K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 3 2022

tham khảo :
 

Bối cảnh ra đời của phong trào Cần Vương :

Tại triều đình Huế, sau khi vua Tự Đức mất (tháng 7 năm 1883) thì sự phân hóa trong nội bộ đình thần, quan lại nhà Nguyễn càng sâu sắc, triều đình phân hóa thành 2 phe rõ rệt – phe chủ chiến và phe chủ hòa. Phe chủ chiến kiên quyết không khuất phục thực dân Pháp, muốn cứu lấy sự tồn tại của đất nước, của triều đình. Còn phe chủ hòa sẵn sàng quy thuận và hợp tác với Pháp để bảo vệ quyền lợi giai cấp. Đứng đầu phe chủ chiến là Tôn Thất Thuyết. Tôn Thất Thuyết là Thượng thư Bộ binh, nắm giữ quân đội trong tay và là nhân vật quan trọng nhất trong Hội đồng phụ chính. Ngoài ra, Tôn Thất Thuyết còn có liên hệ mật thiết với nhiều thủ lĩnh nghĩa quân chống Pháp. Tôn Thất Thuyết quyết tâm xây dựng, củng cố lực lượng để quyết chiến với thực dân Pháp. Ông cho thành lập một hệ thống sơn phòng từ Quảng Trị đến Ninh Bình và từ Quảng Nam đến Bình Thuận; chiêu mộ thêm nghĩa binh, tăng cường xây dựng đồn lũy. Tại Huế, ông cho củng cố quân đội và lập thêm 2 đạo quân đặc biệt – Phấn Nghĩa quân và Đoàn Kiệt quân. Đây là đội quân cơ động, tinh nhuệ trong các cuộc đối đầu với Pháp và bảo vệ vua cùng Hội đồng phụ chính.

Ngày 31 tháng 7 năm 1884, Tôn Thất Thuyết cho phế truất vua Kiến Phúc – một ông vua có tư tưởng thân Pháp – và đưa Ưng Lịch mới 14 tuổi lên ngôi, lấy hiệu là Hàm Nghi.

 

21 tháng 4 2019

Sau khi cơ bản hoàn thành quá trình xâm lược vũ trang ở Việt Nam (1858- 1884), thực dân Pháp bắt tay vào thời kì bình định, tăng cường đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân Việt Nam, khiến cho mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp, tay sai phát triển gay gắt. Đây chính là động lực, nguyên nhân sâu xa dẫn tới sự bùng nổ của phong trào Cần Vương.

Xuất phát từ nguyên nhân này, sau khi vua Hàm Nghi bị bắt (1888), nhân dân vẫn tiếp tục đấu tranh chống Pháp.

Đáp án cần chọn là: D

13 tháng 10 2023

Tham khảo
Vào cuối thế kỷ XIX, phong trào yêu nước ở Việt Nam đã trở thành một phong trào đấu tranh chống lại sự thôn tính và áp bức của thực dân Pháp. Phong trào này được lãnh đạo bởi những nhân vật như Phan Đình Phùng, Tôn Thất Thuyết, Nguyễn Thái Học và Phan Bội Châu. Tuy nhiên, phong trào yêu nước đã gặp phải nhiều khó khăn và thất bại. Trước hết, sự chia rẽ và tranh chấp giữa các nhóm lãnh đạo đã làm suy yếu sức mạnh của phong trào. Ngoài ra, sự vũ khí hóa của thực dân Pháp cũng là một yếu tố quan trọng khiến cho phong trào yêu nước không thể đánh bại được thực dân Pháp. Kết cục của phong trào yêu nước là thất bại và Việt Nam trở thành một thuộc địa của Pháp. Tuy nhiên, phong trào yêu nước đã để lại một di sản văn hóa và lịch sử quan trọng cho Việt Nam. Nó đã khơi dậy tinh thần yêu nước và tinh thần đấu tranh cho độc lập của người Việt Nam, và trở thành một nguồn cảm hứng cho các thế hệ sau này trong cuộc đấu tranh giành độc lập và tự do cho đất nước.

