K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 1 2016

* Đặc điểm khí hậu nước ta:
- Những nhân tố tác động lên sự hình thành khí hậu nước ta:
+ Nền bức xạ cao: vì nước ta nằm gọn trong vành đai khí hậu nhiệt đới bắc bán cầu từ 8034/ ® 23023/ vĩ độ Bắc nên khí hậu
nước ta là khí hậu nhiệt đới dẫn đến nước ta có nền bức xạ cao với nhiệt độ trung bình năm từ 220C ® 270C, cán cân bức xạ quanh
năm dương, tổng nhiệt độ hoạt động giao động từ 80000 ® 100000, lượng bức xạ trung bình đạt từ 120 ®130 Kcal/cm2…Những chỉ
tiêu trên chứng tỏ khí hậu nước ta phải là khí hậu nhiệt đới với nền bức xạ cao.
+ ảnh hưởng của biển Đông: vì nước ta nằm ở phần Đông của bán đảo Trung ấn nên tiếp giáp với biển Đông và đại dương
nên thiên nhiên nhiệt đới của nước ta chịu ảnh hưởng nhiều của biển. Gió biển mang theo nhiều hơi nước gây ra mưa nhiều ở đất
liền, làm dịu mát những luồng khí nóng từ xích đạo lên và sưởi ấm những luồng khí lạnh từ phương Bắc xuống cho nên khí hậu
nước ta mang tính chất đại dương nóng, ẩm, mưa nhiều và rất khác với khí hậu nhiệt đới của nhiều nước nằm trên cùng vĩ độ: Bắc
Phi, Tây á. Sự chứng minh trên chứng tỏ khí hậu nước ta là khí hậu nhiệt đới ẩm.
+ ảnh hưởng của gió mùa:
· Nước ta nằm trong khu vực hoạt động của gió mùa Châu á đó là gió mùa Đông Bắc và gió mùa Tây Nam.
· Gió mùa Đông Bắc: Vào đầu mùa đông (từ T11) nước ta bị ảnh hưởng bởi những đợt gió lạnh thổi từ vùng cao áp
Xibia thổi qua lục địa TQ về nước ta gây ra mùa đông lạnh kèm theo khô hanh từ T11. ở cuối mùa đông (T3, T4) gió mùa Đông
Bắc lại thổi về nước ta nhưng qua biển Đông nên cũng gây ra lạnh nhưng kèm theo mưa phùn. Như vậy gió mùa Đông Bắc đã gây
ra mùa đông lạnh ở nước ta từ T11 ® T4.
· Gió mùa Tây Nam: Vào đầu mùa hạ (T5 - T6) do bị ảnh hưởng của cao áp ấn Độ Mianma hút gió từ vịnh Bengan theo
hướng Tây Nam về Nam Bộ và Tây Nguyên nước ta gây ra mùa mưa bắt đầu từ T5. Nhưng khi gió này vượt qua Trường Sơn thì bị
hiệu ứng tạo thành gió Tây Nam (gió Lào) khô và nóng tác động mạnh ở miền Trung. ở cuối mùa hạ (T7 - T8) do bị ảnh hưởng của
các khối khí nóng thổi từ phía Nam xích đạo theo hướng Đông Nam lên Bắc bán cầu.
Nhưng khi gió này vượt qua Trường Sơn thì hị hiệu ứng phơn thì tạo thành gió phơn Tây Nam (gió Lào) khô và nóng tác
động mạnh ở miền Trung. ở cuối mùa hạ (T7 – T8) do bị ảnh hưởng của các khối khí nóng thổi từ phía Nam xích đạo theo hướng
Đông Nam lên bắc bán cầu. Nhưng khi vượt qua xích đạo thì bị ảnh hưởng của lực Côriôlit nên lại chuyển thành hướng Tây Nam và
tiếp tục thổi về nước ta gây ra mùa mưa cho đến tận T10. Nhưng khi gió này thổi ra miền Trung và miền Bắc thì bị ảnh hưởng của
địa hình đã chuyển thành hướng Nam vào miền Trung (gió Nam) và chuyển thành hướng Đông Nam vào miền Bắc (gió Đông
Nam).
Như vậy gió mùa Tây Nam trong đó có gió Đông Nam và gió Nam đều gây ra mùa mưa từ T5 – T10 ở cả nước. Sự hoạt
động luân phiên của gió mùa tạo nên sự phân mùa của khí hậu nhiệt đới nước ta vì vậy khí hậu nước ta là khí hậu nhiệt đới ẩm gió
mùa.
- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa phân hoá sâu sắc theo mùa, theo hướng Bắc Nam và theo độ cao:
+ Phân hoá theo mùa: ta thường nói nước ta có 4 mùa: X, H, T, Đ nhưng thực chất chỉ có 2 mùa rõ rệt: mùa nóng và mùa
lạnh ở miền Bắc, mưa và khô ở miền Nam (mùa mưa và khô ở miền Nam chỉ là mùa nóng). Trong đó mùa nóng bắt đầu từ T5 ®
T10 còn mùa lạnh từ T11 ® T4. Giữa 2 mùa này phân biệt với nhau bởi nhiệt độ: ở Hà Nội to tb vào mùa nóng là 2908 nhưng ở
mùa đông là 1702. Còn ở Sài Gòn giữa 2 mùa mưa và khô chênh lệch với nhau chủ yếu bởi lượng mưa: lượng mưa tb ở SG vào mùa
mưa là 1851mm, tb vào mùa khô đạt 128mm. Ngoài mùa nóng và lạnh ở miền Bắc, mùa mưa và khô ở miền Nam nước còn có mùa
gió đó là gió mùa Đông Bắc thổi từ T11 ® T4 ở miền Bắc, gió mùa Tây Nam trong đó có gió Nam và Đông Nam thổi từ T5 ® T10
ở cả nước và gió Lào khô, nóng thổi từ T5 ® T8 ở miền Trung. Mùa bão: ở miền Bắc bão từ T6 ® T9, ở miền Trung từ T9 ® T11
và ở miền Nam từ T11 ® T12.
+ Khí hậu phân hoá từ Bắc vào Nam:

