử thẹn bâng khuâng, thẹn với chính mình. Ánh trăng lúc ấy không vàng mà trắng như sữa, trong như nước ôn tuyền. Đi vào giữa ánh sáng mơ hồ ấy, mình cảm như thấy mình bay trong không gian vô bờ bến.

(Vũ Bằng)

1
HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
27 tháng 8 2023

a. 

- Đoạn trích được thể hiện bằng chữ viết, ngôn ngữ được chọn lọc, câu văn có sự trau chuốt, lựa chọn, gọt giũa nên khi đọc người đọc có điều kiện đọc lại nhiều lần để phân tích nghiền ngẫm. Cấu trúc đoạn văn rõ ràng, mạch lạc.

b. 

- Ngôn ngữ trong đoạn trích có sự chọn lọc. Câu văn có sự trau chuốt nên khi đọc người đọc có thể cảm nhận một cách chân thực vẻ đẹp của trăng tháng Giêng. Cấu trúc đoạn văn rõ ràng, mạch lạc.

22 tháng 3 2019

Nhận định của Vũ Ngọc Phan chủ yếu nói về lòng yêu đời, yêu cuộc sống mãnh liệt trong thơ Xuân Diệu

- Đó là giọng điệu thấm thía. Lòng yêu đời đó xuất phát từ hai nguồn cảm hứng mới, đó là đề tài xuyên suốt trong thơ Cách mạng của Xuân Diệu

- Tác giả chỉ ra mối quan hệ mật thiết giữa tuổi trẻ với tình yêu, giữa thời gian với cuộc đời con người

- Dù ở tâm trạng nào, thơ Xuân Diệu cũng bộc lộ lòng yêu đời, yêu người trong thơ của mình

- Sự hối hả, sự khao khát sống, khao khát yêu đương đã thôi thúc nhà thơ

TRƯỜNG THCS – THPT NGUYỄN KHUYẾNTRƯỜNG TH – THCS- THPT LÊ THÁNH TÔNG ĐỀ KIỂM TRA THƯỜNG XUYÊN - MÔN NGỮ VĂN LỚP 11 HỌC KÌ 1 – NĂM HỌC:  2021- 2022THỜI GIAN LÀM BÀI: 40 PHÚT- NGÀY: 04/9/2021 I-ĐỌC – HIỂU (6,0 điểm)Đọc đoạn trích:                          CHÚNG TA THẤY GÌ KHI ERIKSEN GỤC ĐỔ XUỐNG SÂN?    Thời khắc đó tất cả như nín lặng, hồi hộp đan xen lo lắng, còn tôi nguyện cầu cho một người mình chưa bao giờ...
Đọc tiếp

TRƯỜNG THCS – THPT NGUYỄN KHUYẾN

TRƯỜNG TH – THCS- THPT LÊ THÁNH TÔNG

 

ĐỀ KIỂM TRA THƯỜNG XUYÊN - MÔN NGỮ VĂN LỚP 11

 HỌC KÌ 1 – NĂM HỌC:  2021- 2022

THỜI GIAN LÀM BÀI: 40 PHÚT- NGÀY: 04/9/2021

 

I-ĐỌC – HIỂU (6,0 điểm)

Đọc đoạn trích:

                          CHÚNG TA THẤY GÌ KHI ERIKSEN GỤC ĐỔ XUỐNG SÂN?

    Thời khắc đó tất cả như nín lặng, hồi hộp đan xen lo lắng, còn tôi nguyện cầu cho một người mình chưa bao giờ gặp vượt qua được thần chết. Quan sát qua truyền hình mới thấy được ý nghĩa thiêng liêng của sinh mệnh. Các cầu thủ Đan Mạch vây quanh không dám nhìn vào đồng đội, giọt nước mắt đã rơi. Họ bảo vệ quyền hình ảnh cho đồng đội, các cầu thủ đối phương và trên khán đài nín lặng, khoé mắt đỏ hoe liên tục chắp tay cầu nguyện.

   Hầu như không có bất kỳ ai tò mò cầm điện thoại lên quay mà tất cả hướng tâm cầu mong Eriksen qua cơn nguy kịch. Có lúc tất cả vỗ tay thật to để tạo “sức mạnh” tinh thần giúp Eriksen thắng được lưỡi hái tử thần. Trên đường đưa đến bệnh viện cấp cứu, cầu thủ đi bên cạnh cầm tấm màn che chắn cho đồng đội bằng tất cả trái tim yêu thương.

    Khi quay trở lại sân, cầu thủ và ban huấn luyện Phần Lan đứng ra giữa sân vỗ tay khích lệ tinh thần cho toàn đội Đan Mạch. Joel Pohjanpalo - cầu thủ Phần Lan lần đầu tiên ghi được bàn thắng ở một kỳ Euro, đó là niềm sung sướng và hạnh phúc vô bờ bến của đời cầu thủ nhưng chỉ chạy một đoạn và khi thấy đồng đội đến ăn mừng, Joel Pohjanpalo ra dấu hiệu không ăn mừng. Ngoài những khoảnh khắc và hành động đó còn rất nhiều hình ảnh khác hướng đến Eriksen, đội tuyển Đức chiếu hình ảnh đứng ngay ngắn hướng lòng về Eriksen, một cầu thủ khác là Lukaku (Bỉ) truyền tình yêu qua ống kính gửi đến Eriksen.

    Những hình ảnh ấy, những khoảnh khắc ấy thật đẹp, thật ý nghĩa. Dù đội tuyển và khán giả của hai bên khi ra trận, họ sẵn sàng làm tất cả để quyết đấu vì màu cờ sắc áo nhưng cũng sẵn sàng bỏ qua tất cả để trao trái tim cho đối thủ bằng hành xử văn minh, giáo dục và truyền đi tình thương một cách thật tuyệt vời

                                                (Theo NLĐ.com.vn/ngày 13/06/2021)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Xác định hai phương thức biểu đạt của văn bản.

Câu 2. Theo người viết, khi cầu thủ Eriksen (Đan Mạch) đổ gục xuống sân, đồng đội của anh, khán giả trên khán đài theo dõi trận đấu đã làm gì để giúp anh vượt qua lưỡi hái tử thần?

Câu 3. Nêu nhận xét của anh/chị về hành động, cử chỉ của đội Phần Lan, nhất là của Joel Pohjanpalo khi ra dấu cho đồng đội không ăn mừng chiến thắng trong khi lần đầu tiên anh ghi được bàn thắng ở một kỳ Euro.

Câu 4: Bài học sâu sắc nhất mà anh/ chị rút ra được từ đoạn trích trên.

 

 II. LÀM VĂN (4,0 điểm)

     Từ nội dung trong phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết đoạn văn 200 từ, trình bày suy nghĩ của bản thân về việc làm thế nào để hành xử văn minh có văn hóa nơi công cộng.

                  Mik chỉ cần mng làm phần II thôi ạ ko cần mng làm phần I

                                     Cảm ơn mng!!!

 

 

1
15 tháng 9 2021

mình học chung với bn nè