Phong trào cần vương:

- nguyên nhân thất bại

+ còn mang tính địa phương, chưa có sự liên kết

+ ko thấy chế độ phong kiến đã lỗi thời

+ hậu cần thiếu thốn, vũ khí thô sơ

+ sự hạn chế về lực lượng chiến thuật và tinh thần chiến đấu

+ thiếu sự tổ chức lãnh đạo thống nhất

+ chưa thúc đẩy động viên khai thác triển để sự ủng hộ của nhân dân, sự mâu thuẫn về tôn giáo và sắc tộc

- ý nghĩa: phong trào cần vương cuối thế kỉ XIX là 1 phong trào dân tộc. và đây là một phong trào yêu nước chống chủ nghĩa thực dân kết hợp với chiings triều đình phong kiến đầu hàng đã diễn ra sôi nổi rộng khắp. phong trào này tuy thất bại nhưng đã tô đậm truyền thống anh hùng, bất khuất của dân tộc việt nam. đồng thời nó cũng đã cổ vũ khích lệ phong trào đấu tranh giả phóng dân tộc của nhân dân ta ở những giai đoạn tiếp theo

28 tháng 3 2021

Tham khảo:

Ý 1:

 

Nguyên nhân thất bại của cuộc khởi nghĩa Yên Thế bao gồm:

Thiếu sự lãnh đạo của giai cấp tiên tiến với đường lối lãnh đạo đúng đắn.

Tư tưởng lãnh đạo của Đề Thám (chủ hòa) không hợp với nhiều nghĩa quân (chủ chiến).

Nhiều nghĩa quân đã bị trói buộc vào tình trạng tá điền không công cũng gây nên sự rạn nứt trong nội bộ của nghĩa quân.

Nghĩa quân Yên Thế chưa lấy đuợc lòng dân do đôi khi nghĩa quân vẫn cướp bóc, sách nhiễu dân chúng.

Mục tiêu của cuộc khởi nghĩa chỉ là để giữ một vùng đất nhỏ độc lập với chính quyền của Pháp, chỉ phù hợp vói nông dân lưu tán cư trú ở Yên Thế, mà không cuốn hút được các thành phần xã hội khác ở Việt Nam lúc đó.

Thiếu cộng tác vói các phong trào chống Pháp khác tại Việt Nam lúc đó.

Trong đó, nguyên nhân đầu tiên là cơ bản nhất phản ảnh tình trạng khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo ở Việt Nam những năm cuối thế kỉ XIX

 

Ý nghĩa lịch sử:
Chứng tỏ khả năng lớn lao của nông dân trong lịch sử đấu tranh của dân tộc.

Ý 2:

 nguyên nhân thất bại

+ còn mang tính địa phương, chưa có sự liên kết

+ ko thấy chế độ phong kiến đã lỗi thời

+ hậu cần thiếu thốn, vũ khí thô sơ

+ sự hạn chế về lực lượng chiến thuật và tinh thần chiến đấu

+ thiếu sự tổ chức lãnh đạo thống nhất

+ chưa thúc đẩy động viên khai thác triển để sự ủng hộ của nhân dân, sự mâu thuẫn về tôn giáo và sắc tộc

- ý nghĩa: phong trào cần vương cuối thế kỉ XIX là 1 phong trào dân tộc. và đây là một phong trào yêu nước chống chủ nghĩa thực dân kết hợp với chiings triều đình phong kiến đầu hàng đã diễn ra sôi nổi rộng khắp. phong trào này tuy thất bại nhưng đã tô đậm truyền thống anh hùng, bất khuất của dân tộc việt nam. đồng thời nó cũng đã cổ vũ khích lệ phong trào đấu tranh giả phóng dân tộc của nhân dân ta ở những giai đoạn tiếp theo

Nguyên Nhân thất bại

Tính chất địa phương: sự thất bại của phong trào Cần Vương có nguyên nhân từ sự kháng cự chỉ có tính chất địa phương. Các phong trào chưa quy tụ, tập hợp thành một khối thống nhất đủ mạnh để chống Pháp. Các lãnh tụ Cần Vương chỉ có uy tín tại nơi họ xuất thân, tinh thần địa phương mạnh mẽ làm họ chống lại mọi sự thống nhất phong trào trên quy mô lớn hơn. Khi các lãnh tụ bị bắt hay chết thì quân của họ hoặc giải tán hay đầu hàng.