Càng vào Nam nhiệt độ không khí càng nóng dần vì miền Nam gần xích đạo hơn là gần chí tuyến đồng thời miền Bắc từ
T11 ® T4 lại chịu ảnh hưởng mạnh của gió mùa Đông Bắc gây ra mùa đông lạnh nhưng khi gió lạnh thổi vào miền Trung không
những đã bị yếu dần mà lại bị dãy núi Bạch Mã (nơi có đèo Hải Vân) chắn lại làm cho gió lạnh không tiếp tục thổi vào miền Nam
được nữa cho nên miền Nam nước ta không có mùa đông lạnh mà có khí hậu nóng nắng quanh năm.
Kết quả của hiện tượng này đã tạo nên trên lãnh thổ nước ta có 3 miền khí hậu khác nhau: miền Bắc với khí hậu nhiệt đới
ẩm gió mùa nhưng có mùa động lạnh từ T11 ® T4, miền Nam là khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa nóng nắng quanh năm với 2 mùa
mưa và khô rõ rệt. Còn khí hậu miền Trung là khí hậu chuyển tiếp giữa khí hậu miền Bắc và khí hậu miền Nam trong đó mùa đông
đến chậm, mùa hè đến sớm, mưa nhiều vào những tháng cuối năm và chịu ảnh hưởng của gió Lao khô và nóng từ T5 ® T8.
+ Khí hậu phân hoá theo độ cao: càng lên cao nhiệt độ không khí càng giảm dần. Tb cứ lên cao 100m thì nhiệt độ không khí
giảm đi gần 0'60C. Trong khi đó ở nước ta có nhiều vùng núi với đỉnh cao trên 2500m, 3000m: Phanxipăng (3142m), Tây Côn Lĩnh
(2431m), Ngọc Linh (2598m)… Cho nên ở những núi cao này có khí hậu mát mẻ quanh năm. Điển hình như ở Sapa và Đà Lạt. ở
Sapa trên độ cao 1600m có t0 tb vào mùa hè 2004 và tb vào mùa đông 803. ở Đà Lạt trên độ cao 1500m, to tb mùa hè 2005 và 1702.
- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa mưa nhiều theo mùa với lượng mưa tb năm đạt từ 1500 - 2000mm/năm. Nhưng lượng mưa
phân bố không đều theo mùa và theo vùng: 90% lượng mưa cả năm là tập trung vào mùa mưa và có nhiều vùng có lượng mưa tb
năm rất lớn có thể đạt 3500 - 4000mm/năm như chân núi Tây Côn Lĩnh (khu vực Bắc Quang tỉnh Hà Giang); chân núi Bạch Mã
(khu vực Bà Nà tỉnh Quảng Nam). Nhưng lại có những vùng có lượng mưa rất thấp tb chỉ đạt 500 ® 600 mm như khu vực Mường
Xén (Nghệ An) và đặc biệt là vùng ven biển 2 tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận.
- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa diễn biến thất thường khắc nghiệt và nhiều thiên tai:
+ Khí hậu thất thường giữa các tháng, giữa các mùa trong năm thậm chí thất thường trong ngày và đêm; và đặc biệt là chi
chuyển mùa nọ sang mùa kia: năm mưa nhiều, năm mưa ít, năm rét sớm, năm rét muộn.
+ Khắc nghiệt nhiều thiên tai là vì tb năm nước ta có tới 10 cơn bão ở biển Đông, trên 30 đợt gió mùa Đông Bắc, nhiều mưa
lớn, lụt lội, hạn hán, gió nóng...

*Những thuận lợi và khó khăn của khí hậu với phát triển sản xuất:
- Thuận lợi:
+ Vì khí hậu nước ta là khí hậu nhiệt đới với nền bức xạ cao, với tổng nhiệt độ hoạt động lớn (…) đó là điều kiện cho phép
nước ta phát triển một nền N2 nhiệt đới với khả năng xen canh, tăng vụ, gối vụ, quay vòng đất liên tục mà điển hình là ta có thể sản
xuất từ 3 - 4vụ trong năm.

+ Khí hậu nhiệt đới nên cho phép ta có thể sản xuất được nhiều đặc sản nhiệt đới có giá trị kinh tế cao điển hình là những
sản phẩm ưa nóng như: cà phê, cao su, tiêu điều... rất có giá trị xuất khẩu sang các nước ôn đới.
+ Khí hậu nhiệt đới cho nên nước sông, biển không đóng băng cho phép ta phát triển giao thông thuỷ, đánh bắt, nuôi trồng
thuỷ hải sản và du lịch biển quanh năm.
+ Khí hậu nhiệt đới ẩm mưa nhiều với lượng mưa lớn như nêu trên đó là điều kiện môi trường rất phú hợp với phát triển một
nền N2 lúa nước nhiều vụ quanh năm. Vì vậy mà nước ta ngày nay trở thành một trong những nước sản xuất nhiều lúa gạo nhất thế
giới.
+ Khí hậu phân hoá sâu sắc theo mùa đặc biệt có mùa đông lạnh ở miền Bắc đó là điều kiện thuận lợi để phát triển một hệ
thống cây trồng vật nuôi rất đa dạng gồm nhiều cây ưa nóng: cà phê, cao su, lúa nước... và nhiều cây ưa lạnh su hào, cải bắp, xúp
lơ...
+ Khí hậu lại phân hoá rất rõ từ Bắc vào Nam và tạo nên ở nước ta có 3 miền khí hậu khác nhau là điều kiện để thực hiện sự
trao đổi sản phẩm N2 giữa các vùng làm cho mọi vùng của nước ta đều rất phong phú và đa dạng bởi các sản phẩm N2.
+ Khí hậu nước ta lại phân hoá rất rõ theo chiều cao cho nên ở các vùng núi cao trên 1000m có kiểu khí hậu cận nhiệt đơí và
ôn đới mát lạnh quanh năm: Sapa, Đà Lạt, Tam Đảo, Mẫu Sơn… là những địa bàn rất tốt với phát triển du lịch, nghỉ mát, dưỡng
bệnh. Đồng thời ở những vùng núi cao này lạI rất phù hợp với trồng các cây cận nhiệt đới và ôn đới như các dược liệu quý (tam
thất, sa nhân, hà thủ ô...) và nhiều loạI cây ăn quả cận nhiệt và ôn đới (đào, mận, lê...)
- Khó khăn:
+ Khí hậu nhiệt đới nóng nắng quanh năm với nhiệt độ cao cho nên gây ra ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ của con người và gia
súc.
+ Khí hâu nhiệt đới ẩm vừa có nhiệt độ cao vừa có độ ẩm cao nên là môI trường rất tốt để các loàI sâu bệnh, bệnh dịch phát
triển nhanh và các loạI thiết bị bằng kim loạI dễ bị han gỉ...
+ Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với tính phân mùa rõ rệt cho nên nhân dân ta phảI nghiên cứu để xác lập một cơ cấu mùa
vụ, cơ cấu cây trồng sao cho thật phù hợp với những đặc đIểm tự nhiên sinh tháI mỗi vùng.
+ Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với lượng mưa lớn phân bố không đồng đều theo mùa và theo vùng, mùa mưa thừa nước
gây lũ lụt triền miên và mùa khô thiếu nước nghiêm trọng gây hạn hán kéo dàI nên nhân dân phải sống chung với lũ.
+ Do khí hậu phân hoá từ Bắc vào Nam tạo nên trên lãnh thổ nhiều vùng tiểu khí hậu khác nhau dẫn đến nhân dân phảI
nghiên cứu để xác lập các hệ thống, các biện pháp canh tác khác nhau mà phù hợp với mỗi vùng.
+ Khí hậu nhiệt đới diễn biến thất thường và khắc nghiệt nhiều thiên tai cho nên việc phát triển nông, lâm, ngư nghiệp của
nước ta phải thực hiện tính kế hoạch thật cao, phảI đầu tư lớn để hạn chế phòng ngừa các hậu quả của thiên tai.
 

27 tháng 1 2016

*Đặc điểm tài nguyên đất:
Tài nguyên đất của nước ta đa dạng về loại hình với 64 loại đất khác nhau và được gộp lại làm 13 nhóm đất chính. Trong đó
có 2 nhóm đất quan trọng nhất là: nhóm đất feralit và phù sa.
- Nhóm đất feralit có những đặc điểm chính sau:
+ Nhóm đất feralit chiếm S lớn và phân bố chủ yếu ở các vùng miền núi trung du.
+ Đất feralit có nguồn gốc được hình thành từ quá trình phong hoá các loại đá mẹ (đá gốc).
+ Đất feralit của nước ta nhìn chung là khá màu mỡ có tầng phong hoá dầy, có hàm lượng các ion sắt, nhôm, titan, magiê
khá cao.
+ Đất feralit gồm nhiều loại khác nhau nhưng điển hình là một số loạI sau đây:
· Đất feralit đỏ vàng phân bố nhiều nhất ở trung du miền núi phía Bắc và thích hợp nhất với trồng chè búp, sơn, hồi, lạc,
mía.
· Đất đỏ bazan phong hoá từ các đá bazan có màu nâu đỏ, phân bố nhiều nhất ở Tây Nguyên, ĐNB, Quảng Bình, Quảng
Trị, Nghệ An. Đất này rất tốt thích hợp với trồng cà phê, cao su, tiêu, điều.
· Đất đỏ đá vôi phân bố trong các thung lũng đá vôi và hình thành phong hoá từ đá vôi có màu nâu đỏ. Đất này khá tốt
và thích hợp nhất với trồng các cây công nghiệp, cây ăn quả mà điển hình là lạc, mía, cam, dừa.
· Đất feralit mùn trên núi phân bố ở các vùng núi cao phía Bắc, đất nhiều mùn thích hợp nhất trồng các cây dược liệu
(tam thất,..) và các cây ăn quả (đào, mận…) cận nhiệt và ôn đới.
· Đất phù sa cổ (đất xám) phân bố nhiều nhất ở vùng ĐNB, đất này có thể sử dụng để trồng cao su, lạc, mía…nhưng phải
đầu tư cải tạo.
· Ngoài các loại đất feralit nêu trên nước ta còn một số loại đất feralit khác có chất lượng xấu: đất trống đồi trọc, đất trơ
sỏi đá, đất đá ong hoá…
- Nhóm đất phù sa gồm những đặc điểm chính sau đây:
+ Đất phù sa chiếm S nhỏ và phân bố chủ yếu ở các vùng đồng bằng.
+ Đất phù sa được hình thành do quá trình bồi đắp của phù sa sông.
+ Đất phù sa của nước ta rất màu mỡ trong đó có hàm lượng đạm, lân, kali khá cao và rất thích hợp với trồng các cây ngắn
ngày.
+ Trong nhóm đất phù sa gồm những loại đất chính sau:
· Đất phù sa được bồi hàng năm phân bố ở các vùng Đông Bắc, ven sông, ven biển, ngoài đê. Đất này rất tốt nhưng vì bị
ngập nước thường xuyên vào mùa mưa nên chỉ được sử dụng để trồng hoa màu vào mùa khô.
· Đất phù sa không được bồi hàng năm phân bố ở các vùng Đông Bắc, ven sông, biển, trong đê. Đất này rất tốt vì được
con người chăm bón thường xuyên và hiện nay đây là địa bàn chính để sản xuất lương thực thực phẩm của cả nước.
· Đất phù sa ngập mặn ven biển phân bố dọc ven biển từ Bắc vào Nam nhưng nhiều nhất là ở ven biển ĐBSH và
ĐBSCL. Đất này phù hợp với trồng: cói, sú, vẹt, bần đước và rất tốt với nuôi trồng thuỷ sản nước mặn, lợ.
· Đất phù sa nhiễm phèn phân bố trên diện S lớn ở vùng Đồng Tháp Mười, Tứ Giác Long Xuyên. Đất này cần phải cải
tạo mới có ý nghĩa với phát triển nông nghiệp.
· Đất cát ven biển phân bố dải rác dọc bờ biển từ Bắc vào Nam. . Đất này có thể sử dụng để trồng một số cây công
nghiệp ngắn ngày (lạc, đậu...) và các loại hoa màu lương thực: ngô, khoai, sắn.
- Ngoài các loại đất nêu trên trong hệ phù sa còn nhiều loại đất xấu khác: đất bị xói mòn, rửa trôi, bạc màu
Qua chứng minh trên ta khẳng định tài nguyên đất đai của nước ta rất đa dạng về loại hình với nhiều tính chất đặc điểm và
giá trị khác nhau.
* Thuận lợi và khó khăn trong khai thác và sử dụng đất để phát triển kinh tế, xã hội.
- Thuận lợi:
+ Vì tài nguyên đất của nước ta rất đa dạng về loại hình trong đó có nhiều loại đất feralit và nhiều loại đất phù sa. Chính đó
là những địa bàn cho phép phát triển một hệ thống cây trồng gồm nhiều cây dài ngày (chè, cà phê, cao su,…) và nhiều cây ngắn
ngày (lạc, mía, đậu tương,…). Vì vậy nhân dân ta mới có câu ngạn ngữ “Đất nào cây nấy”.
+ Nước ta có một số loại đất rất tốt: đất đỏ bazan, đất đỏ phù sa được bồi và không bồi hàng năm; những loại đất này lại
phân bố trên S rộng, trên địa hình khá bằng phẳng ở Tây Nguyên, ĐNB, ĐBSH và ĐBSCL. Chính đó là những địa bàn rất tốt với
hình thành các vùng chuyên canh qui mô lớn: cung cấp cà phê ở Tây Nguyên, cao su ở ĐNB, chuyên canh lúa ở ĐBSH và ĐBSCL.
+ Đất trung du miền núi có S rộng chiếm tới ắ S cả nước trên đó lại có nhiều cao nguyên, bình nguyên và đồng = giữa núi
nổi tiếng như: cao nguyên Mộc Châu (Sơn La), cao nguyên Đức Trọng (Lâm Đồng) và đặc biệt là vùng gò đồi trước núi các tỉnh
miền Trung với nhiều đồng cỏ tự nhiên rộng lớn là những địa bàn rất tốt với nuôi gia súc lớn: bò sữa, bò thịt…
+ Đất trung du miền núi còn là địa bàn rất quan trọng để phát triển lâm nghiệp trồng rừng phủ xanh đất trống đồi trọc bảo vệ
môi trường.
+ Dọc bờ biển nước ta với đường bờ biển dài từ Móng Cái ® Hà Tiên là 3260 km, trên đó lại có hàng trăm ngàn ha đầm
phá, cửa sông, vũng, vịnh, bãi, triều nổi tiếng như phá Tam Giang, đầm Cầu Hai, đầm Tây, đầm Dơi…là những địa bàn rất tốt với
nuôi trồng thuỷ sản nước mặn, nước lợ như nuôi tôm, cá, rong câu.