Quan hệ với dân chúng: các đạo quân này không được lòng dân quê nhiều lắm bởi để có phương tiện sống và duy trì chiến đấu, họ phải đi cướp phá dân chúng.

Mâu thuẫn với tôn giáo: sự tàn sát vô cớ những người Công giáo của quân Cần Vương khiến giáo dân phải tự vệ bằng cách thông báo tin tức cho phía Pháp. Những thống kê của người Pháp cho biết có hơn 20.000 giáo dân đã bị quân Cần Vương giết hại.

Mâu thuẫn sắc tộc: Chính sách sa thải các quan chức Việt và cho các dân tộc thiểu số được quyền tự trị rộng rãi cũng làm cho các sắc dân này đứng về phía Pháp. Chính người Thượng đã bắt Hàm Nghi, các bộ lạc Thái, Mán, Mèo, Nùng, Thổ đều đã cắt đường liên lạc của quân Cần Vương với Trung Hoa làm cạn nguồn khí giới của họ. Quen thuộc rừng núi, họ cũng giúp quân Pháp chiến tranh phản du kích đầy hiệu quả.

Theo Đào Duy Anh, ngoài việc thiếu liên kết và thống nhất về tổ chức (tương tự như "tính chất địa phương" mà Nguyễn Thế Anh phản ánh), phong trào Cần Vương còn có những nguyên nhân thất bại khác

 

Nền sản xuất lạc hậu, kém phát triển làm nền tảng, vì vậy vũ khí thô sơ không thể chống lại vũ khí hiện đại của Pháp

Lực lượng và chiến thuật: các cuộc khởi nghĩa không đủ mạnh, chỉ có thể tấn công vào những chỗ yếu, sơ hở của địch; không đủ khả năng thực hiện chiến tranh trực diện với lực lượng chính quy của địch

Tinh thần chiến đấu: Ngoại trừ một số thủ lĩnh có tinh thần chiến đấu đến cùng và chết vì nước, không ít thủ lĩnh quân khởi nghĩa nhanh chóng buông vũ khí đầu hàng khi tương quan lực lượng bắt đầu bất lợi cho quân khởi nghĩa, khiến phong trào nhanh chóng suy yếu và tan rã.

Ý nghĩa lịch sử: 

Các phong trào yêu nước sôi sục trong khoảng thời gian từ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX ở nước ta phản ánh và nối tiếp truyền thống yêu nước, bất khuất của dân tộc ta được hun đúc qua hàng ngàn năm lịch sử. Nhưng đứng trước kẻ thù mới và chủ yếu là thiếu đường lối đúng đắn, thiếu tổ chức và lực lượng cần thiết nên các phong trào đó đã lần lượt thất bại. Cách mạng Việt Nam chìm trong khủng hoảng sâu sắc về đường lối cứu nước. Do đó, cách mạng muốn thành công phải có đảng cách mạng chân chính lãnh đạo. Đảng phải có hệ tiên tiến , cách mạng và khoa học dẫn đường. Đảng không có lí luận cũng giống như người không có trí khôn, tàu không có bản chỉ nam. Lí luận “ chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mênh nhất là chủ nghĩa Mác-Lênin. Trong Đảng ai ai cũng phải hiểu, ai cũng phải theo lí luận ấy”.

tham khảo nha!!!

do 1 số cái ko bt nên ko trả lời nha!!!

3 tháng 3 2022

Tham khảo

Pháp phản công, Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi chạy ra sơn phòng Tân Sở (Quảng Trị). - Ngày 13-7-1885, Tôn Thất Thuyết mượn danh vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần Vương kêu gọi văn thân, sĩ phu, nhân dân cả nước đứng lên vì vua mà kháng chiến. ⟹ Phong trào Cần Vương bùng nổ.