+ Vùng biển nước ta rộng trên 1 triệu km2 trên đó lại có hơn 3000 đảo nhỏ và nhiều đảo lớn lớn: như Cát Bà, Thổ Chu, Phú
Quốc…và 2 quần đảo lớn: HSa, TSa thì ở trên các đảo và ven đảo này là nơi trú ẩn của tàu thuyền rất tốt, đánh bắt, chế biến, nuôi
trồng hải sản đặc biệt là cơ sở để bảo vệ an ninh quốc phòng vùng biển nước ta điển hình là HSa.
- Khó khăn:
+ Khó khăn lớn nhất trong khai thác và sử dụng đất của nước ta là S đất đai nhỏ hẹp đặc biệt là đất nông nghiệp rất ít, bình
quân đầu người chỉ đạt khoảng 0,1 ha cho nên nhân dân ta trong phát triển nông nghiệp không những phải tiết kiệm đất mà còn phải
chi phí lớn để thâm canh, xen canh, tăng vụ, gối vụ, quay vòng đất. Chính vì thế mà bao đời nay người dân Việt Nam quanh năm
phải “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”.
+ Đất đai nước ta nhiều năm qua đã bị con người khai thác sử dụng bừa bãi bởi: du canh du cư, đốt nương làm rẫy, phá
rừng dẫn tới nhiều vùng đất phì nhiêu đang bị thoái hoá nhanh, xấu, đất trống đồi trọc, đất đá ong hoá,…

27 tháng 1 2016

· Đặc điểm tài nguyên khoáng sản
Tài nguyên khoáng sản nước ta đa dạng về loại hình với khoảng 80 loại khoáng sản khác nhau và có tất cả hơn 3000 mỏ lớn
nhỏ ở cả nước. Nhưng tất cả khoáng sản có thể được gộp làm 3 nhóm chính sau đây:
- Nhóm khoáng sản nhiên liệu - năng lượng gồm:

+ Than đá: ta có bể than Đông Bắc Quảng Ninh là lớn nhất cả nước với trữ lượng khoảng 3,5 tỉ tấn điển hình với nhiều mỏ
như Hà Tu, Hà Lầm, Đèo Nai, Cọc Sáu…ở miền Trung ta có mỏ than đá Nông Sơn (Quảng Nam) trữ lượng khoảng 10 triệu tấn.
+ Than nâu: ta có mỏ than nâu khá lớn trữ lượng hàng trăm triệu tấn là Na Dương (Lạng Sơn). Mới phát hiện dưới lòng đất
ĐBSH có trữ lượng than nâu hàng trăm triệu tấn (980 triệu tấn) nhưng than nâu nằm sâu dưới lòng đất từ 300 ® 1000m.
+ Than mỡ: ta chỉ có một mỏ than mỡ duy nhất ở làng Cẩm, Phấn Mễ (Thái Nguyên).
+ Than bùn: có ở nhiều nơi nhưng nhiều nhất là ở rừng U Minh (Cà Mau).
+ Dầu mỏ và khí đốt: Nước ta đã phát hiện có 5 bể trầm tích có chứa dầu mỏ và khí đốt là:
· Bể trầm tích phía Đông ĐBSH đã phát hiện có nhiều mỏ khí đốt nằm dọc ven biển Thái Bình trong đó nổi tiếng là mỏ
khí đốt Tiền Hải.
· Bể trầm tích phía Đông Quảng Nam - Đà Nẵng đã phát hiện có trữ lượng dầu mỏ khí đốt khá lớn nhưng chưa khai thác.
Nhưng hiện nay ta đang xây dựng nhà máy lọc dầu Dung Quất số 1 để đón trước sự khai thác dầu khí ở vùng này.
· Bể trầm tích phía Nam Côn Đảo đã phát hiện nhiều dầu mỏ và khí đốt trữ lượng lớn nổi tiếng như Bạch Hổ, Đại Hùng,
Mỏ Rồng…và đặc biệt mới tìm thấy 2 mỏ khí đốt lớn là Lan Tây, Lan Đỏ.
· Bể trầm tích vùng trũng Cửu Long có trữ lượng dầu khí lớn nhưng rất khó khai thác vì các mỏ này nằm ở vùng nước
sâu.
· Bể trầm tích Thổ Chu - Mã Lai đã tìm thấy nhiều mỏ dầu khí có trữ lượng khá lớn như Rạng Đông, Chiến Thắng, Hữu
Nghị…nhưng chưa khai thác.
+ Năng lượng thuỷ điện (than trắng): Tổng công suất thuỷ điện của nước ta từ 20 triệu ® 30 triệu kW tương đương 260 -
270 tỉ kWh trong đó nguyên hệ thống sông Hồng chiếm 11 triệu kW » 37% tổng trữ năng thuỷ điện cả nước và sông Đồng Nai
chiếm 19%. Nhờ vậy trên sông ngòi nước ta đã xây dựng nhiều thuỷ điện công suất lớn như: thuỷ điện Hoà Bình, Trị An…
- Nhóm khoáng sản kim loại gồm:
+ Quặng sắt: ta có mỏ Trại Cau, Linh Nham (Thái Nguyên), Tòng Bá (Hà Giang), Bảo Hà (Lào Cai), Yên BáI (ven sông
Hồng) và đặc biệt có mỏ sắt lớn nhất cả nước là Thạch Khê (Hà Tĩnh).