3 tháng 3 2022

tham khảo
Pháp phản công, Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi chạy ra sơn phòng Tân Sở (Quảng Trị). - Ngày 13-7-1885, Tôn Thất Thuyết mượn danh vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần Vương kêu gọi văn thân, sĩ phu, nhân dân cả nước đứng lên vì vua mà kháng chiến. ⟹ Phong trào Cần Vương bùng nổ

30 tháng 3 2018

Nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự bùng nổ chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) là do mâu thuẫn giữa các nước đế quốc “trẻ” (Anh, Pháp) và đế quốc “già” (Mĩ, Đức, Nhật Bản) về vấn đè thuộc địa. Chiến tranh thế giới thứ nhất nổ ra để giải quyết vấn đề này. Tuy nhiên, sau khi chiến tranh kết thúc, trật tự Vecxai – Oasinhtơn được thiết lập nhưng không giải quyết triệt để vấn đề thuộc địa. Mâu thuẫn này vẫn còn tồn tại giữa các nước đế quốc. Tiếp đó, một cuộc chiến tranh thế giới mới lại tiếp tục nổ ta đó là cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945).

=> Nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự bùng nổ của các cuộc chiến tranh thế giới trong thế kỉ XX là do mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa

Đáp án cần chọn là: B

30 tháng 8 2023

Nguyên nhân sâu xa:

- Sự phân hóa giai cấp, chia thành 2 phe đối lập: vua và các thế lực phong kiến; giai cấp tư sản, tầng lớp quý tộc mới, nông dân và bình dân thành thị.

- Sự thay đổi về kinh tế -> mâu thuẫn gay gắt giữa tư sản, quý tộc mới với chế độ quân chủ chuyên chế (bên cạnh những mâu thuẫn cũ) -> Cách mạng lật đổ chế độ phong kiến, xác lập quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa.

Nguyên nhân trực tiếp: Xoay quanh vấn đề tài chính. Chính sách tăng thuế khiến mâu thuẫn giữa tư sản, quý tộc mới với thế lực phong kiến phản động ngày càng gay gắt.

=> 8/1642: Vua tuyên chiến với Quốc hội, cách mạng bùng nổ.

1 tháng 9 2023

Tham khảo

* Nguyên nhân sâu xa dẫn:

- Đầu thế kỉ XVI, kinh tế Anh phát triển nhất châu Âu.

- Xã hội có nhiều biến động:

+ Nhiều quý tộc vừa và nhỏ chuyển sang kinh doanh theo lối tư bản chủ nghĩa, đuổi tá điền, rào đất, biến ruộng đất thành đồng cỏ để chăn nuôi cừu,... từ đó, hình thành nên tầng lớp quý tộc mới.

+ Nông dân bị mất ruộng đất, cuộc sống vô cùng khổ cực.

+ Trong xã hội tồn tại nhiều mâu thuẫn, như: mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ, quý tộc; mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản, quý tộc mới với chế độ quân chủ chuyên chế,…

+ Xã hội Anh dần có sự phân chia thành hai phe đối lập: một bên là vua và các thế lực phong kiến; một bên là giai cấp tư sản, tầng lớp quý tộc mới, nông dân và bình dân thành thị.

- Nền cai trị chuyên chế của vua Sác-lơ I cũng tạo ra nhiều bất ổn về chính trị.

=> Như vậy, những chuyển biến trong đời sống kinh tế - chính trị - xã hội ở Anh chính là nguyên nhân sâu xa dẫn tới cuộc cách mạng lật đổ chế độ phong kiến, xác lập quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa.

* Nguyên nhân trực tiếp:

- Năm 1640, do cần tiền để đàn áp cuộc khởi nghĩa của người Xcốt-len, vua Sác-lơ I triệu tập Quốc hội, đặt vấn đề tăng thêm các khoản thuế mới, tuy nhiên, yêu cầu này của nhà vua bị từ chối.

- Đầu năm 1642, vua Sác-lơ I chạy lên phía bắc Luân Đôn, ráo riết chuẩn bị lực lượng để tấn công phe Quốc hội => mâu thuẫn giữa tư sản, quý tộc mới với thế lực phong kiến ngày càng gay gắt.

=> Tháng 8/1642, vua Sác-lơ I tuyên chiến với Quốc hội, cách mạng Anh bùng nổ

24 tháng 3 2022

Refer

Hoàn cảnh bùng nổ Phong trào Cần Vương:

- Sau hai Hiệp ước Hác-măng và Pa-tơ-nốt, Pháp đã hoàn thành về cơ bản cuộc xâm lược Việt Nam, thiết lập chế độ bảo hộ ở Bắc Kì và Trung Kì.