+ Mỏ Măngan: ta có mỏ lớn nhất cả nước ở Trùng Khánh (Cao Bằng).
+ Mỏ Crôm duy nhất cả nước ở Cổ Định (Thanh Hoá).
+ Mỏ Titan có nhiều ở ven biển Quảng Ninh và đặc biệt có nhiều ở dọc ven biển các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ từ Đà
Nẵng ® Bình Thuận.
+ Mỏ Bôxit: có nhiều ở dọc biên giới giữa Lạng Sơn và Cao Bằng với TQ và mới phát hiện dưới lòng đất Lâm Đồng có trữ
lượng bôxit khá lớn.
+ Thiếc: có nhiều ở Tĩnh Túc (Cao Bằng), Sơn Dương (Tuyên Quang), Quỳ Hợp (Nghệ An).+ Mỏ Chì - Kẽm: có nhiều ở
chợ Đồn, chợ Điền, tỉnh Bắc Cạn.
+ Mỏ Đồng: ta có mỏ đồng lẫn chì ở Sơn La và mỏ đồng lẫn vàng ở Lào Cai.
+ Mỏ Vàng: ta có mỏ vàng trữ lượng khá lớn ở Bồng Miêu (Quảng Nam) còn vàng sa khoáng có ở nhiều nơi.
- Nhóm khoáng sản phi kim gồm:
+ Apatit: cả nước chỉ có một mỏ ở Cam Đường (Lào Cai)
+ Cát thuỷ tinh: ta có nhiều ở Vân Hải (Hải Phòng), ven biển Quảng Bình, Nam Ô (Quảng Nam) và đặc biệt có trữ lượng cát
rất lớn ở ven biển NThuận và Bthuận.
+ Đá vôi: rất phong phú ở trung du miền núi phía Bắc kéo dài qua Ninh Bình, Thanh Hoá vào tận Quảng Bình nổi tiếng với
núi đá vôi Kè Bảng (Quảng Bình). ở miền Nam rất hiếm đá vôI và chỉ có trữ lượng đá vôi lớn ở khu vực Hà Tiên.
+ Đá quý (Rubi, Saphia) có nhiều ở Yên Bái và Quỳ Châu, Quỳ Hợp (Nghệ An).
+ Ngoài các khoáng sản nêu trên nước ta còn nhiều loại khoáng sản khác khá phong phú như đất sét, cao lanh, cát đen, cát
vàng, đa ốp lát..
Tóm lại qua chứng minh trên ta thấy tài nguyên khoáng sản nước ta khá phong phú và rất đa dạng về loại hình.
* Những thuận lợi và khó khăn trong khai thác và sử dụng khoáng sản để phát triển kinh tế xã hội.
- Thuận lợi:
+ Mỏ Măngan: ta có mỏ lớn nhất cả nước ở Trùng Khánh (Cao Bằng).
+ Mỏ Crôm duy nhất cả nước ở Cổ Định (Thanh Hoá).
+ Mỏ Titan có nhiều ở ven biển Quảng Ninh và đặc biệt có nhiều ở dọc ven biển các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ từ Đà
Nẵng ® Bình Thuận.
+ Mỏ Bôxit: có nhiều ở dọc biên giới giữa Lạng Sơn và Cao Bằng với TQ và mới phát hiện dưới lòng đất Lâm Đồng có trữ
lượng bôxit khá lớn.
+ Thiếc: có nhiều ở Tĩnh Túc (Cao Bằng), Sơn Dương (Tuyên Quang), Quỳ Hợp (Nghệ An).+ Mỏ Chì - Kẽm: có nhiều ở
chợ Đồn, chợ Điền, tỉnh Bắc Cạn.
+ Mỏ Đồng: ta có mỏ đồng lẫn chì ở Sơn La và mỏ đồng lẫn vàng ở Lào Cai.
+ Mỏ Vàng: ta có mỏ vàng trữ lượng khá lớn ở Bồng Miêu (Quảng Nam) còn vàng sa khoáng có ở nhiều nơi.
- Nhóm khoáng sản phi kim gồm:
+ Apatit: cả nước chỉ có một mỏ ở Cam Đường (Lào Cai)
+ Cát thuỷ tinh: ta có nhiều ở Vân Hải (Hải Phòng), ven biển Quảng Bình, Nam Ô (Quảng Nam) và đặc biệt có trữ lượng cát
rất lớn ở ven biển NThuận và Bthuận.
+ Đá vôi: rất phong phú ở trung du miền núi phía Bắc kéo dài qua Ninh Bình, Thanh Hoá vào tận Quảng Bình nổi tiếng với
núi đá vôi Kè Bảng (Quảng Bình). ở miền Nam rất hiếm đá vôI và chỉ có trữ lượng đá vôi lớn ở khu vực Hà Tiên.
+ Đá quý (Rubi, Saphia) có nhiều ở Yên Bái và Quỳ Châu, Quỳ Hợp (Nghệ An).
+ Ngoài các khoáng sản nêu trên nước ta còn nhiều loại khoáng sản khác khá phong phú như đất sét, cao lanh, cát đen, cát
vàng, đa ốp lát..
Tóm lại qua chứng minh trên ta thấy tài nguyên khoáng sản nước ta khá phong phú và rất đa dạng về loại hình.
* Những thuận lợi và khó khăn trong khai thác và sử dụng khoáng sản để phát triển kinh tế xã hội.
- Thuận lợi:
+ Hàm lượng các chất khoáng sản rất phức tạp như đồng lẫn chì, vàng lẫn bạc…cho nên phải có công nghệ kĩ thuật hiện đại
tiên tiến mới có thể tinh luyện thành những nguyên liệu nguyên chất có giá trị mà ta lại
chưa có.
+ Khoáng sản nước ta phân bố rất phân tán, mất cân đối giữa miền Bắc và miền Nam, giữa đất liền với biển cho nên khi phát
triển công nghiệp ở miền Nam phải chi phí lớn để vận chuyển khoáng sản từ Bắc vào như vận chuyển than đá, đá vôi. Các mỏ
khoáng sản trên đất liền thì đã được khai thác từ lâu và đang có xu thế cạn kiệt, còn khoáng sản dưới biển thì mới bắt đầu khai thác.
+ Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa diễn biến thất thường khắc nghiệt và nhiều thiên tai cho nên khi khai thác khoáng sản
dễ làm đảo lộn hệ sinh thái gây ô nhiễm môi trường và làm cạn kiệt nguồn tài nguyên khác.

 

 

21 tháng 12 2019

-Đặc điểm: độ cao địa hình giảm dần từ tây bắc xuống đông nam, giàu tài nguyên

-Thuận lợi: nhiều tài nguyên để phát triển kinh tế: đất badan, khí hậu cận xích đạo, biển nhiều hải sản, dầu khí ở thềm lục địa,...

-Khó khăn: trên đất liền ít khoáng sản, diện tích rừng tự nhiên chiếm tỉ lệ thấp, nguy cơ ô nhiễm môi trường do chất thải công nghiệp và đô thị ngày càng tăng

28 tháng 1 2016

* Khái quát:
- ĐBSCL có diện tích tự nhiên rộng gần 4 triệu ha, dân số tính đến năm 99 là 16,1 triệu người, chiếm 21,1% dân số cả nước
còn diện tích tự nhiên chiếm 11,9% so với cả nước.

- ĐBSCL là vùng lãnh thổ của 12 tỉnh đó là:
               + Long An với tỉnh lị Tân An
               + Tiền Giang - Mỹ Tho
               + Bến tre - Bến Tre
               + Trà Vinh - thị xã Trà Vinh
               + Sóc Trăng - thị xã Sóc Trăng
               + Bạc Liêu - thị xã Bạc Liêu
               + Cà Mau - thị xã Cà Mau
               + Kiên Giang - thị xã Rạch Giá
               + An Giang - Châu Đốc, Long Xuyên
               + Đồng Tháp - Cao Lãnh
               + Vĩnh Long - thị xã Vĩnh Long
               + Cần Thơ - TP Cần Thơ
- ĐBSCL là vùng lãnh thổ mới được khai thác và là vùng đất rất giầu tiềm năng thiên nhiên như đất rừng thuỷ hải sản mà
chưa được đầu tư khai thác triệt để, nhưng cũng là vùng rất nhiều khó khăn và trở ngại với phát triển kinh tế - xã hội và khó khăn
nhất vùng này là thiếu nước ngọt vào mùa khô, diện tích đất phèn cần phải cải tạo rất lớn và lũ lụt triền miên vào mùa mưa.

* Những đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ở ĐBSCL ( Chứng minh vùng ĐBCL là vùng giầu tiềm năng thiên
nhiên).

- VTĐL:
+ ĐBSCL là vùng lãnh thổ cực nam của tổ quốc nằm gần xích đạo hơn gần chí tuyến cho nên thiên nhiên ở vùng này là
nhiệt đới cận xích đạo nóng nắng quanh năm.

+ ĐBSCL cũng nằm ở hạ lưu của 2 hệ thống sông lớn đó là Tiền Giang, Hậu Giang nên đất đai của vùng này luôn được phù
sa của 2 sông này bồi đắp rất màu mỡ.

+ ĐBSCL lại nằm gần đường biển quốc tế (eo biển Malacca khá tiện lợi trong việc mở rộng giao lưu hợp tác quốc tế.

+ ĐBSCL lại nằm gần TPHCM là trung tâm công nghiệp lớn cả nước nên TPHCM vừa là nơi cung cấp thiết bị công nghệ
nguồn lao động có tay nghề cao cho ĐBSCL vừa là thị trường tiêu thụ lớn các nguồn lương thực thực phẩm của ĐBSCL...
Tuy vậy ĐBSCL vẫn nằm trong khu vực được coi là nhiều thiên tai nhất TG vì vậy vùng này cũng như cả nước luôn luôn bị
thiên tai khắc nghiệt đe doạ mà điển hình là lữ lụt, bão, khô hạn...

- Tài nguyên đất đai:
+ Đất đai ĐBSCL rộng lớn có thể được chia làm 2 phần chính đó là phần thượng châu thổ và phần hạ châu thổ.
Phần thượng châu thổ là vùng đất nằm ngoài phạm vi tác động của thuỷ triều sóng biển có độ cao từ 2- 4m đó là lãnh thổ
của các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Kiên Giang, nhưng vùng này vẫn bị ngập nước vào mùa mưa, còn mùa khô thì nước vẫn còn
đọng lại thành những vũng nhỏ ít có giá trị tưới tiêu. Còn đất đai ở vùng thượng châu thổ chủ yếu là đất phèn ít được đầu tư khai
thác.

. Phần hạ châu thổ là vùng đất luôn bị ảnh hưởng của thuỷ triều và sóng biển đó là đất đai của các tỉnh từ Long An, Tiền
Giang đến Cà Mau. Đất đai trong vùng chủ yếu là đất ngập mặn và những cồn cát thích hợp với nuôi trồng thuỷ sản và trồng hoa
màu.

. Vùng đất tốt của ĐBSCL là dải đất phù sa ngọt có khoảng 1 triệu ha nằm ven sông tiền, sông Hậu thuộc các tỉnh Vĩnh
Long, Cần Thơ... rất tốt với phát triển lương thực thực phẩm.
Nhìn chung đất đai ở ĐBSCL khá màu mỡ nhưng chủ yếu là do phù sa bồi đắp rất ít được cày xới chăm bón do vậy đất thiếu
dinh dưỡng, đất quá chặt và thiếu các chất ion sắt, Al, Mg...

- Khí hậu:

+ Khí hậu ở ĐBSCL là khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa mang tính chất cận xích đạo nên nóng nắng quanh năm với nền nhiệt
cao với tổng số giờ nắng trong năm có thể đạt trung bình từ 2200®2700 giờ trung bình một ngày có thể đạt từ 6-7 giờ nắng. Tỉnh
có số giờ nắng nhiều nhất là tỉnh Trà Vinh có 3000 giờ trong năm và tỉnh có số giờ nắng ít nhất là tỉnh Sóc Trăng có 1700 giờ trong
năm. Do có nguồn nhiệt cao vậy nên có khả năng xen canh, tăng vụ gối vụ quay vòng đất quanh năm với hệ thống cây lương thực
thực phẩm nhiệt đới đa dạng mà điển hình là 3 vụ lúa trong năm.

- Do là khí hậu nhiệt đới ẩm nên mưa nhiều với lượng mưa trung bình năm từ 1400- 1800mm. Nhưng lượng mưa trong vùng
phân bố không đều theo mùa trong đó mùa khô thiếu nước nghiêm trọng dẫn đến nước mặn ngày càng có xu hướng lấn sâu vào đất
liền.

+ Nhưng khí hậu ĐBSCL nhìn chung là khá ôn hoà ít bão không sương muối vì thế năng suất sản lượng lương thực thực
phẩm khá ổn định.

- Nguồn nước trên sông ngòi.
+ Nhờ lượng mưa trung bình năm lớn lại có mật độ sông ngòi dày đặc với 2 sông lớn là Tiền Giang và Hậu Giang với trữ
lượng nước sông lớn (riêng trữ lượng nước của Sông Cửu Long là 505000 m3/năm và có hơn 1000triệu tấn phù sa/năm. Nếu đầu tư
phát triển thuỷ lợi thì vẫn đảm bảo đủ nước tưới vào mùa khô.

- Tài nguyên S/vật hoang dã trên đất liền ở ĐBSCL còn rất phong phú đó là loài chim, ong, nhiều loài bò sát đặc biệt là các
loại thuỷ sản nước ngọt rất phong phú và hiện nay vẫn còn nhiêù sân chim lớn. S/vật dưới biển rất phong phú mà điển hình đó là hải
sản dưới biển rất phong phú (sản lượng của vùng này đã chiếm tuý tới 42% so với cả nước với 2 ngư trường lớn nhất cả nước tập
trung ở vùng này là Kiên Giang, Minh Hải, NThuận - Bình Thuận. Nguồn tài nguyên hải sản này là cơ sở để phát triển CN đánh bắt
và chế biến với quy mô lớn.

- Tài nguyên khoáng sản:
+ Khoáng sản trên đất liền ở vùng này chưa phát hiện hết mới phát hiện có than nâu trữ lượng nhỏ, than bùn có trữ lượng
lớn mà lớn nhất tập trung ở rừng chàm U Minh - Cà Mau. Ngoài ra còn có một số vật liệu xây dựng điển hình là đá vôi Hà Tiên là
nguyên liệu làm xi măng rất tốt.

+ Khoáng sản dưới biển thì rất phong phú vì ta phát hiện có 2 bể trầm tích chứa dầu mỏ, khí đốt. Đó là bể trầm tích - Nam
Côn Đảo với nhiều mỏ nổi tiếng như Bạch Hổ, Đại Hùng... bể trầm tích vùng trũng Cửu Long và vùng thổ Chu Ma Lai, trong đó
đang khai thác lớn quy mô lớn ở mỏ Bạch Hổ và mỏ Rồng...

- Tài nguyên du lịch: Do thiên nhiên nhiệt đới ẩm đa dạng giàu tiềm năng, đặc biệt có tài nguyên sông ngòi, rừng chàm,
rừng đước Cà Mau và đặc biệt có khu 7 núi Hà Tiên là những phong cảnh thiên nhiên rất hấp dẫn với du lịch sinh thái, du lịch xanh.

- Qua chứng minh trên ta thấy thiên nhiên ở ĐBSCL đa dạng giàu tiềm năng, trong đó tiềm năng đa dạng, phong phú nhất
là:
+ Tiềm năng nhiệt ẩm dồi dào.
+ Tiềm năng đất nông nghiệp rất phong phú.
+ Tiềm năng thuỷ sản với trữ lượng nhất cả nước.
+ Khoáng sản dầu khí cả nước.

Nhưng vùng này rất nhiều khó khăn và trở ngại khó khăn lớn nhất là:
- Thiếu nước ngọt vào mùa khô
- Diện tích đất nhiễm phèn rất lớn cần phải được cải tạo mà lại thiếu nước ngọt để thau chua và rửa phèn.
- Lũ lụt triền miên vào mùa mưa và hiện nay chưa có biện pháp cải tạo hợp lý.
 

3 tháng 4 2018

- Thuận lợi:

+ Khí hậu: nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh, phân hoá theo độ cao, tạo điều kiện phát triển nền nông nghiệp đới, đa dạng hoá cơ cấu nông nghiệp.

+ Đất đai: chủ yếu là đất feralit thích hợp phát triển cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả,... Đất đai khu vực trung du, cao nguyên thuận lợi phát triển các vùng chuyên canh, đồng cỏ chăn nuôi gia súc.

- Khó khăn:

+ Khí hậu: khô hạn, rét đậm, rét hại về mùa đông,...

27 tháng 2 2016

a) Thuận lợi :

- Khí hậu :  

   + Vùng có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh, phân hóa theo độ cao

   + Đặc điểm đó tạo điều kiện phát triển nền nông nghiệp đới, đa dạng hóa cơ cấu nông nghiệp

- Đất đai

   + Chủ yếu là đất feralit, thích hợp phát triển cây công nghiệp lâu năm, ăn quả...