- Phái chủ chiến trong triều đình Huế, đại diện là Tôn Thất Thuyết mạnh tay hành động, phế bỏ những ông vua thân Pháp, đưa Hàm Nghi lên ngôi, bí mật xây dựng sơn phòng, tích trữ lương thảo và vũ khí để chuẩn bị chiến đấu.

- Đêm ngày 4 rạng ngày 5-7-1885, Tôn Thất Thuyết hạ lệnh tấn công Pháp tại đồn Mang Cá, toà Khâm sứ. Cuộc chiến đấu diễn ra vô cùng ác liệt. Pháp phản công, Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi chạy ra sơn phòng Tân Sở (Quảng Trị).

- Ngày 13-7-1885, Tôn Thất Thuyết mượn danh vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần Vương kêu gọi văn thân, sĩ phu, nhân dân cả nước đứng lên vì vua mà kháng chiến.

⟹ Phong trào Cần Vương bùng nổ.

Nội dung

Giai đoạn thứ nhất (1885 - 1888)

Giai đoạn thứ hai (1888 - 1896)

Lãnh đạo

Vua Hàm Nghi, Tôn Thất Thuyết, văn thân, sĩ phu yêu nước.

Văn thân, sĩ phu yêu nước.

Lực lượng

Đông đảo nhân dân, có cả dân tộc thiểu số.

Đông đảo nhân dân, có cả dân tộc thiểu số.

Địa bàn

- Rộng lớn, khắp Bắc và Trung Kì.

- Tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của Mai Xuân Thưởng ở Bình Định, đề đốc Tạ Hiện (Thái Bình), Nguyễn Thiện Thuật (Hưng Yên),…

 

- Thu hẹp, quy tụ dần thành các trung tâm lớn, chuyển trọng tâm hoạt động lên vùng trung du và miền núi.

- Tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Hùng Lĩnh do Cao Điển và Tống Duy Tân lãnh đạo, khởi nghĩa Hương Khê do Phan Đình Phùng lãnh đạo,…

Kết quả

Cuối năm 1888, do sự phản bội của Trương Quang Ngọc, vua Hàm Nghi rơi vào tay giặc và chịu án lưu đày sang An-giê-ri (Bắc Phi).

Năm 1896, phong trào Cần Vương chấm dứt.

Đặc điểm

- Phong trào diễn ra dưới danh nghĩa “Cần vương”.

- Phát huy cao độ lòng yêu nước, huy động sự ủng hộ của đông đảo nhân dân.

- Nổ ra lẻ tẻ, rời rạc, chưa tạo thành sự liên kết giữa các cuộc khởi nghĩa.

- Mặc dù nhà vua đã bị bắt, phong trào vẫn diễn ra sôi nổi.

- Phát huy cao độ lòng yêu nước, huy động sự ủng hộ của đông đảo nhân dân.

- Nổ ra lẻ tẻ, rời rạc, chưa tạo thành sự liên kết giữa các cuộc khởi nghĩa.

Nguyên nhân chủ yếu nhất dẫn đến sự thất bại của phong trào Cần Vương là do thiếu đường lối và sự chỉ huy thống nhất. Do đó phong trào dù diễn ra mạnh mẽ nhưng lại không có sự đoàn kết thành một phong trào lớn, thống nhất trong cả nước nhất là từ sau khi vua Hàm Nghi bị bắt.
 

24 tháng 3 2022

refer

 

Tham khảo

 

Cuộc kháng chiến ở Bắc Kì lần thứ nhất có những điểm đáng chú ý:

- Về lãnh đạo: triều đình phong kiến, đại diện là Nguyễn Tri Phương.

- Về lực lượng tham gia: toàn thể quần chúng nhân dân Bắc Kì.

 

- Về quy mô: phong trào diễn ra mạnh mẽ, rộng khắp, giành được thắng lợi lớn (trận Cầu Giấy), nhưng diễn ra còn phân tán, thiếu thống nhất.

- Về tính chất: Cuộc kháng chiến mang tính dân tộc, thuộc phạm trù phong kiến. 