   + Đất đai khu vực trung du, cao nguyên thuận lợi phát triển các vùng chuyên canh, đồng cỏ chăn nuôi gia súc.

b) Khó khăn

- Khí hậu : Khô hạn, rét đậm, rét hại về mùa đông

- Đất đai mang tính chất miền núi

27 tháng 1 2016

*Đặc điểm phạm vi lãnh thổ:
Lãnh thổ nước ta gồm 2 phần: phần đất liền và phần biển.
- Phần đất liền rộng 331212 km2( niên giám thống kê năm 2006) và nằm trong hệ toạ độ địa lý như sau:
+ Cực Bắc: là xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang: 23023/ vĩ độ Bắc và 102020/ kinh độ Đông.
+Cực Nam: là xóm Rạch Tàu, huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau. Toạ độ 8034/ vĩ độ Bắc và 104050/ kinh độ Đông.
+ Cực Đông là xã Vạn Thạnh,huyện, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hoà. Toạ độ 12024/ vĩ độ Bắc và 109024/ kinh độ Đông.
+ Cực Tây là xã Sín Thầu-huyện Mường Nhé-Tỉnh Điện Biên toạ độ 22024/ vĩ độ Bắc và 102009/ kinh độ Đông.
Như vậy lãnh thổ phần đất liền nước ta nằm gọn trong hệ toạ độ từ 8030/ đến 23022/ vĩ độ Bắc và từ 102010/ đến 109030/ kinh
độ Đông.
Phần đất liền của nước ta tiếp giáp với Trung Hoa ở phía Bắc với 1400 km, tiếp giáp với Lào – Campuchia ở phía Tăy với
đường biên giới Lào là 2100 km và đường biên giới Campuchia là 1100 km (Tổng chiều dài đường biên giới đất liền: 4600) Còn
phía Đông tiếp giáp biển Đông có đường bở biển dài từ Móng Cái đến Hà Tiên là 3264 km.
- Phần biển: có diện tích rộng trên 1 triệu km2. Trên đó có 3000 đảo nhỏ và nhiều đảo lớn như: Cát Bà, Côn Đảo, Phú Quốc
và 2 quần đảo lớn nhất là Hoàng Sa và Trường Sa. Phần biền nước ta cũng được chia thành những vùng biển có tên goi như sau:
+ Vùng nội thuỷ: là vùng biển giới hạn bởi bờ biển và đường cơ sở (đường cơ sở là những đường thẳng trên biển nối liền
với các đảo ven bờ và các mũi đất nhô ra ngoài biển xa nhất là đảo Cồn Cỏ, đảo Lí Sơn, mũi Đại Lãnh, Côn Đảo, đảo Thổ Chu, đảo
Phú Quốc. Trong vùng nội thuỷ Nhà nước ta có mọi chủ quyền như ở phần đất liền.
+ Vùng lãnh hải: là vùng biển tính từ đường cơ sở rộng về phía biển tới 12 hải lý. Trong vùng lãnh hải Nhà nước ta cũng có
mọi chủ quyền khai thác tài nguyên, đánh bắt thuỷ hải sản…
+ Vùng tiếp giáp lãnh hải là phần biển tính từ đường cơ sở rộng 24 hải lý. Trên vùng tiếp giáp lãnh hải ngoài chủ quyền
thăm dò khai thác tài nguyên, đánh bắt thuỷ hải sản ta còn có thu thuế hải quan biển, giao thông biển…

+ Vùng đặc quyền kinh tế là phần biển tính từ đường cơ sở rộng tới 200 hải lý. Trong vùng đặc quyền kinh tế thì ngoài các
chủ quyền như các vùng biển phía trong thì nước ta có thể cho phép nước ngoài đặt đường ống dẫn dầu, dẫn khí đốt hoặc dây cáp
ngầm qua đáy biển nước ta.
+ Vùng thềm lục địa là phần kéo dài của đất liền dưới đáy biển ra tới hết danh giới phía ngoài của vùng đặc quyền kinh tế.
Trên thềm lục địa Nhà nước ta có quyền thăm dò và khai thác các nguồn tài nguyên khoáng sản (dầu khí ở vùng thềm lục địa phía
Nam).
+ Vùng trời là khoảng không gian bao trùm lên phần đất liền, phần lãnh hải và không gian của các đảo và qua đảo ở ngoài
khơi.
Đất liền, vùng biển, vùng trời là toàn vẹn lãnh thổ bất khả xâm phạm của CHXHCN Việt Nam.
*Những đặc điểm của vị trí địa lý nước ta là:
- Nước ta nằm gọn trong vành đai khí hậu nhiệt đới bắc bán cầu (từ 8034/ ® 23023/ vĩ độ Bắc và cũng nằm trong khu vực
hoạt động của gió mùa Châu á.
- Nước ta lại nằm phía Đông của bán đảo Trung ấn (gồm 6 nước Việt Nam, Lào, Cpc, Thái Lan, Myanmar, Malayxia).
- Nước ta lại nằm ở gần trung tâm của khu vực Đông Nam á (gồm 11 nước) và cũng nằm trên giao điểm của những đường
hàng không, hàng hải quan trọng từ TBDương sang ấĐDương.
- Nước ta nằm trong khu vực mà hiện nay được coi là là khu vực đang diễn ra nhiều sôi động nhất về mặt kinh tế – xã hội
đặc biệt là nằm rất gần các nước NIC – Châu á (Singapore, Đài Loan, Hàn Quốc,vùng lãnh thổ Hồng Kông) và nằm gần 2 nước có
nền kinh tế mạnh nhất Châu á (TQ, Nhật Bản).
- Nước ta cũng nằm trong khu vực được coi là nhiều thiên tai nhất thế giới.
*Những thuận lợi và khó khăn của vị trí địa lý với phát triển kinh tế xã hội.
- Thuận lợi:
+ Do nước ta nằm gọn trong vành đai khí hậu nhiệt đới bắc bán cầu nên thiên nhiên nước ta là thiên nhiên nhiệt đới với nhiệt
độ trung bình năm khá cao từ 220C ® 270C, cán cân bức xạ quanh năm dương, với tổng nhiệt độ hoạt động giao động từ 8000-
100000. Điều kiện này rất thuận lợi để nước ta phát triển một nền nông nghiệp nhiệt đới đa dạng nhiều vụ quanh năm.
+ Nước ta lại nằm trong khu vực hoạt động của gió mùa Châu á dẫn đến khí hậu phân mùa rất rõ trong năm với chế độ mưa
mùa và lượng mưa lớn từ 1500 ® 2000 mm/năm. Điều kiện này thuận lợi một nền nông nghiệp lúa nước nhiều vụ quanh năm.
+ Do nước ta nằm ở phần Đông của bán đảo Trung ấn cho nên có nguồn tài nguyên biển phong phú. Trước hết biển gây ra
mưa nhiều ở phần đất liền, sưởi ấm những luồng khí lạnh từ phương Bắc xuống, dịu mát những luồng khí nóng từ xích đạo lên. Cho
nên thiên nhiên nhiệt đới nước ta nóng, ẩm, mưa nhiều và rất khác với thiên nhiên nhiệt đới của nhiều nước nằm trên cùng vĩ độ
(Bắc Phi và Tây á).
Biển là kho tài nguyên về hải sản, về khoáng sản cho nên nhờ đó ta có thể phát triển mạnh các ngành công nghiệp kinh tế
biển: khai thác dầu mỏ, đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản, giao thông biển và du lịch biển.
+ Nước ta lại nằm ở gần trung tâm của khu vực Đông Nam á nên lãnh thổ nước ta là nơi hội tụ, giao thoa của nhiều luồng
sinh vật, văn hoá từ phương Bắc xuống, phương Nam lên, Đông sang, Tây tới làm cho tài nguyên sinh vật của nước ta đa dạng về
giống loài và chủng loại tạo nên nhiều nguồn nguyên liệu và sinh vật phong phú. Đồng thời cũng tạo nên nền văn hoá của dân tộc
Việt Nam rất đa dạng và giàu bản sắc.
+ Nước ta lại nằm ở vùng bản lề của hai vành đai khoáng sản lớn nhất thế giới là TBDương và làm cho lãnh thổ nước ta
chứa nhiều nguồn tài nguyên khoáng sản kể cả kim loại và phi kim loại kể cả trên đất liền và dưới biển.
+ Nước ta lại nằm ở nơi giao đIểm của đường hàng không, hàng hải quốc tế từ TBDương sang ấĐDương và lại nằm rất gần
đường biển quốc tế đó là eo biển Malacca. Vì vậy nước ta rất thuận lợi trong mở rộng giao lưu hợp tác quốc tế bằng đường biển
đồng thời nước ta cũng là nơi dừng chân của nhiều tàu thuyền quốc tế là cơ hội để đẩy mạnh phát triển du lịch quốc tế.
+ Nước ta lại nằm rất gần các nước NIC – Châu á cùng với Nhật Bản và TQ cho nên nước ta dễ dàng học tập trao đổi kinh
nghiệm và tiếp thu công nghệ của những nước này, đồng thời cũng được các nước này quan tâm đầu tư hợp tác phát triển.
- Khó khăn:
+ Nước ta nằm trong khu vực được coi là nhiều thiên tai nhất thế giới: nhiều bão, lũ lụt, hạn hán. Cho nên nước ta luôn luôn
phải đầu tư lớn để hạn chế và phòng ngừa những hậu quả của thiên tai.
+ Vị trí địa lý nước ta không những có ý nghĩa lớn với phát triển kinh tế, xã hội như nêu trên mà còn có tầm quan trọng lớn
trong việc bảo vệ an ninh quốc phòng của khu vực Đông Nam á và Châu á. Cho nên trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước
của dân tộc ta thì nước ta luôn luôn bị nhiều thế lực đế quốc dòm ngó xâm lược.
 

 

29 tháng 12 2016

batngoI. Những thuận lợi :

1. Thuận lợi trong việc thông thương, giao lưu buôn bán với các nước trong khu vực và trên thế giới.

2. Thu hút các nhà đầu tư nước ngoài.

3. Giao lưu văn hoá với nhiều nước trên thế giới.

4. Nguồn khoáng sản phong phú, đa dạng, là cơ sở quan trọng để phát triển các ngành công nghiệp.

5. Mang lại khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa thuận lợi cho sinh hoạt, sản xuất và sự sinh trưởng, phát triển của cây trồng và vật nuôi.

6. Thuận lợi cho phát triển tổng hợp kinh tế biển.

7. Sinh vật phong phú, đa dạng cả về số lượng và chủng loài.

II. Những khó khăn:

1. Thiên tai thường xuyên xảy ra như bão, lũ;

2. Vấn đề an ninh quốc phòng, chủ quyền biên giới, hải đảo.

9 tháng 1 2018

HƯỚNG DẪN

a) Đất badan

− Diện tích lớn, tầng phong hóa sâu, giàu dinh dưỡng.

− Phân bố tập trung với những mặt bằng rộng, thuận lợi cho phát triển các vùng chuyên canh quy mô lớn.

b) Khí hậu

− Cận Xích đạo, nóng quanh năm.

− Mùa khô kéo dài thuận lợi cho việc phơi sấy, bảo quản sản phẩm.

− Sự phân hóa theo độ cao cho phép bên cạnh cây công nghiệp nhiệt đới (cà phê, cao su, hồ tiêu), còn có thể trồng cây cận nhiệt đới (chè…).

26 tháng 10 2018

Gợi ý làm bài

a) Thuận lợi để phát triển ngành thủy sản ở nước ta

* Tự nhiên:

- Nước ta có bờ biển dài 3260 km, vùng đặc quyền kinh tế rộng.

- Nguồn lợi hải sản khá phong phú (tổng trữ lượng khoảng 3,9 - 4,0 triệu tấn, cho phép khai thác hằng năm khoảng 1,9 triệu tấn. Biển nước ta có 2000 loài cá, 1647 loài giáp xác với hơn 100 loài tôm, hơn 2500 loài nhuyễn thể, hơn 600 loài rong và nhiều đặc sản khác như hải sâm, bào ngư, sò, điệp...).

- Nước ta có nhiều ngư trường, trong đó có 4 ngư trường trọng điểm: ngư trường Cà Mau - Kiên Giang, ngư trường Ninh Thuận - Bình Thuận - Bà Rịa - Vũng Tàu, ngư trường Hải Phòng – Quảng Ninh và ngư trường quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa.

- Dọc bờ biển có những bãi triều, đầm phá, các dải rừng ngập mặn thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản nước lợ. Ở nhiều vùng biển ven các đảo, vũng, vịnh có điều kiện thuận lợi cho nuôi thuỷ sản nước mặn (nuôi trên biển).

- Nước ta có nhiều sông suối, kênh rạch, ao hồ, các ô trũng ở vùng đồng bằng có thể nuôi cá, tôm nước ngọt. Cả nước đã sử dụng hơn 850 nghìn ha diện tích mặt nước để nuôi trồng thuỷ sản.

* Kinh tế - xã hội:

- Nhân dân có kinh nghiệm, truyền thống đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.

- Các phương tiện tàu thuyền, ngư cụ được trang bị ngày càng tốt hơn.

- Phát triển các dịch vụ thuỷ sản và mở rộng chế biến thuỷ sản.

- Nhu cầu về các mặt hàng thuỷ sản trong và ngoài nước tăng nhiều trong những năm gần đây.

- Những đổi mới trong chính sách của Nhà nước về phát triển ngành thủy sản.

b) Khó khăn:

* Tự nhiên:

- Hằng năm, có tới 9-10 cơn bão xuất hiện ở Biển Đông và khoảng 30 - 35 đợt gió mùa Đông Bắc, nhiều khi thiệt hại về người và tài sản của ngư dân, hạn chế số ngày ra khơi.

- Một số vùng ven biển, môi trường bị suy thoái, nguồn lợi thủy sản suy giảm.

* Kinh tế - xã hội:

- Nghề thuỷ sản đòi hỏi vốn rất lớn, trong khi phần lớn ngư dân còn nghèo nên quy mô ngành thuỷ sản còn nhỏ.

- Tàu thuyền và các phương tiện đánh bắt nói chung còn chậm đổi mới, do vậy năng suất lao động còn thấp.

- Việc nuôi trồng thuỷ sản còn mang tính chất quảng canh nên năng suất thấp.

- Hệ thống các cảng cá chưa đáp ứng được yêu cầu.

- Việc chế biến thuỷ sản, nâng cao chất lượng thương phẩm cũng còn nhiều hạn chế.