⟹ Nhận xét:

- Triều đình, đại diện là Nguyễn Tri Phương đã kiên quyết chống giặc. Sau đó, triều đình chuyển sang thương thuyết với giặc, không quyết tâm kháng Pháp (mặc dù vẫn còn một số quan quân triều đình kiên quyết chỉ huy nhân dân chống Pháp như Nguyễn Tri Phương, Hoàng Tá Viêm, Trương Quang Đản,…).

- Ban đầu là giai đoạn kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của triều đình. Sau chuyển sang giai đoạn mới: nhân dân vừa chống Pháp vừa chống triều đình phong kiến đầu hàng.

Nội dung

Giai đoạn thứ nhất (1885 - 1888)

Giai đoạn thứ hai (1888 - 1896)

Lãnh đạo

Vua Hàm Nghi, Tôn Thất Thuyết, văn thân, sĩ phu yêu nước.

Văn thân, sĩ phu yêu nước.

Lực lượng

Đông đảo nhân dân, có cả dân tộc thiểu số.

Đông đảo nhân dân, có cả dân tộc thiểu số.

Địa bàn

- Rộng lớn, khắp Bắc và Trung Kì.

- Tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của Mai Xuân Thưởng ở Bình Định, đề đốc Tạ Hiện (Thái Bình), Nguyễn Thiện Thuật (Hưng Yên),…

 

- Thu hẹp, quy tụ dần thành các trung tâm lớn, chuyển trọng tâm hoạt động lên vùng trung du và miền núi.

- Tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Hùng Lĩnh do Cao Điển và Tống Duy Tân lãnh đạo, khởi nghĩa Hương Khê do Phan Đình Phùng lãnh đạo,…

Kết quả

Cuối năm 1888, do sự phản bội của Trương Quang Ngọc, vua Hàm Nghi rơi vào tay giặc và chịu án lưu đày sang An-giê-ri (Bắc Phi).

Năm 1896, phong trào Cần Vương chấm dứt.

Đặc điểm

- Phong trào diễn ra dưới danh nghĩa “Cần vương”.

- Phát huy cao độ lòng yêu nước, huy động sự ủng hộ của đông đảo nhân dân.

- Nổ ra lẻ tẻ, rời rạc, chưa tạo thành sự liên kết giữa các cuộc khởi nghĩa.

- Mặc dù nhà vua đã bị bắt, phong trào vẫn diễn ra sôi nổi.

- Phát huy cao độ lòng yêu nước, huy động sự ủng hộ của đông đảo nhân dân.

- Nổ ra lẻ tẻ, rời rạc, chưa tạo thành sự liên kết giữa các cuộc khởi nghĩa.

 


 

1. Những sự kiện quan trọng chứng tỏ đến giữa thế kỉ XIX , chủ nghĩa tư bản đã thắng thế trên phạm vi toàn thế giới?A. Cách mạng công nghiệp bùng nổ ở hầu hết các nước phương TâyB. Sự bùng nổ các cuộc cách mạng tư sảnC. Đến giữa thế kỉ XIX , hầu hết các nước Á, Phi, Mĩ La Tinh lần lượt trở thành thuộc địa của phương TâyD. Tất cả đáp án trên2. Một trong những hệ quả kinh tế của...
Đọc tiếp

1. Những sự kiện quan trọng chứng tỏ đến giữa thế kỉ XIX , chủ nghĩa tư bản đã thắng thế trên phạm vi toàn thế giới?

A. Cách mạng công nghiệp bùng nổ ở hầu hết các nước phương Tây

B. Sự bùng nổ các cuộc cách mạng tư sản

C. Đến giữa thế kỉ XIX , hầu hết các nước Á, Phi, Mĩ La Tinh lần lượt trở thành thuộc địa của phương Tây

D. Tất cả đáp án trên

2. Một trong những hệ quả kinh tế của cách mạng công nghiệp thế kỉ XVIII - XIX là...

A. Xuất hiện nhiều trung tâm công nghiệp và thành thị đông dân 

B. Tạo ra sự khủng hoảng kinh tế theo chu kì ở các nước tư bản

C. Thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế 

D. Hình thành 2 giai cấp tư sản và vô sản

Mong các bạn giúp đỡ mình 2 câu này với ạ! Mình đang cần rất gấp! Mong các bạn giúp đỡ. Thật sự cảm ơn rất nhiều!

0